SKĐS - Trong tuần đầu tiên của tháng 11, cả nước ghi nhận khoảng 3.300 ca COVID-19; WHO tiếp tục khuyến cáo các vaccine được cấp phép lưu hành hiện nay vẫn có giá trị bảo vệ cao, làm giảm nguy cơ chuyển nặng đối với tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2, tuy nhiên nhiều tỉnh, thành vẫn tiêm rất chậm.

dscf0231 1 16635981297161566789209
Một tuần ghi nhận khoảng 3.300 ca mắc COVID-19
Bộ Y tế cho biết, ngày 7/11 có 365 ca mắc COVID-19, tăng thêm hơn 124 ca so với trước đó. Trong ngày không có bệnh nhân tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.506.214 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.279 ca nhiễm).

Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.604.781 ca, trong số hơn 850 nghìn người đang theo dõi, giám sát số bệnh nhân đang thở ô xy là 54 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 42 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 7 ca.

Trong tuần đầu tiên của tháng 11, tổng số ca mắc COVID-19 khoảng 3.300 ca COVID-19, trung bình mỗi ngày khoảng hơn 470 ca. Con số này nếu so với cùng kỳ tháng 9 hay 10 thì giảm mạnh. Trong tuần đầu tháng 11 cũng ghi nhận 3 ca tử vong, số bệnh nhân nặng vẫn trong khoảng hơn 50- hơn 60 ca/ ngày.
Theo Bộ Y tế tình hình dịch COVID-19 cơ bản ổn định, tuy nhiên dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Đồng thời, virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.

Do đó, Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Hàng loạt tỉnh, thành tiêm vaccine COVID-19 chậm
Thống kê của Bộ Y tế đến hết ngày 7/11, tổng số vaccine COVID-19 đã tiêm ở nước ta là 262.384.407 mũi. Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, đến nay đã tiêm mũi 3 được tổng số có 51.309.949 mũi (đạt tỷ lệ 79,1%).

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (61,9%); Bình Định (58,6%); Phú Yên (61%); Đồng Nai (53,7%); Đồng Tháp (59,7%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,8%); Sóc Trăng (98,0%).
Vê tiêm mũi 4: Tổng số có 16.512.566 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 84,6%).

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3 là 5.506.937 trẻ (đạt tỷ lệ 64,3%).

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (38,7%); Phú Yên (31,7%); Bình Thuận (42,4%); TP. HCM (35,5%); Đồng Nai (42%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,3%); Lâm Đồng (93%); Sóc Trăng (99,3%).
Đối với nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi, sau gần 7 tháng triển khai tiêm trên toàn quốc, tổng số mũi vaccine đã tiêm cho trẻ trong độ tuổi này đạt 16.772.694, trong đó mũi 1: 9.876.357 trẻ (88,9%)

5 tỉnh, thành có tỷ lệ thấp: Quảng Trị (77,5%); Đà Nẵng (67,5%); TP. HCM (62,4%); Bà Rịa- Vũng Tàu (71%); Đồng Nai (78%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Ninh Bình (99,8%); Bắc Giang (99,9%); Quảng Ninh (99,3%)
Mũi 2, đã tiêm 6.896.337 trẻ (đạt tỷ lệ 62,1%)

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (31,9%); Quảng Nam (33,4%); TP. HCM (34,9%); Bà Rịa- Vũng Tàu (41,1%), Đồng Nai (43,1%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,5%); Sóc Trăng (99,8%); Cà Mau (94,1%).
Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay cơ bản đã được kiểm soát và đang trở lại trạng thái bình thường mới, số người mắc COVID-19 thời gian qua nhiều, trẻ em mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ, dẫn đến tâm lý chủ quan, lơ là tiêm chủng.

Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% các đối tượng có nguy cơ cao (cả liều cơ bản và các liều tiêm nhắc), sau đó mở rộng tiêm cho các đối tượng ưu tiên thấp hơn để giảm thiểu bệnh nặng và tử vong do COVID-19 vẫn là chiến lược quan trọng nhất trong giai đoạn bình thường mới.
Các vaccine COVID-19 được cấp phép lưu hành hiện nay vẫn có giá trị bảo vệ cao, làm giảm nguy cơ chuyển nặng
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 637,7 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Nhật Bản đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 66.397 trường hợp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục khuyến cáo các vaccine được cấp phép lưu hành hiện nay vẫn có giá trị bảo vệ cao, làm giảm nguy cơ chuyển nặng đối với tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) vừa cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine IndoVac do hãng dược nhà nước PT Bio Farma sản xuất để tiêm tăng cường ngừa COVID-19. Loại vaccine nội sử dụng nền tảng tiểu đơn vị protein này có thể được sử dụng để tiêm tăng cường mũi thứ 3 hoặc mũi thứ 4 cho người dân.

Kết quả các cuộc thử nghiệm lâm sàng được công bố trước đó cho thấy vaccine IndoVac an toàn về mặt tác dụng phụ sau tiêm chủng với các tác dụng phụ nhẹ như đau tại chỗ tiêm. Loại vaccine này cũng được chứng minh là có hiệu quả tốt trong việc tăng nồng độ kháng thể.

Trong các thử nghiệm miễn dịch cùng với các loại vaccine đối chứng khác, IndoVac đạt hiệu quả bảo vệ trên 80% - mức bảo vệ không thua kém, thậm chí cao hơn so với các loại vaccine đối chứng khác.

SKĐS - Sau thời gian điều trị và cách ly tại bệnh viện, bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt, tinh thần thoải mái, các tổn thương đã lành hoàn toàn.
Ngày 1/11, thông tin từ Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM cho biết, nữ bệnh nhân 38 tuổi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam được xuất viện vào chiều ngày 31/10, sau 2 tuần điều trị và cách ly tại bệnh viện.
Nữ bệnh nhân cho biết, từ ngày 29/9 đến 18/10/2022, chị đi làm tại Dubai. Trước khi khởi bệnh 10 ngày, bệnh nhân có tiếp xúc gần với người có các biểu hiện nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ (sốt, mệt mỏi, nổi bóng nước vùng sinh dục).

dau mua khi 1 16672954686201439069410

Nữ bệnh nhân xuất viện sau 2 tuần theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM

Được sự hỗ trợ của ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên, bệnh nhân đã liên lạc với cơ quan Phòng chống Bệnh tật TP.HCM (HCDC). Ngay sau khi nhập cảnh Việt Nam, bệnh nhân được đưa vào cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, do đó bệnh nhân không có tiếp xúc với ai khi về nước.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả PCR đậu mùa khỉ ca này dương tính (Monkeypox Ct=19,4). Kết quả giải trình tự chuỗi gen định danh xác định là chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb. Đây là chủng virus đã gây bệnh cho ca bệnh đầu tiên của Việt Nam và cũng là chủng virus gây bệnh trên thế giới từ đầu năm 2022 đến nay.
Sau thời gian điều trị và cách ly tại bệnh viện, bệnh nhân hết sốt, tổng trạng tốt, tinh thần thoải mái, các tổn thương đã lành hoàn toàn. Phết sẹo tổn thương ngày 31/10 làm PCR đậu mùa khỉ đã âm tính, bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM khuyến cáo, để an toàn cho bản thân và cộng đồng, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của ngành y tế. Khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc tiếp xúc gần với ca nghi ngờ đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn.

SKĐS - Tình hình dịch COVID-19 ở nước ta vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc, trên thế giới cũng xuất hiện nhiều biến thể phụ mới, cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine.

tiem phu yen 16628972832871907263100
Hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi
Bộ Y tế cho biết ngày 26/10 có 826 ca mắc mới COVID-19, tăng hơn 300 ca so với ngày trước đó. Sau 2 ngày giảm dưới 500 ca/ ngày, liên tiếp từ ngày 24-26/10, số ca mắc COVID-19 đã vươt mốc 500 ca. Cùng đó sau vài ngày không ghi nhận ca tử vong do COVID-19, ngày 26/10 có 1 bệnh nhân tại Cần Thơ tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.498.873 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.205 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi là 10.601.935 ca; trong số hơn 850 nghìn người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 69 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 59 ca Thở oxy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca.
Nhiều biến thể phụ mới xuất hiện, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19
Mặc dù tình hình dịch bệnh ở nước ta vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc, cùng đó trên thế giới cũng xuất hiện nhiều biến thể phụ mới của Omicron, các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch;

Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19;

Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vắc xin trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; Tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh" với thông điệp "Thực hiện - 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác".
Ngày 25/10, Singapore đã chính thức triển khai chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi tại 4 trung tâm tiêm chủng trên cả nước. Loại vaccine được sử dụng là Spikevax của Moderna, với 2 liều tiêm cách nhau ít nhất 8 tuần, mỗi liều tiêm 25 microgam.
Loại vaccine Comirnaty của Pfizer cũng đã được Singapore phê duyệt tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi, nhưng phải tới cuối năm 2022 mới có vaccine. Như vậy, với việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, Singapore đã triển khai tiêm chủng cho hầu hết các nhóm tuổi.

Theo báo Times of India ngày 25/10, biến thể phụ XBB của Omicron, đặc biệt là XBB.3, nhiều khả năng sẽ trở trành biến thể chủ đạo của virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ trong vòng 1 tháng tới.

Nguồn tin cho biết đã có 71 ca nhiễm XBB được xác nhận tại Ấn Độ vào đầu tháng này và đến ngày 24/10, con số đã tăng lên 235 ca. Bang Tây Bengal, ở miền Đông Ấn Độ đã ghi nhận số ca nhiễm XBB cao nhất với 103 ca. Tại bang Maharashtra, cơ quan y tế đã cảnh báo số ca nhiễm liên quan đến XBB có thể đạt đỉnh vào giữa tháng 11.

Biến thể XBB lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 8. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận định đây là một trong những biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng né tránh miễn dịch cao nhất. Các nước tại châu Á - Thái Bình Dương đang theo dõi chặt chẽ biến thể này.

 

SKĐS - Số ca mắc mới COVID-19 và bệnh nhân nặng gia tăng so với ngày trước đó; Thêm 1,5 triệu liều vaccine COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi về Việt Nam; Indonesia phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ XBB (còn được biết đến là BA.2.10) của Omicron trong cộng đồng.

2 loai vaccine tiem cho tre 16489527409511677133744
Ca mắc COVID-19 và bệnh nhân nặng đều tăng
Bộ Y tế cho biết ngày 24/10 có 546 ca mắc COVID-19 mới, tăng gần 4 lần so với ngày trước đó; sau vài ngày không có ca tử vong, ngày 24/10 đã ghi nhận 2 bệnh nhân ở Tây Ninh tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.497.533 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.191 ca nhiễm).
Tổng số trường hợp mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi đến nay là 10.601.089 ca; trong số hơn 850.000 trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 47 ca, gồm: Thở oxy qua mặt nạ: 36 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; thở máy xâm lấn: 5 ca. Số bệnh nhân nặng này tăng 14 trường hợp so với ngày trước đó.
Theo Bộ Y tế, trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp; khả năng bảo vệ miễn dịch giảm theo thời gian và độ bao phủ vaccine; khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống dịch...

Do đó Hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vaccine phòng COVID-19 và truyền thông nâng cao trách nhiệm, ý thức người dân, cộng đồng và xã hội.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Thêm 1,5 triệu liều vaccine COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi về Việt Nam
Ngày 24/10, thêm 1,2 triệu liều vaccine Pfizer dành để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã được chuyển đến Hà Nội. Đây là số vaccine do Chính phủ Úc tài trợ thông qua UNICEF.

Bà Rana Flowers, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cho hay số vắc xin này nhằm đảm bảo tổ chức tiêm vét cho trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi.

Ngoài ra 5 chiếc xe chuyên dụng chở vaccine trong điều kiện bảo quản lạnh cũng đã được chuyển giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Những chiếc xe tải lạnh này có vai trò quan trọng trong việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 và chương trình tiêm chủng thường xuyên, nhằm bảo đảm vaccine được vận chuyển khắp cả nước một cách hiệu quả và an toàn.

Trước đó ngày 22/10, 300.000 liều vaccine Moderna cũng để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 6- dưới 12 tuổi đã về Việt Nam qua COVAX.
Như vậy, trong vài ngày qua đã có thêm 1,5 triệu liều vaccine để tiêm cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi về đến Việt Nam phục vụ cho nhu cầu tiêm chủng.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, đến nay Việt Nam đã tiêm tổng số mũi vaccine COVID-19 là 261.406.795; trong đó nhóm từ 5-dưới 12 tuổi đạt tổng số mũi tiêm là16.771.988.

Sau hơn 6 tháng triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi trên toàn quốc, số mũi 1 đã tiêm là 9.875.329 trẻ (đạt tỷ lệ89,1%); Mũi 2: đã tiêm 6.896.659 trẻ (đạt tỷ lệ 62,2%). Bên cạnh những địa phương tiêm nhanh, vẫn còn hàng chục tỉnh, thành tiêm chậm, thấp cho trẻ trong độ tuổi này.

Indonesia phát hiện ca mắc biến thể phụ XBB của Omicron trong cộng đồng
Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 632,9 triệu ca, trên 6,58 triệu ca tử vong.

Nhà chức trách Indonesia đã khuyến nghị người dân tuân thủ các hướng dẫn y tế, đặc biệt là đeo khẩu trang và tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, sau khi quốc gia Đông Nam Á này phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ XBB (còn được biết đến là BA.2.10) của Omicron trong cộng đồng.

Hiện Indonesia đang hết sức cảnh giác trước nguy cơ lây lan của XBB, tăng cường kiểm soát biên giới, kiểm tra lượng người Indonesia và người nước ngoài nhập cảnh.

 

SKĐS - Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19 ở nước ta thời gian gần đây liên tục giảm, cùng đó bệnh nhân nặng phải thở oxy cũng giảm; Các chuyên gia cho biết số ca nhiễm COVID-19 trong mùa thu-đông có nguy cơ gia tăng...

virus covid 19 16624508278602855536
Số bệnh nhân COVID-19 nặng thấp nhất từ đầu tháng 10 đến nay
Bộ Y tế cho biết, số ca mắc mới COVID-19 ngày 23/10 chỉ còn 158 ca, đây là ngày có số mắc mới thấp nhất trong gần 1 năm qua. Cũng trong những ngày qua, số ca mắc mới COVID-19 ở nước ta liên tục theo chiều hướng giảm.

Trong ngày 23/10 tiếp tục không có bệnh nhân tử vong. Đây cũng là ngày thứ 4 liên tiếp không ghi nhận ca tử vong do COVID-19 ở nước ta. Tuy nhiên trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua ở nước ta vẫn là 1 ca.

Kể từ đầu dịch COVID-19 đến nay Việt Nam có 11.496.987 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.717 ca nhiễm).
Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.600.965 ca; trong số hơn 852 nghìn trường hợp mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 31 ca (con số này tiếp tục giảm so với những ngày trước đó và cũng là số trường hợp nặng thấp nhất từ đầu tháng 10 đến nay), trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 28 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca.

Ngành giáo dục rà soát, lập danh sách và tổ chức tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ mầm non
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phối hợp triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Theo Bộ Y tế, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 6762/VPCP-KGVX ngày 10/10/2022 của Văn Phòng Chính phủ, để triển khai chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh đảm bảo an toàn, hiệu quả theo mục tiêu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra; Bộ Y tế trân trọng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với ngành y tế triển khai một số nội dung, cụ thể:

Rà soát, lập danh sách và tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non và học sinh thuộc độ tuổi từ 5 đến dưới 18 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chúng chưa đầy đủ đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.

Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, những tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng; vận động học sinh và phụ huynh, người chăm sóc trẻ đưa con em đi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đầy đủ, kịp thời.

Cử đơn vị đầu mối phối hợp với Bộ Y tế xây dựng Chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

Trước đó, để chuẩn bị kế hoạch mở rộng đối tượng tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại Việt Nam khi đủ căn cứ, cơ sở khoa học theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, thống kê số lượng trẻ em trên địa bản thuộc nhóm 6 tháng - dưới 5 tuổi gồm: Trẻ từ 6 tháng - dưới 1 tuổi; trẻ từ 1 tuổi - dưới 2 tuổi; trẻ từ 2 tuổi - dưới 3 tuổi; trẻ từ 3 tuổi - dưới 4 tuổi; trẻ từ 4 tuổi - dưới 5 tuổi.

Số ca nhiễm COVID-19 trong mùa thu-đông có nguy cơ gia tăng
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 632,7 triệu ca, trên 6,58 triệu ca tử vong.

CDC Mỹ ước tính gần 13% các biến thể COVID-19 ở nước này hiện là BA.4.6 của Omicron, dự đoán sẽ trở thành chủng chủ đạo trong thời gian tới. Biến thể phụ BA.4.6 đang tăng trong vài tuần qua, chiếm gần 22% các trường hợp tại một số bang Lowa, Kansas, Missouri và Nebraska.

Đầu tháng 10, biến chủng phụ BA.4.6 chiếm 12,8% tổng số ca COVID-19 tại Mỹ, so với 11,9% được ghi nhận trong tuần trước đó. Trong khi đó, các biến chủng phụ Omicron BA.5 và BA.4 lần lượt chiếm 81,3% và 1,1%.

Nghiên cứu do các chuyên gia tại Viện Karolinska của Thụy Điển thực hiện, công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet, ngày 15/10 cho thấy: BA.2.75.2, một nhánh phụ của Omicron, có khả năng lẩn tránh miễn dịch gấp 6 lần so với BA.5 - chủng phổ biến toàn cầu hiện nay. Các chuyên gia cho biết số ca nhiễm COVID-19 trong mùa thu-đông có nguy cơ gia tăng, trừ khi các loại vaccine thế hệ mới đủ hiệu quả giúp tăng cường miễn dịch cộng đồng.

 

SKĐS - Đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 260,9 triệu liều vaccine COVID-19, tuy nhiên vẫn có nhiều địa phương tiêm chậm, thấp; Tổ chức Y tế thế giới nhận định, COVID-19 sẽ còn tiếp tục là mối đe dọa về y tế công cộng trong thời gian tới; đồng thời cảnh báo về biến thể mới của SARS-CoV-2 làm dịch phức tạp, tăng trở lại.

tiem vacxin 7004
Việt Nam đã tiêm hơn 260,9 triệu liều vaccine COVID-19, vẫn có nhiều địa phương tiêm chậm, thấp
Bộ Y tế cho biết, số mắc mới COVID-19 ngày 20/10 giảm gần 800 ca so với ngày trước đó, chỉ còn 541 ca. Sau vài ngày liên tiếp ghi nhận các ca tử vong tại một số địa phương, ngày 20/10 không ghi nhận trường hợp tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.495.772 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.713 ca nhiễm).

Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã điều trị khỏi ở nước ta: 10.600.224 ca; trong số hơn 850 nghìn trường hợp theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 47 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 35 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 4 ca; Thở máy xâm lấn: 5 ca. Con số này tiếp tục giảm so với ngày trước đó.
Đến hết ngày 20/10, Việt Nam đã tiêm hơn 260,9 triệu liều vaccine COVID-19, tuy nhiên vẫn có nhiều địa phương đang tiêm chậm, thấp mũi 3 cho người trên 18 tuổi, mũi 3 cho trẻ từ 12- duới 18 tuổi, mũi 1 và 2 cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi.

COVID-19 sẽ còn tiếp tục là mối đe dọa về y tế công cộng trong thời gian tới
Tổ chức Y tế thế giới nhận định, COVID-19 sẽ còn tiếp tục là mối đe dọa về y tế công cộng trong thời gian tới; đồng thời cảnh báo về biến thể mới của SARS-CoV-2 làm dịch COVID-19 phức tạp và tăng trở lại. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19.

Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể phụ mới của Omicron như BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1… với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp; số ca mắc có dấu hiệu tăng trở lại trong tháng 8 và 9 năm 2022... Trong thời gian tới có thể tiếp tục xuất hiện những biến thể mới, nhất là biến thể mới nguy hiểm hơn làm tăng số mắc.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến tăng cường phòng chống dịch và công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 diễn ra hôm qua, 20/10, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan.

Về dịch COVID-19, ngày 19/10, Tổ chức Y tế thế giới vẫn nhấn mạnh dịch bệnh COVID-19 hiện đang diễn biến phức tạp do đó hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh, không được chủ quan lơ là.

Thực hiện nghiêm, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, cập nhật đầy đủ kết quả tiêm lên hệ thống tiêm chủng và truyền thông nâng cao trách nhiệm, ý thức người dân, cộng đồng… nhất là khi mùa đông xuân đang đến gần có nguy cơ gia tăng các ca mắc và nhập viện.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 631,5 triệu ca, trên 6,57 triệu ca tử vong. 

Thái Lan đã triển khai 01 tuần qua đợt tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên cho nhóm nhân khẩu học trẻ tuổi nhất trên toàn quốc - trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi. Thái Lan là thành viên ASEAN đầu tiên chấp thuận tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer cho trẻ dưới 1 tuổi sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt loại vaccine này vào tháng 6 vừa qua. Cho đến nay, khoảng 300.000 trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi đã được cha mẹ đăng ký để nhận mũi tiêu đầu tiên.

Ngày 19/10, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đã cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 của hãng Novavax làm mũi tăng cường cho người trên 18 tuổi. Mũi tăng cường được sử dụng cho những người không đủ điều kiện tiêm các mũi tăng cường đặc hiệu chống biến thể Omicron, hoặc những người không muốn tiêm vaccine mũi tăng cường của các hãng khác. Sau quyết định của FDA, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ sẽ đưa ra khuyến nghị về loại vaccine này trước khi triển khai tiêm chủng. 

Tại Mỹ, tới nay mới chỉ có khoảng 35.000 mũi vaccine của Novavax được tiêm ở Mỹ kể từ khi vaccine này được cấp phép sử dụng vào đầu tháng 7. 

SKĐS - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có thể có những hậu quả bất lợi cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh nếu bị nhiễm virus đậu mùa khỉ.
Bài viết này giúp bạn đọc có thêm thông tin về những việc cần làm để đảm bảo một phụ nữ mang thai và em bé của họ được chăm sóc nếu họ có hoặc nghi ngờ nhiễm virus đậu mùa khỉ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, phụ nữ mang thai mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh hoặc thai chết lưu. Một số bằng chứng hạn chế cho thấy bệnh có thể truyền từ mẹ sang em bé qua nhau thai, có thể dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh.

dau hieu mang thai khoe manh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị các biến chứng nặng hơn nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ do sức đề kháng còn non yếu. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ em bé nhiễm virus từ mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở, WHO khuyến nghị các chuyên gia chăm sóc sức khỏe lưu ý theo dõi kỹ các biểu hiện và biến chứng ở phụ nữ mang thai nghi ngờ nhiễm bệnh.
1. Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ với phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang mang thai là đối tượng nguy cơ cao nhiễm virus đậu mùa khỉ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị bệnh đậu mùa khỉ.

Việc tiếp xúc không được bảo vệ với đồ dùng của người bị bệnh (đồ dùng cá nhân, quần áo, ga trải giường, khăn tắm...) cũng có thể khiến bạn nhiễm virus đậu mùa khỉ. Các virus có thể tồn tại trên bề mặt trong một thời gian dài, đôi khi lên đến vài tuần.
2. Chăm sóc mẹ và bé khi thai phụ phát hiện nhiễm đậu mùa khỉ
Nếu phụ nữ mang thai bị bệnh đậu mùa khỉ, bác sĩ sẽ thảo luận với họ về các lựa chọn để kiểm tra sức khỏe của em bé trong và sau khi nhiễm virus, chẳng hạn như siêu âm bổ sung.

2.1 Chăm sóc bà mẹ
Khi một người mang thai xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ (chẳng hạn như phát ban hoặc các tổn thương mới ở bộ phận sinh dục) cần trao đổi với những người bạn tiếp xúc gần (đặc biệt là đã có quan hệ tình dục) về bất kỳ triệu chứng nào mà bạn hoặc họ có thể mắc phải. Khi có nghi ngờ mắc bệnh hoặc các triệu chứng trở nên rầm rộ như sốt, phát ban lan rộng, đau họng hoặc các triệu chứng toàn thân khác cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, tuyệt đối không tự ý điều trị hay giấu bệnh.
Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ, nên tiếp tục cách ly và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cho đến khi được điều trị, tất cả các tổn thương đã lành, vảy bong ra và hình thành một lớp da non.

Kể cả sau khi đã được điều trị khỏi, luôn sử dụng bao cao su như một biện pháp phòng ngừa trong khi quan hệ tình dục trong 12 tuần sau khi bạn đã bình phục.
2.2 Theo dõi tình trạng thai nhi
Nếu bà mẹ mang thai mắc bệnh đậu mùa khỉ, virus có khả năng lây truyền dọc gây nguy cơ đối với thai nhi là sinh non và thai chết lưu. Do đó, cần thực hiện đánh giá thường xuyên (2-3 lần mỗi ngày) về tình trạng sức khỏe của thai nhi bằng chụp tim mạch nếu tuổi thai ≥ 26 tuần hoặc nếu người mẹ không khỏe. Đánh giá siêu âm của thai nhi và chức năng nhau thai nên được thực hiện thường xuyên trong đợt nhiễm trùng cấp tính.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ), điều này sẽ xác nhận khả năng sống sót và có ý nghĩa sàng lọc. Trong tam cá nguyệt thứ 2, việc đánh giá nên bao gồm sinh trắc học thai nhi cách nhau 10-14 ngày, chụp giải phẫu chi tiết và đo thể tích nước ối. Trong tam cá nguyệt thứ 3, đánh giá nên bao gồm sinh trắc học thai nhi cách nhau 10-14 ngày, chụp giải phẫu chi tiết, đo thể tích nước ối và Doppler thai (động mạch rốn và động mạch não giữa).

Kể cả khi bà mẹ đã được điều trị khỏi, nên cân nhắc việc khám thai 4 tuần / lần cho phần còn lại của thai kỳ để đề phòng các biến chứng.
2.3 Nên chọn sinh mổ hay sinh thường?
Nếu ở bất kỳ giai đoạn nào có bằng chứng về sự tổn thương thai nhi, hoặc nếu tính mạng của người mẹ có nguy cơ bị đe dọa, thì nên cân nhắc đến việc sinh con. Việc can thiệp để sinh sớm có tính đến tuổi thai, cân nặng ước tính của thai nhi, tình trạng của thai nhi và người mẹ.

Hiện chưa có nhiều bằng chứng về phương thức sinh nở tối ưu ở phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Nhiều khả năng là lây truyền dọc nên có thể em bé đã bị nhiễm bệnh trước khi sinh, trường hợp này mổ lấy thai có thể không có lợi. Hơn nữa, virus có thể lây truyền qua tiếp xúc với các vết thương hở. Do đó, việc chuyển dạ và sinh theo ngả âm đạo ở phụ nữ bị tổn thương bộ phận sinh dục có thể dẫn đến nhiễm trùng sơ sinh.

Vì vậy, tùy tình hình thực tế về sức khỏe của thai phụ và diễn biến bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định phương pháp sinh phù hợp.

TT - GDSK

Theo Báo Sức khỏe Đời sống

SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 16/10 của Bộ Y tế cho biết có 325 ca mắc COVID-19, giảm hơn 1 nửa so với hôm qua và là ngày có số mắc mới thấp nhất trong 6 tháng qua. Trong ngày tiếp tục không có bệnh nhân tử vong.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.492.598 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.692 ca nhiễm).

camoi16 16659165795071272009731

Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 241 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.598.974 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 47 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 37 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1 ca

- Thở máy không xâm lấn: 1 ca

- Thở máy xâm lấn: 8 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Ngày 15/10 ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.155 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine COVID-19
Trong ngày 15/10 có 60.626 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 260.552.191 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.690.461 liều: Mũi 1 là 71.056.219 liều; Mũi 2 là 68.653.827 liều; Mũi bổ sung là 14.501.010 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.898.027 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.581.378 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.092.670 liều: Mũi 1 là 9.105.294 liều; Mũi 2 là 8.863.214 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.124.162 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.769.060 liều: Mũi 1 là 9.874.298 liều; Mũi 2 là 6.894.762 liều.

TTGDSK 

Theo Báo Sức khỏe đời sống 

 

Hiện nay, theo Tổ chức Y tế thế giới nhận định: dịch COVID-19 chưa thể chấm dứt hoàn toàn trước năm 2023, có thể xuất hiện các biến chủng virus mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường. Thời gian gần đây, Việt Nam vẫn ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Nhiều địa phương đã ghi nhận số ca mắc các biến thể phụ mới của Omicron lây nhanh hơn biến chủng gốc. Các biến thể phụ mới xuất hiện đang được cơ quan chức năng theo dõi, đánh giá và phối hợp với các tổ chức quốc tế kiểm soát hiệu quả, thường xuyên đánh giá nguy cơ.

Do đó, để thực hiện được mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, vừa triển khai các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 17/3/2022, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã phê duyệt thông điệp phòng, chống dịch trong tình hình mới giúp các cấp ngành, địa phương và người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 hữu hiệu, giúp kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.
Thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế: 2K gồm khẩu trang, khử khuẩn. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ và đúng lịch, kết hợp "thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân" và các biện pháp khác.

 “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”: XEM TẠI ĐÂY

2K1

SKĐS - Theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy ca mắc COVID-19 từ đầu tháng 11 đến nay đều tăng nhẹ qua các ngày; Nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn, trong khi vẫn có không ít tỉnh, thành tiêm vaccine COVID-19 chậm, thấp...

tiem vaccine 8 16572715982871924398577
Ca COVID-19 mới liên tục tăng
Bộ Y tế cho biết, ngày 3/11 có 819 ca mắc COVID-19 mới, tăng nhẹ so với ngày trước đó. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp ca mắc mới COVID-19 gia tăng tính từ đầu tháng 11/2022. Nếu như ngày 1/11 ghi nhận 449 ca mắc thì ngày 3/11, con số này đã tăng gần gấp đôi, lên 819.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.504.910 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.266 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 10.604.186 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 56 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 42 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 6 ca; Thở máy xâm lấn: 8 ca. Số bệnh nhân nặng từ đầu tháng 11 đến nay đều dao động trong khoảng hơn 50 ca - hơn 60 ca/ ngày.

Nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn
Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Đồng thời, virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.
Ở nước ta, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát, nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp.

Hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh nhất là trong bối cảnh ngoài COVID-19 còn có một số bệnh lưu hành (sốt xuất huyết, tay chân miệng, adenovirus…) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi khác (đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập từ nước ngoài).

Do đó cần tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch và truyền thông nâng cao trách nhiệm, ý thức người dân, cộng đồng.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả...

SKĐS - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế đưa ra lời khuyên về những việc cần làm trước và sau bão, an toàn thực phẩm và phòng bệnh ở nơi xảy ra lũ lụt sau khi bão Noru vừa càn quét các tỉnh miền Trung Việt Nam.

4a431a05c1b705e95ca6

[Infographic] Làm gì trước bão
 

Để đảm bảo sức khỏe và an toàn sau bão Noru, bạn và gia đình hãy làm theo lời khuyên của Tổ chức Y tế về những việc cần làm, những điều nên và nên tránh, cũng như thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước cơn bão, hãy tuân thủ những điều sau:
- Tuân theo các lệnh di tản
- Kiểm tra các vật phẩm trong tủ y tế của gia đình bạn
- Di chuyển tới khu vực cao hơn nếu bạn sống ở vùng thấp ven biển
- Tích trữ thực phẩm có thể để lâu được
- Tích trữ nước sạch
- Theo dõi và cập nhật tin tức mới nhất về bão

b6cd1485cf370b695226

[Infographic] Những việc cần làm sau bão


Lời khuyên sau khi bão Noru tan:
- Tránh nước lũ
- Rửa tay thường xuyên
- Đi ủng
- Uống nước đóng chai, dùng viên khử trùng nước hoặc đun sôi nước trong ít nhất 1 phút
- Những việc cần làm sau bão:
- Coi chừng xung quanh đường dây điện bị đứt, cây hoặc các công trình bị đổ
- Giữ khô và ấm cơ thể
- Hãy cẩn thận, đồ ăn thực phẩm trong tủ lạnh có thể bị hỏng nếu mất điện
- Tuân thủ các hướng dẫn của chính phủ, cơ quan địa phương

77a781e95a5b9e05c74a

[Infographic] Lời khuyên về an toàn thực phẩm sau lũ lụt

Lời khuyên về an toàn thực phẩm khi lũ lụt xảy ra và đối với người dân ảnh hưởng do bão Noru:
- Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, cần lưu ý những điều sau:Rửa tay sạch. Giữ khu vực nấu ăn và dụng cụ chuẩn bị thực phẩm luôn sạch sẽ.
- Để riêng thực phẩm đã nấu chính và thực phẩm tươi sống. Tách riêng những bị thực phẩm ngấm nước mưa.
- Đung nấu kỹ thực phẩm
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
- Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn

SKĐS - WHO nhận định dịch bệnh COVID-19 sẽ còn tiếp tục là mối đe dọa về y tế công cộng trong thời gian tới và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch trở nên phức tạp, gia tăng trở lại; Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19.

anh Kiem tiem vắc xin
Gần 10,6 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi
Bộ Y tế cho biết ngày 29/9 có 978 ca mắc mới COVID-19 thấp nhất trong gần 60 ngày qua. Trong ngày có 1.100 bệnh nhân khỏi, 1 trường hợp tại Hải Dương tử vong.

Đây là ngày thứ 2 trong tháng 9/2022, số ca mắc mới trong ngày ở mốc dưới 1.000 ca (ngày 25/9 là 961 ca, ngày 29/9 là 978 ca), thấp nhất trong khoảng 60 ngày qua.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.477.886 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.993 ca nhiễm).
Tổng số người mắc COVID-19 được điều trị khỏi là 10.590.917 ca, trong số hơn 843 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát có 106 bệnh nhân đang thở ô xy gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 91 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1 ca; Thở máy không xâm lấn: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca.

Số bệnh nhân COVID-19 nặng thời gian này thường xuyên dao động trong khoảng trên dưới 100 ca, có 2 ngày gần đây số bệnh nhân nặng dưới con số 100, trong khi khoảng đầu tháng 9/2022, số bệnh nhân nặng có ngày lên đến gần 200 ca, thường xuyên ở con số 130-150 ca.

Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19, cần tiếp tục đẩy nhanh Chiến dịch tiêm chủng
Theo Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định dịch bệnh COVID-19 sẽ còn tiếp tục là mối đe dọa về y tế công cộng trong thời gian tới và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại; vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19.

WHO cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng, chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Trên thế giới, dịch bệnh diễn biến vẫn phức tạp, khó lường, biến thể mới liên tục xuất hiện làm gia tăng số mắc, tái nhiễm, nặng, nguy cơ tăng tử vong.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1 tại một số địa phương; tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tại một số nơi còn chưa bảo đảm yêu cầu, một số tỉnh, thành tiêm chậm, thấp hơn so với mức bình quân của cả nước... Do đó cần tiếp tục đẩy nhanh Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, thực hiện tiêm mũi tăng cường và tăng độ bao phủ tiêm vaccine cho trẻ em an toàn, khoa học.

Đồng thời, tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới.

Cùng đó, tiếp tục bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.