GS.TS Đỗ Doãn Lợi, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam thông tin, Việt Nam thuộc nhóm những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất trên thế giới. Cứ 4 người trên 25 tuổi sẽ có 1 người đã và sẽ bị đột quỵ.

     Tại Hội thảo về Chương trình dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim do Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Kusumi tổ chức, GS.TS Đỗ Doãn Lợi cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2020, Việt Nam có gần 160.000 người tử vong vì đột quỵ do tắc mạch não, xuất huyết não. Thông thường cứ 3 người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ thì 2 người sẽ tử vong hoặc gặp các di chứng nặng cần người chăm sóc trong vòng 5 năm sau đột quỵ.

dai hoc tokyo benh vien kusumi 1GS.TS Đỗ Doãn Lợi (thứ 3 từ phải sang) cùng các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia đến từ Nhật Bản

     Với đột quỵ do xuất huyết, cứ 4 người thì 3 người tử vong hoặc để lại biến chứng, cần người chăm sóc nhiều năm. Còn với nhồi máu cơ tim, tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 60% và cũng để lại tình trạng tàn phế, gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội.

     Đáng báo động là tình trạng bệnh nhân bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim đang có xu hướng trẻ hóa. 20% số bệnh nhân nhồi máu cơ tim trên thế giới là dưới 40 tuổi. Còn tại Việt Nam, các bệnh viện chuyên ngành tim mạch, đột quỵ ghi nhận nhiều bệnh nhân chỉ hơn 20 tuổi đến hơn 30 đã bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân là do giới trẻ hiện nay đang sống theo "trend", ăn nhiều đồ ăn nhanh, nghiện thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, chất kích thích, nước ngọt có ga, sử dụng điện thoại, máy tính liên tục, sống vội vã căng thẳng và ít vận động. Đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

     Đưa ra lời khuyên đối với người trẻ, GS,TS Đỗ Doãn Lợi cho biết, muốn sống khỏe phải xác định cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tránh rượu bia, thuốc lá, tăng cường vận động thể lực nhiều hơn.

     TS Azumi Ishizaki, chuyên gia về Nội khoa đến từ Nhật Bản cho biết: “Nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch ở người Việt Nam được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp gồm huyết áp cao, hút thuốc lá, đường máu cao, mỡ máu cao và béo phì. Như vậy, đối với người Việt Nam, việc cải thiện tình trạng tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, tăng mỡ máu, béo phì...; không lạm dụng rượu bia, không hút thuốc, kiểm soát cân nặng hợp lý, vận động, tập thể dục phù hợp  sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch”.

     Theo WHO, bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim có tỷ lệ mắc rất cao, nhưng đại đa số các yếu tố nguy cơ chính gây ra 2 bệnh này lại có thể phòng ngừa được. Chương trình dự phòng phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim do Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Kusumi triển khai sẽ góp phần khắc phục tình trạng hàng trăm nghìn ca tử vong và hàng triệu trường hợp tàn phế do 2 căn bệnh này tại nước ta mỗi năm.

Theo suckhoedoisong.vn

Theo đề xuất của Bộ Y tế, các diện tích chuyên dùng tính theo kích thước thông thủy theo quy định của pháp luật về xây dựng. Diện tích chuyên dùng (các phòng trưởng khoa, phó khoa, bác sỹ, y tá/điều dưỡng, y tá trưởng/điều dưỡng trưởng, chuyên gia) là diện tích tối đa.

     Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của Bệnh viện đa khoa; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

     Dự thảo Thông tư đề xuất quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng công trình sự nghiệp y tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế y tế theo quy định tại Điều 7 và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, bao gồm: Bệnh viện đa khoa; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

     Đề xuất diện tích chuyên dùng áp dụng chung cho các khoa trong bệnh viện

     Theo dự thảo, diện tích chuyên dùng (diện tích) áp dụng chung cho các khoa trong bệnh viện được đề xuất như sau:

     Phòng giao ban, sinh hoạt chung diện tích 2 m2/người; phòng trưởng khoa, phó khoa diện tích 18 m2/phòng (Không bao gồm diện tích chức danh theo Nghị định 152/2017/NĐ-CP); phòng chuyên gia diện tích 18 m2/phòng; phòng bác sỹ diện tích 6-9 m2/chỗ (Theo Bộ Y tế, "chỗ" là diện tích làm việc của 1 bác bác sỹ); phòng y tá, điều dưỡng diện tích 6 m2/chỗ ("Chỗ" là diện tích làm việc của 1 y tá, điều dưỡng)…

base64 16816870900682081765249 1

Theo đề xuất của Bộ Y tế, các diện tích chuyên dùng tính theo kích thước thông thủy theo quy định của pháp luật về xây dựng. Diện tích chuyên dùng (các phòng trưởng khoa, phó khoa, bác sĩ, y tá/điều dưỡng, y tá trưởng/điều dưỡng trưởng, chuyên gia) là diện tích tối đa. (ảnh minh hoạ)

     Phòng lưu bệnh nhân 1 giường diện tích 12-15 m2/giường (Không bao gồm diện tích phòng vệ sinh); phòng lưu bệnh nhân lớn hơn 1 giường diện tích 6-9 m2/giường (Không bao gồm diện tích phòng vệ sinh).

     Phòng thủ thuật diện tích 9-12 m2/giường (Bao gồm không gian kê giường, chỗ bác sĩ thực hiện thủ thuật và chỗ đặt các thiết bị y tế hỗ trợ); phòng cấp cứu (trong khoa điều trị nội trú) diện tích 9-12 m2/giường (Bao gồm không gian kê giường, chỗ bác sĩ thực hiện thủ thuật và chỗ đặt các thiết bị y tế hỗ trợ ).

     Bộ phận đón tiếp diện tích 4-6 m2/chỗ làm việc (Trong đó, "chỗ làm việc" là diện tích làm việc dành cho 01 nhân viên y tế để hướng dẫn, làm các thủ tục hành chính, tiếp nhận, trả kết quả. Căn cứ quy mô, công suất hoạt động của mỗi đơn vị để xác định số chỗ làm việc cho phù hợp); chỗ đợi diện tích 1,2- 1,5 m2/chỗ đợi/người lớn; 1,5 - 1,8 m2/chỗ đợi/trẻ em (Bộ Y tế giải thích, "chỗ đợi" là diện tích để lắp đặt ghế ngồi đợi của 1 người đợi).

     Đề xuất diện tích chuyên dùng Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú

     Bộ Y tế đề xuất diện tích chuyên dùng Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú cụ thể như sau: Phòng khám nội, khám ngoại diện tích 9-15 m2/chỗ (Theo Bộ Y tế, "chỗ" là không gian làm việc của 1 bác sỹ và 1 y tá/điều dưỡng (nếu có) gồm: giường khám, bàn ghế khám, tủ dụng cụ và các thiết bị y tế hỗ trợ).

     Phòng thủ thuật ngoại diện tích 24-30 m2/phòng; dự thảo nêu rõ, 4 chỗ khám bố trí 1 phòng thủ thuật.

     Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề xuất: Phòng khám sản, phòng khám phụ khoa diện tích 15-18 m2/chỗ; phòng khám nhi thường diện tích 9-15 m2/chỗ.

     Ngoài ra, phòng cho bú (bố trí tại khu vực khám nhi) diện tích 1,5 - 1,8 m2/chỗ (Bộ Y tế giải thích: "chỗ" bao gồm không gian kê ghế cho 1 mẹ và con).

     Phòng tạm lưu bệnh nhân diện tích 18 m2/bệnh nhân (Có vệ sinh khép kín); phòng khám răng có diện tích 12-15 m2/chỗ; phòng tiểu phẫu răng diện tích 12-15 m2/chỗ (Trong đó, "chỗ" bao gồm không gian kê giường, chỗ bác sĩ thực hiện thủ thuật và các thiết bị y tế hỗ trợ); phòng chỉnh hình răng diện tích 9-12 m2/chỗ (Trong đó, "chỗ" bao gồm không gian kê ghế răng, chỗ bác sĩ thực hiện thủ thuật chỉnh hình và các thiết bị y tế hỗ trợ).

     Phòng khám mắt diện tích 15-18 m2/chỗ; phòng khám tai mũi họng diện tích 12-15 m2/chỗ.

     Phòng cách ly diện tích 18 m2/bệnh nhân (Có vệ sinh khép kín); phòng sơ cứu diện tích 9-12 m2/giường.

     Phòng phát thuốc, chỗ bán thuốc diện tích 9-12 m2/chỗ (Theo Bộ Y tế, "chỗ" bao gồm không gian phát thuốc, tủ thuốc, bàn, quầy, ghế của 1 nhân viên và 1 bệnh nhân); kho thuốc diện tích 24-30 m2/kho…

     Dự thảo nêu rõ, các diện tích chuyên dùng tính theo kích thước thông thủy theo quy định của pháp luật về xây dựng. Diện tích chuyên dùng (các phòng trưởng khoa, phó khoa, bác sĩ, y tá/điều dưỡng, y tá trưởng/điều dưỡng trưởng, chuyên gia) là diện tích tối đa.

kham benh 1724218977702225649782

Thăm khám cho người bệnh

     Dự thảo nêu rõ, đối với dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình Bệnh viện đa khoa và Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật có liên quan và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì không xác định lại diện tích theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Thông tư này.

     Bộ, cơ quan trung ương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp phù hợp với quy định tại Thông tư này tiếp tục thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức đã ban hành.

Theo suckhoedoisong.vn

         Số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do sử dụng thuốc lá cao. Tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng/năm.

         Tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng/năm

         Theo bà Phan Thị Hải – Phó Giám đốc Phụ trách, Điều hành, Quản lý Quỹ Phòng chống tác của hại thuốc lá (PCTHTL), trong những năm qua, với sự ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ, sự hỗ trợ của Quỹ PCTHTL, nỗ lực của Bộ Y tế và các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, công tác PCTHTL đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

         Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật PCTHTL cho thấy nhờ có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm.

phan thi hai thuoc la 1728430186

Bà Phan Thị Hải – Phó Giám đốc Phụ trách, Điều hành, Quản lý Quỹ Phòng chống tác của hại thuốc lá.

         Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên cũng đã giảm, trong đó, ở nhóm 13-17 tuổi đã giảm từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019, ở nhóm 13-15 tuổi giảm từ 2,5% vào năm 2014 xuống còn 1,9% vào năm 2022.

         Tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng giảm đáng kể cả ở các hộ gia đình, nơi công cộng và nơi làm việc.

         "Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác PCTHTL. Tuy vậy, theo đánh giá, Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới"- bà Hải nói.

         Phân tích những hệ lụy của sử dụng thuốc lá nói chung và tỷ lệ hút thuốc lá cao ở nam giới như Việt Nam hiện nay, bà Hải cho biết có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

         Dẫn thông tin từ nghiên cứu của Bệnh viện K, bà Hải cho hay: Tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá 96,8%.

         "Số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao"- bà Hải nói.

         Về gánh nặng kinh tế do sử dụng thuốc lá, chuyên gia cho biết ước tính từ tổng tiêu thụ năm 2020, người Việt dành 49.000 tỷ VNĐ/năm để mua thuốc lá. Và những điều đó dẫn đến hệ lụy là tại Việt Nam, theo ước tính sơ bộ của Hội Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2022, tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng một năm.

         Phân tích nguyên nhân bà Hải cho biết, một trong những lý do chủ yếu của việc tỷ lệ hút thuốc lá còn cao và giảm chậm là do thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp. Giá thuốc lá rẻ làm tăng khả năng tiếp cận và mua thuốc lá của thanh thiếu niên và người nghèo.

         "Thuế thuốc lá được coi là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn người trẻ bắt đầu hút thuốc và giúp người đang hút thuốc cai thuốc. Tuy nhiên, biện pháp thuế chỉ thực sự phát huy hiệu quả của nó nếu thuế thuốc lá được tăng lên mức độ có ý nghĩa và thường xuyên"- bà Hải nhấn mạnh thêm.

         Khuyến nghị về tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam

         Mục tiêu cụ thể của Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 là giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36 %; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1%.
         Bà Phan Thị Hải cho hay, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay Việt Nam đang áp dụng tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo tỷ lệ là 75% và giá tính thuế là giá xuất xưởng. Tỷ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ chỉ chiếm 38,8% giá bán lẻ, (trong khi Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị tỷ lệ này cần đạt ít nhất 70% - 75% giá bán lẻ), thấp hơn so với trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình là 59% giá bán lẻ, bằng một nửa của hầu hết các nước ASEAN ví dụ như Thái Lan là 78,6% giá bán lẻ, Singapore là 67,1% giá bán lẻ, Indonesia 62,3%giá bán lẻ.

         "Theo báo cáo toàn cầu của Tổ chức Y tế thể giới, Việt Nam nằm trong số 15 nước có giá thuốc lá thấp nhất thế giới Nếu duy trì mức thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay, Việt Nam không thể đạt mục tiêu quốc gia. Do trượt giá và tăng thu nhập, thuốc lá vốn đã rất rẻ sẽ còn rẻ hơn nữa (tính tương đối so với thu nhập và các mặt hàng khác)"- bà Hải thông tin.

         Theo ước tính của mô hình TaxSim (WHO và các chuyên gia khác), tỷ lệ hút thuốc nam giới có thể tăng trở lại lên thành 43.4% vào năm 2030) nếu không tăng thuế ở mức cao. Kể cả khi thực hiện rất tốt các chính sách PCTHTL khác, Việt Nam cũng không thể đạt được mức giảm tỷ lệ hút thuốc của nam giới xuống dưới 36%.

thue thuoc la 9 1728431426636153

Theo ước tính của mô hình TaxSim (WHO và các chuyên gia khác), tỷ lệ hút thuốc nam giới có thể tăng trở lại lên thành 43.4% vào năm 2030) nếu không tăng thuế ở mức cao.

         Do đó, chuyên gia cho rằng, bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn và tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

         Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Bộ Tài chính đã đưa ra 2 phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, theo đó giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay (75%) và bổ sung thêm mức thuế tuyệt đối, bà Hải bày tỏ nhất trí về sự cần thiết ban hành, mục đích, quan điểm xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nhằm thể chế hóa và thực hiện chủ trương của nhà nước về tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

         Theo bà Hải, cả hai phương án đề xuất về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá đều thực hiện hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp và bao gồm việc tăng đều đặn về mức thuế tuyệt đối để giảm khả năng chi trả cho thuốc lá theo thời gian.

         "Phương án 2 là vượt trội hơn vì nó phù hợp hơn với thông lệ tốt nhất toàn cầu về việc thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp nên dựa nhiều hơn vào thuế suất tuyệt đối. Phương án 2 sẽ làm giảm số lượng người hút thuốc ngay từ những năm đầu giai đoạn 2026-2030, đem lại lợi ích lớn hơn về mặt phòng ngừa bệnh tật và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe"- bà Hải bày tỏ, nhưng cho biết thêm phương án này vẫn có yếu điểm là mức tăng giá bán lẻ các năm sau 2026 đó chỉ đạt khoảng 4-5%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng, chưa đủ mạnh để duy trì ổn định tác động giảm sức mua.

        Với cả 2 phương án này, mức thuế tuyệt đối tính đến năm 2030 mới là 10.000 đồng/1 bao, mới chiếm tỷ trọng khoảng 59,38% giá bán lẻ.

Theo suckhoedoisong.vn

 

UBND TP.Hội An vừa đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương trên địa bàn thành phố tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Theo đó, UBND thành phố đề nghị thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34 ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17 ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn theo phân cấp; tăng cường kiểm tra liên ngành, hậu kiểm việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền phổ biến các văn bản quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố,...

Ngoài ra, ngành chức năng chuẩn bị phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để sẵn sàng lấy mẫu, truy xuất nguồn gốc, cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; vận động, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thực hiện thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp giấy theo quy định.


Theo Báo Quảng Nam

 Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để chủ động, kịp thời thực hiện công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
Quy định về đấu thầu thuốc, thiết bị y tế đã được ban hành đầy đủ, thống nhất và đồng bộ
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc triển khai công tác mua sắm thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

Bộ Y tế cho biết, để bảo đảm đủ thuốc, thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 (gọi chung là Luật Đấu thầu); Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (gọi chung là Nghị định số 24/2024/NĐ-CP); Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu.
"Như vậy, quy định của pháp luật về đấu thầu đối với thuốc, thiết bị y tế đã được ban hành kịp thời, đầy đủ, thống nhất và đồng bộ"- Bộ Y tế nhấn mạnh.

thuoc

Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên để chủ động, kịp thời thực hiện công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Bộ Y tế cũng nêu rõ: Liên quan đến các khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong việc thực hiện Luật Đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị các cơ quan, đơn vị liên hệ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn.

Mua thêm tối đa 30% khối lượng của hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng gói thầu
Để bảo đảm việc mua sắm thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế không bị gián đoạn, các cơ quan, đơn vị có thể thực hiện như sau:

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu đấu thầu rộng rãi, đàm phán giá với số lượng tùy chọn mua thêm tối đa 30% khối lượng của hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng. Trong trường hợp này, giá gói thầu không bao gồm giá trị của phần dự kiến mua thêm; việc áp dụng tùy chọn mua thêm thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu và Nghị định số 24/2024/NĐ-CP;

Tổ chức lựa chọn nhà thầu trong năm này để mua sắm cho các năm tiếp theo theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP (ví dụ: tháng 8 năm 2024, các cơ quan, đơn vị có thể tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ, xây lắp trong năm 2025, 2026). Trong trường hợp này, văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải dự kiến dự toán mua sắm cho các năm sau làm cơ sở lập giá gói thầu;

Tổ chức lựa chọn nhà thầu với thời gian thực hiện hợp đồng dài hơn 01 năm theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 37 và khoản 3 Điều 39 Luật Đấu thầu (ví dụ: các cơ quan, đơn vị có thể tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế cho các năm 2025, 2026). Trong trường hợp này, nguồn vốn có thể được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.

Đối với đấu thầu mua sắm vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế: Việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT và Thông tư số 07/2024/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đối với đấu thầu mua sắm thuốc: Việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2024/TT-BYT, Thông tư số 05/2024/TT-BYT và Thông tư số 07/2024/TT- BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2024/TT-BKHĐT của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong việc thực hiện Thông tư số 04/2024/TT-BYT, Thông tư số 05/2024/TT-BYT và Thông tư số 07/2024/TT-BYT, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Y tế để được hướng dẫn.

Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên bệnh viện công thế nào?
Cũng tại văn bản này Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở y tế công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 07/2024/TT-BYT.
Theo đó đối với thuốc trong danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, cơ sở y tế công lập có thể thực hiện mua sắm theo một hoặc các cách sau:

Tính gộp số lượng thuốc cần mua để bán lẻ vào số lượng thuốc cần mua sắm, đấu thầu của cơ sở y tế và lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định;

Tách riêng số lượng thuốc cần mua để bán lẻ thành một hoặc một số gói thầu và lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Bộ Y tế lưu ý khi áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu, cơ sở y tế phải bảo đảm đáp ứng quy định về điều kiện áp dụng và quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP (ví dụ: trường hợp áp dụng chỉ định thầu thì phải tuân thủ quy định tại Điều 23 Luật Đấu thầu; các Điều 76, 77, 78 và khoản 1 Điều 94 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP. Trường hợp áp dụng mua sắm trực tiếp thì phải tuân thủ quy định tại Điều 25 Luật Đấu thầu và Điều 80 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP...).

Trong trường hợp này, cơ sở y tế cần lưu ý, giá trúng thầu đối với thuốc mua để bán lẻ không được cao hơn giá trúng thầu của thuốc có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, cùng tên thương mại với thuốc đã trúng thầu và cung ứng tại cơ sở y tế đỏ (bao gồm thuốc mua sắm tập trung và đàm phán giá).

Đối với thuốc không thuộc trường hợp trên, cơ sở y tế công lập tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình mà không yêu cầu bắt buộc phải thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và Thông tư số 07/2024/TT-BYT.

Cũng tại văn bản này, Bộ Y tế nêu rõ: Theo quy định tại Luật Đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, Thông tư số 04/2024/TT-BYT và Thông tư số 07/2024/TT-BYT, cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và cơ sở y tế thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được tự tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu đối với các thuốc nằm ngoài danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia, danh mục thuốc áp dụng đàm phán giá.

Tuy nhiên, trường hợp các cơ sở y tế này có nhu cầu mua sắm thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp địa phương thì có thể thỏa thuận với Đơn vị mua sắm tập trung để tổng hợp nhu cầu mua sắm của cơ sở y tế vào gói thầu mua sắm thuốc tập trung của địa phương.

Việc Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận tổng hợp nhu cầu mua thuốc của cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và cơ sở y tế thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế vào gói thầu mua sắm tập trung thuốc của địa phương là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu mà không cần phải có sự chấp thuận của Bộ Y tế.

Ngoài ra, cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và cơ sở y tế thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có thể sử dụng kết quả đấu thầu rộng rãi của Đơn vị mua sắm tập trung để áp dụng mua sắm trực tiếp theo quy định tại Điều 25 Luật Đấu thầu và Điều 80 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP đối với thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp địa phương.

Theo Báo Suckhoedoisong.vn

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 06/6/2024, ghi nhận 523 trường hợp sốt xuất huyết tại 18/18 huyện/thị xã/thành phố, giảm 40,4% so với cùng kỳ năm 2023 (878 TH). Đã phát hiện và xử lý 09 ổ dịch tại Thăng Bình (04), Tam Kỳ (02), Tiên Phước (01), Quế sơn (01) và Phú Ninh (01). Tăng 01 ổ dịch so với cùng kỳ năm 2023 (08 ổ). Hiện nay thời tiết thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn và bọ gậy phát triển, nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng là rất cao nếu không có các biện pháp chủ động phòng chống.

Hưởng ứng ngày Asean phòng chống Sốt xuất huyết, từ ngày 10 đến 15/6, Quảng Nam đã triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục phòng, chống SXHD như Lễ phát động ra quân tổng vệ sinh, tìm diệt ổ chứa bọ gậy tại các xã trọng điểm; treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích tại các trục đường chính, các tụ điểm công cộng và tất cả các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Truyền thông lưu động trên xe ô tô và  truyền thông trên loa, đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố; Cấp phát tờ rơi về phòng chống dịch bệnh SXHD đến tận hộ gia đình; Phát động cộng đồng tham gia hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy phòng, chống SXHD; Tổ chức phun hoá chất diệt muỗi chủ động phòng, chống bệnh SXHD tại xã/phường trọn.

Một số hình ảnh Hưởng ứng ngày Asean phòng chống Sốt xuất huyết:

ra qu

Treo băng rôn phòng, chống Sốt xuất huyết tại các trục đường chính

lat3

Ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy tại các hộ nhà dân

 

br857

Treo băng rôn phòng, chống Sốt xuất huyết tại các trục đường chính

 

dai loc8ca

Xe lưu động truyên truyền phòng chống Sốt xuất huyết

 

 Khoa TT-GDSK

 

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024
do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, từ đầu năm đến nay nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra ở một số địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Cục Quản lý môi trường y tế đã xây dựng tài liệu hướng dẫn xử lý nước hộ gia đình bằng các biện pháp đơn giản áp dụng cho những hộ gia đình chưa được cấp nước sạch từ các cơ sở cung cấp nước tập trung hoặc trong trường hợp khẩn cấp (như lũ lụt, hạn hán) không có nước sạch để sử dụng. Việc hướng dẫn xử lý nước trên nhằm phòng chống các dịch, bệnh lây qua đường nước như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn,...

Các biện pháp xử lý nước

1. Lựa chọn nguồn nước

Nên lựa chọn nước giếng đào, nước giếng khoan để xử lý. Trong trường hợp không có nguồn nước ngầm, phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch thì cần lựa chọn những điểm có khả năng ít bị ô nhiễm nhất, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt để xử lý theo các bước sau đây.

2. Các biện pháp xử lý nước

Bước 1: Làm trong nước

Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

- Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

- Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).

Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.

Bước 2: Khử trùng nước

Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.

a) Khử trùng nước bằng hóa chất:

- Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến
nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước trong, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.

- Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Cách khử trùng:

- Viên Cloramin B 0,25g:

Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

- Viên Aquatabs 67mg:

Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.

- Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramin hoạt tính trong l lít nước.

Đối với bột Cloramin B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramin B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.

Lưu ý:

- Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.

- Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.

- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

- Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi rồi mới sử dụng.

- Việc khử trùng nước bằng hóa chất bột cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các cán bộ y tế có chuyên môn.

- Trước khi tiến hành khử trùng cần kiểm tra hạn sử dụng của hóa chất, nên sử dụng hóa chất còn hạn sử dụng để đảm bảo liều lượng và hiệu quả khử trùng.

b) Đun sôi nước

- Chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi

- Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.

- Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

c) Sử dụng các thiết bị lọc nước

Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm tra của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.

Lưu ý: Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.

anhh 1

anhhh 2

anhhh 3

rtnbggj4

Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế

Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ cho nhân lực y tế cơ sở tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc. Có chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở...
Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở được nêu tại Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.

Tại quyết định nêu rõ, việc ban hành kế hoạch nhằm quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tại Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới (Chỉ thị số 25-CT/TW).
Từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân về công tác y tế cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực cho công tác y tế cơ sở; đồng thời xác định nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW.

Tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở gắn với đổi mới cơ chế tài chính
Trong kế hoạch nêu rõ tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước: Vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở;

Đổi mới phương thức phân bổ ngân sách dựa trên kết quả hoạt động và điều kiện thực tiễn; áp dụng phương thức Nhà nước đặt hàng. Hoàn thiện các gói dịch vụ y tế cơ bản để giao nhiệm vụ cho y tế cơ sở thực hiện;

Chi trả theo hướng khuyến khích cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, quản lý sức khoẻ dân cư tại cộng đồng. Tăng cường nguồn lực cho y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện bệnh sớm;

Hoàn thiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hướng tính đúng, tính đủ, xác định rõ chính sách phúc lợi, chính sách an sinh trong giá dịch vụ y tế; Nghiên cứu tiếp tục tăng mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình phù hợp với ngân sách nhà nước, khả năng chi trả của Nhân dân; từng bước mở rộng danh mục dịch vụ thuộc phạm vi của y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả phù hợp với mức đóng.

anh doi size 4947

Phấn đấu đến năm 2030, mỗi trạm y tế có ít nhất một bác sĩ cơ hữu
Kế hoạch phấn đấu đến năm 2030, mỗi trạm y tế có ít nhất một bác sĩ cơ hữu; mỗi thôn, bản có một nhân viên y tế được đào tạo hoặc tập huấn về chuyên môn;

Xây dựng Đề án vị trí việc làm, phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp theo phân cấp của Chính phủ và tuyển dụng với số lượng, cơ cấu phù hợp, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tại y tế cơ sở;

Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ cho nhân lực y tế cơ sở tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc. Có chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở, nhất là vùng khó khăn, biên giới, hải đảo;

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở; có chính sách đào tạo đặc thù cho khu vực khó khăn; phối hợp linh hoạt các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả việc luân phiên, luân chuyển, điều động nhân lực y tế để hỗ trợ thường xuyên cho y tế cơ sở.

Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cơ sở
Cùng với đó, đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cơ sở.

Cụ thể, chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; thực hiện quản lý sức khoẻ người dân tại gia đình và cộng đồng. Sớm hoàn thành mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khoẻ toàn diện.

Phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số; trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả; trên 95% dân số được quản lý sức khoẻ; người có nguy cơ cao mắc bệnh được kiểm tra sức khoẻ ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho toàn dân.

Phát triển mô hình bác sĩ gia đình, thiết lập hệ thống chuyển tuyến chuyên môn linh hoạt. Xây dựng quy định việc chuyển tuyến chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm thực hiện hiệu quả chủ trương phát triển y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Phát huy vai trò, hiệu quả của y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ. Đẩy mạnh kết hợp quân - dân y, y tế cơ sở gắn kết với y tế trường học, nâng cao năng lực y tế vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.

Triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của y tế cơ sở; đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin, tăng cường kết nối giữa y tế cơ sở với y tế tuyến trên và người dân trong tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh từ xa; thống kê, quản lý dữ liệu về y tế cơ sở thống nhất với hệ thống y tế trong cả nước, gắn với bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân, thông tin cá nhân.

Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về y tế cơ sở vào trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm
Cũng tại kế hoạch này nhấn mạnh nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong xây dựng, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về y tế cơ sở.

Theo đó, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về y tế cơ sở vào trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và chiến lược phát triển dài hạn của quốc gia, các ngành, các cấp và địa phương;

Tiếp tục rà soát, xây dựng chính sách, pháp luật về y tế cơ sở đồng bộ với chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, phòng, chống bệnh truyền nhiễm, an toàn thực phẩm… bảo đảm y tế cơ sở giữ vai trò tuyến đầu trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân;

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích y tế tư nhân, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế dự phòng và kết nối với y tế cơ sở trong quản lý sức khoẻ cá nhân.

Kiện toàn tổ chức bộ máy y tế cơ sở: trạm y tế xã, phường, thị trấn; trung tâm y tế cấp huyện; y tế trường học, y tế cơ quan, nông, lâm trường, doanh nghiệp và y tế khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất.

TT-GDSK

Theo Baosuckhoedoisong.vn

Công đoàn cơ sở Trung tâm Y tế Hội An nữ chiếm phần lớn, trong tổng số 235 đoàn viên Công đoàn, 171 nữ đoàn viên – viên chức – người lao động, chiếm hơn 72% lực lượng đang công tác tại Trung tâm Y tế Hội An.

HOI AN 1

Nữ đoàn viên công đoàn TTYT Hội An tổ chức Vui hội trăng rằm cho các cháu thiếu nhi

          Trong nhiều năm qua, với tinh thần thi đua sôi nổi, tích cực hưởng ứng phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đội ngũ nữ y, bác sĩ, viên chức – người lao động đang làm việc tại tất cả các khoa, phòng, trạm y tế, phòng khám Quân Dân Y xã Tân Hiệp ngày đêm thầm lặng, đóng góp to lớn trong thành quả chung của toàn đơn vị. 

HOI AN2

Nấu cháo tặng bệnh nhân nghèo đang điều trị tại Bệnh viện 

Nhiều chị mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngặt nghèo, chồng con mắc phải bệnh nan y,… nhưng vẫn cố gắng, nuôi con học hành thành tài, các chị đã nỗ lực vượt khó, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, với sự động viên, hỗ trợ, giúp đỡ của chị em đồng nghiệp. 

Trong những năm qua, nữ đoàn viên Công đoàn, nữ viên chức, người lao động Trung tâm Y tế Hội An đã phát huy truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, góp vốn quay vòng giúp nhau phát triển kinh tế gia đình; các chị tự tay tổ chức nấu và cấp phát suất ăn cho các bệnh nhân, tặng quà cho các bệnh nhi đang điều trị nội trú tại khoa Nhi - Dinh dưỡng của Trung tâm Y tế, tặng quà cho các em thiếu nhi mồ côi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Nam nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tết Trung thu hàng năm; hỗ trợ quà tết cho những chị em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, mỗi suất quà trị giá năm nghìn đồng.

HOI AN3

Tặng quà cho các đoàn viên nữ khó khăn 

   Ngoài ra, đội ngũ nữ đoàn viên Công đoàn, viên chức – người lao động của Trung tâm Y tế Hội An tích cực hưởng ứng tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Tham gia giải bóng đá nữ, chạy việt dã, hội thi - hội diễn văn nghệ tại thành phố đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Hằng năm, thành tích khen thưởng trên tất cả các lĩnh vực công tác đảng, chuyên môn, công đoàn,… thì nữ đoàn viên công đoàn, viên chức, người lao động chiếm đại đa số, đã góp phần xây dựng Trung tâm Y tế Hội An ngày càng phát triển. 

 

 Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ có nguy cơ bùng phát bệnh sởi cao hoặc rất cao vào cuối năm nay, trừ khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa khẩn cấp. Theo dữ liệu của WHO, số ca mắc bệnh năm 2023 đã tăng 79% lên hơn 300.000 ca…
WHO cho biết, các trường hợp mắc bệnh sởi đang gia tăng ở hầu hết các khu vực, chủ yếu là do bỏ lỡ tiêm chủng trong những năm xảy ra dịch COVID-19, khi hệ thống y tế bị quá tải và tụt hậu so với việc tiêm chủng định kỳ, cho các bệnh có thể phòng ngừa được. Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ có nguy cơ bùng phát cao hoặc rất cao vào cuối năm nay.

Theo Natasha Crowcroft, cố vấn kỹ thuật cấp cao về bệnh sởi và rubella của WHO: Điều chúng tôi lo lắng là năm nay (2024), chúng ta có những khoảng trống lớn trong các chương trình tiêm chủng và nếu chúng ta không nhanh chóng lấp đầy chúng bằng vaccine, bệnh sởi sẽ nhảy vào khoảng trống đó.

15b1
1. Bệnh sởi là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và rất dễ lây lan qua các giọt hô hấp và có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm não hoặc tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ và những người bị suy giảm miễn dịch.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi

Sốt cao
Phát ban lan rộng trong cơ thể (phát ban có thể bắt đầu ở đầu và sau đó lan sang phần còn lại của cơ thể).
Ho
Mắt đỏ
Đau họng
Sổ mũi
Đốm trắng bên trong miệng…
Các triệu chứng của bệnh sởi thường bắt đầu từ 10–14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Dấu hiệu đặc trưng là phát ban, đặc biệt bắt đầu trên mặt và lan xuống dưới, bao gồm các đốm đỏ phẳng có thể hợp nhất khi bệnh tiến triển. Ngoài ra, người bệnh có thể nhạy cảm với ánh sáng, đau họng và có những đốm trắng nhỏ bên trong miệng.
2. Biến chứng của bệnh sởi
Theo WHO, hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh sởi là do các biến chứng liên quan đến bệnh, có thể bao gồm:

Mù lòa
Viêm não (nhiễm trùng gây sưng não và tổn thương não)
Tiêu chảy nặng và mất nước liên quan
Nhiễm trùng tai
Các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng bao gồm viêm phổi
Ở phụ nữ mang thai, virus có thể gây nguy hiểm cho người mẹ và khiến con sinh ra sớm bị dị tật bẩm sinh.
Cân nặng khi sinh thấp…
3 .Phòng chống bệnh sởi như thế nào?
iêm vaccine là cách tốt nhất để ngăn ngừa mắc bệnh sởi hoặc lây bệnh sang người khác. WHO cho biết vaccine này an toàn và giúp cơ thể chống lại virus.

Trước năm 1963, khi vaccine sởi chưa được triển khai, các dịch bệnh lớn xảy ra khoảng hai đến ba năm một lần và gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm.

WHO cho biết: "Mặc dù đã có sẵn vaccine an toàn và tiết kiệm chi phí, nhưng vào năm 2021, ước tính có khoảng 128.000 ca tử vong do bệnh sởi trên toàn cầu, chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ".

Đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến việc tiêm phòng sởi, dẫn đến những thất bại trong nỗ lực giám sát và tiêm chủng, khiến hàng triệu trẻ em dễ bị tổn thương.

4. Cách ngăn ngừa bệnh sởi không lây lan trong gia đình
Để phòng ngừa bệnh sởi lây lan cần:

1.Đảm bảo rằng mọi người trong gia đình đều đã tiêm vaccine phòng sởi (MMR). Đây là cách tốt nhất để đảm bảo bệnh không lây lan. Trẻ em cần hai liều vaccine này.
2.Trong trường hợp bạn bị nhiễm trùng ngay cả sau khi tiêm vaccine, bạn nên tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của bệnh.
3.Người mắc bệnh sởi phải cách ly cho đến khi hết triệu chứng.
4.Không đi đến những nơi đông người trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
5.Hãy cảnh giác với các triệu chứng để có thể phát hiện sớm.
6.Không tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
7.Giữ vệ sinh đúng cách như rửa tay, khử trùng… Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự thực hiện trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

TT-GDSK

Theo b a suckhoedoisong.vn

Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). 

Tính từ đầu năm đến ngày 20/02/2024 cả nước ghi nhận 17 ca (nghi dại và dại), tăng 8 ca so với cùng kì năm năm 2023 (9 ca). Các ca bệnh dại xuất hiện ở 14/63 tỉnh thành phố là: Đăk Lăk (3 ca), Long An (2 ca), Thanh Hóa (1 ca), Lạng Sơn (1 ca), Vĩnh Phúc (1 ca), Hòa Bình (1 ca), Lai Châu (1 ca), Thái Nguyên (1 ca), Bến Tre (1 ca), Cà Mau (1 ca), Ninh Thuận (1 ca), Phú Yên (1 ca), Quảng Bình (1 ca), Bình Thuận (1 ca).

20190522 111726 461669 f23e3b4f3d0ed4508d1.max 1800x1800

ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN, ĐỂ DỰ PHÒNG BỆNH DẠI CẦN:

1. Dự phòng trước phơi nhiễm

- Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.

- Tiêm nhắc lại theo định kỳ: Áp dụng cho những người do công việc thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc với vi rút dại và chỉ tiêm nhắc lại 1 liều khi xét nghiệm chuẩn độ kháng thể dại ở mức dưới 0,5UI/ml.

2. Đối với người bị vật nuôi nghi mắc bệnh dại cắn hoặc cào, liếm (vào vùng da bị tổn thương) cần:

Điều trị dự phòng nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, bao gồm: rửa vết thương, tiêm vắc xin phòng dại và sử dụng huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định.

3. Xử lý vết thương:

- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i-ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

- Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.

- Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.

Tài liệu tham khảo:

- Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người";

 

Khoa PCBTN

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người là gốc của mọi công việc. Mối quan tâm lớn nhất, xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vấn đề con người và sự phát triển con người một cách toàn diện, trong đó xem sức khỏe là vốn quý nhất. Tư tưởng y đức của Người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển nền y học nước ta.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì và phát triển nòi giống và đã sản sinh ra nhiều danh y nổi tiếng. Tiêu biểu nhất cho các danh y dân tộc là hai đại danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế của dân tộc một khối lượng tri thức phong phú về y lý, y đức, y thuật và những bài thuốc quý. Cũng trong quá trình xây dựng nền y học dân tộc, các danh y của ta đã khẳng định yếu tố cơ bản, yếu tố gốc của người thầy thuốc là y đức. Làm nghề y là theo phương châm trị bệnh cứu người. Con người phải được đối xử bình đẳng trong chữa trị bệnh.

Đoàn thanh niên TTYT huyện Nam Giang khám bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bà con đồng bào vùng cao, khó khăn
Những năm gần đây, dưới sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường, y đức trở thành vấn đề bức xúc. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã có những chủ trương, biện pháp với quyết tâm xây dựng y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh và cụ thể là thực hiện 12 Điêu Y đức của Bộ Y tế. Có thể nói những qui định về y đức nêu trên được dư luận trong ngành và cả nước ủng hộ. Những điều quy định đó đã giúp cho việc giáo dục, rèn luyện, tự phê bình và phê bình, cũng như cổ vũ phong trào thi đua phấn đấu để trở thành những chuẩn mực đạo đức ngành Y tế.

Sau bao nhiêu năm đổi mới, ngành Y tế nói chung, cán bộ ngành y tế huyện nhà Nam Giang cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Tuy nhiên, Nam Giang cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đời sống cán bộ ngành y tế Nam Giang gặp rất nhiều khó khăn, sự quan tâm chính sách chưa tương xứng với việc thời gian đào tạo lâu dài và tốn kém kinh phí, bên cạnh đó nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều ưu điểm nhưng những tác động tiêu cực của nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giữ gìn phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.

Trước thực trạng đó, Đoàn thanh niên là lực lượng nòng cốt vận dụng tư tưởng y đức Hồ Chí Minh, ngành Y tế đã tích cực nhạy bén, chủ động đề ra “Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân″ dưới sự lãnh đạo của Cấp ủy Chi bộ, Ban Giám đốc và Công đoàn đề ra các quy định về y đức và tiêu chuẩn nâng cao y đức, cùng các vấn đề liên quan đến xây dựng và hoàn thiện nhân cách người Thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay. Đây là những công việc cần thiết để hưởng ứng cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức phong cách HCM. Nhân Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2024), thế hệ trẻ ĐVTN ngành Y tế huyện nhà cùng chia sẻ với nhau về việc ngành Y tế học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức.

Xác định không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề Y, nó đi liền với sự xuất hiện con người và chắc chắn sẽ tồn tại cho đến khi không còn sự sống của loài người. Cũng không có nghề nào như nghề Y mà một lỗi lầm hay một thiếu sót dù nhỏ lại có thể gây nên những tác hại lớn đến sức khỏe và thậm chí đến tính mạng của con người, mà người mắc lỗi có khi không còn cơ hội sửa chữa, khắc phục được nữa. Đã từ lâu, người ta đã coi nghề Y là một nghề quan trọng, đặc biệt, một nghề nhân đạo có quan hệ đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai nòi giống, đến sức khỏe và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.

Với lời dạy của các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã có những di huấn về Y đức quý báu để lại. Hơn 200 năm trước đây, ở nước ta, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người: Sống chết trong tay mình nắm, phúc họa trong một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”. Ông đã nêu lên chín điều răn dạy rất cụ thể và sâu sắc mà thầy thuốc thường gặp, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cố giáo sư Hồ Đắc Di, một trong những thầy thuốc tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam đã nói với nhiều lớp học viên ngành y: “Trong mọi nghề, có lẽ nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo là hai nghề cao thượng nhất: Một mang lại sự sống, một mang lại trí tuệ. Cả hai đều đòi hỏi lương tâm trong sáng.

nam giang

Đoàn công tác Quân dân Y huyện Nam Giang chụp ảnh kỉ niệm tại Chương trình khám bệnh thiện nguyện dịp Xuân Giáp Thìn

Với những gì lời dạy của các bậc danh y, những tiêu chuẩn, quy chế và luật pháp về y đức trong hành nghề y, dược; lời thề của Ông Tổ ngành Y Hippocrate đã được sử dụng trong các thời đại khác nhau để giáo dục và bảo đảm giữ gìn đạo đức người thầy thuốc. Lớp trẻ ngành Y tế nói chung và huyện Nam Giang nói riêng ai đã bước vào nghề Y thì luôn ghi nhớ lợi dạy cũng như lời thề của Hippocrate bằng những hành động cụ thể trong suốt cuộc đời cống hiến cho việc chăm sóc người bệnh vốn là nghề cao quý đó!

CLB thầy thuốc trẻ của huyện Nam Giang được thành lập và hoạt động hơn 5 năm với sứ mệnh nâng cao y đức, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác và sáng tạo, nghiên cứu khoa học, nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa vùng biên giới và bà con nước bạn Lào. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam lần thứ IV nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra phương hướng công tác Hội và phong trào thầy thuốc trẻ, đó là: Phát động và triển khai 2 chương trình: “Thầy thuốc trẻ tiên phong, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và cải tiến chất lượng” và “Thầy thuốc trẻ xung kích, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”. Điều này đã mở ra cho CLB thầy thuốc trẻ huyện Nam Giang những nỗ lực phấn đấu trong tương lai và những năm sắp đến, đẩy mạnh công tác tuổi trẻ xung kích vì cộng đồng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ cách mạng bàn nhiều nhất về đạo đức. Nếu như mọi người đều có thể tìm thấy trong di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh những quan điểm, tư tưởng đạo đức phù hợp với mình thì cán bộ, nhân viên ngành y, nhận rõ điều đó nhất. Có thể nói, sau đạo đức của người cán bộ cách mạng nói chung, đạo đức ngành Y được Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn đến nhiều nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cán bộ, nhân viên ngành Y danh hiệu cao quý và đẹp đẽ nhất: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Đây chính là yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của các bộ và nhân viên ngành Y đối với người bệnh.

Suốt những năm qua, tuổi trẻ ngành Y TTYT huyện Nam Giang luôn tự hào khoác lên vai màu áo trắng thiêng liêng, không ngại học tập chuyên môn, nâng cao trình độ tay nghề, và hạnh phúc lớn nhất của người Thầy thuốc là được người bệnh công nhận và hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh của mình. Thế hệ trẻ ngành Y tế luôn là lực lượng xung kích nhất trong cải cách thủ tục hành chính, cải tiến và áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình khám chữa bệnh.

nam giang1

Đoàn công tác Quân dân Y huyện Nam Giang chụp ảnh kỉ niệm tại Chương trình khám bệnh thiện nguyện dịp Xuân Giáp Thìn

Với màu áo xanh thanh niên, lớp lớp đoàn viên ngành Y tế đã lên đường với kiến thức và nhiệt huyết của mình, đến với người dân vùng sâu vùng xa, những chiến sĩ nơi tuyến đầu Tổ quốc qua các chuyến khám bệnh từ thiện mỗi năm. Đặc biệt trong đại dịch COVID-19, tuổi trẻ CLB Thầy thuốc trẻ của ngành Y tế huyện Nam Giang đã tình nguyện 02 cán bộ cùng với hàng trăm ĐVTN ngành Y tế Quảng Nam, vào hỗ trợ tâm dịch tại TPHCM; phải kể đến ĐVTN tiêu biểu đó là: Cử nhân Cao Dương Hồng Sơn và Cử nhân Huỳnh Thi Mỹ Lệ là một trong những gương ĐVTN tiêu biểu được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam biểu dượng tặng Bằng khen. Ngoài ra, hàng năm, CLB thầy thuốc trẻ có kế hoạch phối hợp với TYT Quân dân Y và một số mạnh thường quân đến các xã vùng cao trên địa bàn huyện để khám chữa bệnh cho người dân. Rất nhiều phong trào ý nghĩa gắn liền với chương trình cụ thể thiết thực. Từ đó xây dựng nên hình ảnh người thầy thuốc trẻ vừa vững tay nghề, vừa giàu tính nhân văn. Những chuyến công tác thiện nguyện, CLB thầy thuốc trẻ luôn biết phối hợp với địa phương để tuyên truyền vận động người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, các cán bộ thầy thuốc trẻ luôn tiên phong trong các công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho trẻ vị thành niên, bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ cũng như thực hiện KHHGĐ. Ngoài ra cũng phối hợp với Trạm Y tế xã trong công tác khám và chữa bệnh cho người cao tuổi ở vùng sâu vùng xa. Để vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, một yếu tố không thể thiếu đối với Y bác sĩ trên địa bàn huyện Nam Giang đó là tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ y tế và sự giúp đỡ hết lòng chăm sóc người bệnh xứng đáng với lời dạy của Bác “ Lương y phải như từ mẫu”.

Trần Tấn Tài

Trung tâm Y tế Nam Giang