Ngạt nước không chỉ xảy ra ở biển, sông, ao hồ, mà còn có thể xảy ra ngay tại nhà, trường học, nhà trẻ... Hiểu biết về cách phòng và kỹ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết cho các phụ huynh, thầy cô giáo và tất cả mọi người.


1. Ngạt nước là gì
Theo Hội nghị toàn cầu về ngạt nước năm 2002 và Tổ chức Y tế thế giới: ngạt nước là quá trình suy hô hấp do chìm trong nước hay chất lỏng. Hậu quả là tử vong, hoặc sống nhưng để lại di chứng, hoặc sống không di chứng.
2. Tại sao trẻ bị ngạt nước
- Trẻ nhỏ thiếu sự giám sát của người lớn " đôi khi bố mẹ chỉ rời mắt khỏi đứa trẻ trong 1-2 phút là trẻ đã bị rơi xuống nước".
- Thiếu sự giáo dục và các biện pháp dự phòng hiệu quả.
- Bia, rượu: ở trẻ dậy thì và người lớn ngạt nước xảy ra khi say rượu.
3. Ngạt nước có thể xảy ra bất cứ nơi nào có nước đối với trẻ nhỏ.

 4. Tư thế dang hai tay, đập xuống nước
Là phản ứng bản năng giữ cho đầu nổi để thở, người ngoài nhìn thấy có thể nghĩ nhầm là trẻ đang chơi và đập nước.
5. Sơ cứu tại hiện trường như thế nào
- Hồi sức tim phổi tại bờ nước: thông đường hô hấp, thổi ngạt giúp thở, ấn tim.
- Tránh hơ lửa, xốc nước.
- Hồi sức tim phổi đến khi da ấm lại. Nếu sau 1-2 giờ hồi sức mà tim phổi không hoạt động mới ngưng.
* Các bước sơ cứu trẻ bị ngạt nước:
+ Bước A: Tư thế làm thông đường thở
- Trẻ < 2 tuổi: cổ ngữa tư thế trung gian (thủ thuật đẩy trán nâng cằm)
- Trẻ > 8 tuổi: cổ ngữa tối đa (thủ thuật đẩy trán nâng cằm)
- Thủ thuật này không được áp dụng khi trẻ chấn thương cột sống cổ
+ Bước B: Thổi ngạt cho trẻ nếu trẻ không thở hoặc thở không hiệu quả

- Thổi ngạt theo phương pháp miệng miệng cho trẻ lớn hoặc cả miệng và mũi cho trẻ nhỏ.
- Thổi chậm, áp lực thấp đủ để làm dãn lồng ngực trẻ.
- Đánh giá hiệu quả bằng cách nhìn di động ngực bụng.
+ Bước C: Ép tim ngoài lồng ngực khi
- Không có dấu hiệu sự sống
- Không có mạch hoặc mạch chậm < 60 lần/phút
- Tỷ lệ ép tim/ thổi ngạt 15/2

 6. Sưởi ấm cho trẻ
- Cởi bỏ quần áo ướt, lạnh
- Lau khô toàn thân
- Đắp chăn ấm
- Dùng đèn, tấm sưởi để làm ấm
7. Dự phòng ngạt nước
- Cảnh báo và giáo dục trẻ .
- Phải có rào chắn các ao hồ, hố nước gần nhà.
- Tất cả các hồ bơi, các điểm có nước đều cần có rào chắn.
- Loại bỏ hoặc đậy kín mọi vật dụng chứa nước trong nhà.
- Trẻ nhỏ cần có người giám sát thường xuyên.
- Mọi sinh hoạt dưới nước đều cần mặc áo phao.
- Giáo dục trẻ biết tránh các vận động mạo hiểm nơi sông nước.
- Giáo dục trẻ biết bơi là 1 cách dự phòng tích cực.

Bs Huỳnh Hữu Hoàng - BV Phụ sản - Nhi Quảng Nam