Căn cứ Công văn số 3332/BSTQCKTĐP-CV ngày 12/11/2021 của Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về việc xin lấy ý kiến dự thảo và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Để việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đúng quy định, Ban soạn thảo xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

moi truong

- Phạm vi lấy ý kiến: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Hình thức lấy ý kiến: Ban soạn thảo đăng dự thảo xin góp ý:
+ Tại cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Nam: góp ý qua mục văn bản pháp luật;
+ Tại cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Quảng Nam: Ghi trực tiếp trên biểu mẫu đính kèm (file số 6) và gởi vào địa chỉ mail: “This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
+ Tại cổng thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam: Ghi trực tiếp trên biểu mẫu đính kèm (file số 6) và gởi vào địa chỉ mail: “This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Thời gian lấy ý kiến: 30 ngày (từ ngày 12/11/2021 đến ngày 12/12/2021).
- Nội dung dự thảo: Tổ chức, cá nhân có thể truy cập vào địa chỉ trang website Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam: https://quangnam.gov.vn, trang website của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam: http://soyte.quangnam.gov.vn, trang website của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam: https://quangnamcdc.gov.vn/ hoặc Báo Quảng Nam Online https://baoquangnam.vn/y-te để xem nội dung chi tiết và đóng góp ý kiến.

Cụ thể theo các file đính kèm

1. Báo cáo Thuyết minh lựa chọn các thông số chất lượng nước sạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Báo cáo Đánh giá mức độ các nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3. Dự thảo Quyết định và Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4. Phiếu góp ý dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”;
5. Dự thảo QC
6. Mẫu phiếu góp ý

Ban soạn thảo đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý dự thảo nêu trên trước khi Ban sọan thảo thực hiện các bước tiếp theo theo quy định. Rất mong được sự quan tâm của quý cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Xin chân thành cảm ơn!

ThS. Thanh Trà

Trước hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một số địa phương áp dụng biện pháp phun hóa chất diệt khuẩn tại các nơi công cộng để phòng chống dịch; tại một số địa điểm, cơ quan, tổ chức lắp đặt buồng khử khuẩn để phun hóa chất diệt khuẩn vào người đứng trong buồng; một số đơn vị sử dụng máy phun hóa chất diệt khuẩn phun vào người cách ly, nhập cảnh...

PHUN HC HOI AN

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những nơi như đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa vi rút SARS-CoV-2. Việc phun hóa chất diệt khuẩn ở ngoài trời không được WHO, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (CDC Hoa kỳ) khuyến cáo do kém hiệu quả, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phun và người xung quanh khu vực phun. Việc sử dụng số lượng lớn hóa chất diệt khuẩn để phun diệt khuẩn ngoài trời còn có thể gây hại đến môi trường và làm lãng phí nguồn hóa chất dự trữ cho công tác phòng, chống dịch. Mặt khác, WHO và CDC Hoa kỳ cũng khuyến cáo không phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào do phương pháp này không làm giảm nguy cơ lây nhiễm mà có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Để đảm bảo công tác vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc giaphòng, chống dịch COVID-19) đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo:

1. Không thực hiện việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt vi rút SARS-CoV-2 tại những khu vực ngoài trời.

2. Không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào, gồm cả biện pháp dùng máy phun hóa chất trực tiếp vào người hoặc sử dụng buồng khử khuẩn phun hóa chất.

3. Việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng theo hướng dẫn tại Công văn số 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế.
dungta.mt_Tran Anh Dung_02/08/2021 11:19:144. Khi sử dụng các hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) cấp số đăng ký lưu hành còn hiệu lực, phải sử dụng theo đúng liều lượng và phương pháp sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm. Danh sách chế phẩm được cấp số đăng ký lưu hành được công khai trên trang thông tin điện tử http://vihema.gov.vn.

Long Cảnh

Ngày 14/12/2018 Bộ Y tế ban hành Thông tư 41/2018/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Để phục vụ công tác xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thông báo đến các đơn vị kiểm nghiệm, phân tích các thông số nước sạch đủ điều kiện tại Khoản 1, Điều 5, Chương 2, QCVN 01-1:2018/BYT tham gia chào giá.

nuoc sach 2

Toàn văn Thư mời chào giá theo tập đính kèm

Tệp đính kèm
Download this file (Thư mời XN QCĐP.pdf)Thư mời XN QCĐP.pdf

1. Khái niệm quan trắc môi trường.
Quan trắc môi trường là hoạt động theo dõi, giám sát chất lượng môi trường định kỳ. Mục đích của việc làm này nhằm phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động như thế nào đến môi trường.
2. Vì sao phải thực hiện quan trắc môi trường
2.1 Quản lý môi trường – kinh tế
Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu

Cung cấp những thông tin về môi trường một cách định kỳ theo tháng hoặc năm từ đó giúp các cơ quan đơn vị quản lý hiệu quả. Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu từ đó có thể đánh giá chính xác được mức độ ô nhiễm, Có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không

Lợi ích về kinh tế:

Lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản là môi lĩnh vực nhạy cảm đối với môi trường vì vây quan trắc môi trường hải sản, Là phương pháp duy nhất giúp theo dõi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm cá và các sinh vật ở biển sông hồ, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa, thời tiết có những diễn biến xấu và ảnh hưởng đến tình trạng chung như chênh lệch nhiệt độ hay oxy hòa tan giữa ngày và đêm,

2.2 Phát triển con người xã hội
Công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển dẫn đến tình tràng ô nhiễm môi trường, vấn đề xử lý nước thải ngày càng gia tăng chính vì vậy chúng ta cần sinh trắc môi trường với tần suất theo quy định để có thể phần nào nắm bắt cũng như hạn chế được các nguy cơ xấu gây đe dọa để sức khỏe của con người cũng như các sinh vật khác

3 Phân loại quan trắc môi trường hiện nay
Quan trắc môi trường được quy định rõ ràng theo quy định của pháp luật . Tuy nhiên trải từng thời kì thì những quy định nay đã có những thay đổi nhất định để có thể phù hợp với từng địa điểm cũng như khu vực. Về cơ bạn thì quy đinh quan trắc môi trường bao gồm:

Quan trắc môi trường đất nền
Quan trắc môi trường đất nền đó là cung cấp những đánh giá về diễn biến môi trường. Những diễn biến chất lượng này được đánh giá dựa trên quy mô quốc gia để hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu báo cáo thực trạng môi trường. Bên cạnh việc cung cấp các đánh giá, quan trắc môi trường nền còn giúp cảnh báo những diễn biến bất thường của môi trường và kịp thời đưa ra hướng giải quyết khắc phục ô nhiễm.
Quan trắc môi trường nước 
Theo như quy định của thông tư được Bô TN& MT ban hành quan trắc môi trường nước bao gồm quá trình đo đạc cũng như đánh giá về chất lượng nước ở tất các lĩnh vực và loại hình

Môi trường nước lục địa: Bao gôm nước thải, ao hô, sông suối…. ần suất được quy định với môi trường mặt nước lục địa trung bình tần suất thực hành là trong khoảng 6 lần/năm.
Môi trường nước biển: Đây là môi trường thuộc dạng biến đổi vì vậy việc quan trắc vì vậy rất nên quá trình quan trắc thường diễn ra lâu hơn vơi thời gian từ khoảng 3 năm – 5 năm/lần.
Quan trắc tiếng ồn
Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT quy định về quan môi trường tiếng ồn, theo đó: Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép, phân biệt nhóm các loại tiếng ồn Từ đó đưa ra được những đánh giá cũng như cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn. Hiện nay tần suất quy định số lần quan trắc môi trường tiếng ồn và độ rung trung bình được chỉ định tối thiểu là 4 lần trong 1 năm.

Quan trắc môi trường không khí
Đây là quá trình sử dụng một tổ hợp các máy móc thiết bị có khả năng đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục và truyền trực tiếp dữ liệu về trung tâm quản lý, phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

4. Quy đinh về sinh trắc môi trường hiện nay

Sinh trắc định kì
Sinh trắc định kì hay còn gọi là quan trắc môi trường định kỳ là quá trình thực hiện các văn bản báo cáo đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp theo quy định mới nhất của pháp luật. Năm 2020 nhà nước ta đang có những dự thảo luật về môi trường sửa đổi qua đó đã giảm thiểu tần suất báo cáo quan trắc môi trường định kì.

Quan trắc tự động
Ứng dụng những thành tưu của khoa học công nghệ vào thực tiễn. Phương pháp quan trắc môi trường tự động được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực đặc biệt là:
Quan trắc nước thải tự động
các thông số có liên quan đến việc quan trắc bao gồm lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, độ PH và các thông số đặc trưng the yêu cầu của nhà nước, đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động cần sở hữu thiết bị lấy nước tự động, lấp đặt camera có kết nối internet để tiện giám sát cửa thải và có khả năng lưu giữ hình ảnh trong khoảng thời gian là 3 tháng gần nhất.

Đối với quan trắc khí thải tự động
Điều này được thể hiện rõ trong phần phụ lục 11 ban hành kèm thông tư đối với trường hợp cơ sở có nhiều nguồn khí thải công nghiệp, chủ cơ sở cần phải quan trắc tự động liên tục các nguồn khí thải ở đầu ra.

Long Cảnh (tổng hợp)