Đăng nhập với tài khoản Google.
Sở Y Tế Quảng Nam vừa có công văn yêu cầu các Bệnh viện trực thuộc thành lập các Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch Viêm hô hấp cấp do chủng mới Corona Virus gây ra.
Sở Y tế vừa công bố danh sách các bệnh viện đóng trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam có khả năng thu dung người bệnh nhiễm virus Corona chủng mới và địa bàn cụ thể mà các BV được phân công
Xem danh sách tại đây
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra
Coronavirus là một họ các virus có ở người lẫn động vật. Chúng có thể gây bệnh từ cảm cúm thông thường đến các bệnh nặng hơn như Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome MERS) và Hội chứng Hô hấp Cấp nặng (Severe Acute Respiratory Syndrome (SARS))
Coronavirus chủng mới là một dòng mới của coronavirus chưa từng được xác định ở trên người. Chủng mới, nay được gọi là 2019-nCoV chưa từng được tìm thấy trước khi dịch được báo cáo ở Vũ Hán Trung Quốc. vào tháng 12 2019
Không, chúng cùng họ (family) với virus gây SARS, nhưng không phải là một.
Như với các bệnh đường hô hấp khác, việc nhiễm 2019-nCoV có thể dẫn đến các triệu chứng nhẹ như chảy mũi nước, viêm họng, ho và sốt. Nó có thể nặng hơn đối với một số người và dẫn đến khó thở hoặc viêm phổi. Hiếm hơn, thì bệnh có thể gây chết người. Người gia, người có tiền sử mắc các bệnh khác (như đái tháo đường, bệnh tim) có vẻ như dễ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn khi nhiễm virus.
Các nghiên cứu chi tiết cho thấy SARS và MERS được truyền từ động vật sang người. Nguồn gốc từ động vật của nCoV hiện nay vẫn chưa được xác định. Có vẻ động vật từ một chợ động vật còn sống ở Trung Quốc là nguồn bệnh cho những trường hợp bị nhiễm ban đầu. Để tự bảo vệ, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với động vật còn sống ở chợ.
Cần phải tránh việc dùng thịt sống hoặc chưa nấu chín. Thịt, sữa và các bộ phận khác của động vật cần xử lý cẩn thận.
Không, hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy vật nuôi, như chó, mèo bị nhiễm nCoV và làm lan truyền virus này.
Có. 2019-nCoV có thể gây bệnh hô hấp và có thể truyền từ người qua người, thường là do tiếp xúc gần gũi với người bệnh, ở nhà, nơi làm việc hoặc các bệnh viện.
Đeo khẩu trang y tế có thể giúp hạn chế việc lan truyền một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên chỉ dùng khẩu trang thì không bảo đảm được việc tránh nhiễm bệnh mà phải kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh đường hô hấp và tay, tránh tiếp xúc gần, ít nhất là phải cách 1 mét.
WHO khuyến nghị việc sử dụng hợp lý khẩu trang y tế để tránh việc lãng phí vô ích các nguồn lực qúy giá và việc sử dụng sai cách khẩu trang. Điều đó có nghĩa là chỉ sử dụng khẩu trang nếu bạn có triệu chứng hô hấp (ho hoặc nhảy mũi), nghi bị nhiễm 2019-nCoV hoặc chăm sóc người nghi bị nhiễm. Trường hợp nghi bị nhiễm chính là người đã đến Trung Quốc trong vùng có dịch 2019-nCoV đã được báo cáo, hoặc là đã tiếp xúc với người đến từ Trung Quốc có triệu chứng đường hô hấp.
Trong khi vẫn cần nghiên cứu cách mà 2019-nCoV tác động đến cơ thể người, đến nay, dường như có thể thấy là người già, người có tiền sử bệnh (như đái đường, bệnh tim) có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Virus corona mới là virus đường hô hấp phát tán chủ yếu qua tiếp xúc với người bị nhiễm bằng các giọt dịch đường hô hấp có khi ho hoặc nhảy mũi, hoặc các giọt nước bọt và dịch tiết từ mũi. Vì vậy điều quan trọng là mọi người phải thực hiện vệ sinh thật kỹ. Ví dụ, che bằng khuỷu tay (không che bằng tay) khi nhảy mũi và ho, hoặc dùng giấy xong rồi vất ngay vào thùng rác đậy kín. Mặt khác việc rửa tay thường xuyên bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước cũng rất quan trọng.
Đến nay vẫn chưa biết được virus có thể sống sót bao lâu trên các bề mặt, mặc dù các thông tin ban đầu cho là khoảng vài giờ. Các dung dịch sát khuẩn đơn giản có thể giết chết virus và khiến nó không còn khả năng gây nhiễm bệnh.
Người bị nhiễm 2019-nCoV, người bị cúm thông thường hoặc cảm lạnh có các triệu chứng đặc hiệu như sốt, ho và chảy mũi nước. Dù các triệu chứng này giống nhau, chúng lại do các virus khác nhau gây ra. Vì sự giống nhau này, khó mà xác định bệnh nếu chỉ dựa trên triệu chứng bên ngoài. Đó là lý do vì sao xét nghiệm là cần thiết để khẳng định một người có nhiễm 2019-nCoV hay không.
WHO luôn luôn khuyến cáo người có triệu chứng ho, sốt và khó thở phải đến ngay cơ sở y tế. Người bệnh nên báo cho cơ sở y tế biết những nơi đã đến trong vòng 14 ngày trước khi có triệu chứng đó, và họ có tiếp xúc gần gũi với người đã bị bệnh đường hô hấp hay không.
Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng (ho, sốt, khó thở... ). Ước lượng hiện nay là khoảng 1 đến 12 ngày rưỡi, với trung vị là khoảng 5-6 ngày (tức là một nửa số người có thời gian ủ bệnh dưới 5-6 ngày, một nửa từ 5-6 ngày trở lên-ND). Dựa vào thông tin từ các bệnh do các Corona virus gây ra như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên đến 14 ngày. WHO khuyến cáo cần theo dõi 14 ngày đối với người đã tiếp xúc với người bệnh đã được xác định.
Hiểu biết về thời gian mà người nhiễm bệnh có thể phát tán virus cho người khác là điểm cốt yếu để kiểm soát dịch bệnh. Các thông tin y tế chi tiết từ người nhiễm là cần thiết để xác định khoảng thời gian mà người đó bị nhiễm. Theo các báo cáo gần đây, có thể người nhiễm 2019-nCoV đã bị nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Nhưng dựa vào dữ liệu đang có, người có triệu chứng đường hô hấp là nguồn phát tán chính.
Không, kháng sinh không chống được virus, nó chỉ hiệu quả với vi khuẩn. Corona virus chủng mới là một loại virus, vì vậy kháng sinh không nên được dùng để phòng và điều trị.
Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào đặc hiệu được khuyến cáo dùng để phòng và chống coronavirus chủng mới. Nhưng người nhiễm 2019-nCoV nên được áp dụng các biện pháp chăm sóc làm giảm nhẹ và điều trị triệu chứng, và những người có triệu chứng nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tối ưu. Một số cách điều trị đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm lâm sàng. WHO đang hỗ trợ để phối hợp nỗ lực tìm ra thuốc đặc trị để điều trị nCoV với nhiều tổ chức.
Nếu bạn muốn tự bảo vệ mình, bạn nên duy trình việc vệ sinh tay và đường hô hấp, ăn uống an toàn, tránh tiếp xúc gần, nếu có thể, với những người có triệu chứng hô hấp như ho và nhảy mũi.
Những phương tiên sau đây đặc biệt được khuyến cáo là không áp dụng vì chúng không có hiệu quả để bảo vệ và thậm chí là gây hại:
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) https://www.who.int/news-room/q-a-detail/q-a-coronaviruses
Người dịch: Bs. Trần Quý Phi.
Bộ Y tế ban hành Quyết định số 156/QĐ-BYT ngày 20/01/2020 về Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona
Vừa qua, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã phát hiện 2 trường hợp quốc tịch Trung Quốc, cư trú tại Vũ Hán, nhập cảnh vào Việt Nam (ngày 14/1), có biểu hiện sốt tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng qua máy đo thân nhiệt từ xa và đã được cách ly, theo dõi chặt chẽ.
Coronaviruses (CoV) là một họ các vi rút có thể gây ra các bệnh lý của đường hô hấp trên và đường tiêu hóa ở người và một số loài động vật. Vi rút corona thường lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường hô hấp của người bệnh. Bệnh thường hay xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân. Ở người, vi rút corona có thể gây bệnh nhẹ từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV). Chủng vi rút mới thuộc họ corona (nCoV) là chủng mới chưa xác định trước đây ở người.
Trước dây, khi nghi ngờ bị mắc giun đũa chó, nhiều người dân đã phải đến các cơ sở xét nghiệm tuyến Trung ương để xét nghiệm kiểm tra và điều trị, tốn kém nhiều chi phí.
Cắt ngang đây
Giun đũa chó là bệnh ký sinh thường gặp hiện nay, bệnh có khả năng lây lan cao và đang được rất nhiều người quan tâm. Khi nghi ngờ bị mắc giun đũa chó, nhiều người dân đã phải đến các cơ sở xét nghiệm tuyến Trung ương để xét nghiệm kiểm tra và điều trị, tốn kém nhiều chi phí. Từ thực tế đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã đề ra nhiệm vụ phải triển khai dịch vụ xét nghiệm, khám, phát hiện, điều trị bệnh giun đũa chó nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và đồng thời giảm bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Giun đũa chó là bệnh do ấu trùng giun đũa chó/mèo lây truyền sang người. Bệnh này phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm ở những vùng nông thôn cao hơn thành thị. Bệnh lây truyền do tình cờ ăn phải thức ăn có nhiễm trứng giun đũa chó phát triển thành giai đoạn ấu trùng, trứng này sẽ vào trong ruột, vào dạ dày thoát vỏ xâm nhập theo mạch máu đến ký sinh tất cả các nơi trong cơ thể mà không phát triển thành giun trưởng thành. Đặc biệt khi ký sinh trùng chu du trong cơ thể có thể tới não, mắt, gan, thận,… Khi người bị ấu trùng ký sinh ở não có thể gây ra động kinh, ở mắt gây mù ở mắt, ký sinh ở gan có thể gây ra dị ứng, ngứa mẩn,... Tuy nhiên, bệnh giun đũa chó có thể khám, xét nghiệm phát hiện dễ dàng khi có đủ các trang thiết bị cần thiết, bệnh nếu được khám phát hiện sẽ được điều trị khỏi sau 1-2 đợt điều trị tại nhà mà không cần phải nhập viện.
Hiện công tác khám, xét nghiệm để phát hiện, điều trị giun đũa chó đã và đang được triển khai tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam. Từ khi triển khai dịch vụ đến nay, phòng khám đa khoa của trung tâm đã tiếp nhận hơn 50 trường hợp bệnh nhân đến khám, xét nghiệm và điều trị bệnh Giun đũa chó. Chị Trần Thị Lệ, quê ở xã Bình An, huyện Thăng Bình cho biết: "Tôi bị ngứa nhiều, sụt cân, khám không phát hiện ra bệnh gì, khi đến làm xét nghiệm tại đây đã phát hiện ấu trùng giun đũa chó và được chỉ định điều trị. Nhưng khi được bác sĩ tư vấn tỉ mỉ tôi yên tâm hơn. Bác sĩ đã cho tôi uống thuốc điều trị 2 đợt, nay tôi đã thấy đỡ ngứa hẳn. Hôm nay tôi đến đây để kiểm tra lại thế nào". Hay như trường hợp của anh Nguyễn Thanh, 43 tuổi ở xã Tam Dân, huyện Phú Ninh cũng tương tự. Cách đây 2 tháng anh đi khám bệnh tại đây, bác sĩ nghi ngờ và cho anh làm xét nghiệm, kết quả dương tính với giun đũa chó. Anh được bác sĩ chỉ định điều trị:" Hôm nay tôi đến đây để xét nghiệm kiểm tra lại, không ngờ chỉ tổng cộng 2 lần điều trị, tôi đã được bác sĩ thông báo nay tôi đã khỏi bệnh".
Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Trung tâm kiểm soát bệnh tật đã cử bác sĩ đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về phát hiện và điều trị giun đũa chó tại Viện Sốt rét - ký sinh trùng Quy Nhơn. Đồng thời, phòng khám tăng cường trang bị các thiết bị xét nghiệm để thực hiện xét nghiệm giun đũa chó ngay tại địa phương. Hiện nay Phòng khám đa khoa đơn vị đã trang bị các thiết bị XN hiện đại, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để thực hiện xét nghiệm các các loại giun đũa chó, mèo và một số bệnh giun sán khác như: giun đầu gai, giun lươn, sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ,... và đội ngũ Bác sĩ ở đây cũng đã được đào tạo một cách bài bản về chẩn đoán và điều trị các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là các bệnh giun đũa chó mèo".
Hiệu quả nhất để phát hiện giun đũa chó và các bệnh giun khác, người bệnh cần được làm xét nghiệm định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm một lần cho cả người lớn và trẻ em. Hiện nay ở Quảng Nam người dân có thể đến xét nghiệm tại phòng khám Trung tâm Kiểm soát bệnh tật số 135 đường Trưng Nữ Vương TP. Tam Kỳ mà không phải đi xa.
Ngoài ra, để phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo cần phải vệ sinh ăn uống, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, hạn chế ăn rau sống, hạn chế tiếp xúc đất, đặc biệt không bồng bế chó, xử lý phân chó, mèo thật tốt, tẩy giun định kỳ cho chó, mèo.
THs Võ Trung Hoàng