Chiều ngày 8/7, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam), Sở Y tế thành phố Đà Nẵng tổ chức cuộc họp rà soát, thống nhất nội dung hoạt động chuyên môn, chương trình y tế - dân số, chỉ tiêu chuyên môn và các vấn đề liên quan giữa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) và CDC Quảng Nam. Ths.Bs Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì cuộc họp.

79a901cba2c0149e4dd1

Ths.Bs Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu chỉ đạo cuộc họp

Tại cuộc họp, đại diện hai đơn vị đã báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong giai đoạn hiện nay, trong đó làm rõ một số khó khăn, vướng mắc khi CDC Quảng Nam và CDC Đà Nẵng là hai đơn vị hoạt động độc lập, đồng thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ.

13298d422e499817c158

Ths. Võ Trung Hoàng, Giám đốc CDC Quảng Nam báo cáo khái quát chung tình hình

Đặc biệt, cuộc họp tập trung thảo luận và đề xuất phương án tổ chức hoạt động chuẩn bị cho việc sáp nhập hai đơn vị thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng mới. Nội dung rà soát bao gồm: Thực trạng tổ chức, hoạt động chuyên môn, các chương trình y tế - dân số, tài chính và nhân sự; Thống nhất các chỉ tiêu chuyên môn theo hướng dẫn từ Bộ Y tế, Trung ương và định hướng của thành phố Đà Nẵng mới; Phương thức giao chỉ tiêu, phân công nhiệm vụ, tổ chức triển khai hoạt động sau sáp nhập.

447b98083b038d5dd412

Ông Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc CDC Đà Nẵng báo cáo khái quát chung tình hình

Các đại biểu tham dự là lãnh đạo, đại diện khoa/phòng chuyên môn của CDC Quảng Nam, CDC Đà Nẵng và các phòng chức năng thuộc Sở Y tế đã trao đổi, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện phương án tổ chức hoạt động cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng mới trong giai đoạn sắp đến.

faefb274017ab724ee6b

Quang cảnh cuộc họp

Kết luận tại cuộc họp, Ths.Bs Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Sở Y tế ghi nhận các ý kiến đề xuất, giao các phòng ban liên quan tiếp tục phối hợp với CDC hai địa phương để hoàn thiện phương án sáp nhập đảm bảo đồng bộ, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tấn Trường

Vệ sinh tốt – Sức khỏe dồi dào – Cuộc sống hạnh phúc!

Cách đây 64 năm, ngày 02/7/1958, Bác Hồ đã viết bài về “Vệ sinh yêu nước” đăng trên báo Nhân Dân. Trong bài viết, Bác đã nhắc nhở: “Mọi người từ già trẻ, trai gái đã là người yêu nước đều phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khỏe”. Hưởng ứng lời kêu gọi “Vệ sinh yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/6/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 730/QĐ-TTg về việc lấy ngày 02/7 hằng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Ngày 26/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về việc triển khai Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong những năm qua, phong trào vệ sinh yêu nước đã được Bộ Y tế phát động hàng năm trên quy mô toàn quốc.

81eb8060ce34786a2125

Hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân 02/7/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kêu gọi cộng đồng cùng chung tay:

✅Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
✅ Thu gom, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường.
✅ Xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi.
✅ Di dời chuồng trại gia súc, gia cầm xa khu nhà ở, đảm bảo an toàn vệ sinh.
✅ Xây dựng cơ sở y tế Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm vệ sinh trong trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, khu dịch vụ, khu du lịch, nơi công cộng.
✅ Tổ chức thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường, làm sạch các công trình vệ sinh tại nơi công cộng, khu du lịch, bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc, ...; tổ chức ra quân, huy động toàn dân làm tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa gắn với phong trào "Toàn dân xây dựng nông thôn mới".

? Hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất, vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

? Chia sẻ bài viết này, cùng hành động vì một Việt Nam khỏe mạnh!

#VệSinhYêuNước #NângCaoSứcKhỏe #ViệtNamKhỏeMạnh

Ths. Bùi Thị Long Cảnh

Ngày 23 tháng 6 năm 2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ký ban hành Thông tư 20/2025/TT-BYT (sau đây gọi tắt là Thông tư 20) hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2025 quy định rõ các chức năng nhiệm vụ của Sở Y tế và Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Sở Y tế tỉnh, thành phố

Thông tư 20 nêu rõ, Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Sở Y tế có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế bao gồm: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; bà mẹ, trẻ em; dân số; phòng, chống tệ nạn xã hội (không bao gồm cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy); quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em; bảo trợ xã hội; y, dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; thiết bị y tế; bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn: Bộ Y tế quy định Sở Y tế có 30 nhiệm vụ và quyền hạn

 1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự thảo kế hoạch, chương trình, đề án, dự án và biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế; dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế; dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự thảo quyết định phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉn dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân công.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án và các văn bản khác về lĩnh vực y tế sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế.

4. Tổ chức thực hiện việc thẩm định, cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấp phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật. Thực hiện quản lý, giám sát chất lượng của các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.

5. Về y tế dự phòng:

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; xác định tình trạng nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, các chất ma túy khác; sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, vệ sinh và sức khoẻ lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; quản lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; quản lý hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo quy định của pháp luật;

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề y tế công cộng khác; phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm gây dịch; thực hiện thông báo tình hình dịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định của pháp luật;

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện hoạt động tiêm chủng vắc xin và sử dụng sinh phẩm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thực hiện đăng tải thông tin về cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định của pháp luật;

Công bố, công bố lại cơ sở đủ điều kiện, đình chỉ, hủy bỏ hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật; đăng tải danh sách các cơ sở đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I và cấp II trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định của pháp luật;

Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động; đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại sức khỏe tại nơi làm việc; xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động quan trắc môi trường lao động, công bố tổ chức quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện hoạt động và tổ chức quan trắc môi trường bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật; tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định;

Hướng dẫn theo thẩm quyền công tác quản lý vệ sinh lao động, khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; quản lý về công tác huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

Đầu mối về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật.

6. Về khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần:

Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần theo phân cấp quản lý và theo quy định của pháp luật; thẩm định, xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phê duyệt danh mục kỹ thuật được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền theo phân cấp và theo quy định của pháp luật; hướng dẫn về chuyên môn và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thuộc diện quản lý theo quy định.

7. Về bà mẹ, trẻ em: hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia, chỉ tiêu về bà mẹ, trẻ em; các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, dịch vụ bảo vệ trẻ em; hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản; tư vấn, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em; tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; mô hình, dự án về bảo vệ bà mẹ, trẻ em; Tháng hành động vì trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; điều phối thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương; đề xuất việc bố trí, vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em tại địa phương; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương.

8. Về dân số: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, mô hình, hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu về dân số; quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ trong lĩnh vực dân số; thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số trên địa bàn. Tham mưu các giải pháp nhằm điều chỉnh quy mô dân số phù hợp, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và thích ứng với già hóa dân số; chủ trì, phối hợp liên ngành trong công tác dân số; lồng ghép nội dung về dân số - phát triển trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

9. Về bảo trợ xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch về trợ giúp xã hội, trợ cấp hưu trí xã hội, hỗ trợ chi phí mai táng, công tác xã hội, công tác người cao tuổi, công tác người khuyết tật và các trợ giúp xã hội khác; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch về phòng, chống tệ nạn mại dâm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân bị mua bán; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội khẩn cấp trong việc khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và đăng ký, cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc sàng lọc dấu hiệu bị mua bán đối với người lao động; việc tiếp nhận và thực hiện biện pháp hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân bị mua bán và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống tệ nạn mại dâm, mua bán người vào chương trình phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ trẻ em, chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ và chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

10. Về y, dược cổ truyền: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về kế thừa, bảo tồn, phát triển, hiện đại hóa y, dược cổ truyền; quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về y, dược cổ truyền; kết hợp y, dược cổ truyền với y, dược hiện đại; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn dược liệu, phát triển vùng nuôi trồng dược liệu.

11. Về dược và mỹ phẩm: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược, mỹ phẩm; bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc; Thực hiện quản lý về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đình chỉ lưu hành, thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc; kiểm tra giám sát việc thu hồi, xử lý thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật; Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đấu thầu, mua thuốc theo quy định của pháp luật và triển khai các giải pháp cung ứng thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa; Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động dược lâm sàng bảo đảm an toàn, hiệu quả theo quy định của pháp luật.

12. Về an toàn thực phẩm: Chủ trì, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương thuộc ngành y tế quản lý theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý an toàn thực phẩm, điều tra, xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; giám sát, kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

13. Về thiết bị y tế và công trình y tế: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế và công trình y tế trên địa bàn tỉnh; Đăng tải công khai các thông tin về thiết bị y tế, về cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

14. Về bảo hiểm y tế: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền; Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội ở địa phương thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh.

15. Về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực y tế: Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ khuyến khích phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý; Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế và các chế độ, chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh; Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên và các chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động theo thẩm quyền.

16. Về truyền thông, cung cấp thông tin y tế:

Thực hiện truyền thông vận động, huy động sự ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và sự chủ động tham gia của người dân về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân; công tác giáo dục y đức, y nghiệp và phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn; Đầu mối thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, quản lý thông tin về lĩnh vực y tế theo thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý khủng hoảng truyền thông về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý tại địa phương; thực hiện quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin về lĩnh vực y tế theo quy định.

17. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em theo quy định; quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội, hiệp hội và tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật.

18. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục hành chính theo phân công, phân cấp, ủy quyền của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

19. Kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

20. Triển khai thực hiện các nội dung cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế theo mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chương trình cải cách hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

21. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

22. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực y tế đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị liên quan.

23. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng, quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử; xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật.

24. Tổ chức thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

25. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở Y tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế.

26. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá chất lượng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế theo quy định của pháp luật và theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

27. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.

28. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

29. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Y tế.

30. Thường trực cho tổ chức phối hợp liên ngành của tỉnh theo ngành, lĩnh vực phụ trách; thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp xã

Bộ y tế  quy định Phòng Văn hóa - Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Phòng Văn hóa - Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y tế của Sở Y tế.

Phòng Văn hóa - Xã hội có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế gồm: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; bà mẹ, trẻ em; dân số; phòng, chống tệ nạn xã hội (không bao gồm cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy); bảo trợ xã hội; y, dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; thiết bị y tế; bảo hiểm y tế và các lĩnh vực khác ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn: Thông tư 20 quy định Phòng Văn hóa - Xã hội có 11 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực y tế như sau:

1. Trình Ủy ban nhân dân cấp xã: Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã (nếu có); dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã liên quan đến lĩnh vực y tế theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã; Dự thảo kế hoạch phát triển lĩnh vực y tế; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực y tế trên địa bàn cấp xã trong phạm vi quản lý của Phòng Văn hóa - Xã hội; Tham gia dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng Văn hóa - Xã hội.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, truyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực y tế.

3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận và các loại giấy tờ có giá trị tương đương về lĩnh vực y tế thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của Phòng Văn hóa - Xã hội theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực y tế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế; thực hiện các nội dung cải cách hành chính; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế và chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Văn hóa - Xã hội.

6. Kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật về lĩnh vực y tế đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.

7. Thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về lĩnh vực y tế trên địa bàn; thông tin, báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp xã và Sở Y tế.

8. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, ngạch công chức và xếp ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.

9. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng Văn hóa - Xã hội theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền, phân định thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp xã giao theo quy định của pháp luật.

Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH theo Luật BHXH 2024; Luật BHYT sửa đổi 2024 bắt đầu có hiệu lực; Nhiều thay đổi về thủ tục hành chính từ 1/7/2025 được áp dụng theo 28 Nghị định về phân cấp phân quyền… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.
Nhiều thay đổi về thủ tục hành chính từ 1/7/2025 được áp dụng theo 28 Nghị định về phân cấp phân quyền
Từ ngày 1/7/2025, có tới 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp có hiệu lực. Trong đó, hàng loạt thủ tục mới sẽ thay đổi cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Có thể kể đến:
UBND cấp xã được cấp Sổ đỏ lần đầu cho người dân. Đây là nội dung được nêu tại Điều 18 Nghị định 151/2025/NĐ-CP nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện cấp Sổ đỏ gồm không có tranh chấp, phù hợp quy hoạch và không vi phạm pháp luật về đất đai…
UBND cấp xã được chứng thực bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam hoặc ngược lại thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã…
Thay vì áp dụng theo địa bàn cấp huyện như trước, từ 1/7/2025, mức lương tối thiểu chính thức được phân theo địa bàn cấp xã theo Nghị định 128/2025/NĐ-CP…
Được nộp hồ sơ đăng ký hộ tịch tại bất kỳ UBND cấp xã nơi cư trú, nơi cư trú của cá nhân được xác định theo quy định của pháp luật về cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2025/NĐ-CP…
Luật BHYT sửa đổi 2024 bắt đầu có hiệu lực
Hàng loạt quyền lợi và quy định liên quan đến bảo hiểm y tế sẽ được áp dụng từ 1/7/2025 theo Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế năm 2024. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:
Sửa đổi, cập nhật đối tượng tham gia, bổ sung thêm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc: Nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản; Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Người từ đủ 75 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ cận nghèo đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Khám chữa bệnh tại nhà vẫn được BHYT chi trả bởi theo khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024, khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa, khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con…
Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH theo Luật BHXH 2024
Một trong những dự án Luật quan trọng liên quan đến hàng triệu người dân trên cả nước là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025 tới đây.
Theo đó, một số nội dung đáng chú ý của Luật này không thể bỏ qua gồm:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ một tháng trở lên... cũng thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc (quy định cũ là hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên...).
Khi đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025 trở đi thì không được rút BHXH 1 lần nếu không thuộc trường hợp: Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 15 năm đóng BHXH; Ra nước ngoài để định cư.
Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS...
Đóng BHXH 15 năm cũng được hưởng lương hưu theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội nếu đủ tuổi nghỉ hưu…
Chính thức thay mã số thuế bằng số định danh
Là một trong những dự án Luật có ảnh hưởng lớn đến chính sách thuế của người tiêu dùng trên cả nước từ 1/7/2025, Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024 cũng có hiệu lực ngay từ thời điểm 1/7/2025.
Theo đó, từ 1/7/2025, người nộp thuế… sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế. Trong đó, số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an cấp là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số được sử dụng thay cho mã số thuế của người nộp thuế là cá nhân, người phụ thuộc…
Đồng thời, khi mua vào hàng hóa, dịch vụ dưới 20 triệu đồng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt trừ một số trường hợp do Chính phủ quy định.
Trong khi trước đây, theo khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng thì không cần có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế giá trị gia tăng…
Những quy định mới của Luật PCCC và CNCH 2024
Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 đã bổ sung hàng loạt quy định mới trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Theo đó, Luật này bổ sung quy định về việc bảo đảm an toàn phòng cháy với nhà ở kết hợp kinh doanh: Phải có biển báo và ngăn cách khu vực sản xuất nguy cơ cháy nổ với khu ở. Không bố trí chỗ ngủ, trang bị báo cháy, thông gió, thiết bị phát hiện rò rỉ khí, và ngăn cháy lối thoát nạn khi có hàng hóa nguy hiểm cháy nổ. Có phương tiện phòng cháy, chữa cháy phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế để sẵn sàng chữa cháy, thoát nạn. Bố trí, duy trì lối thoát nạn, lối ra khẩn cấp hoặc lối đi bảo đảm việc thoát nạn…
Chính sách giảm VAT từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026
Sáng 17/6/2025, Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội về giảm Thuế giá trị gia tăng. Theo đó, Quốc hội quyết nghị:
Giảm 2% thuế suất Thuế giá trị gia tăng, tức còn 8%, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông; Hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản; Sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than); Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng).
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.

BHXH.TN 20241126081742AM
Y tế TPHCM thay đổi như thế nào từ hôm nay (1/7)?
Theo lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, từ hôm nay (1/7), toàn hệ thống y tế mới của "siêu đô thị" này có sự thay đổi rất lớn.
Cụ thể, từ 1 chi cục và 57 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (tính tới hết năm 2024), sau ngày 1/7/2025, ngành Y tế TPHCM sẽ có tới 2 chi cục và 124 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế TPHCM. Trong đó, có 32 bệnh viện đa khoa, 28 bệnh viện chuyên khoa, 11 trung tâm không giường bệnh, 15 trung tâm bảo trợ xã hội, 38 trung tâm y tế khu vực.
Để mạng lưới y tế ổn định hoạt động ngay từ đầu, Sở Y tế TPHCM đã hoạch định chi tiết như sau:
Đối với Trạm y tế: 443 trạm y tế phường, xã hiện hữu vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức năng như hiện nay, để không xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân.
Trong thời gian 60 ngày, Sở Y tế TPHCM sẽ thực hiện chuyển đổi thành 168 trạm y tế phường, xã tương ứng với với các phường, xã mới, đồng thời thiết lập 296 điểm y tế.
Sở Y tế TPHCM cũng giao các trung tâm y tế khu vực ưu tiên bổ sung nguồn nhân lực cho các trạm y tế và các điểm y tế, để thỏa điều kiện ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT (đối với các trạm và các điểm y tế chưa ký hợp đồng).
Đối với Trung tâm y tế: 38 trung tâm y tế (17 đơn vị có giường bệnh, 21 đơn vị không giường bệnh), Sở Y tế TPHCM sẽ chuyển đổi thành 38 trung tâm y tế khu vực, phụ trách 168 trạm y tế xã, phường.
Đối với hệ thống cấp cứu 115: Gồm 1 trung tâm và 45 trạm cấp cứu vệ tinh, ngành Y tế TPHCM sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới vệ tinh để bao phủ toàn bộ địa bàn mới.
Đối với hệ thống các trung tâm bảo trợ xã hội: Ngành Y tế cũng đã tiếp nhận và vận hành mạng lưới trung tâm bảo trợ xã hội từ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trước đó.
Số liệu cho thấy, từ 1/7, trên địa bàn TPHCM sẽ có 110 trung tâm BTXH (15 trung tâm BTXH công lập, 95 trung tâm BTXH ngoài công lập). Đây cũng là thách thức mới trong quản lý đối với ngành Y tế TPHCM.
Riêng với mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh: Từ 1/7, toàn địa bàn TPHCM có tổng cộng 162 bệnh viện (12 bệnh viện Bộ, ngành; 32 bệnh viện đa khoa; 28 bệnh viện chuyên khoa; 90 bệnh viện ngoài công lập). Đáng chú ý, số lượng phòng khám tư nhân gia tăng đáng kể với hơn 9.880 phòng khám chuyên khoa, hơn 350 phòng khám đa khoa, hơn 15.600 cơ sở kinh doanh dược, nhà thuốc.
Theo lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, với hệ thống y tế mới đa dạng về loại hình, gia tăng số lượng cơ sở, quy mô địa bàn mở rộng... sẽ đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý. Vì vậy, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM nhấn mạnh tới cơ chế quản lý thống nhất, linh hoạt, hiện đại cần phải có trong những ngày tới.
Để sớm hình thành cơ chế quản lý như mong muốn, Sở Y tế TPHCM cam kết "sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản trị điều hành, đảm bảo phân bổ hợp lý nguồn lực, tăng cường kết nối giữa các tuyến và cơ sở y tế".
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM còn quyết tâm xây dựng đội ngũ nhân lực đủ năng lực thích ứng với mô hình tổ chức mới. Điều này là hết sức cần thiết vì yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

 

Ngày 20/6, Đảng bộ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức Đại hội Đảng bộ Sở Y tế nhiệm kỳ (2025-2027), phiên chính thức khai mạc lúc 13h30.  Tham dự có đồng chí Mai Văn Mười - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế, các đồng chí nguyên là Ban chấp hành Đảng bộ Sở Y tế và 90 đảng viên tiêu biểu đến từ các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Sở Y tế.

ĐH D bo
Đồng chí Mai Văn Mười - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại Đại hội

Hiện nay, Đảng bộ Sở Y tế có 17 chi bộ trực thuộc với 467 đảng viên. Trong nhiệm kỳ (2020-2025), Đảng bộ Sở y tế tỉnh Quảng Nam tập trung lãnh đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ thị, kết luận của Đảng, nhất là nghị quyết số 18,19,20,21 của Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành trung ương khoá XII; đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ sơ sở; triển khai Kết luận số 120-KT/TW của Bộ Chính trị khoá XI về đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở giai đoạn (2021-2025); tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 23-NQ/TU về nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; triển khai thực hiện công tác kiện toàn, sắp xếp hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế nhằm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW về tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực hiệu quả; tăng cường thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số; công tác khám bệnh chữa bệnh được nâng cao, áp dụng những kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh; thái độ phục vụ của nhân viên y tế đã có nhiều chuyển biến hướng tới sự hài lòng người bệnh và người nhà bệnh nhân; tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khoá XI về "tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong hình hình mới"; công tác bồi dưỡng lý luận chính trị được quan tâm, nhất là đối với đảng viên mới; triển khai học tập đầy đủ Nghị quyết Trung ương về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" "tự chuyển hoá" trong nội bộ và các quy định nêu dương của Bộ Chính trị.

DH dang bo 2g

Đại diện các đơn vị, ban ngành, đoàn thể tặng hoa chúc mừng đại hội

Nhiệm kỳ (2025-2030), Đảng bộ Sở y tỉnh Quảng Nam tế đặt ra những mục tiêu quan trọng nhằm xây dựng đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị hàng năm, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng và phát triển sự nghiệp y tế, dân số và an sinh xã hội tỉnh Quảng Nam đảm bảo năng lực đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới; đảm bảo mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ, góp phần nâng cao sức khoẻ về thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ; phấn đấu đến năm 2030, đạt 65 nhân viên y tế/10.000 dân, 17 bác sỹ/10.000 dân, 2,7 dược sỹ đại học/10.000 dân, đạt hơn 58 gường bệnh/ 10.000 dân, 80% trạm y tế có bác sỹ làm việc, 96,5% người dân có bảo hiểm y tế, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuôit suy dinh dưỡng thấp còi còn 20%, 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường...

Tác giả: Thùy An - Viết Thạnh

Trong những năm nay, Quảng Nam đã đạt được 3 mục tiêu trong Phòng, chống sốt rét là không có dịch sốt rét xảy ra, không có người tử vong do sốt rét và tỷ lệ mắc sốt rét còn dưới 0,01/1.000 dân số. Đến ngày 18/6/2025 đã có 18/18 huyện, thị xã, thành phố được công nhận loại trừ bệnh sốt rét. Để đạt được kết quả này, tỉnh ta đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát và khống chế hiệu quả sự lây truyền của bệnh sốt rét.

Loại trừ sốt rét trên quy mô toàn tỉnh

Từ trước những năm 2000, huyện Nam Trà My là một trong những điểm nóng của tỉnh Quảng Nam về sốt rét. Dịch bệnh hoành hành nghiêm trọng, trung bình mỗi năm ghi nhận hàng ngàn ca mắc, trong đó có nhiều trường hợp tử vong. Đặc điểm địa hình hiểm trở, rừng núi bao phủ, dân cư phân tán, điều kiện sinh sống còn lạc hậu, tỷ lệ ngủ rẫy cao đã tạo môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và lây lan nhanh chóng trong cộng đồng.

h14a

Là 1 trong huyện cuối cùng của tỉnh vừa được công nhận loại trừ xong sốt rét, thời gian qua, huyện Nam Trà My đã triển khai đồng bộ các giải pháp từ cấp huyện đến cơ sở như tăng cường truyền thông cho người dân về phòng, chống sốt rét; hướng dẫn ngủ màn để phòng muỗi đốt; tổ chức phun hóa chất tồn lưu diệt muỗi truyền bệnh tại các điểm nguy cơ; đến tận thôn, nóc để lấy lam máu xét nghiệm, khám sàng lọc, cấp thuốc điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, phối hợp giám sát, quản lý đối tượng thường xuyên vào rừng, ngủ rẫy – nhóm có nguy cơ mắc sốt rét cao. nhằm nâng cao nhận thức của người  dân, kiểm soát tốt ca bệnh và véc-tơ truyền bệnh. Nhờ đó mà trong 3 năm liên tục, trên địa bàn huyện không có dịch sốt rét xảy ra

Đặc biệt, vai trò của cán bộ y tế cơ sở được thể hiện xuyên suốt theo năm tháng như không ngại gian khó, kiên trì bám địa bàn, bám dân, lặn lội qua rừng, vượt suối đến từng thôn, nóc để tuyên truyền, phát hiện sớm và xử lý ca bệnh kịp thời. Chính sự tận tụy thầm lặng này đã góp phần quan trọng vào thành quả loại trừ sốt rét tại địa phương – một dấu mốc ghi nhận công sức bền bỉ của nhiều thế hệ cán bộ y tế miền núi.

Cầm trên tay Quyết định công nhận loại trừ sốt rét, Bác sĩ Trần Văn Thu - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My chia sẽ: Đây là một dấu mốc quan trọng và đầy tự hào đối với toàn thể ngành Y tế huyện Nam Trà My nói riêng và ngành Y tế tỉnh Quảng Nam nói chung khi chúng ta chính thức được công nhận loại trừ bệnh sốt rét trên toàn địa bàn tuyến huyện. Thành quả này không đến từ một sớm một chiều, mà là cả một quá trình dài kiên trì và bền bỉ. Đây là sự đóng góp không ngừng nghỉ của biết bao thế hệ cán bộ, viên chức, người lao động ngành Y tế từ huyện, tỉnh, các viện sốt rét, đến Trung ương – từ những năm tháng gian khổ của thời chưa có đường sá, đến hôm nay.

Bảo vệ thành quả loại trừ sốt rét bền vững

Bác sĩ CKI Dương Quốc Thảo, Phó Trưởng khoa Ký sinh trùng – Côn trùng, CDC Quảng Nam cho biết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có tờ trình gửi Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, đề xuất công nhận Quảng Nam là tỉnh đạt tiêu chí loại trừ sốt rét toàn diện trong năm nay. Tuy nhiên, sốt rét vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu lơ là công tác phòng, chống. Do đó, trong giai đoạn RAI4E (từ 2024-2026), tỉnh ta cần tập trung phòng chống sốt rét quay trở lại.

Khó khăn lớn nhất trong hoạt động phòng chống sốt rét là tiếp cận, quản lý các đối tượng đi rừng, ngủ rẫy để tuyên truyền và cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, mùng màn tẩm hóa chất. Do vậy, thời gian tới cần tập trung tiếp cận các nhóm đối tượng này. Song song đó, tiếp tục công tác truyền thông nâng cao ý thức phòng chống sốt rét cho người dân. Duy trì tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thường kỳ cho nhân viên y tế, tránh nguy cơ lãng quên do lâu ngày không còn ca bệnh. Đặc biệt, chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, thuốc men, vật tư để luôn sẵn sàng ứng phó nếu bệnh quay trở lại. Góp phần thực hiện lộ trình đến năm 2027 loại trừ xong bệnh sốt rét trên quy mô cả nước./.

Viết Thạnh

Từ ngày 3-6/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao năng lực triển khai giám sát và nâng cao năng lực triển khai các hoạt động truyền thông y tế” cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

a4e8d785d18b65d53c9a

BS.CKI Nguyễn Thị Kim Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam phát biểu khai mạc lớp tập huấn

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn, các báo cáo viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã chia sẻ nhiều nội dung quan trọng như: tầm quan trọng và phương pháp lập kế hoạch truyền thông y tế; kỹ năng giám sát và thực hiện giám sát các chương trình truyền thông; hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai, kế hoạch giám sát và báo cáo kết quả các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe;...

48a063d165dfd18188ce

Báo cáo viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam chia sẻ, hướng dẫn nhiều nội dung quan trọng cho các học viên

Thông qua lớp tập huấn, học viên không chỉ được củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe mà còn được trang bị thêm năng lực trong việc vận động sự tham gia, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương.

Việc nâng cao năng lực cho đội ngũ y tế tuyến huyện, xã sẽ góp phần quan trọng vào việc triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế tại cơ sở.

Tấn Trường

Quyết định số 1816/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (gọi tắt là Đề án 1816) là chủ trương lớn của ngành y tế.

108.jpg

Bệnh viện Trung ương Quân đội 103 hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật thăm dò đốt điện sinh lý cho Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam.

Tại tỉnh Quảng Nam, qua triển khai thực hiện Đề án 1816, nhiều bệnh viện tuyến dưới đã được đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, đào tạo chuyên môn, từ đó chất lượng cán bộ y tế được nâng cao; công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn, hạn chế tình trạng phải chuyển tuyến khi gặp những ca bệnh khó.

TIẾP CẬN CÁC KỸ THUẬT Y HỌC MỚI

Khoa Hồi sức tích cực-chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam là một trong những địa chỉ tiếp nhận các ca bệnh phức tạp, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát. Từ khi được chuyển giao và áp dụng kỹ thuật ECMO (Extracorporeal Membrane Oxygenation), một phương pháp sử dụng hệ thống tuần hoàn máu bên ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống cho những bệnh nhân gặp các vấn đề về cấp cứu suy hô hấp và suy tim, nhiều ca bệnh nặng đã được cứu chữa thành công.

Bác sĩ Huỳnh Minh Thảo, Khoa Hồi sức tích cực-chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam chia sẻ: Kỹ thuật ECMO lần đầu được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam là dành cho bệnh nhân Covid-19 với sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trung ương. Khoa cũng là đơn vị đầu tiên trong hệ thống các bệnh viện tuyến tỉnh của miền trung áp dụng kỹ thuật cao này. Để làm chủ kỹ thuật ECMO, nhiều cán bộ, y, bác sĩ của khoa đã được bệnh viện cử đi đào tạo cấp tốc ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội những trung tâm đầu ngành về hồi sức.

“Trong vài tháng vừa qua, khoa đã triển khai hai ca ECMO với kết quả cứu chữa thành công. Trong đó, ca đầu tiên có sự hỗ trợ của ê-kíp đến từ Hà Nội. Ca thứ hai là một bệnh nhân nhồi máu cơ tim rất nặng nhưng bệnh viện đã tự thân cố gắng giúp cứu chữa bệnh nhân”, bác sĩ Huỳnh Minh Thảo cho biết.Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, thời gian qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chỉ đạo tuyến và Đề án 1816 theosự phân công của Sở Y tế; hỗ trợ các trung tâm y tế, các bệnh viện khu vực khi có yêu cầu hoặc theo hợp đồng.

Đặc biệt, đã liên hệ với các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 175 Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Bình Dân... về việc hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật.Trong năm 2024, đơn vị đã tiếp nhận và chuyển giao các kỹ thuật chuyên môn như đọc kết quả nhũ ảnh, kỹ thuật chụp nhũ ảnh và kỹ thuật hình ảnh y học. Việc chuyển giao kỹ thuật giúp cán bộ, y, bác sĩ từng bước nâng cao tay nghề, chất lượng điều trị, cứu sống được nhiều trường hợp bệnh nhân nặng không thể chuyển lên tuyến trên và giảm chi phí điều trị bệnh.

Bác sĩ Đoàn Văn Quốc, Kỹ sư Vật lý, Khoa Ung bướu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam cho biết, trong quá trình đượccử đi đào tạo ở Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy… theo Đề án 1816, đã luôn nhận được sự dạy bảo, tận tình giúp đỡ của các thầy cô, bác sĩ và đồng nghiệp trong bệnh viện.“Điều ấn tượng nhất trong quá trình đi học của chúng tôi là sự nhiệt tình trong chỉ dạy, truyền đạt kiến thức.

Với các kỹ thuật đã được học, áp dụng vào thực tế Khoa Ung bướu, chúng tôi có thể tự tin điều trị các bệnh lý ung thư có chỉ định, bảo đảm an toàn, hiệu quả, chính xác cho bệnh nhân”, bác sĩ Quốc nói.Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam Nguyễn Tải cho biết, nhờ Đề án 1816 mà nhiều kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật mới được kết nối trực tuyến và thực hành thuần thục như: Phẫu thuật nội soi khớp gối điều trị đứt dây chằng chéo khớp gối; gây mê phẫu thuật sọnão-cột sống và phụ dụng cụ phẫu thuật sọ não-cột sống; tim mạch…

Bên cạnh chuyển giao kỹ thuật theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, trang thiết bị hiện đại cũng được đầu tư để phù hợp với tình hình khám, chữa bệnh. Khi có ca bệnh khó, các y, bác sĩ ở bệnh viện trung ương hỗ trợ tham gia hội chẩn và đưa ra lời khuyên, góp phần thu hẹp khoảng cách địa lý giữa tuyến trên và tuyến dưới.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH

Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, từ khi Đề án 1816 ra đời đến nay, các bệnh viện trong tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam… đã được tiếp nhận hàng nghìn lượt cán bộ hỗtrợ chuyên môn đến từ các bệnh viện tuyến trung ương. Ngoài ra, sở còn phân công các bệnh viện tuyến tỉnh cử cán bộ luân phiên hỗ trợ bệnh viện tuyến huyện theo nhu cầu đề xuất.

Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam, ThS, BS CKII Lê Minh Dũng chia sẻ: Với địa bàn thường xuyên tiếp nhận, điều trị cho nhân dân khu vực miền núi, nhất là ở khu vực biên giới, chúng tôi liên tục khảo sát nhu cầu cụ thể của từng đơn vị tuyến dưới để xây dựng kế hoạch hỗ trợ sát thực. Duy trì thường xuyên việc cử cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện hỗ trợ tuyến dưới, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Đồng thời, tăng cường khám, chữa bệnh từ xa (Telemedicine) để hỗ trợ tuyến dưới trong chẩn đoán, hội chẩn, đào tạo và luôn kết hợp các bệnh viện tuyến trên, bệnh viện chuyên khoa hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật.

Ngoài ra, cử nhân viên tham gia đào tạo chuyên môn kỹ thuật tại các bệnh viện tuyến trên theo Đề án bệnh viện vệ tinh và Đề án 1816 nhằm nâng cao chuyên môn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam Mai Văn Mười cho biết: Ngành y tế Quảng Nam luôn đổi mới toàn diện phong cách, tinh thần, thái độ phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngoài sự quan tâm đầu tư nguồn lực mạnh mẽ từ lãnh đạo tỉnh, ngành y tế Quảng Nam cũng nhận được hỗ trợ tích cực từ các bệnh viện hàng đầu cả nước.

Trong những năm qua, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh của Quảng Nam đã phối hợp, ký kết nhiều chương trình khám, chữa bệnh từ xa, chuyển giao kỹ thuật mới, hiện đại.“Thực hiện Đề án 1816, bên cạnh việc tiếp nhận, áp dụng những dịch vụ kỹ thuật cao từ các bệnh viện tuyến trên, hằng năm ngành y tế đều xây dựng kế hoạch giao cho các đơn vị tuyến tỉnh hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cao cho các đơn vị tuyến cơ sở. Qua đó, giúp chất lượng y tế, chất lượng chăm sóc người bệnh được đồng đều hơn giữa các tuyến, mang dịch vụ kỹ thuật tốt nhất đến bệnh nhân, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa”, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam Mai Văn Mười nói.

Theo Báo Nhân dân

Sáng ngày 29/5, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết đến thăm, tặng quà cho trẻ em tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Điện Bàn nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6 và Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025.

tho01698

Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết thăm hỏi tình hình nuôi dạy trẻ em khuyết tật tại Trung tâm


Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Điện Bàn đóng tại Khối phố Cổ An Đông, phường Điện Nam Đông. Tại đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết đến từng phòng nuôi dạy trẻ để thăm hỏi và nắm tình hình hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ bị khuyết tật.

tho01727

B

tho01718

tho01728

Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết và TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế trao quà cho người khuyết tật đang được chăm sóc tại Trung tâm

Dịp này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã gửi lời chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi đến toàn thể trẻ em tại Trung tâm luôn khỏe mạnh, chăm ngoan và trao 82 suất quà cho trẻ em khuyết tật, mỗi suất trị giá 300.000đ. Nói chuyện với lãnh đạo Trung tâm, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết mong muốn cán bộ và nhân viên Trung tâm tiếp tục quan tâm dành nhiều tình thương để chăm sóc các trẻ em bị khuyết tật, là đối tượng yếu thế xã hội, được rèn luyện và học tập tốt hơn.
Được biết, Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Điện Bàn được khánh thành vào tháng 4.2012, do tổ chức Kianh Foundation tài trợ. Trung tâm đang chăm sóc cho 92 trẻ em khuyết tật và hoạt động theo hình thức bán trú.

Theo Báo Quảng Nam

Những ngày qua, ở một số địa phương trong nước, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả, thuốc giả, không rõ nguồn gốc. Quảng Nam kiểm soát việc này ra sao? Để làm rõ, phóng viên Báo và Đài PT-TH Quảng Nam có cuộc phỏng vấn ông Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam xung quanh vấn đề này.

 anh bs mai van muoi 1

PV: Thưa ông, trước tình hình nhiều nơi trong cả nước gia tăng vụ việc sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả, thuốc giả, không rõ nguồn gốc..., ngành y tế Quảng Nam đã có động thái gì nhằm phát hiện, ngăn chặn tình trạng này?

Ông Mai Văn Mười: Từ đầu năm đến nay, Sở Y tế đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan kiên quyết đấu tranh phòng chống sữa giả, thực phẩm chức năng giả, thuốc giả.

Đồng thời thông tin tuyên truyền rộng rãi, khuyến cáo cho người dân được biết danh mục các sản phẩm sữa giả, thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cũng như danh sách các công ty sản xuất, phân phối các mặt hàng này theo công bố của Bộ Công an và Bộ Y tế.

Ngoài ra, Sở thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để triển khai công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh. Các đoàn chú trọng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của các loại sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Nội dung kiểm tra còn chú trọng đến việc duy trì đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (GDP), thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP); việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc.

Các đoàn cũng lưu ý kiểm tra thực hiện quy định pháp luật về lĩnh vực dược, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và quy trình cấp cứu, quy trình chuyên môn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

PV: Vừa qua, nhiều vụ nghiêm trọng liên quan đến sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, mà đặc biệt sữa giả, thuốc giả tràn vào tận bệnh viện. Sở Y tế có những lưu ý gì đối với những cơ sở kinh doanh dược để tránh vấn nạn này xuất hiện ở Quảng Nam, thưa ông?

Ông Mai Văn Mười: Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND tỉnh về hành nghề dược; thường xuyên cập nhật các văn bản về quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm. Kiểm tra, rà soát hàng hóa, thu hồi sản phẩm có dấu hiệu giả, kém chất lượng (nếu có), đồng thời báo cáo về Sở Y tế.

 

Các cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc, thực hiện đúng các quy định trong sản xuất, kinh doanh thuốc. Tuyệt đối không cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc không đúng với phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; kết nối phần mềm quản lý thuốc liên thông theo đúng quy định để quản lý quá trình phân phối thuốc đến các cơ sở.

Cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được mua bán các loại thuốc được Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành, có hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng quy định; thực hiện việc bán thuốc theo đơn, kết nối phần mềm thuốc liên thông theo quy định về bán lẻ thuốc.

Thanh tra Sở Y tế phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý khi có dấu hiệu thuốc giả; thu hồi các loại sản phẩm giả đã bị phát hiện; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

z6516958909029 faeafe8dfcdb61d86

Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm do Sở Y tế chủ trì kiểm tra tại một cơ sở bán thực phẩm dinh dưỡng ở Hội An. Ảnh: LAN NHI

PV: Việc chống hàng giả, chống thực phẩm bẩn, kiểm soát thực phẩm chức năng giả, thuốc giả chỉ thực sự hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ giữa y tế, công an, quản lý thị trường, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự cảnh giác của người dân. Chia sẻ của ông về vấn đề này?

Ông Mai Văn Mười: Đúng vậy, việc kiểm soát thực phẩm chức năng giả, thuốc giả chỉ thực sự hiệu quả khi toàn xã hội cùng tham gia. Bởi lẽ, công việc này rất quan trọng, mang tính lâu dài, phải làm thường xuyên, toàn diện, liên tục, không ngừng nghỉ, một mình ngành y tế không thể kiểm soát tất cả. Do đó cần huy động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân mới giải quyết được gốc rễ của vấn đề.

Qua đó có thể đấu tranh hiệu quả, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tạo được niềm tin cho người dân, doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Thực hiện hiệu quả điều này cũng chính là bảo vệ an ninh, vì an toàn sức khỏe nhân dân, góp phần phục vụ đất nước phát triển nhanh, bền vững.

- Xin cảm ơn ông!

LÊ PHƯỚC LAN NHI - Báo Quảng Nam

Chiều 22/5, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Quảng Nam tổ chức lễ ra mắt và đưa vào sử dụng hệ thống Kios tự phục vụ y tế thông minh.

Kios tích hợp đầy đủ các chức năng như: quét mã CCCD gắn chip, xác thực VNeID, đăng ký khám bệnh, tra cứu thông tin, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, sử dụng sinh trắc học và kết nối cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh quốc gia. Đây là bước quan trọng góp phần tối ưu hóa quy trình quản lý và vận hành hệ thống khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân.

Việc tích hợp dữ liệu khám chữa bệnh, thanh toán, sinh trắc học và định danh điện tử thông qua Kios không chỉ giúp nâng cao tính minh bạch và bảo mật thông tin mà còn là nền tảng vững chắc để phát triển bệnh viện thông minh, từng bước hình thành hệ sinh thái y tế số toàn diện trên địa bàn tỉnh.

66b73f92354f8011d95e

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành, chính thức đưa hệ thống Kios y tế thông minh vào hoạt động

Ngoài ra, Kios còn giúp bệnh nhân và người nhà chủ động đăng ký khám bệnh nhanh chóng, thuận tiện, không phải xếp hàng chờ đợi, từ đó giảm tải áp lực cho nhân viên y tế tại quầy tiếp đón.

46b133183ac58f9bd6d4

Từ Kios tự phục vụ thông minh, người dân có thể đăng ký khám bệnh bằng Căn cước công dân gắn chip và các dịch vụ khác

Được biết, Kios y tế thông minh được triển khai toàn quốc với sự phối hợp giữa Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), Ngân hàng HDBank và các đơn vị công nghệ như VNPT. Tại Quảng Nam, toàn bộ kinh phí triển khai Kios y tế thông minh tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Quảng Nam do Ngân hàng TMCP phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank) tài trợ.

Theo đại diện Bệnh viện Phụ sản – Nhi Quảng Nam, trước đó, bệnh viện đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi số nổi bật như: khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chip và ứng dụng VNeID, khai báo lưu trú trực tuyến qua nền tảng ASM, tích hợp Sổ sức khỏe điện tử và thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên VNeID.

d556ffc0f71d42431b0c

Kios tích hợp khám chữa bệnh, thanh toán và định danh điện tử, góp phần xây dựng bệnh viện thông minh, hướng đến hệ sinh thái y tế số toàn diện

Ngoài ra, đơn vị còn đang từng bước hoàn thiện bệnh án điện tử (EMR) theo đúng quy định tại Thông tư 46/2018/TT-BYT. Hệ thống phần mềm đang sử dụng gồm: HIS (quản lý thông tin khám chữa bệnh), LIS (xét nghiệm), RIS/PACS (chẩn đoán hình ảnh) và EMR (hồ sơ bệnh án điện tử). Đặc biệt, bệnh viện đã số hóa 99% biểu mẫu và tiến hành ký số trên hơn 75% biểu mẫu, giúp rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu giấy tờ hành chính…