Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đếnnay; số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng, trung bình ghi nhận 1 đến 2 ca nặng mỗi ngày; đồng thời tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra.

Đến thời điểm hiện tại Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng vi rút, các biến thể mới trong tương lai.

tiem vx Minh

Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Sở Y tế Quảng Nam - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 đã ban hành Công văn số 823/SYT-NVY ngày 17/4/2022 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, đề nghị BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung như sau:

1. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ.cấp tỉnh đề nghị BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung như sau:

2. Thúc đẩy tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.

3. Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất kinh doanh, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

4. Tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.

5. Tăng cường truyền thông phòng bệnh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch như deo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Lễ Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động ngày 01/5 trong thời gian tới. Tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vắc xin; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao tự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

6. Đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh: (i) Tiếp tục đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc điều trị hiệu quả các trường hợp mắc COVID-19; chú trọng các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng nặng và tử vong. (ii) Tiếp tục thực hiện Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng; Kế hoạch số 1080/KH-UBND ngày 28/02/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam Về việc phân tầng thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2022 của Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19; Quyết định số 528/QĐ-BYT ngày 03/03/2022 của Bộ Y tế Ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em. (iii) Thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn,
không dễ lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị. (iv) Sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là cấp cứu, hồi sức tích cực. (v) Chuẩn bị hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hoá chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng chống dịch.

7. Thực hiện đúng chế độ về thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch COVID-19 theo quy định./.

Trước tình hình dịch COVID-19 có xu hường gia tăng, đặc biệt tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,... Bộ Y tế đã có Công văn số 2116/BYT-DP ngày 12/4/2023 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 nhằm tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tỉnh hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại.

Tại Quảng Nam, để tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, nhất là trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4 - 01/5/2023; UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn số 2208/UBND- KGVX ngày 13/3/2022 V/v tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu:

1. Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tiếp tục tập trung nắm chắc tình hình, diễn biến dịch bệnh tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình; chủ động giám sát, đánh giá nghiêm túc, thực tế, khách quan về tình hình dịch bệnh, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác đối với dịch bệnh COVID-19, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có  thể xảy ra của dịch bệnh. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19, UBND tỉnh trong công tác phòng, chống dịch và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ- CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng;

tiem vaccine covid 19 cho hoc sinh ng 1667458262849621772520

- Triển khai quyết liệt, thúc đẩy chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19; huy động sự tham gia của các Ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao (bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai…). Phát huy tính chủ động, gương mẫu của các lực lượng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ, quân nhân, người lao động trong việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 (riêng đảng viên phải đạt tỷ lệ 100%).

2. Sở Y tế

- Tập trung triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng vắc xin phòng COVID-19 (tuyệt đối không sử dụng vắc xin hết hạn, kém chất lượng), không để tình trạng vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí, đồng thời đáp ứng yêu cầu về chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.2

- Tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ
nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu  dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị.

- Bảo đảm hậu cần, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nói chung và
phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Cổng thông tin điện tử tỉnh phối hợp với ngành Y tế tăng cường  truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4 - 01/5/2023. Tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vaccine; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao sự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

4. Sở Tài chính chủ động tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đề nghị của ngành Y tế và các địa phương.

Toàn văn Công văn theo tập đính kèm

Hiện nay, Tình hình bệnh Ghẻ đang lây lan nhanh trong học sinh trên địa bàn các huyện Nam Trà My và Bắc Trà My, dự báo tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp, khả năng các ca phơi nhiễm tiếp tục phát triển trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay. Ngày 13/4/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có công văn 2193/UBND-KGVX về việc kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình dịch bệnh Ghẻ trên địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh Ghẻ trên địa bàn tỉnh, nhanh chóng dập dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng và diễn biến phức tạp.

Toàn văn công văn theo tập đính kèm.

ghe lo 2

Theo đó, Sở Y tế Quảng Nam đã chỉ đạo TTYT Nam Trà My và Bắc Trà MY cần theo dõi giám sát chặt chẽ, đánh giá tình hình, dự báo diễn biến của bệnh; chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế; kịp thời báo cáo tình hình về Sở Y tế.

Hiện tại, TTYT các huyện Nam và Bắc Trà My đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống. Theo thông tin báo cáo từ phòng Tổ chức TTYT huyện Bắc Trà My, hiện tại TTYT đã tổ chức tuyền truyền bằng nhiều hình thức để người dân kịp thời nắm bắt thông tin phòng và điều trị bệnh, TTYT cũng đã phối hợp với Bệnh viện Da liễu Quảng Nam khám, điều trị cho các xã có số ca bệnh tăng cao, ngày 12/4/2022, đã khám cho hơn 200 người dân xã Trà Bui và các trường tiểu học, trung học cơ sở của xã; hiện TTYT đang triển khai tuyên truyền và khám bệnh cho các xã khác.

 

Khoa Truyền thông - Giáo duc sức khỏe

Theo GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, một trong những nhiệm vụ hiện nay trong phòng chống dịch COVID-19 là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao. Các địa phương cần rà soát lại tất cả các đối tượng này để tiêm phòng đủ liều, đúng lịch theo các khuyến cáo của Bộ Y tế.

Trao đổi với chí chiều 13/4, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay: Hiện Việt Nam chưa thay đổi khuyến cáo về tiêm vaccine COVID-19. Vaccine COVID-19 hiện nay dù còn hạn chế trong hiệu quả phòng lây nhiễm biến chủng Omicron, nhưng vẫn phòng được ca nặng và nhập viện, tử vong một cách hiệu quả.

gs phan trong lan 16813778481922060126631

Đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 266 triệu liều vaccine COVID-19 các mũi khác nhau. Với liều cơ bản, chúng ta bao phủ gần như 100% cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên; mũi 3, 4 cũng đạt tỷ lệ cao 80-90%, việc tiêm cho trẻ từ 5 đến - dưới 12 tuổi mũi 1 cũng lên đến 90%, mũi 2 là gần 77%. Việt Nam là một trong số quốc gia tiêm chủng COVID-19 cao trên thế giới. Tuy nhiên có nơi, có chỗ tỷ lệ tiêm chưa đạt như mong muốn, đặc biệt ở đối tượng nguy cơ cao.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả, tăng miễn dịch với biến chủng Omicron, giảm ca tăng nặng và tử vong.

- Phần lớn người dân nước ta tiêm mũi 3 đã rất lâu, có khi cả năm. Vậy hiện giờ khả năng bảo vệ của vaccine như thế nào, thưa ông?

GS.TS Phan Trọng Lân: Đánh giá về khả năng bảo vệ của vaccine phòng COVID-19 thì mục tiêu của vaccine là giảm nặng, nhập viện, giảm tử vong.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về miễn dịch trên các đối tượng đã tiêm các mũi 1,2,3 và 4 vaccine COVID-19 đến nay còn chưa đầy đủ. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những nghiên cứu trên thế giới và khuyến cáo của

Tổ chức Y tế thế giới để tiếp tục đưa ra lịch tiêm chủng phù hợp. Sắp tới chúng ta sẽ rà soát để làm thế nào có khuyến cáo kịp thời và đúng thời điểm.

Thực tế số lượng vaccine hiện nay dựa trên nhu cầu đề xuất của các địa phương. Vì thế nơi nào có đề xuất, Bộ Y tế sẽ tham mưu để làm cân đối đầy đủ. Chúng ta căn cứ trên bối cảnh từng đặc điểm dịch tễ để tiêm phòng cho người dân.

Đôi khi tiêm sớm quá trong bối cảnh dịch đang được kiểm soát sẽ làm lãng phí nguồn lực. Chúng ta cần sự thận trọng, sử dụng hiệu quả vaccine.

- Ông có khuyến cáo gì với người dân và cộng đồng trong công tác phòng chống dịch COVID-19 hiện nay?

GS.TS Phan Trọng Lân: Theo dự báo của các nhà khoa học và Tổ chức Y tế thế giới, virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại. Để điều này không ảnh hưởng đến cuộc sống, cần tập trung bảo vệ tối đa đối tượng nguy cơ cao, lực lượng y tế tuyến đầu...

Mục tiêu giai đoạn tới là giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế, giữ vững thành quả phòng chống dịch, do đó một trong những nhiệm vụ hiện nay là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai), tiêm phòng đủ liều, đúng lịch theo các khuyến cáo của Bộ Y tế. Các địa phương cần rà soát lại tất cả các đối tượng này.

Để giảm bớt sự lây nhiễm, chúng tôi khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện 2K (Khẩu trang-Khử khuẩn) + Vaccine.

Việc đeo khẩu trang trong các cơ sở khám chữa bệnh; Trên các phương tiện công cộng là yêu cầu phòng chống dịch.

Với những người có nguy cơ cao dễ chuyển biến nặng và có nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19 (như: người cao tuổi, người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai) khi đến nơi đông người, môi trường ít thông thoáng thì nên đeo khẩu trang; đồng thời phải tiêm chủng vaccine đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tôi cũng nói thêm, một trong những điểm Tổ chức Y tế thế giới băn khoăn, có nhiều ý kiến trái chiều là dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Trong cuộc họp vào tháng 1, Tổ chức Y tế thế giới xác định tiếp tục nghiên cứu giai đoạn chuyển đổi trong khi các biện pháp chống dịch của các nước chưa đầy đủ để tránh rủi ro. Từ tháng 1 đến nay số mắc, tử vong do COVID-19 trên thế giới giảm nhiều.

Vì thế, chúng ta hy vọng tháng 5 sắp tới Tổ chức Y tế thế giới họp sẽ có quyết định đầy đủ. Với diễn biến hiện nay, dịch có thể đi theo kịch bản dù có các biến thể phụ nhưng vẫn ổn định, tiến tới có thể trở thành bệnh có thể mắc, có thể nhập viện, có thể tử vong đặc biệt trên đối tượng nguy cơ cao nhưng nó sẽ không làm xáo trộn xã hội. Lúc đó nó trở thành coi như bệnh thông thường.

Ngày 12/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Bộ Y tế, trong 7 ngày vừa qua (từ 5/4 - 11/4/2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc COVID-19 mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới). Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Bộ Y tế cũng cho hay, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong khi đó, hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus các biến thể mới trong tương lai.

tiem M4

Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm.... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chống dịch.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu: Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống dịch COVID-19; cần tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Toàn văn Công văn theo tập đính kèm.

Khoa Tuyền thông - Giáo dúc sức khỏe

Trả lời Báo Người Lao động, ngày 31.3, ông Nguyễn Hữu Trung – Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam cho biết, tại Khoa Cấp cứu bệnh viện tiếp nhận 18 bệnh nhân nhi ngộ dộc thức ăn từ trường Trần Hưng Đạo xã Điện Phong, huyện Điện Bàn.

ngodoc 4633

Tình hình sức khỏe của các em học sinh bị ngộ độc thực phẩm đã ổn định.  Ảnh: BND


Được biết 33 em hs lớp 5 của trường Trần Hưng Đạo ở Điện Phong, ăn liên hoan lớp gồm trà sữa và xoài lắt do phụ huynh tự chế biến và mang đến lớp, sau ăn khoản 2 giờ có 18 em xuất hiện đau bụng kèm nôn ói và được đưa vào khoa Cấp cứu. Qua ghi nhận ngoài đấu hiệu đau bụng và nôn ói chưa dấu hiệu đi cầu lỏng, chí có 1 em sốt cao 39 độ, 1 em có mệt ngực khó thở, còn lại là sinh hiệu ổn.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, hiện tại sức khỏe tất cả bệnh nhân nhi đều ổn,Trung tâm Y tế Điện Bàn đã thu thập mẫu thức ăn trong vụ ngộ độc nói trên gửi Viện Pasteur Nha Trang kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân.

Theo báo cáo của TTYT huyện Phước Sơn, trưa 28/3, Trung tâm Y tế tiếp nhận bệnh nhân H. T. Đ (13 tuổi) và bệnh nhân Y. N. (40 tuổi) thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân vào khoa cấp cứu trong tình trạng đau bụng, nôn mửa, chóng mặt sau khi trưa với món cá ủ chua.

Trước đó từ ngày 07 đến 17/3, liên tiếp các trường hợp ngộ độc thức ăn tại huyện phước sơn nhập viện điều trị tại BVĐK Khu vực miền núi phía Bắc Quảng nam do ngộ độc Botulinum liên quan đến món chép ủ chua, vốn là món ăn truyền thống của người dân vùng cao.

NGo do tho may

Một bệnh nhân đang điều trị ngộ độc cá chép ủ chua tại BVĐK KV Miền núi phía Bắc Quảng Nam 

Để ngăn chặn các vụ ngộ độc tương tự, theo chỉ đạo của Sở Y tế Quảng Nam, TTYT huyện phước sơn đã tổ chức tuyên truyền và kiểm tra công tác an toàn thực phẩm tại các xã trên địa bàn huyện để loại bỏ các món cá ủ chua. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ gia đình vẫn chủ quan chưa nghiêm túc thực hiện.

Xe ttefkhua hieu PS7e

TTYT huyện Phước Sơn Tăng cường tuyên truyền phòng chống ngộ dộc hực phẩm (ảnh VĐ)

02 trường hợp ngộ độc ở thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân là do ăn món cá Rô phi ủ chua đã hỏng, bốc mùi hôi.

ca u chua2

Mẫu cá ủ chua tại thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân, Phước Sơn (ảnh VĐ)

Chiều 30/3, theo Báo Quảng Nam về 02 trường hợp ngộ độc ở thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân, ông Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế cho biết, 2 ca ngộ độc do cá ủ chua hiện đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện. Hiện tại các bệnh nhân này chưa có biểu hiện liên quan đến độc tố Botulinum như các vụ ngộ độc trước đó. Hiện tại, Viện Pasteur Nha Trang đang phối hợp với Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) tiến hành truy vết và lấy mẫu cá muối ủ chua trên địa bàn huyện vùng cao Phước Sơn để điều tra, giám sát, xử lý nguồn độc.

Được biết, đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của 02 bệnh nhân bị ngộ độc cá Rô phi ủ chua đang điều trị tại TTYT huyện Phước Sơn cơ bản đã ổn định, cả 02 bệnh nhân cũng chưa có biểu hiện liên quan đến ngộ độc Botulinum.

Khoa TT-GDSK

2 người dân ở Quảng Nam có triệu chứng nôn mửa, chóng mặt sau khi ăn cá ủ chua.
Ngày 30/3, ông Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết đơn vị đang điều trị cho hai bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn cá ủ chua.

Theo ông Long, trưa 28/3, Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn tiếp nhận bệnh nhân Hồ Thanh Đảm (13 tuổi, trú xã Phước Chánh) và chị Y Ngái (40 tuổi, trú xã Phước Xuân) cấp cứu trong tình trạng bị nôn mửa, chóng mặt sau khi ăn cá ủ chua.

0ab2d168af25467b1f34
Bệnh nhân Hồ Thanh Đảm đang được theo dõi, điều trị. (Ảnh: Y.T)

"Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của hai bệnh nhân cơ bản đã ổn định. Hai bệnh nhân bị ngộ độc cũng chưa có biểu hiện liên quan đến ngộ độc Botulinum" - ông Long thông tin thêm.

Trong khi đó, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết trong chiều hôm qua (29/3), đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế tỉnh Quảng Nam) tiến hành truy vết và lấy mẫu cá muối ủ chua trên địa bàn huyện vùng cao Phước Sơn - địa phương trước đó có 10 người ngộ độc sau khi ăn cá chép muối ủ chua nhằm điều tra, giám sát, xử lý nguồn độc.

Như VTC News đưa tin, từ ngày 7-16/3, trên địa bàn huyện miền núi Phước Sơn xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cá chép muối ủ chua làm 1 người tử vong, 9 người nhập viện cấp cứu.

Vụ thứ nhất khoảng 9h ngày 7/3, 11 người ăn tại lễ cúng đâm trâu tại nhà bà HTN (ngụ xã Phước Đức). Sau khi ăn, bốn người bị ngộ độc chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Phước Sơ cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam. Đến ngày 13/3, một trong bốn bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tử vong.

Vụ thứ hai xảy ra lúc 12h ngày 16/3, năm người dùng cơm trưa tại nhà anh H.V.Đ. (xã Phước Kim, huyện Phước Sơn). Đến chiều 17/3, bốn người bị ngộ độc và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn với triệu chứng đau đầu, đau họng, người mệt, buồn nôn…

Ngành Y tế đã lấy mẫu món cá chép muối ủ chua gửi Viện Pasteur Nha Trang kiểm nghiệm. Qua đó xác định, mẫu món cá chép ủ chua dương tính với vi khuẩn Clostridium botulinum type E.

Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của 9 bệnh nhân nhập viện cấp cứu đang tiến triển tốt.

Độc tố Clostridium botulinum là một vi khẩn Gram dương có hình què, kỵ khí, sinh bào tử, di chuyển được có khả năng sản xuất các chất độc thần kinh botulinum.

Độc tố botulinum có thể gây ra bệnh liệt mềm nghiêm trọng ở người và động vật, là độc tố mạnh nhất, có từ tự nhiên hoặc tổng hợp, với liều lượng gây chết người là 1,3-2,1 nano g/kg. Nhiễm botulinum là rối loạn hiếm gặp, nguy hiểm đến tính mạng xảy ra khi độc tố Botulinum lan theo đường máu.

Nguồn tin: Thanh Ba - Báo Mới

Thông tin từ bệnh viện BVĐK Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, bệnh nhân thở máy cuối cùng do ngộ độc cá chép muối ủ chua hôm nay đã dừng thở máy.

H V D5fe

Theo đó, bệnh nhân H.V.Đ, 57 tuổi đã cai được thở máy lúc 18h ngày 23/3, tuy nhiên vẫn đang phải thở HFNC (thở oxy lưu lượng cao). 08 bệnh nhân còn lại vẫn đang được tiếp tuc theo dõi. Hiện BVĐK Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam vẫn thường xuyên hội chẩn với chuyên gia bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ chí minh để tiếp tục theo dõi và xác định thời gian ra viện. 

Được biết, hiện chưa dự kiến được bệnh nhân nào và thời gian nào ra viện vì để phòng biến chứng ngừng tim đột ngột (theo thời gian thải của độc tố Botulinum). BVĐK Khu vực miền núi Bắc Quảng Nam vẫn luôn sẵn sàng đảm bảo đáp ứng đủ về thuốc và các vật tư y tế cho bệnh nhân đang điều trị.