Hiểu biết về thời gian mà người nhiễm bệnh có thể phát tán virus cho người khác là điểm cốt yếu để kiểm soát dịch bệnh. Các thông tin y tế chi tiết từ người nhiễm là cần thiết để xác định khoảng thời gian mà người đó bị nhiễm. Theo các báo cáo gần đây, có thể người nhiễm 2019-nCoV đã bị nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Nhưng dựa vào dữ liệu đang có, người có triệu chứng đường hô hấp là nguồn phát tán chính.

Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào đặc hiệu được khuyến cáo dùng để phòng và chống coronavirus chủng mới. Nhưng người nhiễm 2019-nCoV nên được áp dụng các biện pháp chăm sóc làm giảm nhẹ và điều trị triệu chứng, và những người có triệu chứng nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tối ưu. Một số cách điều trị đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm lâm sàng. WHO đang hỗ trợ để phối hợp nỗ lực tìm ra thuốc đặc trị để điều trị nCoV với nhiều tổ chức.

Nếu bạn muốn tự bảo vệ mình, bạn nên duy trình việc vệ sinh tay và đường hô hấp, ăn uống an toàn, tránh tiếp xúc gần, nếu có thể, với những người có triệu chứng hô hấp như ho và nhảy mũi.

Những phương tiên sau đây đặc biệt được khuyến cáo là không áp dụng vì chúng không có hiệu quả để bảo vệ và thậm chí là gây hại:

  • Dùng Vitamin C.
  • Hút thuốc
  • Uống các loại trà thảo dược
  • Đeo một lần nhiều khẩu trang để tối đa hóa việc bảo vệ
  • Tự sử dụng thuốc, ví dụ kháng sinh.

     Tại buổi tập huấn nâng cao năng lực truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức ngày 21/11, Ths.Bs Phan Thị Hải, Phó giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.

     Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản.

     Tại Việt Nam, sử dụng thuốc lá gây ra 85.500 ca tử vong mỗi năm. Hút thuốc lá thụ động gây ra 18.800 ca tử vong. Tổng cộng là 104.300 ca tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá sử dụng thuốc lá tạo nên gánh nặng bệnh tật, làm suy giảm chất lượng nguồn lao động.

     Hơn 15 triệu người Việt Nam hút thuốc và hàng chục triệu người hút thuốc thụ động có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá và tử vong sớm.

     Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới khi những người hút thuốc hiện nay phải đối mặt với những tác động đến sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá.

d3b61b1019eca2b2fbfd 17321777847

Ths.Bs Phan Thị Hải, Phó giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế.

     Cũng theo Bs. Hải, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ đô la Mỹ. Còn tại Việt Nam, theo ước tính sơ bộ của Hội Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2022, tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng một năm (tương đương 1,14% GDP năm 2022). Con số này lớn hơn gấp 5 lần so với đóng góp của nguồn thu thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia.

     Trước những tác động vô cùng lớn của thuốc lá với sức khỏe và kinh tế, bà Hải đề xuất: "Chúng ta phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá ở Việt Nam, xây dựng mức thuế đủ cao, liên tục mới có ý nghĩa giảm dần đều việc sử dụng thuốc lá".

     Theo bà Hải từ năm 2019 đến nay (Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt) hiện nay Việt Nam đang áp dụng tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo tỷ lệ là 75% và giá tính thuế là giá xuất xưởng.

     Tỷ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ (bao gồm TTĐB và giá trị gia tăng) chỉ chiếm trong khoảng từ 36,7-38,8%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình (59%), thấp hơn đa số các nước ASEAN (Thái Lan 81.3%, Indonesia 63.5%, Singapore 67,5%, Malaysia 51.6%). Giá thuốc lá rất rẻ, thấp nhất 19 nước trong khu vực ở Tây Thái Bình Dương, khiến việc tiếp cận thuốc lá rất dễ dàng từ thanh thiếu niên đến những người có thu nhập thấp, do vậy khó giảm người sử dụng thuốc lá.

     BS. Hải dẫn chứng: "giá một bao thuốc nhãn phổ biến nhất ở Việt Nam chỉ vào khoảng 0.9 USD/bao, giá thuốc lá ở Việt Nam đứng thứ 15, gần thấp nhất, trong số 19 nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Với mức giá bán lẻ thấp như vậy, thuốc lá rất dễ tiếp cận với người có thu nhập thấp, trẻ em và trẻ vị thành niên.

2a7f07509fa624f87db7 17321776291

Ths.Bs Nguyễn Tuấn Lâm,Chuyên gia Phòng chống tác hại thuốc lá của WHO chia sẻ tại hội thảo.

     Cùng quan điểm trên, Ths.Bs Nguyễn Tuấn Lâm Chuyên gia phòng chống tác hại thuốc lá của WHO cũng cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao đối với thuốc lá là vô cùng cần thiết. Tăng thuế thuốc lá ở mức cao đủ để giảm tiêu dùng được thực hiện càng sớm sẽ giúp cứu sống nhiều người, giảm tổn thất kinh tế, xã hội.

     Để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần: Bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn và tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 75% giá bán lẻ để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Theo suckhoedoisong.vn

     Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người từ 18-69 tuổi mắc bệnh mạn tính, chủ yếu là bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư. Đây được xem là nhóm dân số có nguy cơ mắc Zona cao hơn cùng với những biến chứng nặng nề hơn.

     Những thông tin trên được các chuyên gia đưa ra tại diễn đàn thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh Zona diễn ra chiều nay - 21/11 tại Hà Nội.

     Biểu hiện cấp tính của bệnh zona

     Theo các chuyên gia y tế, bệnh Zona, còn được gọi là herpes zoster, gây ra do sự tái hoạt động của virus varicella-zoster, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Đây là căn bệnh phổ biến, khiến người bệnh rất đau đớn, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và kéo dài.

     Người mắc Zona thường có các biểu hiện cấp tính như phát ban dạng mụn nước gây đau, ngứa, hoặc cảm giác châm chích ở một bên cơ thể.

     Thời gian phát bệnh kéo dài 2-4 tuần và có thể thường rất đau. Các triệu chứng và biến chứng của bệnh Zona có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng, đặc biệt ở người già và người suy giảm miễn dịch. Không những vậy, bệnh Zona còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải, và tạo gánh nặng kinh tế cho ngành y tế và xã hội.

zona 1732185102099556231854

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu tại diễn đàn thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh Zona.

     Phát biểu tại diễn đàn do Tổng hội Y học Việt Nam và GSK phối hợp tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho hay, một trong những thách thức về y tế lớn nhất hiện nay là sự gia tăng nhanh chóng của dân số già. Toàn cầu, dự kiến đến năm 2050, sẽ có khoảng 2,1 tỷ người trên 60 tuổi và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh.

     Năm 2022, Việt Nam có khoảng 23 triệu người dân trên 50 tuổi, chiếm 21% tổng dân số. Khi con người già đi đồng nghĩa với miễn dịch cũng sẽ "già hóa" theo.

     Sự suy giảm của hệ thống miễn dịch liên quan đến tuổi tác dẫn đến nguy cơ gia tăng tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng, ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh thoái hóa thần kinh.

     Mức độ nghiêm trọng hơn khi nhóm người có bệnh lý nền này nhiễm thêm virus và vi khuẩn, ví dụ như khi mắc zona thần kinh sẽ dẫn đến các biến chứng cấp tính và lâu dài.

     "Hiện nay có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể được phòng ngừa bằng vaccine. Đây được xem là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả với hồ sơ đánh giá an toàn trên toàn thế giới và các nước phát triển.

     Việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm từ sớm sẽ góp phần làm giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm gánh nặng cho ngành y tế"- PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh.

     Biến chứng nguy hiểm của Zona

     Chia sẻ tại thảo luận, các chuyên gia các lĩnh vực: truyền nhiễm, thận học, hô hấp, nội tiết, cơ xương khớp… cho rằng, hệ miễn dịch suy giảm dần theo thời gian được gọi là quá trình lão hóa miễn dịch, khiến cơ thể ngày càng dễ bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh.

     Tình trạng lão hóa miễn dịch trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn theo độ tuổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe.

     Một số nghiên cứu cho thấy, cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị Zona. Đáng chú ý, hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn.

     Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị Zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa Zona và tim mạch như là đột quỵ.

     GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam chia sẻ, Zona là một trong những bệnh có thể gây ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đặc biệt với người có bệnh nền như đái tháo đường.

zona1 17321851023541618826804

Các chuyên gia y tế chia sẻ tại diễn đàn.

     Zona không chỉ gây ra cơn đau dữ dội kéo dài mà còn liên quan đến mất kiểm soát đường huyết, thậm chí gây biến chứng cấp như nhiễm toan ceton, có thể ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh. Do đó, việc chủ động phòng ngừa Zona là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ biến chứng ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường.

     Bệnh rất dễ mắc, nhưng điều trị bệnh Zona và điều trị biến chứng như đau thần kinh là một vấn đề phức tạp. Nếu dùng thuốc kháng virus cần được khởi trị sớm trong vòng 72 giờ, tuy nhiên việc này lại khó thực hiện trong thực tế lâm sàng.

     Bên cạnh đó, các thuốc điều trị Zona, đặc biệt điều trị đau thần kinh sau Zona hiện chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt, người lớn tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh nền, có thể không chịu được khi phải sử dụng thêm các loại thuốc khác dùng để điều trị bệnh Zona cấp tính hoặc cơn đau thần kinh sau Zona mạn tính.

     Bên cạnh các biện pháp dự phòng bệnh tật như tập thể dục, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh hay tầm soát bệnh mạn tính thì chủng ngừa đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao sức khỏe cho người lớn.

Theo suckhoedoisong.vn

      Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai cho hay, trên địa bàn tỉnh này ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi.

      Bé trai H.T.H. (8 tuổi, ở TP. Biên Hòa) mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi. Sau 3 ngày điều trị tại nhà, bé trai đã không qua khỏi.

      Theo báo cáo, ngày 4/11, bé có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, người nhà mua thuốc tây cho uống, nhưng không đỡ.

      Ngày 12/11, tình trạng vẫn không thuyên giảm, xuất hiện đau mắt, đau họng, ăn uống khó, được người nhà đưa đi khám ở phòng khám tư. Trẻ được cấp thuốc (không có toa, không biết tên thuốc).

      Ngày 15/11, gia đình đưa bé H. vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai điều trị. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán bị bệnh sởi biến chứng viêm phổi, bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị nội trú. Tuy nhiên, mẹ của bệnh nhi viết giấy cam kết xin xuất viện để đưa bệnh nhi đi TP.Hồ Chí Minh điều trị bằng thuốc nam.

      Đến sáng 17/11, người nhà thấy bé H. tím tái, gọi không trả lời nên vội vàng đưa bệnh nhi vào bệnh viện cấp cứu. Nỗ lực cấp cứu của bác sĩ không thành công, bệnh nhi được xác định tử vong ngoại viện do bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng.

      Theo thông tin từ người nhà, bé được tiêm 2 mũi viêm gan B, Lao sau sinh, 1 mũi 5 trong 1, chưa tiêm vaccine sởi.

      Bé sống cùng chị ruột của mẹ tại TP Biên Hòa, bé tới thời điểm tiêm vaccine sởi nhưng người mẹ không cho vì lý do bé không bị bệnh.

      Báo cáo của CDC Đồng Nai cho thấy, từ đầu năm 2024 đến hết ngày 17/11, trên địa bàn tỉnh này ghi nhận 2.086 ca mắc sởi.

      Trong số 2.086 ca mắc sởi, số ca dưới 9 tháng tuổi (tuổi bắt đầu tiêm vaccine sởi) là 361 ca; từ 9 tháng đến dưới 18 tháng tuổi là 305 ca. Số ca bệnh từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 723 ca (35%), từ 5 tuổi đến dưới 10 tuổi là 470 ca; trên 10 tuổi là 227 ca.

     Trong số những người nhiễm mới HIV được phát hiện, có tới gần 70% trường hợp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện trong nhóm thanh niên trẻ là học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường…

     Đó là thông tin cảnh báo dịch HIV được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí do Cục Phòng chống HIV/AIDS tổ chức chiều 18/11/2024, nhân Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12.

     PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, mặc dù nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, được thế giới ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Nếu như trước đây, dịch HIV chủ yếu lây qua đường máu thì giờ đây HIV lây qua đường tình dục là chủ yếu. Từ nhóm nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm… những năm gần đây, dịch HIV chuyển sang nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới.

     Trong số ca nhiễm HIV mới, có đến gần 70 % tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh và có đến gần 40% số nhiễm mới ở lứa tuổi 15-25, xuất hiện trong nhóm người trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.

     Ngoài ra, xu hướng lây nhiễm ở các tỉnh không phải trọng điểm cũng bắt đầu gia tăng, kèm theo các hành vi nguy cơ phức tạp như sử dụng ma túy tổng hợp, "chemsex," và quan hệ tình dục tập thể. Điều này không chỉ làm lây nhiễm HIV mà còn lây truyền các bệnh qua đường tình dục, viêm gan B, C… làm tăng gánh nặng cho ngành y tế.

photo 1731937843707 17319378470922069535590

PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS chia sẻ một số thông tin liên quan đến công tác phòng chống HIV/AIDS.

     Trước bối cảnh này, Việt Nam đã nỗ lực triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, như đã thực hiện hơn 2 triệu lượt xét nghiệm HIV, quản lý điều trị ARV cho hơn 176.000 bệnh nhân, duy trì hiệu quả điều trị methadone cho hơn 46.500 người.

     Các sáng kiến như cấp phát methadone nhiều ngày và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) được mở rộng, đảm bảo tiếp cận đa dạng các nhóm nguy cơ. Việc chuyển đổi số trong quản lý dịch đã đạt kết quả tích cực với hệ thống HIV-INFO và HMED triển khai trên toàn quốc.

     Đánh giá về những thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam thời gian qua, phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí, ông Raman Hailevich, Giám đốc quốc gia Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cũng cho biết, số nhiễm mới HIV ở Việt Nam đã giảm khoảng 60% kể từ năm 2010. Mức giảm này không những vượt xa mức giảm trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà còn cao hơn nhiều so với mức giảm 39% của thế giới.

     Thành tựu này cho thấy tác động tích cực của việc đầu tư cả cho dự phòng và điều trị HIV của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây cũng là kết quả của sự quyết tâm và hành động mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tiếp nhận và nhanh chóng triển khai những sáng kiến mới, như việc áp dụng tất cả các chiến lược xét nghiệm HIV hiện có, mở rộng liệu pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP và chiến lược Không phát hiện = Không lây truyền...

     Việt Nam cũng liên tục củng cố khung pháp lý về HIV nhằm bảo vệ tốt hơn những người sống chung với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, đảm bảo quyền của người dân Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ HIV thiết yếu.

photo 1731937848454 17319378487641434024766

Ông Raman Hailevich, Giám đốc quốc gia Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS).

     Tuy nhiên, ngay cả với những tiến bộ đạt được liên tục và vững chắc này, vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước như: HIV đang trẻ hóa, sự thiếu hiểu biết về HIV, kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV vẫn đang tiếp tục cản trở việc tiếp cận các dịch vụ và điều này không phải chỉ là khó khăn thách thức của riêng Việt Nam.

     Chủ đề của chiến dịch Ngày thế giới phòng chống AIDS năm nay – "Hãy chọn con đường bảo vệ Quyền" là một lời nhắc nhở rằng, để có thể bảo vệ sức khỏe của người dân, chúng ta cần phải bảo vệ quyền và thế giới có thể kết thúc dịch bệnh AIDS – nếu quyền của mọi người dân đều được đảm bảo, ông Raman Hailevich nhấn mạnh.

     Tháng hành động năm nay là cơ hội để chúng ta không chỉ tăng cường nhận thức cộng đồng mà còn thúc đẩy các hành động cụ thể, nhằm đảm bảo mọi người được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

     PGS.TS Phan Thị Thu Hương đánh giá cao công tác truyền thông của các cơ quan báo chí trong công tác phòng chống HIV/AIDS và kêu gọi các cơ quan báo chí tiếp tục thực hiện các bài viết, phóng sự nhân văn về câu chuyện của người sống chung với HIV, người trong các nhóm nguy cơ cao, để giúp công chúng hiểu và đồng cảm hơn, từ đó giảm kỳ thị và phân biệt đối xử.

     Bên cạnh đó, truyền tải các kiến thức phòng, chống HIV/AIDS như tầm quan trọng của xét nghiệm sớm, điều trị ARV, sử dụng PrEP và các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV; giới thiệu các chương trình, dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như cấp phát methadone, xét nghiệm miễn phí, hoặc các điểm cung cấp PrEP để người dân dễ dàng tiếp cận…

Theo suckhoedoisong.vn

       Theo Thông tư mới nhất của Bộ Y tế, các cơ sở y tế được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục thuốc được BHYT chi trả, phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, không phân biệt hạng bệnh viện hay cấp chuyên môn kỹ thuật...

       Hiện nay, việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán BHYT đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

        Để tạo thuận lợi cho người bệnh tham gia BHYT và cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 37 quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

thuoc bhyt 17293972294961933928918

Trong những năm qua, thuốc luôn là cấu phần quan trọng và chiếm tỷ lệ chi lớn trong tổng chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

    Theo ThS Vũ Nữ Anh - Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Thông tư này quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỷ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục. Điều này sẽ góp phần xây dựng, cập nhật danh mục thuốc công khai, minh bạch, thường xuyên và hiệu quả.

    Thông tư cũng bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện. Nhờ đó, các cơ sở y tế được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục, phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, không phân biệt hạng bệnh viện hay cấp chuyên môn kỹ thuật.

    Điều này cũng sẽ khuyến khích các cơ sở phát triển chuyên môn, kỹ thuật; thu hút nhân lực và khuyến khích phát triển năng lực của cán bộ y tế, đặc biệt tạo điều kiện phát triển cho y tế cơ sở do bảo đảm tính công bằng trong tiếp cận và chi trả BHYT đối với thuốc.

    Đồng thời, góp phần hạn chế tình trạng người bệnh lựa chọn đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở cấp chuyên môn kỹ thuật cao, giảm bớt tình trạng quá tải tại một số cơ sở cấp chuyên môn kỹ thuật cao.

    Thông tư cũng bổ sung các quy định mới về hướng dẫn thanh toán thuốc. Cụ thể, quỹ BHYT sẽ thanh toán phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và năng lực thực hiện dịch vụ kỹ thuật mà không phụ thuộc hạng bệnh viện. Điều này sẽ góp phần tăng cường tiếp cận thuốc cho người bệnh và cho cơ sở khám bệnh chữa bệnh.

    Thông tư cũng quy định việc thanh toán đối với một số trường hợp thuốc không có chỉ định hoặc thuốc có chống chỉ định trong các tài liệu quy định trong trường hợp cấp cứu và không có thuốc khác thay thế, sau khi đã hội chẩn.

    Đồng thời, quy định thanh toán đối với thuốc tại trạm y tế xã. Quy định này góp phần tăng cường tiếp cận thuốc cho người bệnh mắc các bệnh lý mãn tính khi được quản lý, điều trị tại trạm y tế, tạo cơ chế tài chính khuyến khích sự phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tại trạm y tế xã.

    Điểm mới nữa của Thông tư là quy định thanh toán thuốc trong trường hợp đặc biệt. Quy định này góp phần tạo tính linh hoạt trong những tình huống đặc biệt như thiên tai, chiến tranh, thảm họa, Bộ Y tế sẽ kịp thời ban hành hướng dẫn thanh toán BHYT trong các tình huống khẩn cấp.

    Quy định thanh toán đối với thuốc điều trị bệnh mạn tính khi người bệnh đang trong thời gian điều trị nội trú bệnh lý khác. Quy định này bảo đảm người tham gia BHYT được tiếp cận sử dụng liên tục và bảo đảm quyền lợi về thanh toán BHYT đối với thuốc.

    Các quy định mới này sẽ giúp bổ sung các trường hợp được quỹ BHYT thanh toán nhằm tăng cường tiếp cận thuốc, linh hoạt trong hướng dẫn thanh toán cho người bệnh, tạo điều kiện cho cơ sở khám bệnh chữa bệnh được chi trả những chi phí thuốc mà trước kia chưa được thanh toán do chưa có hướng dẫn cụ thể. Từ đó, góp phần bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT, đồng thời tạo cơ chế tài chính thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo suckhoedoisong.vn

       Trong hai năm gần đây, mỗi năm các bác sĩ tại Việt Nam ghép hơn 1.000 ca ghép tạng, trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm.

ttxvn viet nam dung dau cac nuoc dong nam a ve so ca ghep tang moi nam 2728.jpg

     Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.

     Ở Việt Nam, hàng nghìn người đã được ghép tạng thành công, được cứu sống. Hiến tặng mô, tạng đã mở ra cơ hội sống cho nhiều người khác.

     Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp như: HIV, lậu, giang mai, chlamydia, sùi mào gà, herpes sinh dục, viêm gan B, C… nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

     Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì, biểu hiện thế nào?

     Bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV là bệnh mắc phải do quan hệ tình dục với người có bệnh, bằng đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Các bệnh này lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn.

     Biểu hiện lâm sàng của bệnh lây truyền qua đường tình dục rất đa dạng, phong phú và có thể có nhiều biến chứng nếu không được xử lý kịp thời. Chẩn đoán chính xác các căn nguyên gây bệnh chủ yếu dựa vào các xét nghiệm. 

     Các triệu chứng chung của bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm:

  • Ở nữ giới có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật ở nam giới kèm theo tiểu đau, tiểu rát hoặc buốt.
  • Hoặc các vết loét, hay mụn nước, nốt sùi xuất hiện ở cơ quan sinh dục. Nổi hạch bẹn.
  • Đau bất thường ở vùng bụng dưới ở nữ mà không liên quan gì đến chu kỳ kinh nguyệt. Đau khi giao hợp ở nữ hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục...

     Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi được không?

     Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

     Không phải bệnh lây truyền qua đường tình dục nào cũng có thể chữa khỏi được:

  • Đối với một số bệnh do virus gây ra như: HIV/AIDS, herpes, viêm gan B hiện chỉ có thuốc ức chế, tức là kìm hãm sự phát triển của virus mà chưa điều trị được khỏi hoàn toàn. 
  • Đối với các bệnh chữa được như: giang mai, lậu, Chlamydia,… thì cần phát hiện sớm và điều trị đúng để tránh các biến chứng về sau. Tuy nhiên vẫn có thể tái phát nếu lại quan hệ với người mắc bệnh.

     Cần hiểu đúng về bệnh lây truyền qua đường tình dục:

  • Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải là kết thúc. 
  • Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể được chẩn đoán và điều trị dễ dàng. 
  • Cần phải điều trị cùng lúc cho cả bạn tình để tránh bị mắc lại.

1 1731415007467943864981

Khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có HIV ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.

       Nguy cơ khi trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

      Theo CDC Hoa Kỳ, năm 2021 có 20% ca mắc HIV mới gặp ở lứa tuổi 13-24. Một nửa trong số 20 triệu ca mắc mới bệnh lây truyền qua đường tình dục thuộc lứa tuổi 15-24.

       Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, tỉ lệ người bệnh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là học sinh thuộc lứa tuổi 12 – 18 là 4,2% và nhóm sinh viên từ 18 - 22 là 22,6% (chiếm khoảng 1/4 số bệnh nhân đến khám mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục).

       Khi mắc HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Cụ thể:

  • Gây ra sự mặc cảm của bệnh nhân với xa hội, nếu như bị lộ thông tin có thể gây ra sự kì thị của xã hội với người bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý chưa được vững vàng của người bệnh ở lứa tuổi này.
  • Những người bệnh này thường thiếu kiến thức, đẫn tới khám phát hiện và điều trị muộn, trở thành nguồn lây cho cộng đồng.
  • Với bản thân người bệnh, khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kéo dài không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh cũng như các di chứng của bệnh.

       Phòng tránh HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

       HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn có ý thức bảo vệ chính mình và có những kiến thức cơ bản về sức khỏe tình dục. 

       Dưới đây là những lưu ý giúp bạn phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục:

  • Chung thủy, một vợ một chồng. Không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người đặc biệt là với gái mại dâm.
  • Sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau mỗi lần quan hệ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
  • Không sử dụng ma túy
  • Hạn chế đồ uống có nồng độ cồn.

Theo suckhoedoisong.vn

     Vào ngày 17/11 hàng năm, thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày Thế giới vì Trẻ sinh non.

     Đây là dịp để nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non và tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh. Chủ đề ngày này năm 2024 là “Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em”, kêu gọi tất cả chúng ta cùng nhau hành động để tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ cho các trẻ sinh non.

     Tại Việt Nam, Bộ Y tế phát động triển khai trên toàn quốc Tháng cao điểm hành động Vì trẻ sinh non từ ngày 1 - 30/11/2024. Thông qua các hoạt động nhằm huy động cộng đồng, các bộ, ngành trong việc tham gia chăm sóc phụ nữ có thai, dự phòng sinh non, chăm sóc, điều trị cho trẻ sinh non.

 

sinhnon1711202401 1731803451836 1731803453599823831809

sinhnon1711202401 1731803451836 1731803453599823831809 1