Vắc xin Td là gì?

Vắc-xin Td hay còn gọi là vắc-xin Uốn ván - Bạch hầu giảm liều. Vắc-xin này kết hợp Vắc-xin Uốn ván (gọi tắt là T) chứa giải độc tố được bào chế từ Clostridium tetani và vắc-xin bạch hầu giảm liều (gọi tắt là d) chứa giải độc tố được điều chế từ vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, được hấp phụ bằng Aluminium phosphate.

Tại sao phải giảm liều vắc xin Uốn ván- Bạch hầu?

Theo lịch tiêm chủng  mở rộng, trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi và liều nhắc lại mũi 4 (vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván) lúc 18 - 24 tháng tuổi. Với 4 mũi tiêm này trẻ sẽ được tiêm các vắc-xin chứa thành phần bạch hầu nguyên liều.

Tuy nhiên, không được tiêm vắc-xin bạch hầu nguyên liều cho trẻ từ 48 tháng tuổi trở lên. Có người nghĩ rằng, trẻ nhỏ vài tháng tuổi tiêm được vắc-xin bạch hầu nguyên liều thì trẻ lớn hay người lớn cũng tiêm được, nhưng với vắc-xin bạch hầu trẻ lớn buộc phải giảm liều, nếu không có thể dẫn đến sốc phản vệ, gây co giật, nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí tử vong.

Vì vậy chỉ định để phòng uốn ván và bạch hầu cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên, vắc-xin này cần được giảm liều (Td).  

bach hau uon van

Trẻ đã tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tại sao phải tiêm bổ sung vắc xin Td?

- Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Uốn ván cũng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây chủ yếu qua da và niêm mạc tổn thương. Trẻ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi thường bị bệnh nặng với tỷ lệ tử vong cao, khoảng từ 30-50%.

- Mặc dù  hiệu quả bảo vệ của vắc-xin cao (lên đến 97%), nhưng kháng thể trong cơ thể sẽ giảm dần theo thời gian. Đến 7 tuổi, sự miễn dịch đối với bạch hầu, uốn ván của cơ thể đã suy giảm khá nhiều từ lần được tiêm ngừa trước đó, do vậy nếu không tiêm nhắc lại vẫn có khả năng mắc bệnh. Ngoài ra, độ tuổi này lại thường xuyên hoạt động trong môi trường học đường đông đúc, gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động cũng nhiều hơn... vì vậy nguy cơ mắc các bệnh bạch hầu, uốn ván từ đó cũng cao hơn nên rất cần được tiêm nhắc lại.

- Tiêm vắc xin Td nhắc lại hoặc bổ sung nhằm giúp trẻ tăng đáp ứng miễn dịch phòng bệnh bạch hầu và uốn ván cho trẻ nếu trẻ chưa tiêm hoặc tiêm không đủ mũi hoặc đã tiêm đủ mũi vắc xin phòng bạch hầu và uốn ván lúc trẻ dưới 2 tuổi, kiểm soát dịch bạch hầu không để dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng.

Liều tiêm vắc xin Td

Liều tiêm là 0,5ml

- Đối với trẻ 7 tuổi trở lên mà trước đó đã được tiêm phòng cơ bản, đủ liều phòng bạch hầu và uốn ván thì tiêm nhắc lại 1 liều vào lứa tuổi thứ 7. Sau 10 năm tiêm phòng lại 1 lần để củng cố miễn dịch.

- Với trẻ từ 7 tuổi trở lên nhưng trước đó chưa được tiêm vắc-xin phòng uốn ván, bạch hầu, thì cần tiêm 3 mũi. Mũi thứ 2 phải cách mũi thứ nhất 1 tháng. Mũi 3 cách mũi 2 khoảng 6 tháng. Sau nó nếu cần thiết thì cũng 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

Vắc xin Td có tác dụng phụ gì?

Bất cứ loại vắc-xin nào cũng đều có nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ. Đối với vắc-xin Td, các tác dụng phụ có thể xảy ra như:

- Đau, đỏ và sưng tấy tại chỗ tiêm.

- Có thể xuất hiện triệu chứng nhức đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi.

- Triệu chứng hiếm gặp là đau nặng, chảy máu, áp xe, viêm dây thần kinh ngoại biên.

Trường hợp nào không nên tiêm

- Không tiêm nếu như trẻ có phản ứng mạnh ở liều tiêm trước với vắc xin có thành phần bạch hầu, uốn ván

- Không tiêm vắc-xin Td khi bị nhiễm trùng cấp tính. 

- Không tiêm vắc xin Td cho trẻ đã được tiêm vắc xin có chứa thành phần uốn ván hoặc bạch hầu trong thời gian 1 tháng trước khi triển khai tiêm bổ sung vắc xin Td.

- Không tiêm vắc xin Td cho trẻ vừa mới tiêm Covid-19 trong vòng 14 ngày.

- Không tiêm đường bắp cho trẻ bị rối loạn chảy máu hoặc giảm tiểu cầu.

Theo dõi sau khi tiêm

- Sau khi tiêm cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tiêm chủng.

- Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

- Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng để phát hiện các biểu hiện bất thường của trẻ để đưa đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.

Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Khi đủ số người được chủng ngừa bệnh bạch hầu, toàn bộ cộng đồng sẽ ít có khả năng mắc bệnh này...
Bạch hầu từng là nguyên nhân phổ biến gây ra cả bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Trong những năm 1920, Hoa Kỳ đã từng có tới 200.000 trường hợp mắc mỗi năm. Nhờ tiêm vắc-xin bạch hầu, con số đó đã giảm tới 99,9%.

Có 4 loại vắc-xin bảo vệ chống bệnh bạch hầu bao gồm: Vắc-xin DTaP (bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà); vắc-xin DT (bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bạch hầu và uốn ván); vắc xin Tdap (bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn khỏi bị uốn ván, bạch hầu và ho gà) và vắc-xin Td (bảo vệ thanh thiếu niên và người lớn từ uốn ván và bạch hầu).

 medium 20190922 152950 918575 vacxin bach hau 1 max 1800x1800 jpg 2e224c063e

Bạch hầu là một trong những căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây ra, tạo thành các giả mạc bám vào niêm mạc họng, mũi khiến người bệnh khó nuốt và khó thở. Theo thời gian, các giả mạc này sẽ sản sinh độc tố gây ức chế hoạt động của gan, tim và các dây thần kinh. Một số biến chứng của bạch hầu có thể kể đến như: Viêm cơ tim, suy cơ hoành, viêm dây thần kinh, suy hô hấp cấp,...

Bạch hầu vẫn luôn được đánh giá là dịch bệnh dễ lây lan và có nhiều diễn biến phức tạp khi tồn tại trong cộng đồng. Bạch hầu lây từ người sang người khi: Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh; chạm vào dịch bài tiết hoặc dùng chung các loại vật dụng cá nhân mà người bệnh đã sử dụng qua.

Bạch hầu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Hai biến chứng nguy hiểm của bệnh này là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Việc điều trị biến chứng tim sẽ rất khó khăn, với các trường hợp nặng hay suy tim có thể phải sử dụng máy thở. Đối với viêm dây thần kinh có thể gây liệt cơ, suy hô hấp… có thể gây tử vong.

Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu. Và khi đủ số người được chủng ngừa bệnh bạch hầu, toàn bộ cộng đồng sẽ ít có khả năng mắc bệnh này. Vì vậy, khi bạn và gia đình được tiêm vắc-xin, bạn sẽ giúp bản thân và cộng đồng khỏe mạnh.

Ai cần tiêm vắc xin bạch hầu?

Mọi người đều cần vắc-xin bạch hầu trong suốt cuộc đời của mình. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người cần được tiêm phòng đầy đủ các mũi ở giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và tiêm nhắc lại khi trưởng thành. Cụ thể:

Trẻ sơ sinh và trẻ em đến 6 tuổi: Ở giai đoạn này trẻ được tiêm vắc-xin DTaP như một phần trong lịch trình tiêm vắc-xin thông thường (nằm trong chương trình tiêm chủng). Trẻ nhỏ cần một liều vắc-xin tại các thời điểm: 2 tháng; 3 tháng; 4 tháng (hoặc 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng); 15 đến 18 tháng; 4 đến 6 năm.

Trường hợp trẻ đã có một phản ứng nghiêm trọng với thành phần ho gà có trong vắc-xin DTaP, có thể được chủng ngừa bằng vắc –xin DT thay thế.

Thanh thiếu niên từ 7-18 tuổi: Cần tiêm 1 mũi vắc-xin Tdap ở tuổi 11 hoặc 12 như một phần trong lịch tiêm vắc-xin thông thường.

Người lớn từ 19 tuổi trở lên: Người lớn cần tiêm 1 mũi vắc-xin Td sau mỗi 10 năm như một phần trong lịch trình tiêm chủng vắc-xin thông thường.

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cần tiêm 1 mũi vắc-xin Tdap trong ba tháng thứ ba của mỗi thai kỳ.

Ai không nên tiêm vắc xin bạch hầu?

Bạn không nên tiêm vắc-xin bạch hầu nếu bạn: Bị dị ứng đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin; đã có một phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà trong quá khứ.

Hãy chắc chắn nói với bác sĩ của bạn trước khi tiêm vắc-xin nếu bạn: Có cơn động kinh hoặc các vấn đề khác về hệ thần kinh; bị đau hoặc sưng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc –xin bạch hầu, uốn ván hoặc ho gà; hoặc bị Hội chứng Guillain-Barré (một rối loạn hệ thống miễn dịch)

Nếu bạn bị bệnh, cần phải đợi cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn để chủng ngừa bệnh bạch hầu.

Tác dụng phụ của vắc xin bạch hầu là gì?

Tác dụng phụ thường nhẹ và hết sau vài ngày. Chúng có thể bao gồm: Đau, sưng hoặc đỏ khi tiêm; sốt nhẹ và ớn lạnh; nhức đầu và đau nhức cơ thể; cảm thấy mệt; đau dạ dày, nôn mửa, và tiêu chảy; không cảm thấy đói; quấy khóc (ở trẻ em)… Tuy nhiên, cần nhớ rằng tiêm vắc-xin bạch hầu an toàn hơn nhiều so với mắc bệnh bạch hầu.

     Ngày 31/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức lớp tập huấn điều tra về “Thực trạng sử dụng thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên và công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Quảng Nam năm 2024”. Chương trình nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học hỗ trợ cho việc đánh giá và điều chỉnh các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh.

     Tại buổi tập huấn, các học viên được cung cấp thông tin chi tiết về thực trạng sử dụng thuốc lá, bao gồm cả vấn đề hút thuốc lá thụ động ở người trưởng thành, cũng như tình hình thực hiện môi trường không khói thuốc tại Quảng Nam. Đồng thời, buổi tập huấn cũng làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương.

95d76ec80bfab3a4eaeb

Quang cảnh buổi tập huấn

     Ngoài ra, các học viên còn được nâng cao kiến thức chuyên môn về kỹ thuật phỏng vấn, sử dụng phần mềm hỗ trợ điều tra và tham gia vào các hoạt động hỏi đáp nhằm củng cố kiến thức thực tiễn. Việc thực hiện nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng để định hướng các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả hơn, góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh cho người dân toàn tỉnh.

Tấn Trường

     Sáng nay 24/10, Hội Đông y tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo về chuyên đề “Báo cáo kết quả khảo sát dược liệu và đề xuất một số giải pháp về khai thác, chế biến bảo quản dược liệu nhằm phát triển tiềm năng dược liệu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam”. Tham dự có Lương y Trần Trừng - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Quảng Nam.Lương y Trần Trừng Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Quảng Nam phát biểu tại hội thảojpg

Lương y Trần Trừng - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Quảng Nam phát biểu tại hội thảo.

     Theo số liệu điều tra tổng diện tích cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh là 9.610 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, với các loài cây đặc trưng như Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Sa nhân, Giảo cổ lam, Đinh lăng, … không chỉ từng bước thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế mà còn góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

     Tại Hội thảo, báo cáo kết quả khảo sát dược liệu tại sáu huyện miền núi gồm Nam Giang, Đông Giang, Nông Sơn, Hiệp Đức, Bắc Trà My, Tiên Phước, Đoàn đã ghi nhận 81 cây dược liệu hiện có tại địa phương, trên 20 cây dược liệu tự nhiên được người dân và lương y di thực về trồng tại nhà, để làm thuốc chữa bệnh.

     Theo kết quả báo cáo, số lượng cây dược liệu có tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam còn ít, phát triển không đồng đều. Do đó cần có sự quan tâm đến việc nuôi trồng, bảo tồn phát triển cây dược liệu. Đồng thời hoạch định chiến lược, phát triển dược liệu trở thành hàng hóa trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, phát triển kinh tế gia đình.

     Tại hội thảo, đại biểu hội Đông y các địa phương tham luận về bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý hiếm trên địa bàn huyện Nam Giang; bảo tồn và phát triển dược liệu, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của hội Đông y các cấp của huyện Nông Sơn; một số mô hình phát triển cây dược liệu vùng miền núi Tiên Phước;…

Toàn cảnh hội thảo

Quang cảnh hội thảo.

     Trên cơ sở quy hoạch vùng trồng dược liệu tập trung tích hợp trong quy hoạch sử dụng đất trồng giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với cơ cấu từng loại dược liệu để thu hút đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu. Hội thảo đề xuất nhiều giải pháp nhằm phát triển tiềm năng cây dược liệu ở miền núi Quảng Nam, bao gồm: áp dụng tối đa chính sách đặc thù theo Nghị định 65 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu; ưu tiên đầu tư vào công tác nghiên cứu, bảo tồn và xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối dược liệu; áp dụng công nghệ trong chế biến dược liệu; tăng cường tuyên truyền cộng đồng việc khai thác, sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên bền vững và bảo vệ môi trường; các giải pháp về phát triển cây dược liệu.

       Sáng ngày 8/10,  Sở Y tế Quảng Nam phối hợp với Tổng Hội Y học Việt Nam tổ chức lớp tập huấn “Xử lý sự cố y khoa, cập nhật kiến thức tiếp cận và chẩn đoán Viêm gan Vi rút ở Việt Nam” trực tiếp và trực tuyến qua Zoom Hội trường Sở Y tế tỉnh Quảng Nam. Tham dự có ThS. BS Trương Quang Bình - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam; GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam; GS.TS Phan Văn Tường, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Nguyên Viện trưởng Trưởng Bộ môn quản lý bệnh viện Viện Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Quản lý ngành Y tế.

ThS. BS Trương Quang Bình Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam phát biểu khai mạc lớp tập huấn

ThS. BS Trương Quang Bình Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam phát biểu khai mạc lớp tập huấn

       Tại lớp tập huấn, cán bộ y tế được nghe GS.TS Phan Văn Tường - Chủ tịch Hội đồng khoa học, Nguyên Viện trưởng Trưởng bộ môn quản lý bệnh viện Viện đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Y tế cung cấp các thông tin về tình hình diễn biến của các sự cố y khoa thường gặp trong cơ sở Y tế. Trong đó, các sự cố y khoa có thể gặp phải nhiều nhất là: Nhiễm khuẩn bệnh viện, nhầm thuốc, chẩn đoán sai/chậm, phác đồ/quy trình không cập nhật, thủ tục hành chính rườm rà - khám chữa bệnh không kịp thời, sao chép sai, bác sỹ chữ viết xấu, để sót gạc dụng cụ trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật nhầm bộ phận cơ thể,...

       Nguyên nhân dẫn đến sự cố y khoa có thể bao gồm yếu tố con người như: thiếu tập trung, kiến thức hạn chế, hoặc môi trường làm việc nhiều áp lực. Qua việc chỉ rõ các nguyên nhân, sự cố y khoa thường gặp, GS.TS Phan Văn Tường lưu ý nhân viên y tế cần tuân thủ các quy tắc trong thăm khám, điều trị, cập nhật liên tục các kiến thức chuyên môn,… từ đó góp phần đảm bảo an toàn cho người bệnh, hạn chế các sự cố y khoa đáng tiếc, nâng cao hiệu quả trong điều trị, chăm sóc người bệnh.

Toàn cảnh buổi tập huấn

Toàn cảnh buổi tập huấn

       Cũng trong buổi tập huấn, GS.TS Nguyễn Văn Kính - Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam và TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam đã cung cấp các kiến thức cập nhật về chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan B, C tại Việt Nam. Đồng thời, chia sẻ về phương pháp điều trị hiệu quả, dự phòng lây nhiễm và tầm quan trọng của dinh dưỡng trong quá trình điều trị căn bệnh này, nhằm ngăn ngừa xơ gan và ung thư gan.

       Qua lớp tập huấn, học viên được nâng cao thêm các kiến thức thực tiễn, kỹ năng chuyên môn về cách thức xử lý sự cố y khoa thường gặp trong cuộc sống hiện đại cùng biện pháp phòng ngừa, chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong quá trình chẩn đoán và điều trị dành cho những bệnh nhân nhiễm viêm gan vi rút đang điều trị hiệu quả.

Tấn Trường

              Ngày 01.10 tại Khách sạn ven sông Bàn Thạch, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2024. Tham dự có có đại diện Lãnh đạo Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Y tế tỉnh cùng các đơn vị và các cán bộ có liên quan đến triển khai hoạt động Dự án Quỹ Toàn cầu. 

cd7ecb7065d0c38e9ac1

Toàn cảnh Hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2024

            Trong năm 2024, CDC Quảng Nam đã triển khai các hoạt động trong Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024 – 2026 như: thành lập cơ sở điều trị PrEP tại 131 Trưng Nữ Vương, TP Tam Kỳ; tư vấn, thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc HIV; tập huấn cho nhân viên tiếp cận cộng đồng, nhân viên y tế thôn bản, đồng đẳng viên tham gia chương trình can thiệp giảm hại; thực hiện các xét nghiệm tại cộng đòng; triển khai dịch vụ xét nghiệm HIV cho nhóm nguy cơ cao qua hệ thống online; tập huấn về tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ tuyến huyện, xã; theo dõi, giám sát, hỗ trợ các hoạt động của các địa phương; tuyên truyền về dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cầu cho PrEP.

0a6e3455a5f503ab5ae4

TS.BS Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Nam phát biểu tại Hội nghị

            Tại Hội nghị, các đại biểu được CDC Quảng Nam báo cáo sơ bộ về tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam và tỉnh Quảng Nam; triển khai Kế hoạch hoạt động Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024 – 2026; kế hoạch triển khai điều trị điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 -2026; quy chế quản lý tài chính Dự án; kế hoạch phân bổ các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động do Dự án tài trợ. 

            Đồng thời, các đại biểu tham dự đã cùng nhau tham gia thảo luận, phản hồi về những thuận lợi, khó khăn của việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong nhóm MSM và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) tại Phòng khám Đa khoa – CDC. Trên cơ sở đó, các đơn vị sẽ có căn cứ và triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại địa phương đạt hiệu quả cao.

 

         Sáng ngày 24/9, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức lớp tập huấn Triển khai các quy định về tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy. Ths.Bs Trương Quang Bình - Phó giám đốc Sở Y tế cùng 54 bác sỹ thuộc 18 đơn vị y tế trên địa bàn tham dự.

60a6c4a10060a63eff713

Ths.Bs Trương Quang Bình - Phó giám đốc Sở Y tế phát biểu tại lớp tập huấn

        Tại buổi tập huấn, các học viên được nghe các báo cáo viên đến từ phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế, CDC Quảng Nam, Bệnh viện Tâm Thần Quảng Nam lần lượt báo cáo và hướng dẫn các nội dung như: Thông tư số 18/2021/TT-BYT về quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Nghị định 109/2021/NĐ-CP về quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; giới thiệu một số loại ma túy, tác hại và cơ chế gây nghiện; Quyết định 1513/QĐ-UBND về phối hợp thực hiện xác định tình trạng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; can thiệp lạm dụng ma túy tổng hợp; danh sách các cơ sở đủ điều kiện xá định tình trạng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn phác đồ trị liệu cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy;…

a249774fb38e15d04c9f4

Báo cáo viên Khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật báo cáo tại buổi tập huấn

        Buổi tập huấn với mục đích, đến năm 2030, sẽ có ít nhất 60% Trạm y tế cấp xã trên địa bàn thực hiện được công tác xác định tình trạng nghiện ma túy; Sở Y tế Quảng Nam dự kiến tập huấn 2 lớp vào ngày 24 - 25/9 và 1 - 2/10/2024.

                Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn do việc chế biến không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm...

                Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm và nước sạch để uống.

                Ngoài sự đóng góp tiền, đồ dùng thiết yếu thì một lượng lớn thực phẩm đã được các ban ngành đoàn thể, các hội nhóm từ thiện và các cá nhân quyên góp gửi về các vùng lũ lụt.bao lu 5 17262858922061911236088

Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm và nước sạch để uống.

             

              Tuy nhiên, phân phối hàng hóa, thực phẩm cho người dân không đơn giản, phải mất thời gian di chuyển, cung đường khó khăn cộng với thời tiết mưa gió kéo dài do vậy cần phải lưu ý đảm bảo thực phẩm an toàn tới tay người dân vùng bão, lũ.

              Theo Cục An toàn thực phẩm, việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm do việc chế biến không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, đặc biệt là ô nhiễm vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường thiếu không khí), sinh độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng.

               Một trong các vi khuẩn yếm khí thường hay gây ngộ độc trong các loại thực phẩm đồ hộp, thực phẩm bao gói hút chân không là vi khuẩn Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử (dạng tồn tại của vi khuẩn trong môi trường bất lợi); độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum chỉ sinh ra trong môi trường kỵ khí, có độc lực rất mạnh và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong chỉ với liều lượng rất nhỏ.

thuc pham 3 17262861900661205746797

Cục An toàn thực phẩm lưu ý, đối với các loại thực phẩm do người hỗ trợ tự làm như bánh chưng, bánh dày, bánh tét... được sản xuất thủ công, tự đóng gói, đóng kín bằng màng bọc hút chân không, trước khi sử dụng cần quan sát kỹ.

           Để đảm bảo an toàn thực phẩm hỗ trợ đến người dân vùng bị thiên tai, bão, lũ, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế khuyến cáo:

           Đối với tổ chức/cá nhân cứu trợ thực phẩm:

+ Ưu tiên quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày như: lương khô, các thực phẩm đóng hộp, bao gói kín như thịt, cá, rau củ quả đóng hộp, mỳ ăn liền, xúc xích tiệt trùng, nước uống đóng chai, đóng bình… của các cơ sở chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, có ghi nhãn và hạn sử dụng đầy đủ theo quy định

+ Ủng hộ vitamin, men tiêu hóa hỗ trợ sức khỏe cho các đối tượng trẻ em, người già trong vùng bão, lũ

+ Khi tự chế biến thực phẩm, bao gói hút chân không để hỗ trợ cho người dân vùng bão, lũ cần lưu ý:

           Lựa chọn các thực phẩm phù hợp với đóng gói hút chân không như: thịt khô, cá khô, bỏng ngô, bỏng gạo, các loại bánh có lá bọc được chế biến đun kỹ (nhiều giờ) như bánh chưng, bánh téc, sau khi vớt bánh cần để nơi sạch sẽ, ép ráo nước, để nguội trước khi đóng gói hút chân không;

           Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm; khi đóng gói và hút chân không nên để mảnh giấy ghi ngày sản xuất bên trong màng gói để người vận chuyển và người sử dụng biết và bố trí thời gian cấp phát, sử dụng phù hợp.

           Cục An toàn thực phẩm lưu ý: Nên hỗ trợ những loại thực phẩm tự chế biến, bao gói hút chân không cho những khu vực mà thời gian vận chuyển ngắn để đảm bảo người dân có thể tiếp cận được với thực phẩm hỗ trợ trong thời gian sớm nhất kể từ khi chế biến.

           Đối với người cấp phát thực phẩm cứu trợ:

+ Bao gói hàng cẩn thận để tránh bị ngấm nước mưa hoặc rơi, ngập trong nước lũ, bùn

+ Đối với các thực phẩm tự chế biến, bao gói có thời hạn sử dụng ngắn, cần lưu ý thời gian vận chuyển để đảm bảo khi thực phẩm tới tay người được cứu trợ không bị biến chất, ôi, thiu, mốc hỏng.

           Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm cứu trợ bị nhớt, mốc, mùi, vị khác thường:

           Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cần kiểm tra bao gói thực phẩm được cấp phát, cứu trợ trước khi ăn; tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thực phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường;

           Thực phẩm đóng hộp không phồng, nhưng khi mở ra nghe tiếng "xì" tức là có không khí ở trong, hơi "nặng mùi" cũng không nên sử dụng để phòng đã bị nhiễm vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là độc tố botulinum.

thuc pham 2 1726285900517668232973

Một trong các vi khuẩn yếm khí thường hay gây ngộ độc trong các loại thực phẩm đồ hộp, thực phẩm bao gói hút chân không là vi khuẩn Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử...

            Cục An toàn thực phẩm lưu ý, đối với các loại thực phẩm do người hỗ trợ tự làm như bánh chưng, bánh dày, bánh tét... được sản xuất thủ công, tự đóng gói, đóng kín bằng màng bọc hút chân không, trước khi sử dụng cần quan sát kỹ.

            Nếu phía trong màng bọc có các bóng khí, màng bọc căng phồng hoặc khi mở màng bọc ra thực phẩm bị nhớt, mốc, mùi, vị khác thường thì tuyệt đối không sử dụng.

            Các loại thực phẩm này có hạn sử dụng ngắn, trong vòng vài ngày, nên cần được biết ngày sản xuất, đóng gói.

Theo suckhoedoisong.vn