SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 9/8 của Bộ Y tế cho biết có 39 ca mắc mới, tăng cao nhất trong 8 ngày qua. Hôm nay có 5 bệnh nhân khỏi, cả nước còn 1 bệnh nhân thở oxy.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

camoi98 16915764086341256533805

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.622.092 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.450 ca nhiễm).

Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 5 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.640.372 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 1 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 0 ca

- Thở máy không xâm lấn: 0 ca

- Thở máy xâm lấn: 0 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.206 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/231 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 266.532.582 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.841.647 liều: Mũi 1 là 70.909.935 liều; Mũi 2 là 68.457.790 liều; Mũi bổ sung là 14.344.240 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.171.737 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.957.945 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.655 liều: Mũi 1 là 9.130.889 liều; Mũi 2 là 9.021.382 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.384 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.725.280 liều: Mũi 1 là 10.236.628 liều; Mũi 2 là 8.488.652 liều.

Thực hiện Công văn số 4296/BYT-DP ngày 10/7/2023 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng ElNino; kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh,ngăn chặn không để dịch bệnh do muỗi truyền bùng phát, lan rộng. Ngày 13.7.2023, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành văn bản số 4546/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino yêu cầu các Sở, Ban, ngành và các địa phương triển khai các nội dung sau:
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các xã, phường, thị trấn triển khai quyết liệt hoạt động diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn ngay trong tháng 7/2023 và duy trì hoạt động 01 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 02 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng (bọ gậy) cao và 01 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại; huy động các ban,ngành, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành Y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ
phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ gậy.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng Nam phối hợp với Sở Y tế tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như các biện pháp diệt muỗi, nằm màn, chống muỗi đốt, truyền thông về dấu hiệu của sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền, hướng dẫn người dân khi mắc bệnh không tự điều trị tại nhà, đến ngay các cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

PHONG BENH SOT XUAT HUYET.00 21 32 11.Still009
3. Sở Y tế:
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường công tác theo dõi, giám sát chặt chẽ và xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn. Đảm bảo 100% các ổ dịch được phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Chỉ đạo việc rà soát, tổ chức tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên đạt tỷ lệ cao, đầy đủ, đúng lịch, an toàn và hiệu quả.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh tổ chức việc thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện;đảm bảo đủ thuốc, thiết bị, vật tư y tế để phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
- Tổ chức các đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch nhằm kịp thời khắc phục các tồn tại và giải quyết các khó khăn, vướng mắc; khi dịch xảy ra cần tập trung cao độ các biện pháp phòng, chống để kịp thời ngăn chặn, không để dịch bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền lan rộng, kéo dài.
4. Sở Tài chính kịp thời tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho côngtác phòng, chống dịch do muỗi truyền nhằm đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư,hóa chất, trang thiết bị, kinh phí triển khai các hoạt động phòng, chống dịch chủ động./.

Chi tiết xem đường link bên dưới:

 

Thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi gia tăng các bệnh truyền nhiễm, nhất là tay chân miệng. Theo thống kê, thời gian gần đây, tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước ghi nhận sự gia tăng đột biến các ca bệnh với những biến chứng khó lường. Hôm nay, chúng tôi có cuộc gặp gỡ và trao đổi với Ts. Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

SKĐS - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 2/7 cho biết có 27 ca mắc mới, đây là ngày có số mắc mới thấp nhất trong hơn 2 tuần qua. Hôm nay cả nước không còn ca COVID-19 nào phải thở máy, oxy.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.620.623 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.435 ca nhiễm).
Tình hình điều trị COVID-19

covid 27 16882938789461673605575
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.640.102 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 0 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 0 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 0 ca

- Thở máy không xâm lấn: 0 ca

- Thở máy xâm lấn: 0 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.206 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/231 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/231 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/50 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/50 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine COVID-19
Trong ngày 01/7 có 70 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.492.219 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.811.300 liều: Mũi 1 là 70.909.533 liều; Mũi 2 là 68.457.351 liều; Mũi bổ sung là 14.344.123 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.161.864 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.938.429 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.655 liều: Mũi 1 là 9.130.889 liều; Mũi 2 là 9.021.382 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.384 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.715.264 liều: Mũi 1 là 10.232.433 liều; Mũi 2 là 8.482.831 liều.

Báo Sức khỏe - Đời sống 

Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC Quảng Nam

Các bệnh truyền nhiễm thường có khả năng lây lan nhanh, không chỉ gây ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động đến cộng đồng. Việc giúp người dân nhận biết các bệnh truyền nhiễm cùng với các triệu chứng thường gặp và cách phòng bệnh đã góp phần giúp người dân tự bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Hiện nay, nguy cơ Sốt xuất huyết tăng trong thời gian tới là rất lớn. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến, xuất hiện theo mùa, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Bên cạnh đó, tình hình COVID-19 đang có chiều hướng tăng,… Để chủ động phòng bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã chỉ đạo cho các đơn vị tuyến huyện kịp thời đẩy mạnh công tác phòng các bệnh truyền nhiễm, không để có trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm.

Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Trong 6 tháng đầu năm 2023, 28 bệnh truyền nhiễm gây dịch như: Cúm A/H5N1, Tả, dịch Hạch, Liên cầu lợn, Zika,… không có ổ dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh. Hầu hết số mắc 28 bệnh truyền nhiễm này đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Tay chân miệng ghi nhận 74 ca mắc tăng/giảm 63,5% so với cùng kỳ năm 2022 (203 ca mắc), chưa ghi nhận ổ dịch; Số bệnh nhân Sốt rét mới phát hiện 02 ca, so với cùng kỳ năm 2022 (02/01ca), không có trường hợp BNSR ác tính, tử vong.
Tuy nhiên, Sốt xuất huyết dự đoán có thể gia tăng. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh ghi nhận 876 ca mắc Sốt xuất huyết ở 142 xã/phường/thị trấn tại 16/18 huyện/thị/thành phố, số mắc tăng 12,4 % so với cùng kỳ năm 2022 (779 ca mắc), đã phát hiện và xử lý 08 ổ dịch nhỏ tại 08 xã/phường/thị trấn, giảm so với cùng kỳ năm 2022 (22 ổ dịch), không có tử vong Sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết thường gây thành dịch vào các tháng mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình trong tháng cao. Ở miền Nam và miền Trung, Sốt xuất huyết có thể xuất hiện quanh năm. Sốt xuất huyết Dengue phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 và đặc biệt là tháng 11 Sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết thường đẻ trứng vào dụng cụ chứa nước sạch trong nhà, quanh nhà như thùng, lu, vại, khạp chứa nước, lọ hoa, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng có nước đọng,... Thậm chí trứng của muỗi có thể chịu được điều kiện khô và sống trong nhiều tháng, khi gặp nước trứng sẽ nở ra. Trong đời muỗi cái có thể đẻ 5 lần, mỗi lần vài chục trứng, phát triển nhanh.

Trước tình hình đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tham mưu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các bệnh truyền nhiễm; ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ các biện pháp mạnh về truyền thông giáo dục, vệ sinh môi trường, phun hoá chất diệt muỗi chủ động hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng, chống Sốt xuất huyết lần thứ 13 năm 2023 với các hoạt đông như: tuyên truyền xe lưu động tại cộng đồng, tổ chức các đoàn giám sát về tại các địa phương có xảy ra ổ dịch và nguy cơ có dịch, không để lây lan trên diện rộng; khu vực nguy cơ và kịp thời phun hóa chất diệt muỗi nhằm dập dịch có hiệu quả; tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết.

Tăng cường truyền thông cộng đồng

Hàng năm, các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng, kinh tế của người dân. Nếu không có những định hướng, chỉ dẫn của ngành y tế về cách phòng bệnh, cách phát hiện bệnh theo từng mùa cũng như các hướng dẫn cụ thể chi tiết về cách thức phòng bệnh, thì dịch bệnh lây lan nhanh và hậu quả là rất khủng khiếp. Y tế là một ngành đặc thù, công tác truyền thông nếu hiện tốt sẽ làm thay đổi hành vi, nhận thức của người dân từ đó không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với ngành y tế. Một trong những điểm nổi bật và đặc thù của truyền thông y tế là truyền thông phòng chống dịch bệnh.

Thật vậy, công tác truyền thông đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhiều năm qua, công tác truyền thông được thực hiện đúng thời điểm đã tạo ra hiệu ứng chuyển đổi hành vi rất tích cực đối với người dân, góp phần phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Có thể thấy rõ nhất qua các đợt dịch COVID-19 bùng phát tại tỉnh ta, các thông tin phòng bệnh COVID-19 như: 5K, rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, hướng dẫn chăm sóc người bệnh COVID-19, hướng dẫn chăm sóc trẻ em, người già mắc COVID-19,… đã đến với người dân. Nắm bắt được vai trò của công tác truyền thông đối với cộng đồng, chúng tôi đã tập trung đẩy mạnh các thế mạnh tuyên truyền đa phương tiện và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Không chỉ tuyên truyền phòng COVID-19, tiêm vắc xin phòng COVID-19 mà công tác truyền thông giáo dục sức khỏe vẫn đã và đang tiếp tục xây dựng và đưa đến cho bà con nhiều nội dung thiết thực về phòng chống dịch bệnh, các chủ đề sức khỏe trong năm, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trên website, các trang mạng xã hội, bản tin Y tế, tờ rơi, pano, xe tuyên truyền,...;

Thời gian đến, chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục, tin/bài trên phát thanh, truyền hình, Bản tin của ngành, Website, Fanpage, chỉ đạo tuyến,...; thực hiện truyền thông trực tiếp về phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân tại cộng đồng, cho học sinh tại các trường học về các bệnh liên quan như cận thị, cong vẹo cột sống, rối loạn tâm lý, chăm sóc sức khỏe,.... Bên cạnh đó, công tác truyền thông được thực hiện theo trình tự từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, về các thôn bản, miền núi xa xôi.

Qua một chặng đường thực hiện và liên tục đổi mới, chúng tôi nhận thấy rằng công tác truyền thông y tế không chỉ là những khuyến cáo phòng chống dịch bệnh, không chỉ là những lời khuyên chăm sóc sức khỏe mà nó giúp bà con tạo ra những thói quen có lợi cho sức khỏe để chủ động phòng bệnh hiệu quả mới là thành công lớn nhất của công tác Truyền thông Giáo dục sức khỏe./.

Thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi gia tăng các bệnh truyền nhiễm, nhất là tay chân miệng. Theo thống kê, thời gian gần đây, tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước ghi nhận sự gia tăng đột biến các ca bệnh với những biến chứng khó lường. Tại Quảng Nam, bệnh Tay chân miệng đã xuất hiện, đặc biệt có một số trưởng hợp diễn biến nặng. Để chủ động phòng bệnh, ngành y tế đã có chỉ đạo kịp thời.  Sau đây là cuộc gặp gỡ và trao đổi của PV truyên thông y tế với Ts. Bs Mai Văn Mười – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về vấn đề này.

PV: Xin chào ông, cảm ơn ông đã dành thởi gian tham gia chuyên mục ngày hôm nay. Thưa ông, được biết bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Vậy ông có thể cho biết, tình hình bệnh tay chân miệng ở Quảng Nam hiện nay như thế nào?

BS: Từ đầu năm đến nay, theo báo cáo của TTKSBT tỉnh Quảng Nam, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh ghi nhận 125 ca bệnh tay chân miệng, từ ngày 21/6- 28/6 ghi nhận thêm 16 ca mắc mới, phát hiện 1 ổ dịch mới tại thôn Bến Trễ, phường Thanh Hà, TP Hội An. Hiện 15/18 huyên/thị xã/thành phố tại Quảng Nam đã có ca bệnh tay chân miệng trong đó có Thăng bình, Điện Bàn, Hội An. Mặc dù, tổng số ca mắc giảm so với cùng kì năm 2022, tuy nhiên, trước tình hình thời tiết như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho vi rút gây bệnh tay chân miệng phát triển, đặc biệt phát triển mạnh với chủng Coxsackievirus 61 và Enterovirus 71. Vì vậy, bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ tăng, có thể bùng phát thành dịch nếu không kịp thời phòng chống.

PV: Thưa ông,trước tình hình như hiện nay Sở Y tế Quảng Nam đã có chỉ đạo gì về phòng chống bệnh tay chân miệng?

BS: Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, cao điểm của bệnh từ tháng 3- 5 và từ tháng 8- 11 hằng năm. Vì vậy, để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, tổ chức tốt việc thu dung, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, đặc biệt lưu ý những ca bệnh nhân nặng, Sở Y tế Quảng Nam đã chỉ đạo các TTYT chủ động tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; chủ đọng tổ chức thực hiện công tác phòng chống như:

Chủ động lấy và gửi mẫu xét nghiệm những ca bệnh nặng để xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động nhằm kịp thời điều tra, xác minh, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới khi cần thiết.

Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, đặc biệt lưu ý những ca bệnh nặng nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng gây tử vong. Thực hiện thu dung, điều trị người bệnh theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/3012 của Bộ Y tế và Cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh tay chân miệng ở trẻ em của Bộ Y tế.

Tăng cường công tác theo dõi người bệnh tay chân miệng đang nằm nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt trong ngày nghỉ để phát hiện, điều trị kịp thời khi ca bệnh có diễn biến nặng. Thực hiện tốt phòng chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế.

Đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và phòng chống dịch bệnh trong các tình huống. Tăng cường giám sát, điều trị bệnh tay chân miệng tại tất cả các tuyến, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế cơ sở.

PV: Vậy xin ông cho một số khuyến cáo để phòng bệnh tay chân miệng?

BS: Hiện nay, bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu vì vậy cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
Tại các cơ sở y tế cần:
- Cách ly theo nhóm bệnh.
- Nhân viên y tế phải mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.
- Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.
- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Tại cộng đồng:
- Thực hiện 3 sạch “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”; đảm bảo bàn tay sạch và đồ chơi sạch, tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.

TTGDSK

Thưa qúy vị! Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 9000 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 03 trường hợp tử vong. Riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, số mắc tay chân miệng thấp hơn số mắc cùng kì năm 2022, tuy nhiên trong tình hình thời tiết hè - thu, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh tay chân miệng phát triển , nguy cơ mắc bệnh ở trẻ tăng cao và có khả năng bùng phát thành dịch nếu không kịp thời phòng chống. Sau đây mời quí vị cùng theo dõi thông điệp Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 12/6/2023, cả nước ghi nhận 03 ca tử vong do tay chân miệng. Đã ghi nhận sự xuất hiện của vi rút Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, số mắc tay chân miệng thấp hơn số mắc cùng kì năm 2022, tuy nhiên trong tình hình thời tiết hè - thu, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh tay chân miệng phát triển, đặc biệt phát triển mạnh với chủng Coxsackievirus 61 và Enterovirus 71. Vì vậy, bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ tăng, có thể bùng phát thành dịch nếu không kịp thời phòng chống.

Vậy, bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.

Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng:

Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

- Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

- Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.

tay

Hình ảnh: Vị trí và các đặt điểm phát ban trong bệnh tay chân miệng.

(Nguồn: Cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh tay chân miệng ở trẻ em của Bộ Y tế)

            Cách phòng chống bệnh tay chân miệng:

1. Nguyên tắc phòng bệnh:

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.

- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

2. Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:

- Cách ly theo nhóm bệnh.

- Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.

- Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.

- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

3. Phòng bệnh ở cộng đồng:

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).

- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh./.

(Nguồn từ: Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/3012 của Bộ Y tế và
Công văn 1408/SYT-NVY ngày 14/6/2023 vủa Sở Y tế Quảng Nam)