Ngày 25/12/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 37/2023/QĐ-UBND ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (QCĐP) với ký hiệu QCĐP 01:2023/QNm. Đây cũng là quy chuẩn đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

          Quy chuẩn chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2024, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

tghhhh

          Theo đó, các quy định kỹ thuật về danh mục các thông số chất lượng nước sạch, ngưỡng giới hạn cho phép có 34 thông số gồm 8 thông số nhóm A và 26 thông số nhóm B. Trong đó, là các thông số vi sinh vật, cảm quan và vô cơ, hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, chất khử trùng và sản phẩm phụ, nhiễm xạ. Thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch phải được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận được công nhận phù hợp TCVN ISO/IEC 17025.

         Đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm định kỳ toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch của nhóm A, nhóm B trong Danh mục các thông số chất lượng nước sạch quy định: Tần suất thử nghiệm đối với các thông số chất lượng nước sạch nhóm A: không ít hơn 01 lần/1 tháng. Tần suất thử nghiệm đối với các thông số chất lượng nước sạch nhóm B: không ít hơn 01 lần/6 tháng. Số lượng mẫu lấy mỗi lần thử nghiệm; Vị trí lấy mẫu theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

          Nêu rõ trách nhiệm: 

          Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai việc thực hiện Quy chuẩn này trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo Quy chuẩn này trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận bản công bố hợp quy của đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch, bảo đảm nhân lực, trang thiết bị và bố trí kinh phí (trong ngân sách hàng năm) cho việc thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát chất lượng nước do hộ gia đình tự khai thác ở vùng có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước để có biện pháp đảm bảo sức khỏe người dân; thường xuyên rà soát, cập nhật các quy định mới ban hành và tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn cho phù hợp với quy định và yêu cầu quản lý tại địa phương.

          Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch của tất cả các đơn vị cấp nước có quy mô từ 500 hộ gia đình trở lên (hoặc công suất thiết kế từ 1.000m3/ngày đêm trở lên trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình); phối hợp với các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố thực hiện ngoại kiểm định kỳ, đột xuất chất lượng nước của các đơn vị cấp nước có quy mô dưới 500 hộ gia đình (hoặc công suất thiết kế dưới 1.000m3/ngày đêm trong trường hợp không xác định được số hộ gia đình); báo cáo kết quả ngoại kiểm theo quy định.

          Việc xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch để xác định các thông số thử nghiệm đặc trưng cho tỉnh nhằm kiểm soát tốt chất lượng nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe của người dân, bảo vệ môi trường, đồng thời giảm chi phí sản xuất nước, giảm chi phí giá thành nước sinh hoạt.

         Mặt khác QCĐP có ý nghĩa rất quan trọng tạo được sự bình đẳng trong tiếp cận nước sạch giữa khu vực nông thôn và thành thị; giảm chi phí xét nghiệm cho các đơn vị cấp nước và hoạt động quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng./.

ThS. Huỳnh Thị Thúy Loan

                                                Khoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường học

Tệp đính kèm: Chi tiết nhấn vào link bên dưới để xem:

Theo đánh giá của UNEP, ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần, ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19 - 23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển hằng năm. Microplastic là các hạt nhựa nhỏ đi vào thức ăn, nguồn nước và không khí. Ước tính mỗi người trên hành tinh có thể phải tiếp nhận hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm. Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt cháy gây hại cho sức khỏe con người, gây ô nhiễm các hệ sinh thái, từ đỉnh núi đến đáy đại dương.

Những năm qua, Việt Nam đã, đang thực thi nhiều cơ chế, chiến lược, chính sách, đề án để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, điển hình như Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đã bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Trong lĩnh vực y tế, chất thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế; chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế; chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất.... Những vật liệu nhựa dùng trong các hoạt động này có thể thay thế bằng các chất liệu an toàn, thân thiện hơn đối với môi trường nếu có sự quyết tâm, chung tay của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế cũng như người dân. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và để giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số: 08/CT-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2019, chỉ thị về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế.

Ngày môi trường thế giới năm 2023 với thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực; hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn; tăng cường tái chế, tái sử dụng; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; thực thi hiệu quả chính sách chống rác thải nhựa.

Hàng năm, Ngành y tế Quảng Nam luôn phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe như triển khai cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp nhằm tạo môi trường sạch, đảm bảo không khí trong lành cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Nhiều cơ sở y tế đã sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường để xử lý chất thải như thiết bị hấp, thiết bị vi sóng để xử lý chất thải lây nhiễm thay cho sử dụng lò đốt. Một số cơ sở y tế đã sử dụng năng lượng tự nhiên cho các hoạt động khám chữa bệnh. Hầu hết các cơ sở y tế đã thực hiện cơ sở y tế không khói thuốc.

Để Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường và Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2023, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã có ban hành công văn số 1294/SYT-NVY ngày 02/6/2023 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (05/6) và ngày Đại dương thế giới (08/6), đề nghị các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh nghiên cứu nội dung hướng dẫn triển khai các hoạt động hưởng ứng tại Công văn số 3556/BTNMT-TTTT ngày 19/5/2023 của Bộ Tài nguyên & Môi trường. Triển khai, tổ chức các hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện của đơn vị để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6), Ngày Đại dương thế giới (08/6) như: Mít tinh hưởng ứng, phong trào ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải. Phát động Chiến dịch chung tay giảm thiểu rác thải nhựa bằng các hành động thiết thực như thành lập liên minh nói không với túi nilon khó phân huỷ, sản phẩm nhựa dùng một lần; đẩy mạnh hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi nilon khó phân huỷ, sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Treo băng rôn, pano, áp phích (khuyến khích thiết kế từ các vật liệu có tính thân thiện môi trường) tại các cơ quan, đơn vị, địa điểm công cộng,…
Văn bản xem tại đây:
KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6), Ngày Đại dương thế giới (08/6) năm 2023
- Rác thải nhựa đang giết chết sinh vật biển.
- Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm.
- Cùng liên kết chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự phá hủy hệ
sinh thái toàn cầu.
- Ngay bây giờ: Nói không với túi nilon và đồ nhựa dùng một lần chính là
việc làm cứu Trái Đất.
- Loại bỏ rác thải nhựa bằng cách tái sử dụng và xử lý nó.
- Quyết tâm! Nói không với túi nilon và đồ nhựa dùng một lần.

(Khoa Sức khỏe môi trường & Y tế trường học)

Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023 với chủ đề: “Nước an toàn và đầy đủ cho mọi người”. - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm nay. 

nuoc sachikitchen 1

Nhằm nâng cao hiểu biết, trách nhiệm, sự tham gia của người dân, trẻ em, hộ gia đình, cộng đồng, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương trong việc cùng thúc đẩy thực hiện cấp nước an toàn, đảm bảo an ninh nguồn nước, vệ sinh môi trường và thực hành tốt vệ sinh cá nhân để hướng tới bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023 với chủ đề: “Nước an toàn và đầy đủ cho mọi người”. UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch số 2191/KH-UBND ngày 13/4/2023 về Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2023.

Thông qua hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường, các ngành chức năng và các địa phương đề ra chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023.

Toàn văn Kế hoạch theo tập đính kèm.

Khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày nước thế giới (ngày 22/3) hàng năm do Liên Hợp Quốc phát động nhằm kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt.
Ngày Nước thế giới 22 tháng 3 năm 2023 được Liên hợp quốc phát động ̣ với chủ đề là “Accelerating Change” - “Thúc đẩy sự thay đổi” nhấn mạnh vai trò của nước là nền tảng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống và là cốt lõi của sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia; đồng thời hướng đến giải quyết cuộc khủng hoảng về nước và vệ sinh môi trường trên toàn cầu. Qua đó, kêu gọi cộng đồng cùng thực hiện các chương trình hành động bảo vệ tài nguyên nước để tạo ra sự khác biệt bằng cách thay đổi cách thức sử dụng, khai thác và quản lý nước trong cuộc sống hàng ngày.

tyhhhjh
Ngày Khí tượng thế giới 23 tháng 3 năm 2023 đươc Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề “The Future of Weather, Climate and Water across Generations” - chủ đề tuyên truyền của Việt Nam là: “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”. Thông điệp này khẳng định giá trị của thông tin, thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước đối với xã hội đồng thời kêu gọi trách nhiệm của mỗi một cá nhân trên thế giới cần thể hiện vai trò và trách nhiệm trước cuộc sống hiện tại và tương lai nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động suy thoái môi trường. Đây cũng là dịp tôn vinh những đóng góp của các cơ quan khí tượng thủy văn trên khắp thế giới đối với việc bảo vệ tính mạng và tài sản của con người trước tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.

thfthjhhfgvg
Thông tin, tài liệu tuyên truyền Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới năm 2023 được cập nhật tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường http://monre.gov.vn; Cục Quản lý tài nguyên nước http://dwrm.gov.vn; Tổng cục Khí tượng thủy văn http://vnmha.gov.vn/; Cục Biến đổi khí hậu http://www.dcc.gov.vn/ và Trung tâm Truyền thông tài nguyên và Môi trường https://tainguyenmoitruong.gov.vn/.

Khoa Sức khỏe môi trường-Y tế trường học

           Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lụt. Mỗi năm có hàng chục cơn bão đổ bộ vào nước ta kèm theo mưa to, gây lũ lụt lớn ở nhiều nơi làm gia tăng nguy cơ lây lan các bệnh dịch. Riêng tỉnh Quảng Nam từ đầu năm đến nay đã xảy ra nhiều đợt mưa bão, gây ngập lụt tại nhiều địa phương. Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả với tình hình mưa lũ, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế và Cục Quản lý môi trường y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo về các nội dung này:

          *https://drive.google.com/file/d/1110r7IBBWBnv8yJMYkyCV1rPz7WnwJnO/view?usp=sharing

          *https://drive.google.com/file/d/1XmAPR8GWaVRjjgVG5SvFz_gdbFJV7R4s/view?usp=sharing

          Trên cơ sở đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương về công tác đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong mùa thiên tai bão lụt:

          *https://drive.google.com/file/d/1V5fRyHOoJUlpk7Rt1Jizspzsw3RMOyUp/view?usp=sharing

          Cục Quản lý môi trường y tế đã ban hành cuốn Sổ tay Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt nhằm giúp người dân có kiến thức về xử lý nước và vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh có liên quan để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống xung quanh:

          *https://vihema.gov.vn/wp-content/uploads/2015/07/SO-TAY-LU-LUT-TAI-BAN-LAN-6-2014.pdf

          Tham khảo các hướng dẫn của Bộ Y tế về vệ sinh môi trường, xử lý nước sạch trong mùa mưa bão:

1h

 

2h

 

3h

 

4h

 

5h

6h

 

a9d6076baa596d073448

Nguồn: Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế (https://vihema.gov.vn)

Trước hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một số địa phương áp dụng biện pháp phun hóa chất diệt khuẩn tại các nơi công cộng để phòng chống dịch; tại một số địa điểm, cơ quan, tổ chức lắp đặt buồng khử khuẩn để phun hóa chất diệt khuẩn vào người đứng trong buồng; một số đơn vị sử dụng máy phun hóa chất diệt khuẩn phun vào người cách ly, nhập cảnh...

PHUN HC HOI AN

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những nơi như đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa vi rút SARS-CoV-2. Việc phun hóa chất diệt khuẩn ở ngoài trời không được WHO, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (CDC Hoa kỳ) khuyến cáo do kém hiệu quả, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phun và người xung quanh khu vực phun. Việc sử dụng số lượng lớn hóa chất diệt khuẩn để phun diệt khuẩn ngoài trời còn có thể gây hại đến môi trường và làm lãng phí nguồn hóa chất dự trữ cho công tác phòng, chống dịch. Mặt khác, WHO và CDC Hoa kỳ cũng khuyến cáo không phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào do phương pháp này không làm giảm nguy cơ lây nhiễm mà có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Để đảm bảo công tác vệ sinh khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc giaphòng, chống dịch COVID-19) đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo:

1. Không thực hiện việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt vi rút SARS-CoV-2 tại những khu vực ngoài trời.

2. Không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào, gồm cả biện pháp dùng máy phun hóa chất trực tiếp vào người hoặc sử dụng buồng khử khuẩn phun hóa chất.

3. Việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng theo hướng dẫn tại Công văn số 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế.
dungta.mt_Tran Anh Dung_02/08/2021 11:19:144. Khi sử dụng các hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) cấp số đăng ký lưu hành còn hiệu lực, phải sử dụng theo đúng liều lượng và phương pháp sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm. Danh sách chế phẩm được cấp số đăng ký lưu hành được công khai trên trang thông tin điện tử http://vihema.gov.vn.

Long Cảnh

          Khu, cụm Công nghiệp là những nơi có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 cao, chỉ sau các bệnh viện.  Để  góp phần thực hiện tốt “mục tiêu kép” - vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh doanh,  Đoàn kiểm tra liên ngành công tác phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh kiểm tra các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh, nhắc nhở và hướng dẫn các quy định về phòng chống dịch.

         Qua ghi nhận thực tế tại một số cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh như Công ty TNHH  Cheng Sing Pition, Công ty Makitech Việt Nam, Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất đá Quảng Nam, công ty CPTM Thép Hùng Vỹ,... thuộc KCN Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam, 100% công nhân đều được đo thân nhiệt; đeo khẩu trang y tế; rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế ngay tại cổng ra vào. Các phân xưởng, khu sản xuất đều thực hiện giãn cách tối đa, giảm bớt mật độ, siết chặt quy trình quản lý công nhân ra vào. Khi làm việc, đa số người lao động giữ khoảng cách tiếp xúc, luôn luôn đeo khẩu trang.  Khu vực nhà ăn, tạo nhiều vách ngăn, phân ca ăn trưa từ 2 ca lên 4 ca để giảm số người tập trung trong một thời điểm. Khu làm việc, lối ra vào, khu ăn uống,.. đều dán thông điệp 5K tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh và bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay nhanh. Cùng với đó, các cơ sở có bố trí phòng cách ly tạm thời theo đúng quy định của Bộ Y tế  và sẵn sàng kích hoạt Đội phản ứng nhanh khi có tình huống xấu xảy ra.

kiem tra cong tac phong chong dịch tai cac khu cum cong nghiep

         Làm việc tại Công ty TNHH Makitech Việt Nam, anh Ngô Công  Lập chia sẻ:     “Trước khi vào cổng, mỗi công nhân như tôi đều phải đo thân thiệt, sát khuẩn tay. Chúng tôi còn được cấp, phát khẩu trang. Vào công ty đi làm thì mỗi người đều cách nhau ra từ 2 – 3m, thậm chí là 4 mét. Khi tới giờ ăn cơm, nghỉ ngơi đều cách xa mỗi người 1 bàn, mỗi bàn cách nhau 3 - 4m và chỉ 1 người được ngồi thôi”.

Chị Võ Thị Họa My, Đại diện Công ty TNHH Makitech Việt Nam cho biết: “Công ty chúng tôi đã tạo một trang Fanpage thu thập thông tin để khai báo sức khỏe hằng ngày. Đồng thời, cập nhập lên trang google để biết rằng bạn đó có tiếp xúc với F1, F2 hay không để có phương án xử trí kịp thời. Những địa điểm đến của F0 thì công ty cũng cập nhập theo để nếu có một cán bộ, nhân viên tới địa điểm đó để mà khai báo y tế. Hiện giờ, công ty chúng tôi có 2 chuyên gia người nước ngoài làm việc bên công ty nên hằng ngày cũng nhắc nhở thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19”.

         “Xác định COVID- 19 là cách thức phòng chống hàng đầu. Trên tinh thần đó, nhà máy xây dựng  văn bản chỉ đạo cũng như họp, triển khai các quyết định về ban chỉ đạo phòng, chống COVID cũng như là các tổ an toàn. Chúng tôi cũng đã thực hiện các cách thức phòng, chống như là khai báo y tế, các vấn đề ăn uống nhà máy và có lịch phân công ca cụ thể”. Anh Nguyễn Văn Trường, Đại diện Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất đá Quảng Nam cho hay.

        Tuy nhiên, qua giám sát Đoàn kiểm tra liên ngành công tác phòng, chống dịch COVID-19 vẫn còn nhận thấy một số cơ sở lao động không thực hiện khử khuẩn phương tiện đi lại ngay tại cổng ra vào; chưa thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại đơn vị, chưa cài đặt Bluezone và tạo mã QR - Code cho người lao động. Trước nguy cơ lây lan, bùng phát dịch tại các khu công nghiệp còn rất cao,việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các khu công nghiệp cùng với sự giám sát, hỗ trợ của các đoàn liên ngành là nhiệm vụ cấp thiết.

         BS.CKI Huỳnh Công Quang - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Nam cho biết: “Hiện tại các cơ sở đã chấp hành tốt các quy định, đặc biệt là theo 15 cái tiêu chí theo quyết định 294 của Bộ y tế ra ngày 27/05/2020. Trong quá trình thực hiện các đơn vị đã tuân thủ nghiêm theo tiêu chí 5K đó là Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung và khai báo y tế. Qua kiểm tra, tất cả cơ sở đều nằm từ mức 1 đến mức 3 không có cơ sỡ nào nằm ở mức 4, mức 5. Tuy nhiên theo nghị định, Đoàn kiểm tra xác định đại dịch COVID – 19 có nguy cơ lây nhiễm cao nhất là các cơ sở phương tiện sau đó là các khu công nghiệp trên cơ sở đó đoàn đề nghị các cơ sở lao động, các ban quản lý khu kinh tế mở, các khu công nghiệp tiếp tục chỉ đạo các cở sở, doanh nghiệp rà soát lại các tiêu chí theo quyết định 2194 để bổ sung, hoàn thiện để chúng ta đạt được mức 1 và mức 2 nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo tiêu chí của Bộ đã đề ra đó là chúng ta đạt được mục tiêu kép đó là vừa phát triển kinh tế vừa an toàn phòng, chống dịch”.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  Ánh Minh - Viết Thạnh

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." 

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

Môi trường có những chức năng cơ bản nào?

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.

Vì sao nói Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người?

Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v.
Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.
Bảo vệ môi trường là việc của ai?

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".

Phải làm gì để bảo vệ môi trường?

Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:

Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái;
Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;
Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước;
Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ;
Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải;
Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.

Long Cảnh (tổng hợp)