QUẢNG NAM QUYẾT TÂM BẢO VỆ THÀNH QUẢ CHỐNG DỊCH SAU NHIỀU NGÀY KHÔNG CÓ CA MẮC
Đến ngày 26/8/2020, Quảng Nam 6 ngày liền không có ca mắc COVID-19, có được thành quả này là quá trình vào cuộc chống dịch của cả hệ thống chính trị tại đây.
Đăng nhập với tài khoản Google.
Đến ngày 26/8/2020, Quảng Nam 6 ngày liền không có ca mắc COVID-19, có được thành quả này là quá trình vào cuộc chống dịch của cả hệ thống chính trị tại đây.
WHO cho rằng, người bị mắc Covid-19 không có nghĩa là họ đã làm gì sai. Do đó, đừng phân biệt đối xử với những người mắc bệnh này. Đoàn kết cho chúng ta sức mạnh để chiến thắng Covid-19. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm Covid-19, không phân biệt chủng tộc, tuổi tác hoặc phẩm chất cá nhân khác.
Trước hết, phải thấy rằng, người mắc Covid-19 là những bệnh nhân. Vì lý do này hay lý do khác, họ cũng chỉ là nạn nhân của bệnh dịch toàn cầu. Khi họ mắc bệnh thì cũng như bao người bệnh khác phải chịu tổn hại về sức khỏe, tâm lý. Trong khi cả hệ thống y tế đang ra sức chữa trị thì cộng đồng đừng vì thế mà “đeo vào cổ họ” thêm căn bệnh tinh thần không đáng có.
Điều ai cũng hiểu, nếu bản thân bị nhiễm bệnh sẽ gây hại trước hết cho bản thân, tiếp đó là lây cho người thân, gia đình, bạn bè rồi mới đến những người quen, những người tiếp xúc. Vậy hỏi rằng có ai muốn như vậy?
Sự kỳ thị làm tổn thương tất cả mọi người bằng cách tạo thêm sự sợ hãi hoặc tức giận. Sự kỳ thị cũng có thể khiến người ta dễ giấu triệu chứng hoặc giấu bệnh hơn, khiến họ không tìm được sự chăm sóc y tế và cản trở người ta áp dụng các hành vi giữ gìn sức khỏe. Điều này có nghĩa, sự kỳ thị có thể khiến việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh bùng phát còn khó khăn hơn.
Sự kỳ thị có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, cảm xúc và tâm thần của các nhóm người bị kỳ thị và cộng đồng nơi họ sinh sống. Những người bị kỳ thị có thể bị cô lập, trầm cảm, lo âu hoặc bị bêu xấu ở nơi công cộng. Ngăn chặn sự kỳ thị là rất quan trọng để giúp cộng đồng và thành viên trong cộng đồng được an toàn và mạnh khỏe hơn. Mọi người đều có thể chung tay chặn đứng kỳ thị liên quan tới Covid-19 bằng cách hiểu rõ sự thật về căn bệnh này và chia sẻ với người khác trong cộng đồng của mình.
Cuộc sống mùa dịch đã mang đến bao khó khăn, bất ổn và lo lắng. Xin đừng đổ thêm gánh nặng và tổn thương cho người khác và những người đang phải nỗ lực đẩy lùi bệnh tật. Xin đừng vô tình biến mình thành đồng minh của vi rút vô cảm, vi rút thiếu trách nhiệm.
BSCKI. KIM VÂN
“Nơi tuyến đầu luôn xông pha - ở hậu phương luôn đồng lòng”. Cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 cần có sự tham gia của tất cả mọi người dân trong toàn xã hội. Nên mỗi người dân hãy là một “pháo đài” vững chắc trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh Covid – 19.
Ý thức, trách nhiệm cá nhân
Gần cả tháng nay, quán bún điểm tâm sáng của bà Bùi Thị Tâm (Khối phố Mỹ Thạch Nam, Phường Tân Thạnh, Thành phố Tam Kỳ) không mở cửa đón khách như thường lệ. Tuy nhiên, mỗi buổi sáng bà đều chuẩn bị một nước lều, bún, rau tươm tất nhưng chỉ phục vụ cho khách mua mang về. Bà Tâm vui vẻ cho biết: “Mình không biết ai mang mầm bệnh, ai không. Nên tốt nhất tôi quyết định chỉ bán hàng cho khách mang về, vì mình bán đồ ăn thức uống, nguy cơ lây nhiễm cao nên phải chủ động phòng, chống dịch thôi. Tuy số lượng khách hàng mua đem về không được nhiều như bán tại quán nhưng để đảm bảo cho việc phòng, chống dịch Covid – 19 cho bản thân và gia đình”.
Rửa tay thường xuyên bằng xã phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Ảnh P.H
Sau khi đưa con trai vào thành phố Hồ Chí Minh để khám bệnh đường tiêu hóa về lại quê nhà, chị Trần Thị Thu Lành (Khối phố Phương Hòa Nam, Phường Hòa Thuận, Thành phố Tam Kỳ) đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Chị chia sẻ: “Tuy không trở về từ vùng dịch nhưng tôi vẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 như khai báo y tế trực tuyến và khai báo y tế tại Trạm Y tế phường, tự cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe, vệ sinh sạch sẽ để phòng bệnh và cũng không quên cài đặt khẩu trang điện Bluezone để bảo vệ bản thân và gia đình trước sự nguy hiểm của đại dịch Covid – 19”.
Để cách ly tại nhà chị Lành đã làm in tấm bảng có dòng chữ “ Gia đình có người mới đi xa về, đang thực hiện cách ly tại nhà. Mong mọi người thông cảm” để treo trước nhà. “Khó nhất là bọn trẻ con, chúng nó cứ đòi ra ngoài chơi với bạn bè trong xóm nên phải giữ giải thích cho con hiểu để con chịu ở trong nhà 14 ngày. Đồng thời, vợ chồng tôi cũng hướng dẫn cho con các biện pháp vệ sinh cá nhân như: không đưa tay lên mắt, mũi, miệng; rửa tay với xà phòng và nước sạch… và nhắc nhở con thực hiện thường xuyên để phòng bệnh”. Chị Lành chia sẻ thêm.
Hẹn ngày đoàn viên
Dịch bệnh Covid – 19 đang bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp hơn bao giờ hết tại tỉnh ta. Ngay lúc này đây, sự tự giác, ý thức trách nhiệm và chủ động phòng bệnh từ phía mỗi người dân là cần thiết nhất để chung tay cùng cả cộng đồng phòng, chống dịch.
Ngày chạp mã họ của gia đình ông Phan Văn Năm (Thôn 4, xã Quế Long, huyện Quế Sơn) nhằm tháng 7 (âm lịch) hằng năm. Thông thường ngày này mọi năm, con cháu nội, ngoại của đại gia đình ông tu tập về rất đông đủ vì thường đúng dịp hè, trẻ con nghỉ học hết. Nên đây là dịp để gia đình sum vầy. Tuy nhiên năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid – 19 tại địa phương nên ông Năm tâm sự: “Tôi đã gọi điện cho con, cháu không được về, nhà nào ở yên nhà nấy để phòng dịch bệnh. Hẹn ngày chiến thắng dịch bệnh, gia đình đoàn viên”.
“Nơi tuyến đầu luôn xông pha - ở hậu phương luôn đồng lòng”. Cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 cần có sự tham gia của tất cả mọi người dân trong toàn xã hội. Nên mỗi người dân hãy là một “pháo đài” vững chắc trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh Covid – 19. BSCKI. Nguyễn Thị Kim Vân – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam khuyến cáo: “Mỗi người dân hãy là một công dân có trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh do Bộ Y tế khuyến cáo gồm:
Thứ 1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
Thứ 2. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đến nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
Thứ 3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
Thứ 4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
Thứ 5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
Thứ 6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
Thứ 7. Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.
Thứ 8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại website https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
Thứ 9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình. https://www.bluezone.gov.vn/
Và đặc biệt chúng ta cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, không kỳ thị và phân biệt đối xử với người mắc và người nghi ngờ mắc bệnh”./.
PHÚC HẢI
Như Bộ Y tế đã đánh giá tình hình dịch Covid-19 lần này phức tạp hơn, cần ứng phó đáp ứng nhanh hơn, khẩn trương hơn. Thật vậy, khi bước vào trận chiến chống dịch Covid-19 lần thứ 2, Trung tâm CDC Quảng Nam chúng tôi đã phải nỗ lực hết mình, chạy đua với thời gian mà như báo Đại Đoàn Kết đã đưa đó là cuộc chạy thần tốc.
Lời động viên ngọt ngào
“Sáng nay, Quảng Nam lại có thêm 3 ca nữa. Tức là sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người F1, F2 cần cách ly, lấy mẫu XN. Cuộc truy vết diệt Covid vẫn tiếp tục diễn ra thần tốc, quyết liệt!!!! Xin chúc anh chị em ngày mới tràn đầy năng lượng để chiến đấu và tiêu diệt Covid-19!!!” thêm biểu tượng 3 cái nắm tay và 3 ánh mắt yêu thương. Buổi sáng tiếp theo không có ca mắc mới “Bản tin sáng nay, Quảng Nam không có ca Covid nào. Thật tuyệt! Chúc anh chị em ngày mới nhiều niềm vui mới!” thêm 3 nụ cười, nho, táo và hoa hồng. Chủ nhật cũng không ngoại lệ, "hôm nay Chủ nhật mà các anh chị em vẫn lăn lộn với chiến trường! Thương lắm!!! Mong Cuộc chiến này sớm kết thúc để mọi người được an yên! thêm nhiều biểu tượng tràn đầy hy vọng. Đó là những lời động viên mỗi sáng khi cuộc chiến thứ 2 chống COVID-19 bắt đầu của TS.BS Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam với anh em chúng tôi.
02 Ảnh chụp màn hình từ Zalo nhóm CBCC
Đây chắn chắn là là lời động viên rất lớn đối với anh em chúng tôi nơi tuyến đầu chống dịch cũng như nơi hậu phương đang từng giờ chạy đua với thời gian để tìm ra “chân tướng” của giặc SARS-CoV-2.
Biến thành sức mạnh
Đáp lại lòng nhiệt huyết của giám đốc, cả trung tâm CDC chúng tôi đồng lòng quyết tâm đẩy lùi COVID-19, tuyến đầu là 6 đội cơ động phản ứng nhanh (CĐPƯN).
Ngày 03/8/2020, khi cuộc chiến chống dịch bước vào giai đoạn căm go, Sở Y tế Quảng Nam ký quyết định thành lập Đội cơ động phản ứng nhanh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Quyết định có 6 đội, mỗi đội 11 người tại CDC Quảng Nam. Nhận quyết định, các đội CĐPƯN của chúng tôi “thần tốc, quyết liệt!!!!” như lời hô xung phong của giám đốc.
Chạy đua với thời gian:
“Cái khó nhất là tiếp xúc điều tra dịch tễ. Khi có thông tin về ca bệnh hay có dấu hiệu dịch tễ, các Đội CĐPƯN phải nhanh chóng phối hợp với các địa phương, y tế cơ sở điều tra, nắm thông tin, truy vết, lấy mẫu”. Nên là thủ lĩnh Đội CĐPƯN số 1, BS Huỳnh công Quang - Phó giám đốc trung tâm bám sát đội hình, quan tâm đến từng mẫu xét nghiệm. Mới hơn 6h sáng 14/8, khi hay tin dữ tại Duy Xuyên anh hô: “Duy Xuyên vất vả rồi. Hội An đã sẳn sàng”.
BS Huỳnh Công Quang giám sát việc lấy mẫu xét nghiệm tại phường An Xuân. Ảnh K.V
Đào tạo cấp tốc, hỗ trợ lẫn nhau trong chống dịch
Mặt trận Điện Bàn, sáng 14/8 nóng như chão lửa. “Trên Quế Sơn tôi đã hỗ trợ thành lập Đội cơ động phản ứng nhanh nên họ có thể tự triển khai, bây giờ tôi tăng cường ngay qua Điện Bàn hỗ trợ các anh chị ở các khu phong tỏa” - BS. Dương Quốc Thảo, đội trưởng đội CĐPƯN số 4 nói. Vừa tác chiến vừa đào tạo để có nhiều đội CĐPƯN và hỗ trợ lẫn nhau để kịp thời chống dịch cũng là chủ trương của lãnh đạo CDC .
Đội CĐPƯN số 4 lấy mẫu tại Quế Xuân 1 khi trời đang mưa giông. ảnh V.V
Cắm chốt điểm nóng.
THS. Võ Trung Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm CDC vừa chỉ đạo chung vừa làm đội trưởng đội CĐPƯN số 3, trong đợt truy vết F1 và người về từ Đà Nẵng, mấy ngày liền anh cắm chốt tại các điểm nóng Điện Thọ, Phường Điện Nam Bắc thị xã Điện Bàn. Sáng 14/8 Điện Nam Đông lại nóng, anh chỉ đạo triển khai đội hình truy vết, lấy mẫu tại xã Điện Thọ rồi giao lại cho đội phó, cấp tốc đi Điện Nam Đông bởi phía trước nơi anh đến “F” còn phức tạp và nóng hơn rất nhiều.
THS Võ Trung Hoàng trực tiếp chỉ đạo giám sát, truy vết, lấy mẫu. ảnh V.V
“Sáng nay Duy xuyên có công bố 3 ca dương tính, các ca bệnh mới công bố lại liên quan đến 415 công nhân xí nghiệp may Hòa Thọ, trong đó có 11 ca tiếp xúc trục tiếp, 28 ca có tiếp xúc gần nên phải tiếp tục cắm chốt lại Duy Trung truy vết, lập điểm lấy mẫu ngay tại công ty May luôn” - THS. Nguyễn Thị Thanh Trà, trưởng đội CĐPƯN số 2 đã thông tin và báo cao nhanh về đơn vị trong sáng ngày 14/8.
Lấy mẫu tại công ty may Hòa Thọ, Duy Xuyên. Ảnh T.T
Còn CNCKI. Trần Văn Vũ - Đội trưởng đội CĐPƯN số 5 thì thường trực các khu phong tỏa. “một mình Vũ ở lại khu phong tỏa xã Điện Thọ, anh em phải đi truy vết phường Điện Nam Bắc nên giờ này vẫn chưa được nghỉ trưa” - Anh Vũ cho hay trong thông tin báo cáo nhanh của đội lúc 11h trưa 14/8.
Lấy mẫu tại trường Mẫu giáo xã Điện Thọ. Ảnh V.V
Tin vui nhất trong đợt truy vết, lấy mẫu vừa qua, cắm chốt tại huyện Núi thành và về đích trước trong 6 đội CĐPƯN, với kết quả 2.067 mẫu xét nghiệm cùng với nhiệm vụ truy vết tích cực, mặt trận Núi Thành tạm bình yên sau nhiều ngày vất vả. BS. Lê Anh Nhật Đội trưởng đội CĐPƯN số 6 lại bắt tay vào công việc tất bậc thường ngày của anh tại khoa Bệnh truyền nhiễm, khoa xương sống phòng, chống dịch COVID-19 tại CDC.
Tiếp thêm sức mạnh
Cùng chung tay phòng chống COVID, CDC Quảng Nam chúng tôi không đơn độc, thời gian qua chúng tôi nhận được rất nhiều sự động viên, ủng hộ từ lãnh đạo cấp trên và các nhà tài trợ. Biết được nỗi vất vã của trung tâm ngày 12.8, lúc đã 22h đêm, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh và PCT UBND tỉnh Trần Văn Tân đã đến thăm, tặng quà cán bộ đang làm việc tại Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng CDC Quảng Nam. Mới đây câu lạc bộ Hoa Lan Quảng Nam đã tặng 100 triệu đồng tiền mặt, nhiều đơn vị đến tài trợ các vật dụng cần thiết giúp chúng tôi chống dịch. Sáng 14/8, được tin mặt trận nóng như lửa đốt Công đoàn ngành y tế đã tức tốc mang sữa cùng tiền mặt đến động viên anh em. Tất cả đây là nguồn động viên rất lớn cho anh em chúng tôi nơi tuyến đầu chống dịch.
Những động viên của lãnh đạo các cấp, sự ủng hộ từ các nhà tài trợ,… đặc biệt là lời động viên mỗi sáng ra của giám đốc, tất cả tiếp thêm sức mạnh cho những con người của CDC chúng tôi cùng chung một ý chí, đồng lòng quyết tâm chống dịch, bất chấp những rủi ro, tất cả vì sự bình yên của cộng đồng.
Long Cảnh
“Dịch Covid-19 đã đẩy chúng ta vào cuộc chiến, bất luận gái, trai, hay già, trẻ, tất cả cộng đồng phải vào cuộc. Phải thật cẩn trọng, đúng với quy trình chống dịch, nhưng không ai có thể lường hết được những gì có thể xảy ra, nhưng chúng tôi chấp nhận sự hy sinh, nếu điều không may xảy ra” - chị Trà nói.
Tham gia cuộc chiến thứ 2 này, ThS Nguyễn Thị Thanh Trà, Trưởng khoa Sức khỏe môi trường của CDC nhận nhiệm vụ trưởng đội II - Đội cơ động phản ứng nhanh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Với 11thành viên, họ tham gia điều tra, giám sát dịch tể, lấy mẫu xét nghiệm, phối hợp với địa phương làm nhiều nhiệm vụ khác, mấy ngày nay họ đang tại tâm dịch huyện Duy Xuyên.
Nhật ký gửi về và cảm nhận của chúng tôi.
Bên trong bộ đồ phòng hộ kín mít này là tư thế chống dịch luôn sẵn sàng, đôi lúc khẩn trương đến mức tóc chưa vào búi.
Thanh Trà đang làm nhiệm vụ đưa đối tượng F1 vào khu cách ly xã Duy Tân
Việc phải tắm mình trong hóa chất là chuyện bình thường hằng ngày khi họ làm nhiệm vụ.
Khử khuẩn bảo hộ sau khi lấy mẫu, truy vết tại Duy Trinh
Chấp nhận hàng giờ để thực hiện phân luồng, gọi tên từng trường hợp giữa trưa nắng chói chang trong đồ bảo hộ nóng bức, chấp nhận đen da, cháy nắng bởi với họ nhanh chóng khẩn trương, chính xác là trên hết.
Đọc tên đối tượng đưa lên xe vào khu cách ly xã Duy Tân
Hàng ngày họ khoát lên mình bộ đồ phòng hộ kín mít cùng với lĩnh khỉnh thiết bị như que, mẫu, ống thủy tinh,… trong phòng xét nghiệm đã khó, ngoài trời còn khó gấp nhiều lần, lại trong tư thế bảo hộ, mắt nhìn qua 2 lớp kính. Chưa nói, nếu là bệnh phẩm Covid-19 thì cần cẩn thận, tỉ mỉ để không nhầm lẫn nên phải dán mắt kiểm tra là nhiệm vụ hàng đầu.
KTV xét nghiệm thực hiện lấy mẫu tại điểm xã Duy Trinh
Nhanh chóng, cơ động là tư thế thường trực của những KTV xét nghiệm của đội để lấy mẫu kịp thời.
Di chuyển vị trí lấy mẫu từ điểm xã Duy Trinh sang Duy Tân
Bưng bê khuân vác trong tư thế khó khăn họ không kể gì gái, trai hay mạnh, yếu, vậy mà còn phải xoay người để phun khữ khuẩn bảo hộ trước khi đến điểm mới.
Khử khẩn bảo hộ trước khi chuyển địa điểm
Tròn bóng dưới cái nắng giữa trưa nhưng sợ anh em phun không tốt nên chị đội trưởng bám theo chỉ từng góc ngách, từng mãng nền cần phải phun phòng virus ẩn mình gây hại.
Xử lý môi trường tại khu cách ly trường Hồ nghinh - Duy Xuyên
Sự ăn ý, phối hợp nhịp nhàng, hết sức cẩn thận: hướng dẫn, ghi chép, lấy mẫu, bảo vệ mẫu,… của từng người,… luôn được họ tổ chức sẵn sàng.
Lấy mẫu F1 tại khu cách ly trường Hồ Nghinh
Vất vã khó khăn là vậy nhưng xử lý môi trường, lấy mẫu bệnh phẩm tại tâm dịch là 2 nhiệm vụ không thể tách rời, nhiều khi mệt lã nhưng không thể nghỉ ngơi bỡi họ nhìn bà con mình trong các nhà cách ly từng ngày chờ kết quả và ngoài kia cộng đồng đang chờ đợi.
Tại phòng trong khu cách ly trường Hồ Nghinh - Duy xuyên
Những tâm sự đáng ghi nhận
Dõi theo, tranh thủ những lúc nghĩ trưa ngắn ngủi của họ chúng tôi gọi để chia sẻ động viên. Với công việc của mình và sự xa nhà, xa cha mẹ, xa vợ, xa chồng, con khi nghe những lời tâm sự của họ thật sự đáng kính trọng với trách nhiệm, tâm sức và sự cống hiến của những đồng nghiệp chúng tôi.
ThS Trương Công Gia Huy trong đội cho biết, anh tham gia Khu cách ly tập trung ở Trường cảnh sát 5 đóng ở Thăng bình 14 ngày vừa xong thì có tên trong đội cơ động, thế là anh tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ.
“Sáng ngày 8/8 tôi vừa về đến đơn vị thì lên xe cùng đội cơ động đi luôn, đến nay đã 18 ngày tôi chưa được về nhà. Trong khi cha mẹ tôi ở tân xã Đại lãnh, huyện Đại Lộc cũng bị ảnh hưởng bởi dịch. Nhiều lúc nhớ nhà, nhớ mẹ cha và rất lo lắng bởi dịch bùng phát ở quê nhà, nhưng chỉ biết động viên cha mẹ qua điện thoại và nhủ lòng phải làm tốt việc được giao để góp phần chống dịch”.
Còn anh Phan Thanh Tuân từ khi về với đội cơ động là đi chống dịch cả ngày lẫn đêm, vợ anh cũng trong đội thường trực thống kê báo cáo dịch của Khoa bệnh truyền nhiễm cũng thuộc CDC, thế là hai vợ chồng đành phải gửi con về quê cho ngoại chăm sóc.
Anh tâm sự: “Nhiều khi mệt lả, đứng còn không vững, mồ hôi ướt đẫm, đồ bảo hộ nồng nặc mùi hóa chất. Thế nhưng môi trường chưa được làm sạch thì phải cố lên để trả lại bình yên cho cộng đồng. Vì nhiệm vụ chúng tôi đành gửi con ở nhà ngoại tại huyện Duy Xuyên. Tôi tham gia chống dịch cũng ở huyện này, hàng ngày có đi ngang qua nhà ngoại nhưng vì nguyên tắc không được ghé vào thăm con. Nhiều lúc nghe tiếng con khóc đâu đây mà rơi lệ”.
Đội trưởng Nguyễn Thị Thanh Trà thì cho biết: “Nhà tôi ở Đà Nẵng, chồng cũng đang trực chiến 100% trong quân đội để phòng, chống dịch. Xa nhà, xa 2 con đang tuổi lớn, nhớ con nhớ chồng, vợ chồng chỉ biết động viên nhau qua điện thoại, vì lúc này tập trung chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ hàng đầu nên chúng tôi tự động viên nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Mỗi người mỗi tâm trạng, mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng tất cả những con người của CDC chúng tôi chung một ý chí, đó là sự đồng lòng quyết tâm chống dịch, đó là sự hy sinh không mệt mỏi, bất chấp rủi ro vì sự bình yên của cộng đồng.
Tôi hỏi chị Trà, chị có nhắn gửi gì không, chị nói: “cho tôi gửi tới bà con mình: chúng tôi còn đi nhiều hơn nữa cũng không sao khi cuộc chiến này chưa kết thúc, bà con hãy ở nhà nhiều nhất có thể để giúp chúng tôi cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh”.
Long Cảnh
Trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 "như chống giặc" đầy cam go, quyết liệt hiện nay, cả hệ thống chính trị và toàn dân cùng vào cuộc với ngành Y tế để chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh. Không chỉ là những y bác sỹ trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 mà còn có những "chiến binh" thầm lặng ngày đêm truy vết F, kiên định với mục tiêu: Phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
Những "chiến binh" thầm lặng
Mỗi ngày chúng ta lại hồi hộp chờ đợi thông tin từ Bộ Y tế, các báo đài thông báo về số ca dương tính với SARS-CoV2, rồi ai nấy đều trong tâm trạng lo lắng. Thế nhưng lo lắng của chúng ta cũng chỉ là cái lo riêng, còn với những cán bộ làm công tác dịch tễ, những "chiến binh" âm thầm không ngại ngày đêm, truy vết các F, quyết tâm ko bỏ sót các F có nguy cơ lây lan trọng cộng đồng với tinh thần quyết liệt và chính xác.
Bs CKI Huỳnh Công Quang - PGĐ CDC Quảng Nam cho biết, cái khó nhất là tiếp xúc điều tra dịch tễ các F, từ F0 cho đến F1, F2,… Khi có thông tin về ca bệnh hay có dấu hiệu dịch tễ, Ban Lãnh đạo trao đổi nhanh qua điện thoại, zalo rồi giao việc cho các Đội phản ứng nhanh của đơn vị lập tức chia ra các nhánh phối hợp với các địa phương, y tế cơ sở đi điều tra, nắm thông tin, truy vết, lấy mẫu, xâu chuỗi để kịp thời đưa ra phương án dập dịch triệt để, hiệu quả nhất.
BS Huỳnh Công Quang giám sát lấy mẫu XN
Thế nhưng mấy ai hiểu hết được tính chất công việc của cán bộ điều tra dịch tễ. Họ phải thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với đối tượng F1 nguy cơ cao để nắm thông tin, điều tra, truy vết nhưng "Đôi khi người khác thấy lại bảo mấy anh em chúng tôi đi nhông nhông ngoài đường chớ có làm chi đâu (cười), vì họ không hiểu được công việc của chúng tôi đang làm. Nhưng thực sự thì chúng tôi làm việc không ngơi nghỉ để điều tra, truy vết, rồi sau đó báo cho tổ báo cáo ở nhà tổng hợp thông tin các ca nghi ngờ, kịp thời báo cáo cho tuyến trên trước khi Bộ Y tế công bố ca dương tính. Tổ báo cáo của CDC chúng tôi đa số là chị em nữ, lại thường xuyên làm việc tới 11h - 12h đêm mới xong việc; điện thoại, zalo chúng tôi phải mở suốt 24/24h để nhận chỉ đạo chống dịch của Lãnh đạo đơn vị,…". - Bs Nguyễn Trung Hiếu, công tác tại Khoa Bệnh truyền nhiễm, CDC Quảng Nam tâm sự.
Là người đi chống dịch xuyên suốt từ đầu mùa dịch đến giờ (kể cả đợt dịch lần đầu tiên), Bs Dương Quốc Thảo - CDC Quang Nam chia sẻ: "Trời thì nắng nóng mà tụi em mặc bộ đồ bảo hộ cả ngày để khai thác thông tin lịch trình của các F0 để từ đó truy vết F1, F2,… Nhưng dù làm việc luôn cả buổi trưa, không có giờ nghỉ ngơi nhưng chúng tôi không thấy khó khăn bằng việc mình đến gặp đối tượng điều tra thì họ lại trốn tránh, không cho gặp hay tiếp xúc, đơn giản vì họ sợ đưa đi cách ly chị ạ. Đây là cái khó nhất với anh em chúng tôi trong việc xác định họ là F mấy để tiếp tục truy vết,…. "
Chị Nguyễn Thị Thanh Trà - Trưởng khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học, được phân công là đội trưởng Đội phản ứng nhanh số 2 của CDC thường xuyên cùng với các thành viên trong Đội đi điều tra dịch tể, kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các cơ sở lao động, kiểm tra các khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, giám sát hướng dẫn mọi người vệ sinh cá nhân, thu gom xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trong các khu đó. Chị cho biết: ""Anh em chúng tôi đi là lúc sáng tinh mơ, tối mịt mới về, có khi 9-10h đêm mới về, làm xuyên trưa là chuyện thường tình vì các cơ sở lao động nghỉ lệch giờ, giờ họ nghỉ là giờ mình ăn trưa, có khi chúng tôi ăn chung với công nhân luôn vì các khu công nghiệp xa khu dân cư, ra ngoài cũng không có ai bán gì để ăn nên anh em cũng tự nhắc nhau: "Mình đi chống dịch nên phải hết sức cẩn thận, cố gắng để không bị nhiễm bệnh thì mới chống được dịch"
Cán bộ CDC đi điều tra dịch tể, truy vết,...
Quyết liệt chống dịch, "mềm dẻo" động viên nhau
Ngay sau khi nhận thông tin ca dương tính 428 đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, 104 cán bộ y tế (cbyt) tuyến đầu chống dịch của Trung tâm Y tế và 13 cbyt ở các Trạm y tế xã,phường và phòng phòng khám quân dân y xã đảo Tân Hiệp xung phong "ra trận", tiến hành truy vết F0. Bs Nguyễn Thị Ngọc Anh - GĐ TTYT thành phố Hội An - Phó Ban thường trực chỉ đạo phòng chống dịch Covid của TP Hội An chia sẻ: "Từ ca bệnh 428, chúng tôi thành lập 4 đội phản ứng nhanh, ứng chiến 100%, 6 cán bộ ghi quyết định, nhận thông tin, phân loại các F, điều xe đón, đưa F1 đến khu cách ly; tổ chức giám sát, thu thập thông tin, lập danh sách F1, F2 và tiến lấy mẫu xét nghiệm (XN). Khi phát hiện thêm 5 ca dương tính là con của BN 428. Mệt mỏi, lo lắng, hồi hộp đến căng não nhưng anh chị em làm việc với tinh thần quyết liệt, nỗ lực hết sức không kể ngày đêm để truy vết các F, quyết tâm ko bỏ sót các F có nguy cơ lây lan trong cộng đồng trên tinh thần quyết liệt và chính xác,…"
"Hết ngày nhưng chưa bao giờ hết việc. Cùng chị em tớ Quyết truy vét CoVid tới cùng!,… Rã rời sau những ngày làm việc đầy áp lực, những ngày chỉ biết nhìn nhau cười. Vậy thì... Cùng cười và chiến tiếp thôi. Kiên cường nhé các cô gái! - đó là những dòng tự động viên nhau và tấm ảnh chụp chung với ba nữ đồng nghiệp từ Facebook của Bs trẻ Nguyễn Thảo Ly (CDC Quảng Nam) lúc 00h39p.
Hình ảnh chị em chia sẻ động viên nhau trên fb
Chị Nguyễn Hoàng Ny - TTYT Hội An tâm sự: "Trực tiếp chứng kiến tất cả anh chị em dù đang ăn cơm mà nghe có thông tin ca bệnh hay nghi ngờ là bỏ chén dừng ngay mà chạy thấy thương lắm chị ạ. Hầu như tất cả anh chị em trạm y tế không về nhà, ăn ở trực 24/24h tại trạm để sẵn sàng nhận nhiệm vụ, mở điện thoại 24/24, nhận thông tin là chạy ngay, ,… Mặc dù vất vả, nhiều lúc đuối sức nhưng được sự động viên, chia sẻ kịp thời của Lãnh đạo nên anh em cũng an tâm, vững chí hơn. " Bs Anh điều hành ok lắm chị ạ. Chỉ đạo đi kèm động viên, chỉ mềm dẻo, tâm lý nên anh em có động lực và dốc hết sức lực, nhiệt huyết trong chống dịch,…" Chị Ny chia sẻ thêm.
Là "thủ lĩnh" của CDC Quảng Nam, Ts. Bs Trần Văn Kiệm cho hay, từ ngày có dịch đến nay chưa ngày nào anh được ngả lưng buổi trưa, ngủ chỉ được mấy tiếng đồng hồ mỗi ngày, điện thoại, zalo liên tục rung chuông vì tình hình luôn nóng, phải xử lý, giải quyết công việc gấp rút. Thế nhưng ông vẫn luôn đau đáu vì anh em cơ quan quá vất vả, đặc biệt là các cán bộ nữ vì có rất nhiều cán bộ nữ tham gia "cuộc chiến" này. "Xác định tinh thần chống dịch là "chống giặc" là vào chỗ nguy cơ cao nhưng chị em phải gác lại mối lo gia đình, con cái để lo cho sự an nguy, sức khỏe của cộng đồng. Vì thế, nhiều đồng nghiệp không thể có một “nụ hôn” với đứa con thơ, không có câu chuyện vui đùa với con nhỏ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già… Chúng tôi vẫn hiểu hết những điều đó nhưng chỉ có thể là những cuộc điện thoại, những tin nhắn động viên nhắc nhở anh chị em giữa gìn sức khỏe, cẩn thận trong công việc để anh em yên yên tâm "chiến đấu". Tin rằng, chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch một ngày không xa!" - Ts Kiệm chia sẻ thêm.
TRƯỞNG HOA
Nếu ở cộng đồng, các nhân viên y tế cùng với lực lượng chức năng ngày đêm nỗ lực truy vết, khoanh vùng, ngăn chặn nguồn lây nhiễm; ở bệnh viện, các y, bác sĩ tìm mọi cách để giành giật “sự sống” cho bệnh nhân từ tay “tử thần” Covid -19; thì ở khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC), các cán bộ làm công tác xét nghiệm không kể ngày đêm tìm ra kết quả xét nghiệm virut SARS - CoV-2 sớm nhất, chính xác nhất, kịp thời cho công tác cách ly, điều trị hiệu quả.
Thực hiện xét nghiệm tại máy xét nghiệm Realtime PCR. Ảnh Ánh Minh
Bao quanh bởi những bức tường bằng kính, không gian chật hẹp, tĩnh lặng, 14 cán bộ trực tiếp xét nghiệm Covid -19 hầu như quên đi thời gian, họ tự “nhốt” mình trong phòng xét nghiệm để mày mò tìm virus. Một ngày làm việc bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 12 giờ khuya, kể cả thứ bảy, chủ nhật. Có những ngày lấy mẫu về nhiều, họ phải thức trắng đêm đến sáng hôm sau, nghỉ ngơi khoảng tầm 2- 3 tiếng đồng hồ, họ lại phải bắt nhịp với guồng quay mới. Những ngày hè, đồ bảo hộ bức bối, khó chịu họ vẫn phải mặc liên tục; cởi bảo hộ, vết khẩu trang còn in hằn trên mặt.
Kỹ thuật viên Dương Thị Ngọc Ánh, khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng cho biết: “Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, chúng tôi phải tiến hành xét nghiệm ngay để có được kết quả nhanh nhất, chính xác nhất. Dù đã chia ca trực, nhưng không ai bảo ai, mọi người đều tự giác và luôn trong tâm thế chạy đua với thời gian để có được những kết quả xét nghiệm đáp ứng khẩn cấp công tác phòng chống dịch Covid-19. Những ngày này, số lượng và cường độ làm việc gấp nhiều lần so với trước. Có những hôm làm quá bữa quên cả ăn. Người này giục người kia ăn nhưng ai cũng mong ngóng, hồi hộp chờ kết quả. Khi có kết quả âm tính, cả khoa vui mừng khôn tả, nhưng nếu hôm nào có ca dương tính, chúng tôi cũng chẳng màn đến ăn uống”.
Thời điểm này, khi cuộc chiến chống dịch COVID -19 ngày càng cam go thì áp lực công việc cho hệ thống xét nghiệm càng tăng lên. Cùng với việc phải hoàn thành những mẫu xét nghiệm thường quy phục vụ khám chữa bệnh và xét nghiệm hệ y tế dự phòng, thì đội ngũ cán bộ xét nghiệm luôn thường trực, sẵn sàng trực tiếp đi lấy mẫu, triển khai xét nghiệm nhanh nhất, nhiều nhất có thể, bởi hàng nghìn mẫu bệnh phẩm từ các khu cách ly được gửi về trong ngày.
Là người luôn xung phong đi đầu, nhận nhiệm vụ tham gia trực chốt cửa khẩu, cảng hàng không, đi lấy mẫu khu cách ly và trực tiếp làm kỹ thuật xét nghiệm, cử nhân Lê Duy Nhân nói: “Khi bắt tay vào guồng công việc, chúng tôi đã lường trước được những rủi ro, khó khăn, vất vả nhưng nếu công sức của mình bỏ ra giúp ích cho xã hội thì sự hi sinh của chúng tôi cũng rất xứng đáng”
Chị Trần Thị Thu Thảo, kỹ thuật viên xét nghiệm tâm sự: “Từ hôm dịch bùng phát đến nay, tôi chưa có được bữa ăn đúng giờ, một giấc ngủ ngon. Nhà xa, những đêm trực, con còn nhỏ, khóc đòi mẹ nhưng cũng đành phải gửi cho ngoại chăm sóc. Có bữa về đến nhà là 4 giờ sáng, chỉ kịp tắm rửa nằm nghỉ vài ba tiếng lại phải đi làm lại”. Hỏi về những khó khăn khi làm nhiệm vụ, chị Thảo im lặng một lát rồi nói: “Khó khăn mấy đi nữa rồi cũng có thể vượt qua, chỉ cầu mong sao con số dương tính hãy dừng lại”.
Cử nhân Hoàng Xuân Tư, Trưởng khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nói: “Cán bộ Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng làm việc rất trách nhiệm. Dịch bệnh lần này phức tạp hơn, số lượng mẫu tăng rất nhiều, đòi hỏi công suất làm việc cao độ, nhưng với niềm tin chiến thắng dịch bệnh Covid-19, họ đã làm hết sức mình. Nhiều khi đến 2 giờ chiều chưa được ăn bữa trưa, 9 giờ tối chưa được ăn cơm tối, bữa cơm cũng vội vàng với hộp cơm khô khan. Vừa ăn xong đã phải mặc quần áo bảo hộ kín mít tiếp tục làm việc ”
Xét nghiệm là một trong những hoạt động nhằm phát hiện sớm và chính xác các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ lớn cho việc chẩn đoán, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khống chế không để dịch lan rộng ra cộng đồng. Tất cả các quy trình từ khâu lấy mẫu bệnh phẩm, xử lý mẫu, tách chiết vật liệu di truyền, chạy mẫu… đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuẩn xác. Nếu thao tác không chính xác sẽ làm sai lệch kết quả, rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tâm lý, sức khỏe người bệnh, công tác điều trị và ảnh hưởng lớn đến cả hệ thống công tác phòng, chống dịch Covid - 19 của ngành.
Ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ cán bộ xét nghiệm virus SARS - COV- 2, Bs. CKI Nguyễn Thị Kim Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho biết: Công việc xét nghiệm đòi hỏi người thực hiện kỹ thuật cần phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ; môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lây nhiễm. Lượng bệnh phẩm nhiều, việc thực hiện xét nghiệm (XN) đảm bảo sớm và chính xác nhất vô tình tạo nên áp lực vô cùng lớn. Tuy nhiên, với lòng nhiệt huyết, trách nhiệm, họ vẫn âm thầm, lặng lẽ và đau đáu thực hiện nhiệm vụ một cách chính xác, nhanh nhất, để góp phần đẩy lùi và chiến thắng đại dịch Covid-19.
ÁNH MINH
Đứng trước một dịch bệnh vẫn còn nhiều mới mẻ và nhiều nguy cơ tiềm ẩn như COVID-19, hơn nữa lại có tốc độ lây lan nhanh chóng thì dường như nỗi lo là thứ thường trực trong suy nghĩ của mỗi người.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản số 7234/BGTVT-CYT gửi các đơn vị trong ngành giao thông vận tải, các sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải hành khách.
Văn bản nêu rõ, để đảm bảo các hoạt động GTVT được an toàn, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid - 19 cho người điều khiển, tiếp viên, nhân viên phục vụ và hành khách khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu hỏa, tàu bay, tàu thủy...), Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt các quan điểm, nguyên tắc, phương châm và thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020, tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác.
Tổng cục Đường bộ VN, các Cục Hàng không VN, Hàng hải VN, Đường sắt VN, Đường thủy nội địa VN phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng để theo dõi tình hình dịch bệnh, kịp thời hướng dẫn những vấn đề phát sinh trong phạm vi quản lý; Đề xuất phương án xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền để Bộ GTVT xem xét, quyết định.
Các cơ quan này cũng cần thông báo tới các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng khi thực hiện các hoạt động vận tải hành khách; Trang bị dung dịch rửa tay (có ít nhất 60% nồng độ cồn), dung dịch khử khuẩn, thùng rác có nắp đậy trên mọi phương tiện vận tải hành khách.
Tất cả người điều khiển phương tiện, tiếp viên, người phục vụ và hành khách phải luôn đeo khẩu trang đúng cách trong khu vực nhà ga, bến tàu, bến xe và trên các phương tiện vận tải hành khách.
Hành khách trước khi lên phương tiện phải khai báo y tế điện tử bắt buộc tại nhà, chỉ khai báo y tế giấy khi không thực hiện được khai báo y tế điện tử (không áp dụng với taxi và xe buýt); Kiểm tra thân nhiệt; Sát khuẩn tay; Hạn chế nói chuyện, ăn uống trong chuyến đi; Không khạc nhổ bừa bãi; Khuyến khích thông gió tự nhiên trên phương tiện.
Ngoài ra, cần thực hiện khử khuẩn các bề mặt phương tiện trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi, trong quá trình di chuyển cần khử khuẩn thường xuyên tuỳ tình hình thực tế.
Trong quá trình di chuyển nếu hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cần thông báo với tiếp viên hoặc nhân viên phục vụ trên phương tiện, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cục Hàng không VN có trách nhiệm yêu cầu các hãng hàng không thực hiện nghiêm các quy định về cách ly đối với tổ bay theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo Suckhoedoisong.vn
Không phải là những món quà đắt giá hay quý hiếm mà chỉ là những dòng thư viết vội chứa đựng cả tình yêu, sự chân thành của người bệnh đã đem đến cho những chiến sĩ ngành y một chút ấm lòng.
Ngạt nước không chỉ xảy ra ở biển, sông, ao hồ, mà còn có thể xảy ra ngay tại nhà, trường học, nhà trẻ... Hiểu biết về cách phòng và kỹ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết cho các phụ huynh, thầy cô giáo và tất cả mọi người.
Trong những năm qua, việc triển khai điều trị thuốc kháng vi rút ARV cho những bệnh nhân HIV trên địa bàn tỉnh đã đem lại hiệu quả vô cùng thiết thực và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. ARV không những giúp cho người bệnh cải thiện được sức khỏe tốt, sống khỏe mạnh hơn mà việc điều trị ARV cho những phụ nữ nhiễm HIV có nguyện vọng sinh con còn giúp họ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.