Bệnh của tuyến giáp là có sự xuất hiện của một khối u lồi ra ở vùng cổ, thường được gọi là bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp.
Bệnh tuyến giáp bao gồm các thể loại khác nhau về hình thể và chức năng như bướu giáp đơn thuần, bướu giáp đơn nhân, bướu giáp đa nhân.
Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng vì nó sản sinh ra các chất có vai trò giúp điều hòa những hoạt động về tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn sẽ gây ra các bệnh như cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và đặc biệt là bệnh ung thư tuyến giáp, một bệnh rất nguy hiểm. Thường gặp nhất và phổ biến nhất là bệnh bướu giáp đơn thuần, chiếm 80% trường hợp.

Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt iod trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ iod là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh và khi bình thường thì tuyến giáp sẽ hấp thu iode từ thực phẩm, từ chất dinh dưỡng. Do đó, khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng iod thì nó sẽ giảm sản sinh hoóc-môn cho nên để bù đắp cho việc sản xuất hoóc-môn, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước làm cho tuyến giáp phình to ra và như thế là tạo thành bướu cổ.

- Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.
- Do dùng thuốc và thức ăn, do dùng kéo dài một số loại thuốc như: muối lithi dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa iod như thuốc cản quang, thuốc trị hen, thuốc trị thấp khớp, thuốc chống loạn nhịp hoặc do ăn thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hoóc-môn tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, khoai mì… Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ. Vì vậy, phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ lượng iod cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu tuyến giáp to ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Yếu tố nguy cơ
- Một số chất hòa tan trong nước ở một số vùng núi có nhiều canxi, magiê, flor..., làm cho nước có độ cứng cao, gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp hoóc-môn tuyến giáp và gây bướu cổ.

- Các thuốc có thể gây ức chế tập trung iod và ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hoóc-môn tuyến giáp.

- Di truyền: trong một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình, thường do rối loạn tổng hợp hoóc-môn tuyến giáp bẩm sinh. Bướu cổ thường kèm theo câm điếc, gọi là hội chứng Pendred do rối loạn hữu cơ hóa iod.

- Bệnh mạn tính: các bệnh viêm đại tràng mạn, tiêu chảy mạn, bệnh thận mạn tính... gây rối loạn hấp thu và thải trừ iod.

- Tuổi, trẻ em dễ bị bướu cổ hơn người lớn, đặc biệt là ở tuổi dậy thì vì lúc này nhu cầu hoóc-môn tuyến giáp ở ngoại vi rất cao.

- Giới, bướu cổ thường gặp ở nữ, nhất là ở tuổi dậy thì, khi có kinh, khi cho con bú vì lúc đó nhu cầu hoóc-môn tuyến giáp tăng và oestrogen ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoóc-môn tuyến giáp.

 - Điều kiện sinh hoạt, nhà ở chật chội, vệ sinh kém, ăn uống thiếu thốn cũng là nguyên nhân thiếu iod và gây bướu cổ.

Bướu cổ hầu như không gây nên những triệu chứng cụ thể nào vì nó quá nhỏ để người bệnh có thể cảm nhận được mà thường chỉ được phát hiện qua các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc các xét nghiệm khác như chụp CT, siêu âm…

Khi bướu lớn, có thể nhận biết được qua hiện tượng cổ bị cứng và bành ra nhưng trong nhiều trường hợp, khi bướu mới phát sinh hoặc còn nhỏ thì hầu như không thể cảm nhận được. Tuy nhiên, có thể nhận biết sự có mặt của nó qua các biểu hiện:

- Cảm thấy đau cổ họng hoặc luôn cảm giác cổ họng bị vướng.

- Khó nuốt.

- Khó thở.

- Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau vùng tim thoáng qua, đổ mồ hôi nhiều, giảm cân hay có các biểu hiện của thừa hoóc-môn…

- Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh…

Nếu có những biểu hiện này thì phải đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu. Phần lớn các bướu này thuộc loại lành tính nhưng cũng không loại trừ nó là ung thư. Để có thể xác định là ung thư hay không thì cách duy nhất là sinh thiết để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh và nguy cơ bướu là ung thu càng cao nếu có thêm các dấu hiệu:

- Có một bướu cứng, khác hoàn toàn với những u bướu trước đó.

- Bướu này sẽ phát triển theo từng tuần, từng tháng.

- Nó không di chuyển khi bạn sờ vào nó.

- Bướu phình to trong cổ.

- Giọng khàn khàn và rin rít.

Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không?
Nếu bướu giáp nhỏ và không gây ảnh hưởng nào cho cơ thể hoặc thẩm mỹ thì người bệnh không quan tâm nhưng khi bướu giáp lớn sẽ gây khó thở hoặc khó nuốt và có thể có ho và khàn tiếng thì trở thành mối bận tâm của người bệnh. Bướu giáp là biểu hiện các bệnh khác của tuyến giáp chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp và có thể liên quan với một số biểu hiện từ mệt mỏi, tăng cân đến giảm cân ngoài ý muốn, khó chịu và khó ngủ.

Vì vậy, khi phát hiện bướu cổ phải tới ngay cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tại Quảng Nam bệnh nhân bướu cổ nên đến phòng khám của Trung tâm Kiếm soát bệnh tật, số 135 đường Trưng nữ Vương để khám, làm đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm để phân độ bướu cổ và điều trị đúng cách.

Phòng bệnh:

- Ăn các thức ăn giàu iod như cá, mắm tôm, nước mắm..., nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển, dùng nước sạch, cải thiện điều kiện nhà ở, trồng cây phủ xanh đồi trọc chống xói mòn đất nhằm giúp giữ các yếu tố vi lượng trong đất, chữa trị kịp thời các bệnh về đường tiêu hóa và nhất là dùng thuốc hợp lý...

- Dùng muối iod là phương pháp phòng bệnh rất tốt.

Ngoài ra, có thể dùng các loại dầu iod theo chỉ định của bác sĩ để phòng bướu cổ đơn thuần.

 

Ngày 27/7 hằng năm là dịp để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động tri ân những người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sỹ để thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Vì lẽ đó, ngành Y tế Quảng Nam đã phối kết hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức Đoàn công tác đến với xã đảo Tam Hải, Núi Thành để khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bà con.

Trong 2 ngày 16-17.8, tại Sở Y tế Quảng Nam và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam, gần 250 đối tượng được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát lây nhiễm COVID-19.

Toàn bộ cán bộ, viên chức, người lao động CDC Quảng Nam, các đội Cơ động phản ứng nhanh trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Sở Y tế và các đối tượng liên quan được lấy mẫu. Sáng 18/8 đã có 100% mẫu cho kết quả âm tính.

Trước đó, ngày 14/8/2020 CDC Quảng Nam đã lấy mẫu lần 1 cho toàn bộ trung tâm để tầm soát nguy cơ nhiễm COVID-19.

 

Lấy mẫu tại cơ sở 2 CDC Quảng Nam. Ảnh L.C

Qua việc xét nghiệm sàng lọc Covid-19 nhằm phát hiện sớm lây nhiễm và tạo sự yên tâm cho đội ngũ cán bộ trực tiếp chống dịch của Sở Y tế và CDC Quảng Nam để tiếp tục nhiệm vụ phòng chống dịch.

Ánh Minh

Chiều hôm qua 12/8/2020, Đội số VI - đội cơ động phản ứng nhanh trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của CDC đã phối hợp với trung tâm y tế huyện Quế Sơn thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại xã Quế Xuân 1 huyện Quế Sơn.

ANH LAY MAU QX1

Lấy mẫu tại trạm y tế Quế xuân 1, ảnh Văn Việt

Mặt dù trời mưa giông tầm tả, điện cúp nhưng với tinh thần trách nhiệm Đội cơ động cùng với địa phương quyết tâm hết 156 mẫu cho tất cả những ca F1, những người trở về từ Đà Nẵng tại xã Quế Xuân 1.

ANH LAY MAU QX 1 2

Lấy mẫu trong lúc trời mưa giông, ảnh Văn Việt

Bắt đầu từ 13h30 trong điều kiện mưa to, ánh sáng thiếu nên các lực lượng phải lấy đến hơn 17h mới hết lượng mẫu cho bà con ở đây.

Long Cảnh


CN. Hoàng Xuân Tư
Từ ngày 01/4/2020, khu xét nghiệm sinh học phân tử, phát hiện SARS-CoV-2 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đi vào hoạt động. SARS-CoV-2 là một virus mới mà trước đây chưa tìm thấy trên người, chúng ta chưa có nhiều thông tin để phát triển, tối ưu các kỹ thuật xét nghiệm. Hiện tại quá trình phát hiện SARS-CoV-2 chủ yếu sử dụng bộ dụng cụ dựa trên phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Phương pháp này khuếch đại RNA SARS-CoV-2 từ dịch họng của bệnh nhân để có thể phát hiện ra một lượng nhỏ virus. Kỹ thuật xét nghiệm chủ yếu để phát hiện SARS-CoV-2: Một loại phát hiện virus thông qua vật liệu di truyền (acid nucleic-ARN) của virus và một loại phát hiện đáp ứng miễn dịch với virus này.
Kỹ thuật phát hiện vật liệu di truyền của virus là các kỹ thuật sinh học phân tử dựa vào nguyên lý khuếch đại gen (acid nucleic-ARN) của SARS-CoV-2. Kỹ thuật thường dùng nhất là PCR (Polymerase Chain Reaction-phản ứng chuỗi trùng hợp). Các kỹ thuật này phát hiện sự có mặt của ARN virus trong mẫu bệnh phẩm từ người nhiễm virus. Loại bệnh phẩm thường dùng nhất là dịch ở họng mũi (tỵ hầu) và họng miệng. Dùng dụng cụ chuyên dụng-tăm bông- đưa vào mũi với độ sâu nhất định để lấy dịch tỵ hầu và tăm bông đưa vào họng miệng của bệnh nhân để lấy dịch ở đây.
Theo khuyến cáo, để phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật PCR nên lấy cả hai loại bệnh phẩm này. Tuy nhiên, khả năng phát hiện virus ở dịch họng mũi cao hơn ở dịch họng miệng. Cả hai loại dịch từ một người rồi để chung vào một ống có môi trường bảo quản. Môi trường này được vận chuyển về phòng xét nghiệm để xử lý, tách vật liệu di truyền, thực hiện kỹ thuật PCR (thuật ngữ đầy đủ trong trường hợp này là Realtime Reverse Transcription-PCR) để phát hiện sự có mặt của virus trong bệnh phẩm.
Ngoài hai loại dịch kể trên, một số loại dịch tiết ở đường hô hấp dưới như đờm, dịch rửa phế quản… cũng có thể được dùng để xét nghiệm. Một điều cần lưu ý là, khả năng cũng như tỷ lệ phát hiện SARS-CoV-2 ở từng loại bệnh phẩm, từng lần lấy bệnh phẩm sẽ khác nhau ngay cả ở cùng một người và khác nhau giữa người này với người khác. Đặc biệt, khả năng phát hiện được virus cũng thay đổi qua các giai đoạn của bệnh.
Như vậy, độ nhạy của xét nghiệm trong thực tế của bất cứ kỹ thuật nào rất khó xác định chính xác (và chắc chắn là không được 100% như kỳ vọng về mặt lý thuyết). Kết quả của một xét nghiệm âm tính cũng không có nghĩa là người đó không bị nhiễm virus. Nếu một kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính cũng cần phải xem xét khả năng dương tính giả. Do vậy, việc phối hợp xét nghiệm với đánh giá các yếu tố trên lâm sàng cũng như tiền sử dịch tễ là rất quan trọng.
Đặc biệt cần lưu ý là độ chính xác của kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố khác nhau như khi lấy bệnh phẩm có đúng vị trí không, đủ lượng dịch, lượng virus trong dịch không, bệnh phẩm có được vận chuyển, bảo quản đảm bảo các điều kiện tối ưu không, việc xử lý bệnh phẩm có đúng qui định, RNA của virus có bị phá huỷ không, các khâu của quá trình xét nghiệm có được đảm bảo theo yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở y tế hay không. Nếu toàn bộ các yếu tố trên được đảm bảo, việc xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 giúp xác định người nhiễm để chẩn đoán, điều trị, giám sát cũng như quản lý bệnh nhân và cộng đồng.
Ngoài ra việc cung ứng hóa chất sinh phẩm và vật tư tiêu hao bao gồm tăm bông lấy dịch họng mũi, họng miệng, hóa chất tách chiết RNA, hóa chất thực hiện PCR phải đảm bảo tính liên tục và an toàn của các vấn đề liên quan đến test xét nghiệm.

CN. Hoàng Xuân Tư - Phó phụ trách khoa XN-CDHA-TDCN, trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam. 31/3/2020
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A. Kể từ khi chùm ca bệnh ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 03 tháng 12 năm 2019. Hiện bệnh đã lây lan ra hơn 200 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc. Tại Việt Nam bệnh cũng đang diễn biến phức tạp, đặt công tác an toàn sinh học trong lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm covid-19 là vấn đề cần được quan tâm.
Bệnh phẩm nghi nhiễm Covid-19 phải được thu thập bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn về an toàn sinh học. Tất cả các mẫu bệnh phẩm được thu thập để điều tra trong phòng xét nghiệm nên được coi là có khả năng lây nhiễm và các nhân viên y tế thu thập hoặc vận chuyển mẫu bệnh phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn về phòng chống nhiễm khuẩn và các quy định quốc gia hoặc quốc tế về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (các chất gây lây nhiễm) để giảm thiểu khả năng phơi nhiễm với mầm bệnh.
Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong việc thu thập, lưu giữ mẫu bệnh phẩm, đóng gói và vận chuyển thích hợp để thực hiện tốt việc thu thập và xét nghiệm nhanh chóng các mẫu bệnh phẩm đã đươc chỉ định
1. An toàn sinh học trong thu thập mẫu bệnh phẩm
- Mẫu bệnh phẩm: có thể chứa tác nhân lây nhiễm
- Khi thu thập: đảm bảo an toàn và các biện pháp khử nhiễm để bảo vệ người lấy mẫu, người được lấy mẫu, đồng nghiệp, nhân viên phòng xét nghiệm, cộng đồng, môi trường
- Tránh nhiễm chéo mẫu bệnh phẩm, đảm bảo chất lượng mẫu bệnh phẩm
- Người thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm phải được đào tạo/ tập huấn về kỹ năng thu thập mẫu bệnh phẩm và an toàn sinh học
- An toàn cho người lấy mẫu:
+ Lựa chọn và sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp.
+ Rửa/Sát khuẩn tay trước và sau khi lấy mẫu.
+ Được đào tạo/tập huấn kỹ năng lấy mẫu, an toàn sinh học.
+ Thực hiện theo quy trình lấy mẫu được quy định.
+ Sử dụng dụng cụ dùng 01 lần
+ Khử nhiễm dụng cụ
+ Sát khuẩn bằng cồn 700
+ Lấy mẫu ở khu vực riêng biệt, đảm bảo sạch, thông khí tốt
- An toàn cho nhân viên y tế, cộng đồng và môi trường:
+ Thu gom và xử lý chất thải đúng quy định
+ Khử nhiễm thích hợp
+ Xử lý sự cố đúng quy trình
2. Trang bị bảo hộ cá nhân:
Găng tay dùng một lần, làm bằng chất liệu nitrile, không bột. Cổ găng dài quá cổ tay, tốt nhất là dài đến giữa cẳng tay (độ dài tối thiểu của găng là 280mm)
Khẩu trang (y tế, N95 …), chống thấm, người đeo có thể thở dễ dàng, dễ nhận diện mặt trong và ngoài, hình dạng thiết kế sao cho không bị hút vào miệng (ví dụ hình mỏ vịt hoặc hình nón chụp)
Quần, áo bảo hộ: Áo dài tay, chiều dài áo đến giữa đùi; nên bằng chất liệu chống thấm, sáng màu để dễ nhận diện khi bị bẩn, ve tay áo chun hoặc được cố định để không bị vén lên. Nếu áo làm bằng chất liệu thấm nước, cần mặc thêm tạp dề không thấm nước ở ngoài khi thực hiện những hoạt động dự kiến có thể sẽ bị văng bắn,tràn đổ lượng lớn dung dịch
Kính bảo hộ: Gắn kín với da mặt, khung nhựa PVC linh hoạt để có thể vừa với các loại khung mặt. Gắn kín mắt và vùng xung quanh; vừa với cả những người phải đeo kính y khoa; mắt nhựa trong đã được xử lý chống xước và chống bị hơi mờ; có dây điều chỉnh để kính được giữ chắc và không rơi ra trong khi làm việc; có bộ phận thoát khí để tránh bị hơi mờ.
Tấm chắn bảo vệ mặt: Làm bởi nhựa trong, cho phép nhìn xuyên qua tốt; có dây tròng qua đầu sao cho tấm chắn gắn khớp với trán (dây điều chỉnh được); nên chống bị hơi mờ; phải che toàn bộ phía mặt trước và hai bên
Mũ trùm đầu, giày kín mũi…
Mặc quần áo phòng hộ cá nhân: Thực hiện đúng các bước khi mặc và cởi trang thiết bị bảo hộ cá nhân theo hướng dẫn phụ lục 3, Quyết định 343/QĐ-BYT(7/02/2020)
3. Khi lấy mẫu xét nghiệm:
- Sử dụng khẩu trang chuyên dụng: theo tiêu chuẩn NIOSH N95 hoặc EU FFP2 hoặc loại tương ứng hoặc có khả năng bảo vệ cao hơn. Khi đeo khẩu trang, luôn kiểm tra khẩu trang có vừa khít với mặt hay không.
- Sử dụng kính bảo vệ mắt
- Sử dụng bộ quần áo bảo hộ.
- Sử dụng găng tay. Thay găng tay và thực hiện vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với từng bệnh nhân.
- Thực hiện việc lấy mẫu trong phòng được lưu thông khí đầy đủ.
- Hạn chế tối thiểu số người có mặt trong phòng lấy mẫu/phòng bệnh
4. An toàn khi tiếp xúc khí dung có chứa tác nhân gây bệnh
- Khí dung tạo ra khi: Người bệnh ho, hắt hơi và thực hiện một số thủ thuật như hút rửa, nội sôi khí, phế quản, ...
5. Xử lý chất thải lây nhiễm
- Cho chất thải lây nhiễm vào túi đựng rác thải lây nhiễm (theo quy định).
- Cho chất thải sắc nhọn vào hộp đựng vật sắc nhọn (theo quy định).
- Hấp tiệt trùng chất thải lây nhiễm trước khi đưa vào nơi tập trung chất thải y tế để đem đi xử lý và tiêu hủy.
- Khử nhiễm bằng dung dịch sát khuẩn (chloramin B 0,1% hoặc cồn 70%) bề mặt làm việc và các thiết bị liên quan.
- Thực hiện vệ sinh tay.

Căn cứ Công văn số 3332/BSTQCKTĐP-CV ngày 12/11/2021 của Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về việc xin lấy ý kiến dự thảo và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Để việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đúng quy định, Ban soạn thảo xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

moi truong

- Phạm vi lấy ý kiến: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Hình thức lấy ý kiến: Ban soạn thảo đăng dự thảo xin góp ý:
+ Tại cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Nam: góp ý qua mục văn bản pháp luật;
+ Tại cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Quảng Nam: Ghi trực tiếp trên biểu mẫu đính kèm (file số 6) và gởi vào địa chỉ mail: “This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
+ Tại cổng thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam: Ghi trực tiếp trên biểu mẫu đính kèm (file số 6) và gởi vào địa chỉ mail: “This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Thời gian lấy ý kiến: 30 ngày (từ ngày 12/11/2021 đến ngày 12/12/2021).
- Nội dung dự thảo: Tổ chức, cá nhân có thể truy cập vào địa chỉ trang website Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam: https://quangnam.gov.vn, trang website của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam: http://soyte.quangnam.gov.vn, trang website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam: https://quangnamcdc.gov.vn/ hoặc Báo Quảng Nam Online https://baoquangnam.vn/y-te để xem nội dung chi tiết và đóng góp ý kiến.

Cụ thể theo các file đính kèm

1. Báo cáo Thuyết minh lựa chọn các thông số chất lượng nước sạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Báo cáo Đánh giá mức độ các nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3. Dự thảo Quyết định và Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4. Phiếu góp ý dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”;
5. Dự thảo QC
6. Mẫu phiếu góp ý

Ban soạn thảo đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý dự thảo nêu trên trước khi Ban sọan thảo thực hiện các bước tiếp theo theo quy định. Rất mong được sự quan tâm của quý cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Xin chân thành cảm ơn!

ThS. Thanh Trà

Trước hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một số địa phương áp dụng biện pháp phun hóa chất diệt khuẩn tại các nơi công cộng để phòng chống dịch; tại một số địa điểm, cơ quan, tổ chức lắp đặt buồng khử khuẩn để phun hóa chất diệt khuẩn vào người đứng trong buồng; một số đơn vị sử dụng máy phun hóa chất diệt khuẩn phun vào người cách ly, nhập cảnh...

PHUN HC HOI AN

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những nơi như đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa vi rút SARS-CoV-2. Việc phun hóa chất diệt khuẩn ở ngoài trời không được WHO, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (CDC Hoa kỳ) khuyến cáo do kém hiệu quả, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phun và người xung quanh khu vực phun. Việc sử dụng số lượng lớn hóa chất diệt khuẩn để phun diệt khuẩn ngoài trời còn có thể gây hại đến môi trường và làm lãng phí nguồn hóa chất dự trữ cho công tác phòng, chống dịch. Mặt khác, WHO và CDC Hoa kỳ cũng khuyến cáo không phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào do phương pháp này không làm giảm nguy cơ lây nhiễm mà có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Để đảm bảo công tác vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc giaphòng, chống dịch COVID-19) đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo:

1. Không thực hiện việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt vi rút SARS-CoV-2 tại những khu vực ngoài trời.

2. Không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào, gồm cả biện pháp dùng máy phun hóa chất trực tiếp vào người hoặc sử dụng buồng khử khuẩn phun hóa chất.

3. Việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng theo hướng dẫn tại Công văn số 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế.
dungta.mt_Tran Anh Dung_02/08/2021 11:19:144. Khi sử dụng các hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) cấp số đăng ký lưu hành còn hiệu lực, phải sử dụng theo đúng liều lượng và phương pháp sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm. Danh sách chế phẩm được cấp số đăng ký lưu hành được công khai trên trang thông tin điện tử http://vihema.gov.vn.

Long Cảnh

Ngày 14/12/2018 Bộ Y tế ban hành Thông tư 41/2018/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Để phục vụ công tác xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thông báo đến các đơn vị kiểm nghiệm, phân tích các thông số nước sạch đủ điều kiện tại Khoản 1, Điều 5, Chương 2, QCVN 01-1:2018/BYT tham gia chào giá.

nuoc sach 2

Toàn văn Thư mời chào giá theo tập đính kèm

Tệp đính kèm
Download this file (Thư mời XN QCĐP.pdf)Thư mời XN QCĐP.pdf

1. Khái niệm quan trắc môi trường.
Quan trắc môi trường là hoạt động theo dõi, giám sát chất lượng môi trường định kỳ. Mục đích của việc làm này nhằm phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động như thế nào đến môi trường.
2. Vì sao phải thực hiện quan trắc môi trường
2.1 Quản lý môi trường – kinh tế
Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu

Cung cấp những thông tin về môi trường một cách định kỳ theo tháng hoặc năm từ đó giúp các cơ quan đơn vị quản lý hiệu quả. Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu từ đó có thể đánh giá chính xác được mức độ ô nhiễm, Có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không

Lợi ích về kinh tế:

Lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản là môi lĩnh vực nhạy cảm đối với môi trường vì vây quan trắc môi trường hải sản, Là phương pháp duy nhất giúp theo dõi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm cá và các sinh vật ở biển sông hồ, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa, thời tiết có những diễn biến xấu và ảnh hưởng đến tình trạng chung như chênh lệch nhiệt độ hay oxy hòa tan giữa ngày và đêm,

2.2 Phát triển con người xã hội
Công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển dẫn đến tình tràng ô nhiễm môi trường, vấn đề xử lý nước thải ngày càng gia tăng chính vì vậy chúng ta cần sinh trắc môi trường với tần suất theo quy định để có thể phần nào nắm bắt cũng như hạn chế được các nguy cơ xấu gây đe dọa để sức khỏe của con người cũng như các sinh vật khác

3 Phân loại quan trắc môi trường hiện nay
Quan trắc môi trường được quy định rõ ràng theo quy định của pháp luật . Tuy nhiên trải từng thời kì thì những quy định nay đã có những thay đổi nhất định để có thể phù hợp với từng địa điểm cũng như khu vực. Về cơ bạn thì quy đinh quan trắc môi trường bao gồm:

Quan trắc môi trường đất nền
Quan trắc môi trường đất nền đó là cung cấp những đánh giá về diễn biến môi trường. Những diễn biến chất lượng này được đánh giá dựa trên quy mô quốc gia để hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu báo cáo thực trạng môi trường. Bên cạnh việc cung cấp các đánh giá, quan trắc môi trường nền còn giúp cảnh báo những diễn biến bất thường của môi trường và kịp thời đưa ra hướng giải quyết khắc phục ô nhiễm.
Quan trắc môi trường nước 
Theo như quy định của thông tư được Bô TN& MT ban hành quan trắc môi trường nước bao gồm quá trình đo đạc cũng như đánh giá về chất lượng nước ở tất các lĩnh vực và loại hình

Môi trường nước lục địa: Bao gôm nước thải, ao hô, sông suối…. ần suất được quy định với môi trường mặt nước lục địa trung bình tần suất thực hành là trong khoảng 6 lần/năm.
Môi trường nước biển: Đây là môi trường thuộc dạng biến đổi vì vậy việc quan trắc vì vậy rất nên quá trình quan trắc thường diễn ra lâu hơn vơi thời gian từ khoảng 3 năm – 5 năm/lần.
Quan trắc tiếng ồn
Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT quy định về quan môi trường tiếng ồn, theo đó: Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép, phân biệt nhóm các loại tiếng ồn Từ đó đưa ra được những đánh giá cũng như cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn. Hiện nay tần suất quy định số lần quan trắc môi trường tiếng ồn và độ rung trung bình được chỉ định tối thiểu là 4 lần trong 1 năm.

Quan trắc môi trường không khí
Đây là quá trình sử dụng một tổ hợp các máy móc thiết bị có khả năng đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục và truyền trực tiếp dữ liệu về trung tâm quản lý, phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

4. Quy đinh về sinh trắc môi trường hiện nay

Sinh trắc định kì
Sinh trắc định kì hay còn gọi là quan trắc môi trường định kỳ là quá trình thực hiện các văn bản báo cáo đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp theo quy định mới nhất của pháp luật. Năm 2020 nhà nước ta đang có những dự thảo luật về môi trường sửa đổi qua đó đã giảm thiểu tần suất báo cáo quan trắc môi trường định kì.

Quan trắc tự động
Ứng dụng những thành tưu của khoa học công nghệ vào thực tiễn. Phương pháp quan trắc môi trường tự động được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực đặc biệt là:
Quan trắc nước thải tự động
các thông số có liên quan đến việc quan trắc bao gồm lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, độ PH và các thông số đặc trưng the yêu cầu của nhà nước, đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động cần sở hữu thiết bị lấy nước tự động, lấp đặt camera có kết nối internet để tiện giám sát cửa thải và có khả năng lưu giữ hình ảnh trong khoảng thời gian là 3 tháng gần nhất.

Đối với quan trắc khí thải tự động
Điều này được thể hiện rõ trong phần phụ lục 11 ban hành kèm thông tư đối với trường hợp cơ sở có nhiều nguồn khí thải công nghiệp, chủ cơ sở cần phải quan trắc tự động liên tục các nguồn khí thải ở đầu ra.

Long Cảnh (tổng hợp)