Thiên Thanh

Khói thuốc lá có hơn 7000 chất hóa học, trong đó có khoảng 70 chất có thể gây ung thư. Khói thuốc lá không chỉ có hại với người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh khi hít phải khói thuốc lá thụ động. Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có thể gặp phải các bệnh như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, tim mạch, đột quỵ,... Phụ nữ mang thai hút thuốc lá hay hít khói thuốc lá của người khác sẽ dễ gây sẩy thai, sinh non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra thiếu cân, trẻ dễ tử vong ngay sau sinh,... Đối với trẻ em hít khói thuốc lá sẽ dễ bị viêm mũi, xoang, viêm phế quản phổi, hen,.. viêm tai giữa. Làm cho trẻ không tập trung để học tập. Đặc biệt gần đây, các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha) rất có hại cho sức khỏe của cả người hút và những người xung quanh, là nguyên nhân của nhiều trường hợp  ngộ độc nicotin, gây các bệnh  về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa.

thuoc la

Hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, thuốc lá làm tăng nguy cơ đối với người hút. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) "Hút thuốc lá cũng như hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc và trầm trọng hơn các bệnh nền, khiến người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ tử vong cao hơn", bởi COVID-19 tấn công và làm suy yếu phổi, khiến những người hút thuốc lá nguy cơ mắc cao hơn và bệnh có thể nặng hơn khi nhiễm virus.

Tổ chức Y tế Thế giới nhận định người hút thuốc lá dễ bị mắc COVID-19, từ đó nguy cơ lây nhiễm cho gia đình và người xung quanh. Theo CDC Hoa Kỳ, những bằng chứng ban đầu từ Trung Quốc và Ý cho thấy những bệnh nhân đã có bệnh nền (bao gồm hút thuốc và các bệnh liên quan hút thuốc) có thể dẫn đến các kết quả nghiêm trọng hơn hoặc tử vong do COVID-19.

Một nghiên cứu xem xét kết quả lâm sàng (đã được công bố) từ 1.099 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận trong phòng thí nghiệm từ 535 bệnh viện trên khắp Trung Quốc cho thấy: 12,4% những người hút thuốc tử vong do mắc COVID-19 cần đưa vào những đơn vị chăm sóc đặc biệt hoặc phải thở máy. Trong khi đó, tỷ lệ này chỉ 4,7% ở những người không hút thuốc.

Mặc khác, theo các chuyên gia y tế, hành vi hút thuốc đòi hỏi việc chuyển động liên tục từ tay đến miệng, tạo ra đường lây truyền virus tiềm ẩn qua miệng, mũi. Đồng thời, việc sử dụng các ống ngậm dùng chung như thuốc lào, shisha... khiến lây lan SARS-CoV-2.

Trong đại dịch COVID-19, có hàng triệu người trên thế giới muốn bỏ thuốc lá vì sức khoẻ của bản thân và người thân trong gia đình. Bỏ thuốc lá giúp cải thiện chức năng phổi, đáp ứng miễn dịch và sức khoẻ tim mạch, đưa những người hút thuốc trước đây vào tình trạng sức khoẻ tốt hơn để chống lại nhiễm trùng nặng như COVID-19.

Cũng theo các chyên gia y tế, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam hiện có xu hướng giảm, cụ thể ở nam giới từ 15 tuổi trở lên là 42,3%, so với điều tra năm 2015 là 45,3%. Tuy nhiên, gần đây, ngoài các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lào đang được quản lý theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trên thị trường đã và đang xuất hiện các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. WHO khẳng định, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại dưới mọi hình thức.

Để phòng chống tác hại thuốc lá và những ảnh hưởng của thuốc lá tới dịch COVI-19 những người chưa hút thì không hút thuốc lá, những người đang hút hãy bỏ thuốc ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cồng đồng. 

Song Châu


     Bộ Y tế ban hành công văn số 7317/BYT-MT ngày 3 /9/2021 về Hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch COVID-19 cho tổ COVID-19 cộng đồng và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch tại cấp xã.
     Theo đó, yêu cầu người tham gia chống dịch COVID-19 phải có đủ điều kiện sức khỏe về thể chất, tinh thần, không bị mắc các bệnh nền, mạn tính (bệnh gan, thận, tiểu đường, ung thư, tim mạch, béo phì, bệnh đường hô hấp, bệnh suy giảm miễn dịch...); phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi không tham gia chống dịch; Không thuộc đối tượng tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19; không có các biểu hiện nghi ngờ mắc COVID- 19 như ho, sốt, khó thở, đau rát họng…; Đã được tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19; Được xét nghiệm SARS-CoV-2: trước khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ (trong thời gian tối đa 72 giờ); định kỳ hằng tuần trong thời gian tham gia và sau khi hoàn thành nhiệm vụ; Được phổ biến trước khi tham gia thực hiện nhiệm vụ về nguy cơ lây nhiễm, các biện pháp dự phòng và hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân theo yêu cầu tại các vị trí làm việc; Được cung cấp thông tin về nhiệm vụ, tình hình dịch bệnh, quy định phòng, chống dịch trên địa bàn và các thông tin liên quan.

Y té Hội An lay mau xuyen dem
Chuẩn bị trước khi tham gia
      Tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
      Chuẩn bị các trang thiết bị, đồ dùng cá nhân cần thiết đủ cho thời gian tham gia nhiệm vụ: dung dịch sát khuẩn tay (tối thiểu 60% nồng độ cồn); bình đựng nước uống cá nhân, cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh) và nước uống đủ cho thời gian làm việc; khăn giấy. Quần áo nên lựa chọn đồ vải có độ thấm hút tốt.
      Phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với vị trí công việc: khẩu trang y tế; kính chắn giọt bắn; găng tay; các phương tiện bảo vệ cá nhân khác được quy định tại Quyết định số 4159/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 28/8/2021 về việc ban hành, hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID- 19 (để sử dụng trong trường hợp cần thiết).
Tự theo dõi sức khỏe hằng ngày (đo nhiệt độ). Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì không tham gia nhiệm vụ.
Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ
       Thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang y tế, kính chắn giọt bắn, thường xuyên rửa tay sát khuẩn. Khẩu trang chỉ sử dụng một lần và phải được thải bỏ sau khi sử dụng đúng quy định. Trong quá trình sử dụng nếu khẩu trang bị ướt, lỏng, đứt dây đeo cần thay ngay. Kính chắn giọt bắn nếu sử dụng lại phải được khử khuẩn bằng cồn 70%.
        Đảm bảo khoảng cách an toàn 1-2 m khi tiếp xúc.
        Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ lây nhiễm (giấy tờ, phương tiện, hàng hóa của đối tượng kiểm tra) và phải khử khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn tay ngay sau khi tiếp xúc. Hạn chế tiếp xúc trong khu vực thông khí kém.
         Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.
        Không tiếp xúc với người ngoài phạm vi công việc được phân công; Không được tự động ra ngoài vị trí được phân công; Tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch của địa phương, tránh phát tán nguy cơ lây nhiễm bệnh cho các thành viên trong nhóm công tác, người tiếp xúc với mình.
        Chỉ sử dụng nước uống và thực phẩm được cung cấp đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm; Người vận chuyển, cung cấp suất ăn cho lực lượng chốt chặn phải được xét nghiệm định kỳ hằng tuần.
        Tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân; Nếu có biểu hiện ho, sốt, đau rát họng, mệt mỏi... hoặc có yếu tố liên quan dịch tễ phải báo cáo ngay cho người có thẩm quyền trong nhóm công tác để phối hợp với cơ quan y tế địa phương xử lý theo đúng quy định.
         Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bất kỳ sự cố nào liên quan đến tiếp xúc trực tiếp không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc do sự cố đối với phương tiện bảo vệ cá nhân (đứt dây khẩu trang…) với người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2 đều phải được ghi nhận và báo cáo với người có thẩm quyền.

 Kết thúc ca làm việc/trực và trở về nơi lưu trú
         Thu dọn khăn giấy, khẩu trang, găng tay và vật dụng đã sử dụng trong quá trình làm việc, bỏ vào thùng rác theo đúng quy định và rửa tay sát khuẩn.
          Vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng kính chắn giọt bắn bằng gạc hoặc vải tẩm cồn 70 độ, bình uống nước, cốc uống nước. Để và giặt riêng đồ dùng, quần áo sau khi làm nhiệm vụ. Thay quần áo trước khi tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình/nơi lưu trú.
          Hạn chế tiếp xúc với những người trong gia đình/nơi lưu trú nếu không cần thiết; Tuân thủ quy định phòng chống, dịch và thực hiện đầy đủ biện pháp 5K.
          Tiếp tục theo dõi sức khỏe bản thân. Nếu có các biểu hiện như: sốt; đau họng; khó thở; sổ mũi, nghẹt mũi; đau cơ; đau đầu; thay đổi mùi, vị; đau bụng, tiêu chảy… thì báo cáo ngay cho người có thẩm quyền.

Dân tộc Cơ Tu Quảng Nam sống chủ yếu ở các huyện Tây Giang (chiếm hơn 90% dân số của huyện), huyện Đông Giang (73,23%) và huyện Nam Giang (hơn 50%). Cơ Tu cũng là một trong những dân tộc có phong tục tập quán rất đa dạng. Dân tộc Cơ Tu sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Có những phong tục tập quán tốt thể hiện nét đẹp văn hóa và tinh thần của các dân tộc miền núi. Từ sau tái lập tỉnh, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung và vùng đồng bào Cơ tu của tỉnh nói riêng luôn được tỉnh ta xác định là một vùng quan trọng của tỉnh.

PV tac nghiep CMSKCMN

Khoa Truyền thông GDSK - CDC Quảng Nam thực hiện chuyên mục SKCMN tiếng Cơtu tại Đông Giang

Đầu năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, cả nước nói chung và Quảng Nam nói riêng không ngoài tầm ảnh hưởng của dịch bệnh. Chỉ riêng trong đợt dịch lần thứ 4 (từ 18/7/2021 đến nay), Quảng Nam đã có hơn 450 ca bệnh được công bố. Điều đáng chú ý là kể từ đầu mùa dịch Quảng Nam chưa có ca mắc là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Chủ động dự phòng
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là chủ trương được UBND tỉnh Quảng Nam quan tâm tại Công văn số 737/UBND-KGVX ngày 19/2/2020. Trong đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan truyền thông, UBND các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân phòng, chống dịch COVID-19 với hình thức phù hợp; UBND huyện Nam Giang và Tây Giang chỉ đạo các xã biên giới tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân hạn chế tối đa việc qua lại biên giới, thăm thân tại các bản biên giới hai huyện Đắc Chưng, Kà Lừm và tỉnh Sê Koong nước bạn Lào trong thời gian có dịch bệnh; Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc qua lại biên giới của công dân tại các xã biên giới nhằm quản lý tốt việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo báo cáo từ khoa Kiểm dịch Y tế Quốc tế CDC Quảng Nam, công tác kiểm soát dịch tại các cửa khẩu biên giới được UBND huyện Nam Giang và Tây Giang phối hợp thực hiện rất nghiêm.
Đáp ứng với diễn biến mới về tình hình dịch bệnh COVID-19, TTYT huyện Tây Giang đã có Kế hoạch phòng, chống theo từng tình huống cụ thể: Tình huống 1, chưa ghi nhận trường hợp bệnh trên địa bàn huyện; tình huống 2, xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào địa bàn huyện; tình huống 3, dịch lây lan trong cộng đồng nhằm ngăn chặn, đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch, hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng, nhất là trong cộng đồng người Cơ - Tu sinh sống.
Xác định công tác phòng chống dịch COVID-19 là trọng tâm, phòng chống dịch COVID-19 cho đồng bào Cơ Tu trên địa bàn huyện mang ý nghĩa chiến lược, trung tâm y tế huyện Đông giang đã có kế hoạch rất cụ thể.
Bs. CKI Lê Thị Quyết - Giám đốc trung tâm Y tế huyện Đông Giang cho biết: “Đứng trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại các vùng giáp ranh, nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập bất cứ lúc nào, đặc biệt lưu ý là vùng có người Cơ-Tu sinh sống. Mục tiêu của chúng tôi là tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc COVID-19; hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc, tử vong khi có dịch bệnh Covid-19 gây ra”.
Nhiều cách tiếp cận để phòng chống dịch
Dùng tiếng mẹ đẻ: anh Nguyễn Quang Dũng - Khoa Y tế công cộng TTYT huyện Nam Giang cho biết: “Để tuyên truyền phòng chống dịch cho đồng bào, dùng tiếng mẹ đẻ của họ là cách tiếp cận tốt nhất”
“Từ nhiều ngày qua, những buổi phát thanh di động bằng tiếng Cơ Tu của Công an huyện Nam Giang thực hiện để tuyên truyền về phòng, chống COVID-19 luôn được người dân chú ý lắng nghe. Từ chỗ chưa hiểu biết, lo lắng về dịch bệnh gây chết người nhiều nơi, bây giờ được nghe thông tin rõ ràng bằng chính tiếng “mẹ đẻ” của mình, bà con Cơ Tu ở nhiều nơi trong huyện đã không còn hoang mang mà đã có cách phòng, chống dịch cho bản thân và gia đình. Chính nhờ vậy mà nhiều bà con hiện nay đã biết luôn đeo khẩu trang khi ra đường và tiếp xúc với người khác”, anh Dũng cho biết thêm.
Bác sỹ của đồng bào: theo BS. Clâu Nhất - Trưởng Trạm y tế xã Mà Cooih huyện Đông Giang “Trong thời gian qua trước tình hình dịch bệnh xuất hiện tại các huyện lân cận, anh cùng các nhân viên trong trạm tích cực tuyên truyền cho chính bà con của anh trong thôn, trong xã tích cực phòng chống dịch. Hiện nay các gia đình và người dân tại thôn, xã đã chấp hành tốt quy định phòng, chống dịch. Bà con ai nấy đều tuân thủ tốt việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách trên 2m khi giao tiếp. Bà con không còn tụ tập về nhà Gươil cũng không sang nhà hàng xóm chơi như trước,… Tất cả đều nâng cao ý thức đảm bảo sức khỏe cho bản thân gia đình và cộng đồng”.
Vào cuộc của người có uy tín với cộng đồng: anh Alăng Diên - Trưởng thôn cùng với Già làng tại thôn A Sờ, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang từ nhiều tháng nay đã chung tay với các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương. Được biết, không chỉ riêng thôn A Sờ những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Cơ Tu tại nhiều thôn, nóc khác của xã đã phát huy tốt vai trò của mình, hỗ trợ chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền đến đồng bào, qua đó góp phần đảm bảo sự bình yên của các thôn, nóc trước đại dịch COVID-19.
Anh Alăng Diên cho biết: “Hiện nay thôn mình đang thực hiện chống dịch COVID-19 nên tất cả bà con Cơ Tu mình thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Bản thân mình luôn tích cực cùng với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động bà con cùng tham gia phòng, chống. Hiện nay, ý thức phòng dịch của bà con Cơ Tu mình đã được nâng lên rất nhiều, bà con đã thường xuyên thực hiện rửa tay bằng xà phòng, biết cách đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m, ít ra ngoài, ít tiếp xúc với người lạ để phòng chống dịch. Giờ thì bà con không còn lo lắng và sợ nữa chứ trước đây không biết phòng COVID-19 như thế nào nên rất sợ.”
Tận dụng nhiều kênh truyền thông: Truyền thông phòng chống dịch COVID-19 cho đồng bào Cơ- Tu là một trong những nhiệm vụ quan trọng được lãnh đạo CDC Quảng Nam quan tâm. Từ khi có dịch, nội dung phòng chống dịch COVID-19 trong chương trình “Sức khỏe cho mọi người” bằng tiếng Cơ -Tu được đẩy mạnh.
Xác định, đây là kênh truyền thông mang lại hiệu quả kép, Khoa truyền thông - Giáo dục sức khỏe CDC Quảng Nam đã xây dựng những nội dung phòng chống dịch COVID-19 dành riêng cho đồng bào Cơ - Tu; tổ chức những đợt công tác lên tận nơi ở của đồng bào, phối hợp với cán bộ y tế xã và mạng lưới cộng tác viên thôn bản để mời đồng bào đến. Tại đây đồng bào được các bác sỹ hướng dẫn các nội dung phòng chống dịch COVID-19 bằng tiếng Cơ Tu để giúp bà con hiểu rõ hơn về dịch bệnh, cách phòng chống,…
Một lần nữa, chính các nội dung hướng dẫn cho bà con tại đây được các phóng viên của trung tâm CDC quay hình lại, về cắt dựng lại thành nội dung cô đọng, súc tích kèm theo hình ảnh minh họa sinh động về phòng chống dịch COVID-19. Các nội dung này sẽ được phát trong chuyên mục “Sức khỏe cho mọi người” bằng tiếng Cơ Tu trên sóng QRT vào các tối thứ 6 và tối Chủ nhật hằng tuần. Qua xem ti vi, tất cả bà con người Cơ Tu tại các huyện miền núi có thể tiếp cận một cách dễ dàng các nội dung về phòng chống dịch COVID-19 do các bác sỹ hướng dẫn qua truyền hình.
Có thể nói phòng chống dịch COVID-19 hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, phòng chống dịch COVID-19 cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi cao mang ý nghĩa chiến lược nhằm bảo vệ sự bình yên cho bà con sinh sống. Hy vọng với những nỗ lực từ nhiều phía, đại dịch sẽ bị đẩy lùi, bà con Cơ Tu nói riêng, bà con các dân tộc miền núi Quảng Nam nói chung giữ vững “Vùng xanh”, không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Long Cảnh

Trong những tháng còn lại của năm 2021, Chính phủ thống nhất kiên trì và quyết tâm thực hiện thành công “mục tiêu kép” đó là: vừa tập trung phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả để bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh để duy trì, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm “5K + vắc xin” và tăng cường ứng dụng công nghệ trong kiểm soát dịch bệnh với những nhiệm vụ cụ thể: “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”. Với phương châm “5K + Vắc xin” của Bộ Y tế, ngành Y tế Quảng Nam đã và đang đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên, trong đó có công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp để bảo vệ sức cho người lao động, giúp họ yên tâm sản xuất, góp phần cùng với cả nước thực hiện tốt mục tiêu kép của Chỉnh phủ.

tiem vac xin khu cong nghiep bai An Minh

Quảng Nam hiện có 10 cụm khu công nghiệp, tập trung chủ yếu tại các huyện: Núi Thành, Thăng Bình, Điện Bàn với khoảng hơn 53.000 công nhân đang làm việc tại đây. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của công nhân, khâu sản xuất, chuỗi cung ứng và kết nối thương mại, khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, thách thức.

Theo quyết định của Bộ Y tế, các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch,…) là những đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19. Do vậy, để người lao động yên tâm tham gia sản xuất, các doanh nghiệp duy trì và ổn định lâu dài trong mùa dịch, Y tế Quảng Nam đã và đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho những đối tượng ưu tiên này.

Anh Nguyễn Văn Khôi, đang làm việc tại Nhà máy sản xuất Number One Chu Lai, tham gia tiêm chủng vắc xin mũi 1 chia sẻ, bản thân anh rất mừng và cảm thấy yên tâm sau khi tiêm vắc xin mũi 1, anh Khôi nói: “Bản thân tôi rất háo hức mong chờ được tiêm và sau tiêm 30 phút tôi cảm thấy sức khỏe rất bình thường, tôi rất yên tâm để tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, tôi cùng các an hem ở đây vẫn thực hiện tốt các biện pháp 5K để phòng bệnh.”

Anh Đỗ Xuân Chí - Phó giám đốc Trung tâm phát triển hạ tẩng, Quản lý khu công nghiệp Tam Hiệp cho biết: “Tại các khu công nghiệp ở Tam Hiệp, từ trước tới nay chúng tôi vẫn luôn tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về phòng chống dịch cho các công nhân. Hôm nay công nhân tại các chuỗi doanh nghiệp được tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1, họ  rất vui mừng, phấn khởi nên chúng tôi những người làm quản lý cũng cảm thấy an tâm, vì khi công nhân họ đươc đảm bảo sức khỏe thì mới có thể tiếp tục tham gia sản xuất, đảm bảo duy trì hoạt động cho các doanh nghiệp.”

Việc đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc cân bằng mục tiêu kép. Bên cạnh đó, để thuận tiện và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam đã chính thức sử dụng xe tiêm chủng lưu động song song với các điểm tiêm cố định, phục vụ tốt hơn, cơ động hơn trong công tác tiêm chủng. Xe tiêm chủng lưu động này có tủ bảo quản vắc xin theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đáp ứng yêu cầu tiêm chủng an toàn, đặc biệt có thể di chuyển đến những nơi có điều kiện đi lại khó khăn, hạn chế tập trung đông người nhằm đảm bảo chống dịch hiệu quả.

BSCKI Huỳnh Công Quang “Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin cho công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp. Đặc biệt, việc áp dụng xe tiêm chủng lưu động, cũng rất thuận tiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.”

Tính đến ngày 7/9 Quảng Nam đã thực hiện tiêm chủng vắc xin COVID-19 mũi 1 là 104.746 người, mũi 2 là 45.815 người. Tuy nhiên, chiến lược tiêm vắc xin chỉ là biện pháp chủ động phòng ngừa. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho, bản thân, gia đình, nơi làm việc cũng như đẩy nhanh tốc độ miễn dịch cộng đồng thì người được tiêm cần chủ động thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế để phòng bệnh hiệu quả, cùng với cả nước tiến tới kiểm soát và đẩy lùi COVID-19 trong thời gian sớm nhất./.

Thùy An - Ánh Minh

(Ghi nhận trong những ngày tháng hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh)

Bs.Dương Chí Lực

                                         BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam

Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus Corona (hay còn gọi là SARS-CoV-2) với các triệu chứng từ nhẹ giống như cảm cúm thông thường, đến suy hô hấp nặng hoặc dẫn đến tử vong, đã lan tràn và trở thành một đại dịch trên hơn 222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Đại dịch này được gọi tắt là dịch COVID-19.

Việc điều trị căn bệnh này khá phức tạp, bởi đa số là người nhiễm có bệnh nền kèm theo, và bên cạnh việc chống chọi lại bệnh tật, người bệnh còn phải đối diện với các rối loạn về tâm lý hay cảm xúc nảy sinh trong quá trình điều trị bởi các nguyên tắc đặc thù mà thầy thuốc cũng như người bệnh đều phải tuyệt đối tuân thủ.

 Và như vậy, cùng với tập phục hồi chức năng cơ thể như vận động, hô hấp.v.v… công việc phục hồi chức năng về tâm lý hay cảm xúc cũng đã trở thành một phần quan trọng trong liệu pháp điều trị. Để hiểu rõ hơn về công việc điều trị tâm lý trong trường hợp này, thầy thuốc cần hiểu rõ về bản chất của tâm lý hay cảm xúc của người bệnh và cơ chế dẫn đến các rối loạn đó.

Như chúng ta đã biết, cảm xúc là một thuộc tính của tâm lý, nó diễn biến phức tạp với các trạng thái tích cực hoặc tiêu cực liên quan đến sự vận hành của các hệ thống trong cơ thể, tạo nên sự thay đổi về sinh lý, suy nghĩ và hành vi của con người. Khi con người bị mắc bệnh, tâm lý hay cảm xúc cũng có sự thay đổi, sự thay đổi này không những liên quan đến mối quan hệ bên trong, đó là bệnh lý của cơ thể, mà còn liên quan đến mối quan hệ bên ngoài, đó là môi trường xã hội.

Người bệnh mắc COVID-19 không phải là trường hợp ngoại lệ, bên cạnh phải chiến đấu chống lại bệnh tật, họ còn phải đối diện với thử thách vô cùng lớn từ môi trường và xã hội, đó là sự hoang mang, lo lắng và sợ hãi như đã đề cập ở trên, đặc biệt là điều này xảy ra trong trạng thái cô đơn.

bs Luc kham cho bn Covid

Đó là hoàn cảnh “cô đơn tạm thời” bởi những quy định đặc thù trong quá trình điều trị để  bảo vệ cho người thân, đề phòng lây nhiễm, nói một cách khác đó là “cách ly”. Như chúng ta đã biết, đa số người bệnh là những người cao tuổi, có bệnh nền, bản thân họ trước khi bị mắc covid-19 đã phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc của người thân, nay ở trong khu điều trị, họ đang tự chống chọi cùng sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ nhân viên y tế với bộ đồ bảo hộ mà chỉ nhận ra tên khi được ghi ra trên áo.

Mặt khác, dưới tác động của truyền thông và thông tin, người bệnh nhận thức được sự nguy hiểm của nó đối với sức khỏe, cảm nhận được nỗi kinh hoàng trước tác động của nó đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội .v.v… và như vậy họ trở nên hoang mang, lo lắng và sợ hãi. Tệ hại hơn đó là nạn “tin giả” đã làm cho cảm xúc của người bệnh có sự phản ứng quá mức … điều này tác động kéo dài và trên một cơ thể yếu đuối khi bị nhiễm bệnh, họ có thể bị dẫn đến trạng thái ám thị hoặc hoang tưởng.

Tất cả sự rối loạn về tâm lý nói trên sẽ làm cho virus có cơ hội nhân lên mạnh mẽ, tác động nhiều hơn, từ đó các bệnh nền sẽ nặng hơn và khó điều trị hơn.

Cũng giống như các rối loạn khác, rối loạn về tâm lý hay cảm xúc nếu không được điều trị đúng, đủ và kịp thời thì cũng sẽ để lại những di chứng đau lòng kéo dài đến suốt đời, không những đối với người bệnh, mà đối với cả người thân.

Trên thực tế, có nhiều người bệnh với trạng thái hoang mang, lo lắng và sợ hãi quá mức đã trở nên dễ cáu giận, không hợp tác, thậm chí không muốn sống .v.v.. đã làm cho công tác điều trị đã phức tạp lại càng phức tạp thêm.

 Vì vậy, bên cạnh công việc điều trị theo đúng phác đồ, đội ngũ nhân viên y tế còn đảm nhiệm một trọng trách vô cùng to lớn đó là điều chỉnh các rối loạn tâm lý hay cảm xúc, với mục đích tạo cho người bệnh có được trạng thái vui vẻ, phấn khởi, thoải mái, có niềm tin và luôn cảm thấy ấm lòng.

Trong từng khu điều trị, đặc biệt là tại các trung tâm hồi sức covid-19, đội ngũ thầy thuốc đã hóa thân thành những người nhà của họ, thường xuyên gần gũi tâm sự, động viên, dỗ dành họ, chăm sóc họ từ những việc đơn giản nhất. Một trong những đội ngũ tiếp cận thường xuyên nhất đó là các nhân viên Phục hồi chức năng, họ gần gũi, tiếp xúc, tập cho người bệnh vận động, vừa hướng dẫn chỉnh sửa từng động tác, vừa trò chuyện, tâm sự .

Để làm được điều này, bên cạnh kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tính chăm chỉ, kiên nhẫn ..v.v.. đội ngũ thầy thuốc còn phải có sức khỏe tốt và đầy đủ về số lượng.

Việc điều trị tốt về tâm lý sẽ giúp người bệnh phục hồi tốt hơn, giảm nhẹ tác động đến bệnh nền nếu có, hạn chế được các biến chứng và sớm trở lại cuộc sống bình thường như trước.

Sau một thời gian tham gia hỗ trợ đồng nghiệp TP Hồ Chí Minh chống dịch, cùng với hiểu biết hiện tại của bản thân, người viết xin phép được chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác điều trị tâm lý cho người bệnh mắc covid-19 như sau:

- Các nhân viên y tế phải có kỹ năng tư vấn tốt, phải nắm được các kiến thức cơ bản về tâm lý liệu pháp, điều này cần phải được tập huấn trước khi vào khu điều trị.

- Phải tập trung hơn nữa về công tác phục hồi chức năng, phải thường xuyên hơn, đồng bộ hơn, có thời gian hơn, qua đó lồng ghép việc điều trị tâm lý. Có thể nói việc tương tác về cơ thể (tập cho người bệnh) kết hợp với tương tác về lời nói, ánh mắt sẽ dẫn đến hiệu quả không ngờ

- Bên cạnh công tác phục hồi chức năng, cũng cần có một đội ngũ nhân viên y tế chuyên ngành tâm lý trị liệu (khoa tâm thần) túc trực thường xuyên tại các cơ sở điều trị.

- Cần có một đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp để chăm sóc người bệnh ở ngay tại giường của họ, lo cho họ ăn uống, bồi phụ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, rung vỗ vật lý trị liệu, tâm sự, an ủi, động viên họ để tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ sớm vượt qua được bệnh tật.

Đội ngũ này có thể là các tình nguyện viên, có thể là người nhà, có thể là một dịch vụ chăm sóc nào đó. Họ sẽ ở cạnh người bệnh, chăm sóc như người nhà, và họ tự trang bị đầy đủ các trang thiệt bị phòng hộ. Và tất nhiên là họ đã được huấn luyện các kiến thức phòng ngừa căn bản và đầy đủ. Những tình nguyện viên hay những người làm dịch vụ này còn gì tốt hơn những người đã từng là F0 và đã được điều trị khỏi bệnh.

- Trong phòng điều trị, tuy mang trên mình đồ bảo hộ cồng kềnh, nhưng phải luôn trong tư thế của những “tiếp viên hàng không”, luôn quan sát, phát hiện các dấu hiệu cần hỗ trợ và có mặt kịp thời.

- Không từ chối giúp đỡ những việc nhỏ bé nhất: đó là công việc vệ sinh, bón từng thìa thức ăn khi họ cần, hãy lại gần nói chuyện, chia sẻ chuyện riêng tư và đừng quên kể cho họ nghe những câu chuyện về tấm gương tinh thần vượt qua bệnh tật.

- Hãy để ý đến giấc ngủ của người bệnh, hãy đến với những người không ngủ được, tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp kịp thời: có thể là lo lắng, do ồn ào, do ánh điện quá sáng, do đau, do buồn chuyện riêng tư .v.v… bởi vì chúng ta đều hiểu rằng: một giấc ngủ đầy đủ vừa là nguyên nhân và vừa là kết quả của sự hồi phục sức khỏe.

- Đừng ngại khi chạm vào họ, đừng để họ cảm thấy mặc cảm bởi sự cách ly, mà phải làm sao để qua một lớp đồ bảo hộ, họ vẫn cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp; cho dù ngăn cách qua lớp khẩu trang và tấm chắn nhưng họ vẫn nhận ra chúng ta qua ánh mắt và cử chỉ.

- Đối với những người có sự bấn loạn về tinh thần, có thể quá lo lắng hay sợ hãi, thường gặp ở những người già, có bệnh về tinh thần từ trước, hoặc những người có con nhỏ (đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn hậu sản) .v.v… lúc này hơn lúc nào hết, người thầy thuốc phải ở bên cạnh dành tất cả sự yêu thương cho họ, đồng cảm, chăm sóc chu đáo, giúp họ liên lạc với người thân, thậm chí giải quyết các vướng mắc ở gia đình để họ an tâm điều trị. Nói chung là phải làm tất cả không chừa một việc gì, để người bệnh hiểu rằng: chúng tôi luôn ở đây bên họ và chúng tôi luôn nghĩ về họ.

Đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, số lượng bệnh nhân đông trong khi nhân viên y tế thì hạn chế, còn phải dàn trải trên nhiều địa bàn với nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, quả thật việc này khiến cho đội ngũ nhân viên y tế gặp rất nhiều khó khăn, nhưng không thể không làm.

Như chúng ta đã biết, đại dịch COVID -19 đã bước sang năm thứ 3 với hơn hai trăm triệu người bị nhiễm, hơn bốn triệu người đã tử vong, hệ thống y tế của nhiều quốc gia hiện đang gồng mình chạy đua với thời gian để dành giật mạng sống cho hàng trăm ngàn người đang nguy kịch, các thầy thuốc tài năng đã được huy động, nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại đã được triển khai, nhiều công trình nghiên cứu đã được áp dụng.

Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy, bên cạnh việc phòng ngừa dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu, công tác điều trị cũng luôn được tập trung ở mức độ cao nhất với toàn bộ hệ thống y tế công và tư, không một cơ sở y tế nào đứng ngoài cuộc.

Với những nỗ lực đó, ở Việt Nam, tình hình dịch bệnh đã có xuất hiện những tín hiệu khả quan, tuy nhiên đó chỉ là những kết quả ban đầu và chưa thật sự bền vững, vẫn còn tiềm tàng nhiều yếu tố nguy cơ ….  Đại dịch này đã đang và sẽ còn tiếp tục gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của chúng ta, hơn lúc nào hết, tất cả chúng ta mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ y tế phải thể hiện trách nhiệm cao nhất, quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh.

Trong cuộc chiến cam go này, tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam cần phải được phát huy, không một ai có thể đứng ngoài cuộc và không một ai bị bỏ lại phía sau

Với tình thần đó, chúng ta có quyền tin tưởng vào một ngày không xa, dịch bệnh sẽ được kiểm soát chặt chẽ và cuộc sống sẽ trở về trạng thái bình thường mới.

                                         Tp Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 9 năm 2021

Trước diến biến phức tạp của dịch COVID-19, vắc xin là vũ khí đắt lực để ngăn chặn và mang lại cho thế giới điều hy vọng kết thúc đại dịch trong tương lại không xa.
Việt Nam, sau những nỗ lực đàm phán nguồn cung và đẩy mạnh tiêm vắc xin, đến hết ngày (25/10) đã có tổng số liều vaccine đã được tiêm là 74.050.037 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 52.584.839 liều, tiêm mũi 2 là 21.465.198 liều. Quảng Nam, (đến 25/10), số vắc xin thực tế đã tiêm 790.205 mũi tiêm (80,4% so với vắc xin đã nhận); số người được tiêm 716.350 người (đạt 67,0% số người cần tiêm), trong đó 73.855 đối tượng đã tiêm đủ 2 mũi. Có 353.636 người được tiêm vắc xin VeroCell của Sinopharm Trung Quốc và chưa ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Viro cell
Đảm bảo được tính an toàn
Hiện nay, Quảng Nam đang đẩy mạnh triển khai tiêm Vắc xin Vero Cell của Sinopharm, Vắc xin Vero Cell do Sinopharm, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng một triệu liều đã được sử dụng. Tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 . Hiện nay vắc xin Vero Cell đã được Bộ Y tế triển khai đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy vắc xin COVID-19 (Vero Cell)
bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%.
Vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần. Phản ứng sau tiêm chủng được ghi nhận hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn. Ngày 7/5/2021, vắc xin Sinopharm được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78,2%, đây cũng là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO.
Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vắc xin Covid-19 mang ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa vắc xin bị bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc. Việc cấp phép khẩn cấp vắc xin Covid-19 hiện nay vẫn đảm bảo được tính an toàn của vắc xin, khi thực hiện đầy đủ quy trình nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Tất cả các loại vắc xin khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ quy trình thử nghiệm lâm sàng gồm 3 giai đoạn trên nguyên tắc đảm bảo được 3 yếu tố: an toàn, sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.
Nhiều đối tượng được chỉ định tiêm
Vắc xin Sinopharm được khuyến cáo cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Trong Sổ tay Hướng dẫn thực hành tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 (vero cell) bất hoạt của Sinopharm do Bộ Y tế ban hành cũng chỉ rõ việc thực hiện tiêm chủng vắc xin này cho một số nhóm đối tượng đặc biệt.
1. Nhóm người từ 60 tuổi trở lên: Hồ sơ hiệu quả và an toàn của vắc xin có thể không được đầy đủ vì chỉ có một số lượng nhỏ người trên 60 tuổi tham gia trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, ở các nhóm tuổi lớn, tính sinh kháng thể sau tiêm vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm là tương tự như ở người trẻ tuổi, trong khi hiệu giá kháng thể trung hòa là đáng kể mặc dù có thấp hơn ở các nhóm tuổi lớn. Cần cân nhắc việc sử dụng vắc xin này ở những người lớn tuổi và chủ động giám sát phản ứng sau tiêm chủng.
2. Với nhóm người mắc bệnh nền: Tiêm chủng được khuyến nghị cho những người mắc loại bệnh nền mà được xác định là có nguy cơ bị nặng nếu bị nhiễm COVID-19.
3. Với nhóm người phụ nữ mang thai: Đây là vắc xin bất hoạt với chất bổ trợ thường được sử dụng trong nhiều loại vắc xin khác và hồ sơ an toàn tốt đã được ghi nhận, bao gồm cả ở phụ nữ có thai. Cho đến khi có dữ liệu để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch ở phụ nữ có thai, WHO khuyến cáo sử dụng Sinopharm cho phụ nữ có thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ rủi ro.
4. Nhóm người phụ nữ cho con bú: Vì đây không phải là vắc xin vi rút sống, nên nó không có khả năng gây ra nguy cơ cho trẻ bú mẹ. Hiệu quả của vắc xin được mong đợi là tương tự giữa phụ nữ đang cho con bú và những người trưởng thành khác. WHO không khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm phòng.
5. Nhóm người bị HIV: Có thể tiêm vắc xin nếu đối tượng thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng, cân nhắc đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ đối với từng cá nhân. Không cần thiết phải xét nghiệm HIV trước khi tiêm vắc xin.
6. Nhóm người bị suy giảm miễn dịch, người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch: Có thể tiêm vắc xin nếu họ thuộc nhóm nguy cơ, các thông tin, hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và rủi ro cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng.
7. Đối với những người đang điều trị nhận kháng thể đơn dòng hoặc đang dùng huyết tương như một phần của điều trị COVID-19: Nên hoãn tiêm chủng ít nhất 90 ngày.
8. Nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó: Có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có thể tiêm vắc xin sau 6 tháng khỏi bệnh.
Ít tác dụng phụ
Đánh giá chung về vắc xin Vero Cell của Sinopharm, các chuyên gia cho biết vắc xin phát huy hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp, là một mắc xích trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm vắc xin Covid-19 trên toàn cầu.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell của Sinopharm được tiêm ít gấy tác dụng phụ, một số tác dụng phụ phổ biến có thể kể đến như:
- Đau, mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm;
- Mệt mỏi;
- Đau đầu, đau cơ;
- Sốt, ớn lạnh, buồn nôn.
Để giảm bớt tác dụng phụ khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể chườm mát tại vị trí tiêm. Uống thật nhiều nước và mặc trang phục nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu do sốt. Trong hầu hết các trường hợp những tác dụng phụ sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng mẩn đỏ, cơn đau gia tăng ở vị trí tiêm sau 24 giờ.
Cho đến nay theo Bộ Y tế, vắc xin + 5K là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Vắc xin COVID-19 tốt nhất là vắc xin có sẵn khi đến lượt. Vắc xin giúp bảo vệ bạn và cả những người xung quanh bạn. Vắc xin cũng sẽ làm giảm nguy cơ các biến thể đang lan truyền trong cộng đồng và các biến thể mới.

Long Cảnh

Vero Cell là vắc xin được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi lọ chứa 1 liều, mỗi liều 0,5 ml. Thành phần của vắc xin này được bổ sung Hidroxit Nhôm để tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Đây là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8ºC và không để đông băng vắc xin, hạn sử dụng 02 năm, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Chỉ được tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần. Liều lượng đường tiêm 0,5 ml tiêm bắp.
Phản ứng sau tiêm chủng ghi nhận được hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn gồm:
- Phản ứng tại chỗ tiêm rất phổ biến là đau tại chỗ tiêm, không phổ biến đỏ, sưng, cứng, ngứa.
- Phản ứng toàn thân phổ biến nhất là đau đầu, sốt, mệt mỏi cơ, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy và ngứa.
Đây là những phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin, những dấu hiệu này cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc xin cụ thể là kháng nguyên 1 chất kích hoạt đáp ứng miễn dịch, do đó các phản ứng sau tiêm phổ biến ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt cho thấy vắc xin đang hoạt động, các dấu hiệu này thường tự biến mất sau vài ngày.
Chống chỉ định: Những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Vero Cell; những người có thân nhiệt trên 38,5ºC nên hoãn tiêm vắc xin cho đến khi hết sốt; quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit Nhôm.
Vắc xin Vero Cell của Sinopharm được Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh, Trung Quốc tiến hành nghiên cứu từ tháng 02/2020 và sản xuất là vắc xin phòng bệnh do vi rút SARS-CoV-2, Covid-19 gây ra.
Ngày 16/5/2021 vắc xin Covid-19 Vero Cell là vắc xin thứ 6 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL). Vắc xin Vero Cell đã cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Hiện tại đã có hơn 100 quốc gia có nhu cầu đặt mua vắc xin của Sinopharm. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, Sinopharm đang tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất vắc xin Covid-19, mục tiêu trở thành nhà cung cấp vắc xin Covid-19 lớn nhất thế giới, để vắc xin này được phổ cập rộng rãi hơn tới người tiêu dùng.
Ngày 03/6/2021, vắc xin Sinopharm được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.
Để góp phần ngăn chặn, kiềm chế đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường bảo đảm mục tiêu kép phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất, kinh doanh, duy trì sản xuất kinh doanh để có nguồn lực phòng, chống dịch, tại Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 23/6/2021của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm phương châm 5K+vắc xin, tiếp cận bình đẳng tiêm các loại vắc xin khác nhau cho hợp lý, tránh tình trạng tâm lý chờ đợi, lựa chọn vắc xin, có loại nào phải dùng ngay loại đó, tinh thần là kịp thời, an toàn và hiệu quả.

BTV.TTGDSK

 

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, số trường hợp F0 tăng do phần lớn công dân được đón về từ vùng dịch, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam được chọn chuyển đổi thành bệnh viện chuyên điều trị người bệnh COVID -19. Đây là cơ sở điều trị COVID-19 thứ 3 của tỉnh Quảng Nam để nâng cao năng lực điều trị COVID -19 của hệ thống y tế tỉnh, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm nhân lực của ngành Y tế.

khu dieu tri covid BV PNT

Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam

  Bệnh nhân C.T.P.A ( Phường Cẩm Hà, TP Hội An) vào bệnh viện Phạm Ngọc Thạch điều trị sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân có yếu tố dịch tễ liên quan đến quán cà phê Bảo, TP Hội An. Sau 10 ngày điều trị, kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu và sức khỏe bệnh nhân đã ổn định nên được BS cho xuất viện. Bệnh nhân C.T.P.A tâm sự: “Khi vào đây em được các y, bác sỹ giúp đỡ rất nhiều. Hiện tại sức khỏe của em rất tốt. Em rất vui khi được xuất viện, khỏi bệnh. Em cảm thấy biết ơn các bác sỹ rất nhiều”.

Bn covid ra vien BV PNT

 Bệnh nhân C.T.P.A ( Phường Cẩm Hà, TP Hội An) xuất viện

Bs Phạm Thị Ngọc Trâm - Trưởng khoa Nội C, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tỉnh Quảng Nam chia sẻ: “Bệnh nhân ở đây được chăm sóc đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Ban đầu bệnh nhân vào điều trị cảm thấy rất hoang mang, lo lắng về tình trạng sức khỏe, ngoài việc điều trị thì chúng tôi luôn hỏi han, động viên tinh thần bệnh nhân để họ vượt qua bệnh tật, sớm trở về với gia đình”. 

 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch được chuyển đổi toàn bộ công năng sang điều trị COVID-19 với số giường thực tế 140 giường (trong đó có 20 giường hồi sức cấp cứu). Bệnh viện phân ra làm 5 khu, được thực hiện nghiêm ngặt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, theo quy trình một chiều cho bệnh nhân và nhân viên y tế: tạo cổng phụ, lối đi riêng để đưa bệnh nhân ra-vào, khung thông gió, khung bảo vệ các cửa, ngăn không cho bệnh nhân đi ra khu vực an toàn,…

BS. CKI Nguyễn Thanh Thảo, GĐ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam cho biết: “ Đang là cơ sở vật chất điều trị bệnh nhân truyền nhiễm thông thường, bây giờ chuyển qua bệnh nhân COVID thì chúng tôi làm lại kiểm soát nhiễm khuẩn cũng rất nghiêm ngặt, tổng vệ sinh, kê lại giường của từng khoa phòng để tiếp nhận bệnh nhân nhiễm COVID”.

Ngoài bảo đảm những yêu cầu bắt buộc về cơ sở vật chất của một bệnh viện điều trị COVID-19, việc đảm bảo nguồn nhân lực cần ưu tiên hàng đầu. Hiện tại, bệnh viện chia 3 kíp trực thay phiên nhau, mỗi kíp trực gồm 5 bác sĩ, 12 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên X-quang và 7 hộ lý trực trong 14 ngày. Sở Y tế đã tổ chức tập huấn Hướng dẫn, hỗ trợ cho cán bộ y tế của Bệnh viện về chuyên môn điều trị bệnh nhân COVID-19; kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19, và các vấn đề có liên quan khi điều trị bệnh nhân COVID-19.

BS Nguyễn Thanh Thảo nói: “Y bác sĩ tham gia điều trị COVID cũng rất ngỡ ngàng, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cũng phải tập huấn lại từ đầu. Chúng tôi mời chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương và bệnh viện Đa khoa khu vực tập huấn cho anh em. Chúng tôi lên các phương án về tổ hậu cần, tổ kiểm soát nhiễm khuẩn, tổ dược vật tư y tế, các tổ phối hợp với nhau để chúng tôi phân công cụ thể”.

day com cho bn

Bệnh viện phục vụ cơm nước, đảm bảo dinh dưỡng giúp bệnh nhân COVID-19 sớm phục hồi sức khỏe

Hiện nay, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tỉnh Quảng Nam đang điều trị 78 bệnh nhân COVID-19. Như vậy, từ ngày bắt đầu tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 (27/7) đến nay, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã điều trị khỏi cho 54 bệnh nhân mắc COVID-19 và đã xuất viện. Tuy nhiên, để trở thành một Bệnh viện điều trị COVID-19 lâu dài có quy mô 300 giường bệnh theo kế hoạch của UBND tỉnh thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nguồn nhân lực là một bài toán cần được giải quyết.

BS Thảo cho biết thêm: “Đến thời điểm này thì công việc ở trên giao, chúng tôi đã hoàn thành. Thời gian tới, UBND tỉnh giao 300 giường thì chúng tôi sẽ hết sức cố gắng phấn đấu để đạt được số giường nhiều nhất có thể”.

Ts.Bs Mai Văn Mười, GĐ Sở Y tế Quảng Nam cho biết: “UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo Sở Y tế xuống khảo sát lại để cùng với bệnh viện lên phương án cụ thể mở rộng khoa, phòng thêm. Sở Y tế cũng có kế hoạch trình UBND tỉnh, Sở tài chính để có sự hỗ trợ cho vấn đề điều trị”.

 Trước tình huống số ca bệnh có thể tiếp tục gia tăng, việc thiết lập bệnh viện điều trị COVID-19 là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu thu dung, sàng lọc, cách ly, cấp cứu, chăm sóc, theo dõi và điều trị cho các ca mắc COVID-19 góp phần cùng toàn ngành Y tế khống chế và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Ánh Minh - Viết Thạnh

 Dịch bệnh COVID-19 bùng phát khắp nơi, diễn biến hết sức phức tạp và bất cứ ai cũng có thể trở thành F0, F1, F2. Luôn xác định tâm thế mình có thể là F0, F1, mọi người hãy tuân thủ và chấp hành nghiêm các khuyến cáo phòng, chống dịch.

mua hop com

 Người dân thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế để phòng dịch hiệu quả

 Thói quen khó thay đổi

Đã thành quen, mỗi buổi sáng, anh Trần Văn H, tổ 1, thôn An Thái lại ra quầy tạp hóa đầu xóm uống hớp trà, ly cà phê chế biến sẵn để tán gẫu dăm ba câu chuyện vui với mấy ông bạn trong xóm về chuyện ruộng đồng, con trâu, con gà,…Từ ngày có dịch, không có việc làm, lâu lâu mấy anh em lại rủ nhau tổ chức những bữa tiệc thân mật. Theo anh H, ở quê thì vẫn an toàn hơn “Công việc của mình là đi công trình, từ ngày có dịch, việc ít mà dịch giã ngày càng phức tạp nên mình quyết định ở nhà phụ công việc đồng áng với vợ, nuôi con gà, trồng cây rau để cải thiện cuộc sống. Ở quê chưa có dịch nên mình thấy sinh hoạt còn thoải mái lắm”

Cũng như anh H, bác Trần Huệ, 75 tuổi, vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh về tháng trước, vì dịch nên không vào lại được. Lâu mới về thăm quê, chiều chiều bác lại dạo quanh xóm trò chuyện với mấy cụ già, kể chuyện ngày xưa cho khuây khỏa, rồi lại ra quán cóc đầu xóm ngồi uống ly nước. Khi hỏi bác vì sao không đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, bác cười: “Mới đầu về tôi cũng có đeo, nhưng trong xóm không ai đeo cả thì thấy hơi ngại với mọi người”

Quán ăn vặt bên đường của chị Trang Dương, đường liên thôn An Thái, một nhóm thanh niên tụm năm, tụm bảy cười nói rôm rả, không khẩu trang, không khoảng cách. Tại các quầy tạp hóa, kẻ ra người vào nhưng người đeo khẩu trang đếm trên đầu ngón tay. Bà Nguyễn Thị Bạn, chủ quầy tạp hóa Bạn Cúc nói: “Mặc dù dịch bệnh diễn ra phức tạp, nhưng nhiều người tới mua hàng vẫn không đeo khẩu trang, tôi có nhắc nhở thì họ nói dịch ở đâu đâu chứ ở mình làm chi có”

 Không chỉ vậy, mỗi khi nhà nào có đám giỗ là khách mời được chiêu đãi “món” karaoke tại gia, và tất nhiên mọi người cùng chung một micro. “Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ các địa điểm tập trung đông người, trong không gian kín, không thông gió như quán bar, karaoke… là rất lớn. Những người bị nhiễm virus SAR-CoV-2 trong giai đoạn ủ bệnh, thường không có biểu hiện triệu chứng nên rất khó nhận biết. Người ủ bệnh khi hát karaoke, tiếp xúc gần với người khác dễ dẫn đến việc lây nhiễm bệnh hơn. Mặt khác, việc chuyền micro từ người này sang cho người khác cũng làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh…” Ths. Bs Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Phó trưởng khoa Phòng chống Bệnh Truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam cho biết.

“Lá chắn thép” phòng chống dịch

Vừa qua, khi có thông tin một trường hợp có liên quan ca bệnh COVID-19 về thăm ba mẹ vợ tại thôn An Thái, xã Bình An, huyện Thăng Bình, bà con tổ 1 thôn An Thái bắt đầu nháo nhào lên. Lúc đó, nhiều người mới hốt hoảng mua khẩu trang, không còn cảnh tụ tập quán cà phê, quán giải khát, trẻ em, người già hạn chế đi ra ngoài…

Anh Trần Văn Khoa, chủ quán cà phê đầu xóm kể: “Mấy ngày trước, anh này cũng có ghé quán mua đồ, rồi ngồi uống cà phê, nói chuyên với mấy anh em. Chừ nghe ri ai cũng thấy lo”

Bà Nguyễn Thị Lựu, 75 tuổi nói: “Tôi nghe trong xóm họ đồn ầm lên là con rể nhà bên tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, rồi cũng bị bắt đi cách ly rồi, lâu nay nhà bên ấy cũng tiếp xúc với bà con trong xóm mà chẳng ai đeo khẩu trang cả. Nói dại chớ chừ mà nhà ấy mắc COVID-19 thì bà con trong xóm ăn không ngon, ngủ không yên được. Tôi phải lo mua thức ăn dự trữ rồi ở yên trong nhà”

 Dịch bệnh chưa bao giờ căng thẳng và nguy hiểm như hiện nay bởi sự lây lan nhanh của virut SAR-CoV-2. Vì vậy, hơn ai hết, mỗi người cần nghiêm chỉnh chấp hành các khuyến cáo  của Bộ Y tế, đừng để đến khi tiếp xúc với người nhiễm, người nghi nhiễm rồi mới phòng bệnh thì đã muộn. Khi có trường hợp nghi nhiễm, đừng quá hoang mang, hãy luôn trong tâm thế sẵn sàng có thể trở thành F0, F1, F2 để có các biện pháp ứng phó đúng. Ý thức của mỗi người chính là “lá chắn thép” để phòng chống dịch.“Bà con cần phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế như đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay xà phòng hoặc nước sát  khuẩn, giữ khoảng cách an toàn với người khác, tránh tụ tập và khai báo y tế thì chúng ta mới khống chế được đại dịch COVID-19”. Bs. CKI Huỳnh Công Quang, Phó Giám đốc CDC Quảng Nam khuyến cáo.

 

Ánh Minh

Ngày 10/8/2021, Bộ y tế ban hành hướng dẫn tam thời về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng covid-19 (kèm theo Quyết định số 3802/QĐ-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2021).

a KHAM SANG LOC

Khám sàng lọc tiêm vắc xin COVID-19 tại CDC Quảng Nam 

Theo đó, hướng dẫn nêu rõ:

I. Mục đích của khám sàng lọc

Phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

II. Phân loại các đối tƣợng

1. Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng

Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong  thành phần của vắc xin.

2. Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

+ Nhiệt độ <35, 5oC và >37,5 oC.

+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế)

+ Nhịp thở > 25 lần/phút.

3. Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Đang mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

4. Chống chỉ định

- Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).

- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

III. Khám sàng lọc trƣớc tiêm chủng

1. Hỏi tiền sử bệnh

1.1. Tình trạng sức khỏe hiện tại

Khám sức khoẻ hiện tại xem có sốt, hay đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính đang tiến triển, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19 không?

1.2. Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19

Cần khai thác chính xác loại vắc xin COVID-19 đã tiêm và thời gian đã tiêm vắc xin.

1.3. Tiền sử dị ứng

- Đã từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào.

- Tiền sử dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ.

- Tiền sử dị ứng với vắc xin và bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

1.4. Tiền sử mắc COVID-19.

1.5. Tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đang điều trị hóa trị, xạ trị.

1.6. Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.

1.7. Phụ nữ mang thai (nếu có) hoặc đang cho con bú:

- Phụ nữ mang thai: hỏi tuổi thai. Giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi.

- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: chống chỉ định với vắc xin Sputnik V.

2. Đánh giá lâm sàng

2.1. Phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống:

- Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch tất cả những người đến tiêm.

- Đếm nhịp thở ở những người có bệnh nền.

2.2. Quan sát toàn trạng

- Đánh giá mức độ tri giác bằng cách hỏi những câu hỏi về bản thân người đến tiêm. Lưu ý những người có bệnh nền nặng nằm liệt giường, mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về tiền sử sức khỏe.

IV. Kết luận sau khám sàng lọc

- Chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng.

- Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.

- Chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

- Không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.

V. Tổ chức thực hiện

1. Người thực hiện khám sàng lọc

Nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và xử lý phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT của Bộ Y tế.

2. Phương tiện

- Nhiệt kế, ống nghe, máy đo huyết áp.

- Bảng kiểm khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (phụ lục kèm theo).

- Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế tối thiểu cấp cứu phản vệ theo quy định tại Phụ lục V Thông tư số 51/2017/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.

- Lấy sẵn 01 bơm tiêm chứa Adrenalin 1mg/1ml.

3. Ghi chép việc khám sàng lọc và lưu hồ sơ

- Đối tượng tiêm chủng được thăm khám nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

- Thực hiện việc ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của các đối tượng bao gồm cả trường hợp chống chỉ định vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân trên trang điện tử http//hssk.kcb.vn theo quy định hiện hành.

- Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và Phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng được lưu tại đơn vị tổ chức tiêm chủng. Thời gian lưu là 15 ngày.

Các nội dung khác cần tuân thủ theo hướng dẫn tiêm chủng của Bộ Y tế.

Toàn văn Quyết đinh 3802/QĐ-BYT ban hành hướng dẫn khám sàng lọc và phiếu khám sàng lọc theo tập đính kèm

BTV. TTGDSK

Dịch COVID-19 tại Việt Nam hiện đang diễn biến phức tạp do tốc độ lây lan rất nhanh của biến thể Delta. Do vậy, việc bảo vệ bản thân an toàn trước đại dịch là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc thực hiện 5K thì tiêm vaccine là cách phòng ngừa nhiễm COVID-19 hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về hiệu quả phòng bệnh cũng như tác dụng phụ của mỗi loại vắc xin. Sau đây là một số giải đáp về vắc xin COVID-19.

a tiem CB CDC

Tiêm vắc xin COVID-19 tại CDC Quảng Nam

Hỏi: Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã rất nỗ lực trong việc tìm nguồn cung ứng vắc xin phòng COVID-19 để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước. Vậy hiện nay có bao nhiêu loại vắc xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam và thông tin về các loại vắc xin này?

Đáp:

- Hiện nay Bộ y tế đã khẳng định vắc-xin là công cụ quan trọng giúp kiểm soát đại dịch COVID-19.

- Đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Đó là: AstraZeneca, Pfizer: Moderna, SPUTNIK V, Vaccine Vero Cell của Sinopharm, Vaccine Janssen. Tất cả các VX này đều đã vượt qua quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của nhiều cơ quan quản lý nhà nước trên thế giới

- Chính vì vậy mà các vaccine được cấp phép và sử dụng Việt Nam hiện nay đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Tất cả các loại vắc-xin COVID-19 trên đều có thể dạy cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chống lại vi-rút gây bệnh. Khi người được tiêm đủ liều có thể không mắc COVID-19, nếu mắc cũng giúp tránh bệnh nặng và hạn chế tử vong.

Hỏi: Đứng trước nhiều loại VX được cấp phép sử dụng như vậy thì nhiều người băn khoăn, liệu có nên tiêm 2 loại vaccine phòng COVID-19 khác nhau được không?

Đáp:

Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn những người đã tiêm mũi 1 vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng loại đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nguồn cung vắc xin phòng COVID-19 còn hạn chế, nguồn cung để tiêm mũi 2 cùng loại vắc xin cho những người đã được tiêm mũi 1 của có thể chưa đáp ứng kịp.

Trong trường hợp này có thể xem xét tiêm mũi 2 bằng vắc xin của Pfizer cho những người đã tiêm mũi 1 là vắc xin AstraZeneca nếu người tiêm đồng ý. Việc phối hợp này vẫn có hiệu lực bảo vệ phòng COVID-19. Tuy nhiên, có thẻ gia tăng một số phản ứng phụ thông thường sau tiêm.

Ngoài ra, Bộ Y tế yêu cầu không sử dụng vaccine không phải là Pfizer để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca.

Các loại VX Sinopharm, Pfizer, Moderna thì chỉ tiêm mũi 1 và mũi 2 cùng loại.

Hỏi: Trước tình hình dịch diễn biến như hiện nay, nhiều người dân đang rất sốt ruột để đến lượt được tiêm vắc xin, vậy có nên không?

Đáp:

Tâm lý lo lắng khi nào đến lượt mình được tiêm vắc xin là tâm lý chung của không ít người dân. Tuy nhiên, chúng ta cần tuân thủ theo thứ tự ưu tiên theo số lượng vắc xin được phân bổ.

Mục tiêu của Chính phủ là đến hết quý 1/2022, vắc xin phải đạt độ phủ >70% để có miễn dịch cộng đồng, và “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Khi bản thân chưa được tiêm mà số lượng người tiêm gia tăng, người chưa được tiêm cũng được hưởng lợi từ những người đã tiêm chủng theo cơ chế miễn dịch cộng đồng.

Vì vậy, mọi người hãy thấu hiểu, chia sẻ và hợp tác để giúp Chính phủ, ngành y tế triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 đảm bảo an toàn và hiệu qủa.

Hiện nay, thì Bộ Y tế đã và đang tích cực đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin, các tổ chức quốc tế để mua và nhập khẩu số lượng lớn vắc xin đồng thời đẩy mạnh việc sản xuất VX trong nước để đảm bảo nhu cầu VX hiện nay.

Trong khi chờ bao phủ vắc xin để đạt miễn dịch cộng đồng, hãy tiếp tục và tuyệt đối tuân thủ “5K” của Bộ Y tế, chờ đợi đến lượt tiêm của mình.

“Mọi người dân Việt Nam đều được tiêm miễn phí vắc xin ngừa COVID-19”.

BTV. TTGDSK

Theo suckhoedoisong.vn, Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã bắt đầu triển khai từ ngày 10/7/2021 với mục tiêu trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết tháng 4 năm 2022.

anh Dung tiem

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại CDC Quảng Nam
Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã rất nỗ lực trong việc tìm nguồn cung ứng vắc xin phòng COVID-19 để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước.
Trên cơ sở các vắc xin COVID-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 một số loại vắc xin COVID-19 của các hãng AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm.
Hiện nay, hướng dẫn của các nhà sản xuất vắc xin đều khuyến cáo sử dụng cùng một loại vắc xin phòng COVID-19 để tiêm đủ liều cho một đối tượng.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nguồn cung vắc xin phòng COVID-19 rất hạn chế, việc tiếp cận nguồn cung để có đủ vắc xin tiêm mũi 2 ngay khi đến lịch tiêm cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 của cùng 1 loại vắc xin là rất khó khăn. Một số quốc gia đã xem xét và triển khai tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca và tiêm mũi 2 bằng vắc xin của Pfizer.
Theo ghi nhận nhanh tại các quốc gia này, việc triển khai tiêm chủng 2 mũi vắc xin khác loại như trên cho cùng một đối tượng vẫn có hiệu lực bảo vệ phòng COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm hai loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
Tại Việt Nam, cho đến ngày 14/7/2021, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 4 triệu, trong đó số người được tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca là trên 3,7 triệu người, số người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca là hơn 280 nghìn người.
Trong thời gian tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phân bổ các loại vắc xin phòng COVID-19 của AztraZenneca, Pfizer, Morderna, Sinopharm… để tổ chức tiêm chủng theo chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, hướng tới mục tiêu đạt được độ bao phủ vắc xin cho hơn 70% người dân.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và của các nhà sản xuất thì tốt nhất là mỗi người cần tiêm đủ liều của cùng 1 loại vắc xin phòng COVID-19.
Tuy nhiên, căn cứ số lượng vắc xin được cung ứng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cho các địa phương như sau: “trường hợp số lượng vắc xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý”. Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng.

Những thông tin khác về tiêm văc xin COVID-19, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe,... bạn đọc có thể vào các đường link:

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT QUẢNG NAM

Website: https://quangnamcdc.gov.vn/

FanPage: https://www.facebook.com/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam 

Youtube: https://www.youtube.com/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam

Long Cảnh