Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm giữa năm 2022, số ca COVID-19 trên toàn cầu tăng 30%. Nguyên nhân là do 2 dòng biến thể phụ BA.4, BA.5 gây ra làn sóng bùng phát mới.

Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay đã vượt qua con số 10 triệu ca nhiễm, (bình quân cứ 1 triệu người có hơn 100.000 ca nhiễm).

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia châu Âu liên quan đến biến thể phụ BA.4, BA.5 của biển chúng Omicron. Tại Việt Nam, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến chủng Omicron trong cộng đồng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.

Vậy làm thế nào để phòng dịch bệnh COVID-19 hiện nay?

TS 10 tiêm M4

TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19

Bộ Y tế nhấn mạnh, vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch. Đến tháng 2/2022, Việt Nam gần như đã bao phủ được hết các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 cơ bản cho người 12 tuổi trở lên.

Đến nay, sau 4 đến 6 tháng, miễn dịch đối với người tiêm đã giảm. Đặc biệt, những người suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi còn giảm nhiều hơn.

Do đó, cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi để duy trì miễn dịch cộng đồng.

Vì sao cần phải tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3, mũi 4?

Theo các chuyên gia y tế, mặc dù số mắc và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu có xu hướng giảm, tuy nhiên, ở một số khu vực dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện các biến chủng mới. Hiện nay nhiều quốc gia đã dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn các biện pháp phòng chống dịch nên nguy cơ dịch quay trở lại là rất lớn.

Tại Việt Nam, hiện nay đã kiểm soát tốt sự lây lan dịch bệnh COVID-19, cuộc sống người dân trở lại bình thường nên nhiều người xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là trong áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, bệnh, kể cả việc tiêm vắc xin nên cũng đang tiềm ẩn nguy cơ dịch quay trở lại.

Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc vaccine phòng COVID-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm vi rút SARS-COV-2.

Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm virus lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, những người từng mắc COVID-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%. WHO khuyến cáo sau 4-6 tháng cần tiêm liều tăng cường trong đó ưu tiên cho những đối tượng nguy cơ cao. WHO nhấn mạnh. "Chúng ta không thể coi COVID-19 là bệnh nhẹ vì ngay cả tiêm vaccine rồi vẫn mắc bệnh. Trong khi đó các quốc gia vẫn đang lưu hành các biến thể mới. Trên toàn cầu các biến thể mới ngày càng gia tăng làm tăng số mắc trên toàn cầu".

Vì vậy, việc cần thiết phải tiêm vắc xin để phòng chống dịch bệnh  COVID-19 trong giai đoạn này là rất quan trọng. Người dân cần thực hiện tiêm liều tăng cường để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước các biến chủng mới của vi rút SARS-COV-2.

Tại Quảng Nam, hiện nay ngành Y tế đang triển khai tiêm mũi nhắc, tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5-11 tuổi. Để tiêm vắc xin phòng COVID-19, mọi người dân đến điểm tiêm của các cơ sở y tế được tổ chức vào các ngày trong tuần để được tiêm.

Long Cảnh (tổng hợp)

Bộ y tế cho biết, ca bệnh COVD-19 do biến thể phụ BA.5 của Omicron đã được ghi nhận ở nước ta. 

Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019, căn nguyên gây bệnh là virus SARS-CoV-2 đã đột biến nhiều lần dẫn đến xuất hiện những biến thể "gây lo ngại" như Alpha, Delta và Omicron. Biến thể Omicron hiện đang chiếm ưu thế tối đa trên toàn cầu, nó cũng đã đột biến và hình thành các nhánh phụ, trong đó có BA.4 và BA.5. Gần đây, ca bệnh do biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xuất hiện ở nước ta. Vì vậy, hãy đề cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống: Vaccine, khử khuẩn, khẩu trang.

A Thanh tiem M4

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đồng chí Lê Trí Thanh tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19

Biến thể Omicron BA.5 là gì?

Biến thể Omicron của virus Sars-Cov-2 gây bệnh COVID- 19. WHO xác định đây là một biến thể đáng lo ngại, bởi dựa trên những bằng chứng nghiên cứu cho thấy biến thể này có một số đột biến. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành nhằm đánh giá khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tái nhiễm từ biến thể này đối với người bệnh. Cũng như các biến thể khác trước đây, Omicron lây truyền qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, lây truyền qua tiếp xúc với vật thể có lưu giữ virus. Theo CDC Hoa Kỳ, bất kỳ ai nhiễm biến thể Omicron đều có thể lây truyền virus cho người khác dù họ đã được tiêm vaccine phòng COVID- 19 .

Sự phát hiện biến thể BA.5

Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia và được cho là nguyên nhân gây ra sự gia tăng trở lại trong số ca mắc COVID-19, sau biến thể BA.4. Các nhà nghiên cứu cho biết, sau biến thể phụ BA.2 từng gây ra sự gia tăng trong số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, đến lượt 2 "phiên bản" khác của biến thể Omicron được ghi nhận đó là BA.4 và BA.5. Được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 4/2022 và có liên quan đến xu hướng gia tăng trở lại của các ca COVID-19, BA.4 và BA.5 là những đột biến mới nhất của biến thể Omicron. Hai biến thể này đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm của biến thể BA.5

BA.5 được cho là có nhiều đặc điểm tương đồng với biến thể BA.2 của Omicron. Tuy nhiên, phiên bản BA.5 cũng mang những đột biến riêng bao gồm những thay đổi giúp chúng điều chỉnh khả năng bám vào tế bào vật chủ (ví dụ tế bào đường hô hấp của người) và điều chỉnh một số phản ứng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, một bản thông tin được báo cáo trước tháng 5/2022 chỉ ra rằng BA.5 có chung nguồn gốc với các chủng Omicron trước đó.

Theo CNN, dữ liệu mới từ Trung tâm Y tế Beth Israel Daeconess, Đại học Y Harvard (Mỹ) cho thấy biến thể phụ này dường như (chỉ nghi ngờ chưa xác định) thoát khỏi phản ứng kháng thể ở cả những người từng mắc COVID-19 và người đã tiêm mũi vaccine tăng cường, nhưng điều quan trọng là số ca tử vong và số ca nhập viện khi nhiễm BA.5 đều ít hơn. Các chuyên gia nhận định, đặc điểm này có thể khiến chúng trở thành biến thể thống trị, dẫn đến một làn sóng COVID-19 mới trong những ngày tới. Song, vaccine ngừa COVID-19 vẫn được cho là có khả năng bảo vệ đáng kể chống diễn biến nặng,...

Khi bị nhiễm BA.5 biểu hiện như thế nào?

Ngoài những biểu hiện phổ biến như trước đây, một số triệu chứng COVID- 19 chủng mới Omicron có thể kể đến là sốt, ho, buồn nôn, nôn và một vài triệu chứng gần giống như cảm lạnh. Ngoài ra, có thể bị đau nhức toàn thân, mệt mỏi, nôn, buồn nôn, đau đầu, ngứa họng, chảy nước mũi…Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân mà những triệu chứng có thể khác nhau, mức độ triệu chứng cũng sẽ khác nhau. Một số nghiên cứu còn cho rằng, tùy vào thời điểm khác nhau, biến thể mới Omicron BA.5 có thể gây triệu chứng khác nhau, đặc biệt ban đêm những biểu hiện của bệnh thường dễ xảy ra hơn so với ban ngày.
Đối với "hội chứng hậu COVID- 19" theo giới khoa học, mắc COVID-19 từ Omicron ít gây viêm nên có thể ít dẫn tới hội chứng hậu COVID. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ Omicron vì biến thể này vẫn có thể gây bệnh nặng và tử vong.

Nguy cơ tái mắc là rất khó tránh khỏi

Những manh mối đầu tiên cho thấy Omicron, trong đó có BA.5 có thể trốn tránh khả năng miễn dịch đến từ Nam Phi, nơi các nhà khoa học ước tính ít nhất 70% người dân sẽ nhiễm nCoV vào thời điểm nào đó trong đại dịch. Omicron và chủng phụ BA.5 cũng liên quan hiện tượng tái mắc ngày càng phổ biến. Khi Omicron gia tăng ở Anh, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện nhiều người khỏi COVID- 19 một thời gian sau bị tái nhiễm nhưng là biến chủng mới. Họ ước tính nguy cơ tái nhiễm với Omicron cao gấp 5 lần so với các biến chủng khác, trong đó có thể có cả BA.5.

Tiêm phòng vaccine liều nhắc lại và liểu tăng cường là cách tốt nhất để phòng bệnh

Để phòng nhiễm BA.5 cần tiêm phòng vaccine liều nhắc lại và liểu tăng cường

Tại sao nên tiêm vaccine liều nhắc lại (mũi 3) và liều tăng cường (mũi 4) bởi vì, khả năng bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19 từ tiêm vaccine hoặc từng nhiễm bệnh COVID-19 sinh miễn dịch, miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian. Điều đó có nghĩa, không ai được bảo vệ hoàn toàn khỏi BA.5. Một người vẫn có thể nhiễm BA.5 dù đã tiêm phòng và/hoặc từng mắc bệnh COVID-19, tuy nhiên, số ca nhập viện và tử vong do BA.5 sẽ chiếm tỷ lệ thấp hơn. Theo các chuyên gia, lý do là đa số đã tiêm chủng hoặc có kháng thể, làm cho khả năng miễn dịch chung của cộng đồng cao hơn so với thời điểm bắt đầu đại dịch. Các chuyên gia cũng đồng thời khuyến cáo, người cao tuổi và những người trong nhóm nguy cơ cần tiêm thêm liều vaccine tăng cường để được bảo vệ tốt hơn.

Long Cảnh - Theo sukhoedoisong.vn

PC-Covid là Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia.

Để cài đặt PC COVID:  TẢI TẠI ĐÂY

 

A LAM

 

Ứng dụng PC-Covid được áp dụng cho người đang sống và du lịch tại Việt Nam

Các tính năng chính: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm, Quét mã QR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Phản ánh của người dân,

Thông tin tiêm vắc xin, Thông tin xét nghiệm, Thẻ Covid-19, Truy vết tiếp xúc gần, Mật độ di chuyển, Xu hướng lây nhiễm, Bản đồ nguy cơ...

Mã QR cá nhân: Mỗi người dân có 1 mã QR cá nhân duy nhất hiển thị thông tin liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với chiến lược phòng, chống dịch của Quốc gia.

Khai báo y tế: Khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19, người dân cần chủ động khai báo y tế để được hỗ trợ và phát hiện sớm nguy cơ lây nhiễm.

Mã QR địa điểm: Các địa điểm: Cơ quan, Siêu thị, Trường học, Bệnh viện, Nơi công cộng… đăng ký mã QR địa điểm và phải đảm bảo khi người dân vào, ra địa điểm được ghi nhận đầy đủ thông qua việc quét mã QR.

Vaccine, kết quả xét nghiệm: Người dân có thể xem thông tin chi tiết về số mũi vaccine mình đã tiêm, mũi tiêm gần nhất vào thời điểm nào. Ứng dụng PC-Covid cũng hiển thị kết quả xét nghiệm Covid-19 khi có kết quả xét nghiệm.

Thẻ COVID-19: Ứng dụng kết nối với các hệ thống quản lý tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19, từ đó có thể hiển thị thông tin về vaccine, xét nghiệm cho người dân trong các trường hợp liên quan.

Phản ánh: Người dân có thể gửi phản ánh về thông tin dịch bệnh, các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, hay các vấn đề trong công tác thực hiện quy định, phòng chống dịch bệnh với cơ quan chức năng.

Truy vết: PC-Covid cung cấp tổ hợp các thông tin về Quét mã QR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Phát hiện tiếp xúc gần,… kết hợp cùng hệ thống Truy vết thần tốc để cho ra kết quả truy vết các trường hợp liên quan đến ca nhiễm chỉ sau vài phút.

Di chuyển nội địa: Người dân cần khai báo thông tin khi có nhu cầu di chuyển nội địa trong nước. Từ đó các cơ quan chức năng quản lý được thông tin di chuyển, thông tin y tế, phục vụ việc phòng, chống dịch Covid-19.

Nơi đã đến: Người dân có thể xem thông tin chi tiết về các địa điểm mình đã đến và có thực hiện việc quét mã QR khi vào ra. Các thông tin bao gồm nơi đã đến, thời gian đến (chi tiết thời gian từng lần quét mã QR).

Bản đồ nguy cơ: Xem Bản đồ nguy cơ lây nhiễm của Covid-19 theo thời gian thực.

Tính năng của PC-Covid sẽ liên tục được cập nhật, điều chỉnh theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, mang lại sự thuận tiện nhất cho người dân, phù hợp với chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 của Quốc gia theo từng giai đoạn cụ thể. Các thông tin về sức khỏe, đi lại, tiếp xúc của người dân được quản lý tập trung, thống nhất và chỉ phục vụ cho mục đích phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn thông tin, không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.Việc nâng cấp ứng dụng PC-Covid được thực hiện tự động, đồng thời, hiển thị thông báo tới người dùng về sự chuyển tiếp này

 

 

Long Cảnh

 

 

Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Bạch hầu, sởi,… có thể xuất hiện và gây dịch nếu không được tiêm phòng đầy đủ. Thực tế cho thấy rất nhiều năm qua, với việc tiêm chủng vắc-xin, con người đã không chỉ đối phó thụ động với bệnh tật bằng điều trị mà đã chủ động phòng chống lại bệnh tật qua biện pháp y tế dự phòng hữu hiệu đó là vắc xin.