BSCKI. Kim Vân
Khoa học đã chứng minh thuốc lá rất có hại cho cơ thể. Thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi, viêm phế quản mãn, bệnh lý tim mạch (đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim…) và nhiều bệnh khác. Đối với những người bị bệnh đái tháo đường thuốc lá đặc biệt nghiêm trọng với cơ thể. Hút thuốc lá là một trong những lí do gây bệnh đái tháo đường, và là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm của biện đái tháo đường.
Thuốc lá và sức khỏe con người: Cứ 1 giây có 1 người chết vì nhiễm bệnh liên quan đến thuốc lá. Thuốc lá được xem như một đại dịch của thế kỷ, nó gây nên cái chết nhiều hơn cả dịch hạch và AIDS. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 439.000 người chết vì thuốc lá, hoặc cứ 5 người chết thì trong đó có 1 người liên quan đến thuốc lá, song vẫn còn rất nhiều người hút thuốc lá. Tại Việt Nam hiện có khoảng 50% nam giới trưởng thành ở nước ta hút thuốc lá (tương đương 17 triệu người hút thuốc lá). Với con số này,Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới.
Tác hại của hút thuốc lá trên bệnh nhân đái tháo đường: Thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi, viêm phế quản mãn, bệnh lý tim mạch (đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim…) và nhiều bệnh khác. Ở những bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) người ta thấy ảnh hưởng của thuốc lá còn dữ dội hơn nữa, tỉ lệ tử vong và bệnh lý tim mạch cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Các chuyên gia tim mạch coi thuốc lá và ĐTĐ là 2 trong số những tác nhân dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Khi hút thuốc, người hút đưa một lượng carbon dioxin từ khói thuốc vào cơ thể, chất này ngăn cản oxy kết hợp với hồng cầu. Để bù đắp lại, cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và đó chính là một trong những tác nhân làm tăng biến chứng suy thận, mù mắt, hoại tử bàn chân, đột quỵ ở bệnh nhân ĐTĐ.
Cũng từ khói thuốc, nicotin vào máu gây co thắt những mạch máu nhỏ, làm chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, đưa đến khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin. Ngoài ra, nó còn làm tăng tình trạng đề kháng insulin của cơ thể. Theo thống kê, rủi ro mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cao gấp 2 lần ở những người hút thuốc lá, đặc biệt ở phụ nữ, nó còn là nguyên nhân của việc sảy thai, sinh non ở những sản phụ ĐTĐ. Rõ ràng, thuốc lá không chỉ gây nên những biến chứng nghiêm trọng trên bệnh nhân ĐTĐ mà còn làm tăng khả năng phát triển ĐTĐ ở người hút thuốc.
Để hạn chế ảnh hưởng của thuốc lá với bệnh đái tháo đường, những bệnh nhân đái tháo đường không nên hút thuốc lá và hạn chế ở gần nơi có khói thuốc lá. Không hút thuốc lá là một biện pháp phòng bệnh đái tháo đường rất tốt.

Tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y Tế trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng mình bị bệnh để có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý.

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các bệnh về tim mạch đều nguy hiểm nhưng lại có thể phòng ngừa bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ, xử lý kịp thời ngay khi nhận diện các dấu hiệu sớm của bệnh lý…

Ung thư là tên gọi chung của một tập hợp các bệnh có liên quan. Trong bất kỳ bệnh ung thư nào cũng đều có sự xuất hiện của các tế bào bất thường, vốn là những tế bào bình thường của cơ thể, nhưng nay phân chia, nhân lên mất kiểm soát, xâm lấn các mô xung quanh và có thể di căn đi xa.
Mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội đều có thể mắc ung thư nhưng đa phần ung thư xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích luỹ để hình thành phát sinh bệnh. Tỉ lệ mắc ung thư có xu hướng cao hơn ở xã hội phát triển nơi tuổi thọ người dân tăng cũng như liên quan đến mức độ và lối sống công nghiệp hoá.

Vậy nguyên nhân yếu tố nào gây bệnh ung thư?

Ung thư hình thành do các tế bào tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục. Các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, thoát ra khỏi sự kiểm soát sinh lý bình thường, mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ phá hủy các tổ chức xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó nguyên nhân từ môi trường, ăn uống chiếm tới khoảng 80% nguyên nhân sinh ung thư như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hoá, tia cực tím…

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như di truyền, nhiễm vi sinh vật… Một số yếu tố, tác nhân gây ung thư có thể thay đổi và dự phòng được như hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt tình dục không an toàn lây nhiễm Virus HPV, không tiêm phòng viêm gan B dẫn đến lây nhiễm và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời ….

Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được là tuổi tác, các yếu tố di truyền và rối loạn nội sinh. Càng nhiều tuổi, sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật càng giảm, thời gian tiếp xúc, tích lũy các yếu tố nguy cơ càng nhiều, ung thư càng dễ phát sinh. Rất may chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn nội sinh từ bên trong cơ thể, các tổn thương có tính di truyền, những nguyên nhân không thay đổi được.

Mặc dù khoa học đã xác định được các tác nhân, yếu tố nguy cơ gây ung thư nhưng trên thực tế hầu hết từng trường hợp cụ thể, bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán nguyên nhân vì không thể hồi cứu hết các tác nhân, yếu tố nguy cơ mà người bệnh phơi nhiễm trong cuộc sống.

Chính vì các bác sĩ không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên nhân mắc ung thư chắc chắn, nên nhiều người tự đưa ra những lời giải thích riêng cho mình theo cách tâm linh để trả lời câu hỏi mình đã làm gì để dẫn đến mắc bệnh ung thư. Nhiều người tin rằng mình bị trời phạt do việc đã từng làm ở kiếp trước hoặc trong quá khứ. Cổ nhân cũng có câu nhân định thắng thiên, nếu loại bỏ, tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư trên, có thể phòng được 1/3 bệnh ung thư.

Long Cảnh (tổng hợp)