SKĐS - Trong những năm gần đây, Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Công an đã phối hợp với Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế triển khai nhiều đợt kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá của Bộ Công an, Quỹ Phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá, Bộ Y tế, Ban quản lý Chương trình y tế với Tổ chức y tế thế giới (WHO) phối hợp với Công an tỉnh An Giang kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật PCTH của thuốc lá (PCTH của thuốc lá) và môi trường không khói thuốc lá tại một số nhà hàng, khách sạn địa bàn Tp Long Xuyên tỉnh An Giang.
Theo kế hoạch, Đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá theo lĩnh vực được phân công trong Luật PCTH của thuốc lá và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

cam hut thuoc la 17017970304801077306321

Tại An Giang, Đoàn công tác đã đi kiểm tra, giám sát việc triển khai Luật PCTH của thuốc lá tại một số nhà hàng, khách sạn. Theo quy định nhà hàng là địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn trong nhà; khách sạn, nhà khách là địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc phải đảm bảo đúng quy định của Luật PCTH của thuốc lá.

Trong ngày, Đoàn đã kiểm tra, giám sát tại Cụm khách sạn Đông Xuyên; Khách sạn, nhà hàng Thuận Phát, Khách sạn Lệ Hằng, khách sạn Hòa Bình; Khách sạn Châu Khương; Nhà hàng Hai Lúa Đồng quê;

Tại các địa điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra nhận thấy đa số các khách sạn đã có ý thức thực hiện Luật PCTH của thuốc lá, tuy nhiên tuy nhiên chưa đầy đủ, chưa đúng với Luật PCTH của thuốc lá. Số lượng biển cấm hút thuốc lá còn ít, vị trí đặt biển khó quan sát, một số Đoàn công tác đã nhắc nhở các đơn vị khẩn trương bổ sung, hoàn thiện những nội dung còn thiếu theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Đáng lưu ý tại Khách sạn Lệ Hằng, phòng nghỉ vẫn còn để gạt tàn thuốc lá, trong nội quy khách sạn không có nội dung cấm hút thuốc lá. Thậm chí trong phòng còn có quy định về nộp tiền phạt nếu làm vỡ gạt tàn thuốc lá.

Đoàn cũng ghi nhận và biểu dương Nhà hàng Hai Lúa Đồng quê đã tham gia lớp tập huấn về phòng chống tác hại thuốc lá và đã có những biển báo, hướng dẫn đảm bảo môi trường không khói thuốc lá đúng quy định.

Song song với việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật PCTH của thuốc lá của các khách sạn, đoàn kiểm tra cũng đã tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, lợi ích của việc xây dựng môi trường không khói thuốc, hướng dẫn đơn vị các tiêu chí để xây dựng khách sạn không khói thuốc lá như: Có biển báo cấm hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá trong khách sạn như sảnh khách sạn, phòng nghỉ, hành lang, cầu thang, phòng ăn, phòng làm việc, các khu vực trong nhà khác của khách sạn. Biển báo cấm hút thuốc cần rõ ràng, treo/đặt tại những vị trí dễ quan sát. Khách sạn cần có nơi dành riêng cho người hút thuốc.

Nơi dành riêng phải đảm bảo các điều kiện: có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Đối với các khách sạn không đủ điều kiện bố trí khu vực dành riêng cho người hút thuốc theo đúng quy định của Luật PCTH của thuốc lá thì thì cần cấm hút thuốc hoàn toàn tại các khu vực trong nhà của khách sạn.

Theo Đoàn công tác, các đơn vị chỉ cần có những thay đổi rất nhỏ như tăng thêm biển báo cấm hút thuốc lá, bố trí phòng hút thuốc lá hợp lý, đúng quy định đã giúp có lợi cho chính các cơ sở kinh doanh du lịch và lưu trú như đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, tạo thói quen văn minh, lịch sự trong kinh doanh và sinh hoạt.

Đoàn công tác đã yêu cầu các đơn vị được kiểm tra hoàn thiện và khắc phục cá góp ý và hướng dẫn của Đoàn. Nếu sau 7 ngày các đơn vị vẫn còn vi phạm những quy định về Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá, Công an địa phương sẽ xử phạt theo quy định.
Trước đó, Ban Chỉ đạo PCTH của thuốc lá của Bộ Công an, Quỹ PCTH của thuốc lá , Ban quản lý Chương trình y tế với Tổ chức y tế thế giới (WHO) phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh kiểm tra công tác PCTH của thuốc lá tại một số nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.

Điều 12 Luật PCTH của Thuốc lá:

Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:

a) Khu vực cách ly của sân bay;

b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;

c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

Sáng ngày 4.12, Sở Y tế Quảng Nam công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế. Tham dự có TS.BS Mai Văn Mười – Tỉnh Ủy viên, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam; đại diện Lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Sở Y tế.

Tại buổi lễ, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính Sở Y tế thông qua Quyết định số 2085/QĐ-SYT ngày 27/11/2023 về việc điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Á, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế và Quyết định 2087/QĐ-SYT ngày 27/11/2023 về việc cử ông Nguyễn Á, Phó Chánh thanh tra Sở phụ trách, điều hành Thanh tra Sở kể từ ngày 01/12/2023.

 Tại đây, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế đã trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng Bs. Nguyễn Á, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác thanh tra y tế là một chức năng thiết yếu của quản lí nhà nước, nhằm đánh giá ưu khuyết điểm, giám sát dự phòng những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra sai phạm, răn đe, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, phát huy nhân tố tích cực góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý. Bên cạnh đó, đề nghị đồng chí được điều động bổ nhiệm tiếp tục phát huy năng lực chuyên môn, đoàn kết, sáng tạo để hoàn thành tốt  các nhiệm vụ được giao phó. Qua đó góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. 

fe031137a7ea0eb457fb

TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế trao Quyết định bổ nhiệm BS.CKI Nguyễn Á, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế

Nhận quyết định bổ nhiệm, Bs. Nguyễn Á cảm ơn lãnh đạo Sở đã tin tưởng, giao nhiệm vụ mới, đồng thời sẽ làm việc trách nhiệm, nghiêm túc, phát huy năng lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 

SKĐS - Cục Y tế dự phòng (Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Việt Nam) đã liên hệ, trao đổi trực tiếp với đại diện WHO tại Việt Nam và Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Trung Quốc đề nghị phối hợp, cung cấp các thông tin liên quan về sự gia tăng trường hợp mắc các bệnh hô hấp ở Trung Quốc.
Về thông tin liên quan đến sự gia tăng số trường hợp mắc các bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc, trả lời Báo Sức khoẻ & Đời sống tối 23/11, đại diện lãnh đạo Cục Y tế dự phòng (Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Việt Nam) cho biết, Cục đã liên hệ, trao đổi trực tiếp với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Trung Quốc đề nghị phối hợp, cung cấp các thông tin liên quan.

Ngày 23/11, Cục Y tế dự phòng cũng đã có thư gửi đại điện WHO và Văn phòng CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam đề nghị cung cấp thông tin chính thức liên quan đến việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc.

benh ho hap o trung quoc 17007538942891669755841

Cha mẹ đưa con đến gặp bác sĩ tại một bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 14/11/2023. Ảnh: Future Publishing/Getty Images.

Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác truyền thông, khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là nhưng cũng không hoang mang, lo lắng và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, các khuyến cáo phòng bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Theo cập nhật đến ngày 23/11, trên trang thông tin điện tử của WHO cho biết, ngày 13/11/2013, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo về sự gia tăng số trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp tại Trung Quốc và nhận định nguyên nhân là do việc dỡ bỏ các chính sách hạn chế liên quan đến COVID-19 và sự lây lan của các mầm bệnh đường hô hấp như cúm, mycoplasma pneumoniae (vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến ở trẻ em), virus hợp bào hô hấp (RSV) và virus SARS-CoV-2.

Ngày 21/11, Chương trình theo dõi các bệnh mới nổi (ProMED) có thông báo về các chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em xảy ra tại miền Bắc Trung Quốc.

Hiện chưa xác định được mối liên quan giữa các chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em này với tình trạng gia tăng số trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp tại Trung Quốc nêu trên.

Ngày 22/11, WHO đề nghị Trung Quốc cung cấp bổ sung thông tin dịch tễ học, lâm sàng và kết quả xét nghiệm từ các chùm ca bệnh viêm phổi ở trẻ em, thông qua cơ chế Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR).


Báo Sức khoẻ và Đời sống

Sáng ngày 21/11, Sở Y tế Quảng Nam tổ chức lễ công bố quyết định Bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Tam Kỳ. Tham dự có Ts.Bs. Mai Văn Mười – Tỉnh Ủy viên, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam; ông Nguyễn Hồng Lai – Phó chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ; đại diện Lãnh đạo và CCVC Văn phòng Sở Y tế; Lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Tam Kỳ; Trưởng/ phó khoa phòng; Trưởng/ phó Trạm y tế xã phường.

Tại buổi lễ, Trưởng Phòng tổ chức hành chính Sở Y tế đọc công bố Quyết định số 2025/QĐ-SYT ngày 14 tháng 11 năm 2023 của Sở Y tế Quảng Nam về việc Điều động, bổ nhiệm Bs.CKI. Dương Đạt – Chánh Thanh tra Sở Y tế giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Tam Kì từ ngày 01/12/2023.
Phát biểu tại buổi lễ, Ts.Bs Mười đánh giá cao năng lực cũng như sự tin tưởng, tín nhiệm của Lãnh đạo Ngành đối với Bs Dương Đạt trong quá trình công tác tại Sở Y tế. Mong muốn với kinh nghiệm công tác trong những năm qua, trong thời gian tới Bs.CKI Dương Đạt sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa, phát huy năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, nêu cao tinh thần đoàn kết cùng tập thể viên chức TTYT TP Tam Kỳ thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

tbggg

Ts.Bs. Mai Văn Mười – Giám đốc Sở Y tế đã trao Quyết định, tặng hoa chúc mừng cho Bs. CKI Dương Đạt – Giám đốc TTYT thành phố Tam Kỳ. 


Bs.CKI Dương Đạt cũng phát biểu cảm ơn sự tín nhiệm của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế, Lãnh đạo thành phố Tam Kỳ, cán bộ chủ chốt và toàn thể cán bộ viên chức trong đơn vị; đồng thời hứa sẽ nỗ lực phấn đấu hơn nữa với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những tồn tại để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế Tam Kỳ, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn./.

Anh Thư

SKĐS - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 đợt 2, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5.
Quan tâm hơn nữa về đãi ngộ với cán bộ y tế cơ sở
Tham gia giải trình, làm rõ những ý kiến, kiến nghị cử tri gửi đến và được các ĐBQH thảo luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan bày tỏ cảm ơn các ĐBQH cũng như kiến nghị của cử tri cả nước. Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định, việc tập trung giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Y tế.

btbyt 1700456368750403582302

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ kiến nghị của cử tri.

Liên quan đến kiến nghị của cử tri về chính sách đối với cán bộ dân số, Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin, việc triển khai thực hiện Kết luận số 25 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2023 về việc triển khai thực hiện các chế độ ưu đãi đối với cán bộ làm công tác y tế dự phòng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, cán bộ dân số không nằm trong đối tượng tại Nghị định số 05 này.
"Trong thời gian đó, Bộ Y tế cũng đã nhận được kiến nghị của cử tri về chế độ cán bộ làm công tác dân số. Bộ Y tế đã cử các đoàn công tác tại các địa phương để nắm bắt tình hình. Từ đó, Bộ đã có văn bản 5492 gửi UBND các tỉnh việc rà soát lại chính sách cho cán bộ dân số", Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách của địa phương có nhiều nơi bố trí cán bộ dân số làm công tác khác nhưng không được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định. Bộ đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh rà soát lại để đảm bảo đúng vị trí việc làm, đúng chức danh. Trong trường hợp phải làm các nhiệm vụ y tế khác thì phải đảm bảo phụ cấp.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Bộ cũng đã đề nghị, sắp tới khi triển khai cải cách tiền lương, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, trong đó có đội ngũ làm công tác dân số. Làm sao đảm bảo phụ cấp cao nhất theo quy định để đảm bảo đội ngũ y tế có đủ điều kiện làm việc".

Địa phương cần trao quyền cho cơ sở y tế để việc mua sắm được "thông"
Liên quan đến vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trước nghị trường Quốc hội, người đứng đầu ngành y tế bày tỏ cảm ơn tới Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành để tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách.

"Có thể nói, ngành y tế là một trong những ngành được ưu tiên nhất liên quan đến cơ chế, chính sách để giải quyết việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế", Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan lấy ví dụ: Các đơn vị khác khi mua sắm phải đảm bảo có 3 báo giá, riêng ngành y tế có những quy định tháo gỡ là chỉ cần 1 báo giá; thứ nữa là vấn đề giá thấp nhất thì đã có văn bản tháo gỡ, ngành y tế được mua với giá không phải thấp nhất nếu được Hội đồng khoa học đảm nhận và làm rõ được các nội dung; Luật Đấu thầu cũng đưa được rất nhiều nội dung mua sắm, đấu thầu đặc trưng cho ngành y tế.
ộ trưởng đặt ra vấn đề, với những nghị quyết của Quốc hội tháo gỡ về nguồn cung thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Như vậy nguồn cung được "tháo" rồi, cơ chế chính sách được "tháo" rồi. Vậy vì sao chúng ta vẫn còn thiếu?

Bộ trưởng lý giải, hiện nay vấn đề mua thuốc có 3 nơi đảm nhận: Bộ Y tế đấu thầu tập trung cấp quốc gia (chiếm 16-18%); các tỉnh đấu thầu tập trung và các cơ sở y tế trực tiếp chủ động đấu thầu. Bộ trưởng cũng đặt dấu hỏi: "Tại sao cơ chế chính sách đã tháo gỡ rồi, nhưng còn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện".
Về phía Bộ, từ tháng 8 đến tháng 10, Bộ liên tục có những văn bản đề nghị các nơi tổng hợp lại những vấn đề còn vướng mắc để tiếp tục trình các cấp có thẩm quyền tiếp tục tháo gỡ. Bộ trưởng cho biết, có mấy vấn đề đặt ra khiến xảy ra tình trạng ở cơ sở, đó là:

Thứ nhất, do việc triển khai thực tế ở địa rất nhiều đơn vị phương giao cho những đơn vị đấu thầu. Các bác sĩ làm chuyên môn, chưa có chuyên môn sâu về đấu thầu nên trong quá trình làm còn lúng túng.

Thứ hai, việc phân cấp phân quyền: Ví dụ như Bộ đã phân cấp toàn diện cho các cơ sở thuộc Bộ đảm nhiệm việc mua sắm. Tuy nhiên, ở địa phương cũng có nơi các cơ sở y tế cũng chỉ đảm bảo mua dưới 100 triệu đồng, trên 100 triệu đồng phải trình qua Sở Y tế, Sở Tài chính, UBND tỉnh phê duyệt nên việc mua sắm rất lâu. Bộ mong thời gian tới các tỉnh rà soát lại quy định này làm sao đảm bảo được vừa quản lý được và trao quyền cho các đơn vị.

Báo Sức khỏe và đời sống

Ngày 17/11 hằng năm là ngày trẻ sinh non thế giới. Ngày này do EFCNI ( European Foundation for the Care of Newborn Infants) và Hội phụ huynh châu Âu hợp tác tổ chức đầu tiên vào năm 2008. Các nhà đồng sáng lập quốc tế bao gồm: LittleBigSouls (Châu Phi), March of Dimes (Mỹ) và National Premmie Foundation (Úc) đã tham gia lễ kỷ niệm và biến Ngày Sinh non Thế giới trở thành một ngày hội toàn cầu dành cho trẻ sinh non.

enfvvfd
Mẹ và bé “da kề da” ngay sau khi sinh

Hành động nhỏ, tác động lớn

Chủ đề của Ngày Sinh non Thế giới 2023: “Hành động nhỏ, TÁC ĐỘNG LỚN: Da kề da ngay lập tức cho trẻ ở bất kỳ đâu”

Ngày sinh non Thế giới 2023 một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp xúc da kề da giữa em bé và mẹ cần càng sớm càng tốt và được thực hiện ở bất kỳ nơi đâu, điều này rất cần thiết để mang đến sự chăm sóc yêu thương và tăng nhạy cảm về các giác quan cho trẻ.

Theo Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh – Khoa Sản, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, việc tiếp xúc da kề da với mẹ giúp phát triển cảm xúc, trí nhớ cho trẻ, cải thiện hơi thở, giúp giảm cơn ngừng thở cũng như giúp trẻ rút ngắn thời gian hỗ trợ thở bằng các thiết bị y tế, điều hòa thân nhiệt, giúp trẻ bú dễ dàng hơn, ngủ ngon hơn, đồng thời cũng thúc đẩy việc tăng tiết oxytocin cho mẹ, tăng cường sữa mẹ, sự gắn kết giữa mẹ và con, ngăn trầm cảm sau sinh. Đồng thời vấn đề này đóng vai trò then chốt trong việc bắt đầu và duy trì bú mẹ.

Trong thực tế phương pháp “Da kề da” được thực hiện như sau: ngay sau khi sổ thai (thai ra ngoài), nữ hộ sinh sẽ đỡ bé, đặt bé lên phần ngực và bụng mẹ đã có lót sẵn một chiếc khăn sạch, tiến hành lau khô bé, đội mũ và đặt bé nằm sấp áp vào da mẹ, đầu nghiêng về một bên và đắp lên một khăn sạch, khô để giữ ấm cho bé. Như vậy toàn bộ thân trước của bé được tiếp xúc “da kề da” với mẹ. Mẹ có thể ôm ấp bé, bé sẽ tự động tìm đến vú mẹ theo bản năng, điều này sẽ giúp mẹ xuống sữa sớm hơn, tử cung mẹ sẽ go bóp tốt hơn để cầm máu, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Da kề da liên tục trong vòng 90 phút sau sinh và hoàn tất cử bú đầu tiên (trên 15 phút). – Bs Trinh chia sẻ thêm.

Lợi ích của da kề da ngay sau sinh

Các chuyên gia y tế cho rằng: Lợi ích của da kề da sau sinh vô cùng tuyệt vời. Phương pháp này giúp bé trở nên thân thiện hơn với bố mẹ, tăng cường phát triển nhận thức của bé, giúp mẹ giảm lo lắng. Da kề da sau sinh là cách hoàn hảo nhất để bé cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ, giúp con phát triển một cách toàn diện nhất.

* Lợi ích cho trẻ:

- Trẻ được giữ ấm, ổn định nhịp tim, nhịp thở và đường huyết

- Tạo điều kiện cho sự phát triển tối ưu của não.

- Kích thích hệ tiêu hóa và giúp bé tăng cân đều

- Kích thích hệ miễn dịch cho trẻ

- Trẻ được bú sớm, sữa về nhiều hơn.

- Các trẻ được tiếp xúc trực tiếp da kề da ít khóc hơn so với các trẻ được bệnh viện chăm sóc.

* Lợi ích cho mẹ:

- Gắn kết tình cảm mẹ con

- Thời gian cho bú mẹ lâu hơn

- Cử bú đầu tiên thành công cao hơn, từ đó giúp tăng tỷ lệ bé bú mẹ hoàn toàn.

- Trẻ bú sớm giúp việc go hồi tử cung mẹ tốt hơn, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

- Các bà mẹ dễ dàng cho con bú hơn trong những ngày đầu sau đẻ

- Mẹ được thư giãn, bớt lo âu và gần gũi với con nhiều hơn.

* Đối với gia đình và xã hội:

- Sự kết nối tốt giữa mẹ và bé trong việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ đầu sẽ

iảm nhu cầu hỗ trợ chăm sóc con của người mẹ.

- Giảm chi phí y tế về bệnh tật nếu trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.

- Giảm mất máu sau sinh của mẹ nên giảm chi phí nằm viện, phục hồi sức khỏe mẹ

- Mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (và tiếp tục duy trì trong ít nhất 24 tháng) giúp mẹ chậm có thai trở lại. Cho bú vô kinh cũng là một biện pháp KHHGĐ.

Da kề da sau sinh có lẽ là những giây phút tuyệt vời và hạnh phúc nhất trong cuộc đời làm mẹ của mỗi người phụ nữ. Da kề da sau sinh là một can thiệp nhỏ có sự tham gia của người mẹ cùng đội ngũ y tế, mang lại ý nghĩa lớn trong việc giảm bệnh tật và tử vong mẹ cũng như sơ sinh ./.

 

Trưởng Hoa

SKĐS - Nghị định 75 với 5 điểm mới, được cho là có các quy định mang tính đột phá, gỡ được các "nút thắt" vướng mắc trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT để tạo thuận lợi cho công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.
Sáng nay, 16/11, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).

thu truong tran van thuan nghi dinh 75 ve bhyt 17001046174031073466308

GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế.

Hội nghị này nối điểm cầu trung ương từ Bộ Y tế đến điểm cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố và hàng trăm các bệnh viện trên cả nước.

Trước đó, như Sức khỏe & Đời sống đã đưa tin, ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.

Nghị định này được cho là có các quy định mang tính đột phá, gỡ được các "nút thắt" vướng mắc trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT để tạo thuận lợi cho công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh 5 điểm mới của Nghị định số 75/2023/NĐ-CP đã có mốt số điểm mới so với Nghị định 146 năm 2018. Cụ thể:

Thứ nhất, bổ sung đối tượng và hỗ trợ mức đóng tham gia BHYT đối với người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; và đối tượng người dân tộc thiểu số mới thoát nghèo theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, Nghị định 75 cũng đã bổ sung, nâng mức hưởng BHYT trong đó nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho một số nhóm đối tượng là người có công với cách mạng; bổ sung mức hưởng cho nhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số thoát nghèo theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của TTCP và một nhóm đối tượng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
Thứ ba, Nghị định 75 đã có thay đổi quan trọng trong việc quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Nghị định đã bãi bỏ quy định về tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo phương thức thanh toán theo giá dịch vụ được áp dụng từ 01/01/2019.

Đồng thời, quy định việc giao dự toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thực hiện thông báo số dự kiến chi khám chữa bệnh BHYT tới cơ sở khám chữa bệnh để làm cơ sở lập kế hoạch sử dụng kinh phí khám chữa bệnh BHYT trong năm nhưng không áp dụng làm căn cứ tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT của cơ sở khám chữa bệnh trong trường hợp vượt số dự kiến chi.

Thứ tư, bổ sung các quy định nhằm tăng cường trách nhiệm trong thực hiện chính sách BHYT của Bộ Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, và cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm đẩy mạnh triển khai các giải pháp kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ BHYT, phòng chống lạm dụng, lãng phí, trục lợi quỹ BHYT.
Thứ năm, Nghị định 75 cũng bổ sung, làm rõ phương thức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng, sửa đổi thủ tục khám bệnh, chữa bệnh cho phù hợp với quy định của Chính phủ về sử dụng giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 và xác thực điện tử và sửa đổi một số nội dung mang tính chất kỹ thuật khác.

"Các quy định mang tính chất đổi mới của Nghị định thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ, Bộ Y tế và các Bộ, ngành trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tạo thuận lợi cho cả người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hoạt động quản lý nhà nước về BHYT; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng thông tin, lãnh đạo Bộ Y tế đã chỉ đạo Vụ BHYT chủ trì phối hợp với các Vụ/Cục liên quan, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện.


Báo Sức khỏe và Đời sống

SKĐS - Bộ Y tế hành động rất quyết liệt, kịp thời, phản ứng nhanh, giao ngay đơn vị chức năng xây dựng dự thảo Thông tư quy định thanh toán trực tiếp chi phí mua thuốc, vật tư y tế trong phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT để có hướng xử lý, đặt quyền lợi của người dân lên trên hết...
Trong phần trả lời tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều qua – 7/11 về nội dung liên quan đến 'cơ chế thanh toán cho người bệnh tham gia BHYT mua thuốc trực tiếp' Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thông tin, Bộ Y tế đã giao vụ chức năng của Bộ xây dựng Thông tư và hiện nay nội dung này đang được đơn vị chuyên môn xây dựng.

Thực hiện chỉ đạo 'nóng' của Bộ trưởng, ngay sau phiên chất vấn, cuối giờ chiều cùng ngày, Vụ BHYT- Bộ Y tế đã tổ chức Tọa đàm về dự thảo Thông tư quy định thanh toán trực tiếp chi phí mua thuốc, vật tư y tế trong phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.

Nỗ lực vì quyền lợi của người tham gia BHYT
Chủ trì buổi tọa đàm, ThS Trần Thị Trang – Vụ trưởng Vụ BHYT bày tỏ: Quyền lợi của người tham gia BHYT chắc chắn phải được bảo đảm trong mọi trường hợp.

"Vấn đề này đã được Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định tại phiên trả lời chất vấn. Bộ Y tế hành động rất quyết liệt, kịp thời, phản ứng nhanh, giao ngay đơn vị chức năng làm việc để có hướng xử lý, đặt quyền lợi của người dân lên trên hết.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, chúng tôi đang nỗ lực hết sức có thể hoàn thiện dự thảo Thông tư để lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và nhân dân nhằm sớm ban hành, đưa vào thực hiện để giải quyết một trong những tình huống thực tiễn của công tác khám chữa bệnh và quan trọng nhất là để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia BHYT"- Bà Trang nói.
Theo Vụ trưởng Vụ BHYT, việc cơ sở y tế phải đảm bảo đủ thuốc cho người bệnh là 1 trong những trách nhiệm của cơ sở, được quy định trong Luật BHYT và Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng như nhiều văn bản khác về khám chữa bệnh.]

thanh toan cho nguoi tham gia bhyt truc tiep mua thuoc 1699403578495361239811 1

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan liên quan đến việc thiếu thuốc tại một số cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian qua như đứt gãy chuỗi cung ứng từ nước ngoài, các nguồn nguyên liệu từ các quốc gia thiếu hụt, giá thành cao; các quy định về luật đấu thầu thời gian qua còn một số bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn của việc mua sắm thuốc.

Bên cạnh đó, trải qua đại dịch và những vấn đề hậu COVID-19 cũng dẫn đến tâm lý e ngại trong mua sắm trong khi nhiều cơ chế, chính sách pháp luật vẫn đang vướng.

Về phía Bộ Y tế, bà Trang khẳng định Bộ đã có rất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế như tham mưu, xây dựng, sửa đổi trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản liên quan đến mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư tiêu hao.

Đồng thời, Bộ cũng có các giải pháp bảo đảm tăng cường cung ứng thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh, đôn đốc, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế và rất nhiều giải pháp khác. Tuy nhiên, trong 1 số điều kiện, hoàn cảnh nhất định vẫn có tình trạng thiếu thuốc.

"Vấn đề đặt ra đầu tiên là yêu cầu chuyên môn. Cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo cung ứng thuốc và kê đơn cho người bệnh bởi việc sử dụng thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh là để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, chất lượng của thuốc và an toàn của người bệnh. Cũng là để xử lý kịp thời các vấn đề tai biến liên quan và trách nhiệm của cơ sở y tế.

Do đó, về nguyên tắc, cần cố gắng tối đa để thực hiện các quy định để người bệnh không phải thiếu thuốc. Thế nhưng, vẫn có những khó khăn, nhất là trong thời điểm hiện nay, thậm chí là trong tương lai khi xảy ra những đại dịch khác, hoặc biến cố về thảm họa hoặc điều kiện nào đó mà cung ứng thuốc bị đứt gãy thì vẫn sẽ xảy ra tình trạng thiếu thuốc"- bà Trang nêu quan điểm.

Những trường hợp nào người bệnh tham gia BHYT được thanh toán thực tiếp?
Theo quy định của Luật BHYT tại khoản 2 điều 31, có 3 trường hợp người bệnh được thanh toán chi phí trực tiếp với cơ quan BHXH.

Thứ nhất, đó là trường hợp người bệnh phải khám tại cơ sở y tế chưa ký hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ trong trường hợp cấp cứu, nhà người bệnh ở ngay cạnh một bệnh viện nhưng bệnh viện chưa ký hợp đồng BHYT, bệnh nhân vẫn được quyền vào đó và cơ quan BHXH phải thanh toán.

Thứ hai, trong 1 số trường hợp nhất định khi người bệnh đi thanh toán mà có thiếu sót về mặt trình tự thủ tục thì vẫn được thanh toán lại với cơ quan BHXH, tuy nhiên trường hợp này mức thanh toán vẫn rất thấp.

"Do đó, nên xem xét có nên nâng mức thanh toán cho người bệnh hay không trong dự thảo Thông tư đang được chúng tôi xây dựng"- bà Trang thông tin.

Thứ ba, là những trường hợp đặc biệt khác.

"Vậy có thể vận dụng trường hợp này được không để có thể dự thảo các quy định về thanh toán trong trường hợp bất khả kháng, hoặc vì các lý do khách quan... Đồng thời, cần có những giải pháp để làm sao không lạm dụng những trường hợp này. Cơ sở y tế không vì thế mà ngại mua sắm, cùng với đó là đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc.

Do đó, nếu có thể áp dụng điều 31 Luật BHYT thì vẫn cần phải khu trú những trường hợp thực sự đặc biệt thì mới cho phép kê đơn, và vẫn cần tăng cường các biện pháp để đảm bảo đủ thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh"- Vụ trưởng Trần Thị Trang cho biết.
Bà Trang cũng thông tin thêm: Nếu cho phép các trường hợp đặc biệt được thanh toán trực tiếp thì mức giá thế nào, cơ chế, trình tự, thủ tục thanh toán ra sao… để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, đồng thời thuận tiện cho cơ quan BHXH.

Bên cạnh đó, cần xác định rõ trách nhiệm, quyền của cơ sở y tế để bảo đảm họ vẫn cần tăng cường việc mua sắm, đảm bảo thuốc, chỉ nên chỉ định cho bệnh nhân mua thuốc ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết, khách quan.

Liên quan đến vấn đề bảo đảm trách nhiệm, bảo đảm an toàn, cơ sở nào thì được phép để bệnh nhân ra ngoài mua thuốc, vai trò, trách nhiệm của cơ sở y tế lúc đó đến đâu...

Trong dự thảo Thông tư đang xây dưng, ban soạn thảo tập trung quy định các trường hợp được thanh toán trực tiếp là những trường hợp trong điều kiện cơ sở y tế không cung ứng được thuốc vì lý do khách quan, bất khả kháng như: trong thời gian chờ kết quả đấu thầu mà thuốc hết, hoặc đấu thầu tập trung quốc gia, đấu thấu tập trung địa phương hết, hoặc thuốc hiếm không sẵn có do có nhiều loại không thể mua, không thể dự trù…

Khi đáp ứng đủ điều kiện trên, cơ sở mới được để cho người bệnh mua thuốc ở bên ngoài, còn về nguyên tắc thì cơ sở vẫn phải đảm bảo cung ứng thuốc. Dự thảo cần quy định rất cụ thể về giá, hình thức thanh toán, quy trình thủ tục...

"Những nội dung ban soạn thảo đang nỗ lực cùng chuyên gia và các đơn vị liên quan bàn thảo tiếp tục nghiên cứu, đảm bảo đúng, đủ, chặt chẽ và khả thi, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh. Chúng ta đều thấy đây là vấn đề rất khó để quy định, tuy nhiên đã có cơ sở pháp lý, mặc dù phạm vi hẹp, nhưng Bộ Y tế sẽ cố gắng nghiên cứu và sớm ban hành 1 số quy định để tháo gỡ 1 phần"- bà Trang bày tỏ.

Vụ trưởng Vụ BHYT của Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, cần hiểu rằng Thông tư nhằm khắc phục những điều kiện bất khả kháng, khách quan, về nguyên tắc cần phòng ngừa lạm dụng các quy định này.

Do đó, đây không phải là điều khuyến khích, mà chỉ nên áp dụng trong trường hợp bất khả kháng. Vẫn cần có các biện pháp lâu dài, căn cơ về mặt tổ chức thực hiện mua sắm, bảo đảm cung ứng theo đúng quy định của pháp luật, nâng cao trách nhiệm của cơ sở y tế để có thuốc cho bệnh nhân để không phải sử dụng quy định này...

SKĐS - Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 182.600 người mới mắc bệnh ung thư, khoảng 122.700 người tử vong và hiện có hơn 350.000 bệnh nhân đang sống chung với căn bệnh này. Đây là gánh nặng bệnh tật rất lớn.
Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực về chủ trương chính sách và thực thi hoạt động kiểm soát ung thư, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, cần tăng cường các hoạt động phòng chống ung thư ở tất cả các tuyến y tế, đặc biệt tuyến cơ sở cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho người dân đi khám sàng lọc phát hiện sớm và chăm sóc người bệnh ung thư dựa vào cộng đồng.

Cùng đó, đẩy mạnh tuyên truyền kêu gọi người dân tiếp tục chủ động, tích cực tham gia BHYT để tiến tới BHYT toàn dân bởi đây là cứu cánh cho người dân nếu không may mắc bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Trong những năm 2000, cả nước chỉ có 3 bệnh viện chuyên ngành, 14 khoa ung thư tại bệnh viện đa khoa tỉnh, nhưng đến năm 2023, mạng lưới phòng chống ung thư trên toàn quốc đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp với 11 bệnh viện chuyên khoa, 83 trung tâm/khoa/đơn vị ung bướu với các trang thiết bị y tế hiện đại, trình độ chuyên môn ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.

GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh những thông tin trên tại hội thảo Ung thư Việt – Pháp với chủ đề Kỷ nguyên mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Sự kiện này diễn ra trong chương trình kỷ niệm 100 năm thành lập Viện Curie – Bệnh viện K từ ngày 2-3/11. Hội thảo thu hút 1.000 nhà khoa học trên khắp mọi miền của tổ quốc và hơn 60 chuyên gia quốc tế đến từ Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Úc, Canada quan tâm tham dự.

Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư
Tại hội thảo, PGS.TS Phạm Văn Bình – Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết thêm, số bệnh ung thư ngày càng tăng và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Ung thư đang là gánh nặng ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư, nhiều loại ung thư đã được chữa khỏi, nhất là trong chẩn đoán có nhiều trang thiết bị phát hiện sớm; có nhiều hóa chất, thuốc đích, thuốc miễn dịch tăng cơ hội chữa khỏi cho những người có đột biến gen, có yếu tố miễn dịch ở giai đoạn muộn.

Với người bệnh ung thư cần điều trị đa mô thức trong đó phẫu thuật là phương pháp mang tính triệt căn lớn nhất. Với hơn 200 bệnh ung thư khác nhau thì 60% có thể khỏi bệnh bằng phẫu thuật đơn thuần nếu chẩn đoán sớm.

"Hầu hết các kỹ thuật mới trên thế giới Việt Nam có thể đáp ứng được, như phẫu thuật nội soi 3D, phẫu thuật nội soi robot…

benh vien k 16781695351191818830147

Hiện Bệnh viện K đang hoàn thiện và tiến tới phẫu thuật xâm lấn tối thiểu như phẫu thuật nội soi 2D, 3D, phẫu thuật robot. Phẫu thuật robot được xem là "tinh hoa" trong phẫu thuật ung thư không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Với phẫu thuật này, giảm tình trạng mất máu cho bệnh nhân, trường nhìn phẫu thuật giúp phẫu thuật viên phẫu tích tinh tế hơn, nạo vét hạch tốt hơn. Ngoài ra, phẫu thuật trong ung thư còn hướng tới phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình mang lại chất lượng sống tốt hơn cho người bệnh.

Đối với xạ trị, có nhiều kỹ thuật xạ trị thế hệ mới tiêu diệt tế bào ung thư, bảo tồn tối đa tế bào lành. Đối với phương pháp điều trị hóa chất, kỷ nguyên mới mở ra trong lĩnh vực điều trị ung thư đó là thế hệ thuốc nhắm đích, điều trị miễn dịch có nhiều hứa hẹn cho lĩnh vực ung thư. Bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K còn được chăm sóc về dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

Phát hiện sớm - "chìa khóa" trong chiến lược phòng chống ung thư
Hiện nay trang thiết bị, máy móc cho chẩn đoán và điều trị ung thư của Việt Nam sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên vướng mắc nhất trong điều trị ung thư tại Việt Nam theo lãnh đạo Bệnh viện K là bệnh nhân quá đông, cơ sở vật chất chưa đáp ứng. Mạng lưới ung thư đã phát triển nhưng chênh lệch về trình độ giữa các tuyến. Bệnh nhân ung thư có tâm lý phải lên tuyến trên gây quá tải cho các bệnh viên trung ương.
PGS.TS Phạm Văn Bình thông tin, mỗi năm Bệnh viện K phẫu thuật cho 26.000 ca, xạ trị cho khoảng 17.000 trường hợp, điều trị hóa chất 17.000- 18.000 trường hợp. Bệnh viện K hiện có 6 máy xạ trị, các máy hoạt động 23-24h/ngày, bệnh nhân phải xạ trị cả buổi tối mới hết số lượng. Trong thời gian tới, Bệnh viện K sẽ tăng cường trang thiết bị để phục vụ người bệnh.

Lãnh đạo Bệnh viện K cũng cho hay, thế giới có thuốc mới điều trị ung thư như thế nào, người bệnh Việt Nam đều có, nhưng giá thuốc còn cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có cơ hội được sử dụng, trong khi thuốc lại thay đổi thường xuyên.

Hiện tại, Việt Nam chỉ tham gia thử nghiệm lâm sàng ở pha 2, pha 3 bao gồm 40 thử nghiệm. Thời gian tới sẽ nghiên cứu thêm thử nghiệm lâm sàng pha 1 cho người bệnh không còn biện pháp nào điều trị. Bộ Y tế đã phê duyệt tiến hành thử nghiệm pha 1 nhưng bệnh viện sẽ chuẩn bị kỹ càng về lựa chọn bệnh nhân, đạo đức nghiên cứu cần làm chặt chẽ và cần sự đồng ý của bệnh nhân và người nhà vì rủi ro có thể xảy ra...

"Khi chúng ta được chấp nhận thử nghiệm ở pha 1, chứng tỏ các Viện, Trung tâm Ung thư thế giới đã tin tưởng Việt Nam và cho tham gia vào nghiên cứu pha 1 vì họ tuyển chọn rất khắt khe và quá trình nghiên cứu tuyển chặt chẽ để ra thuốc mới. Đối với bệnh nhân ung thư không còn cơ hội nào khác, việc thử nghiệm trên người giúp họ còn tia hy vọng..."- PGS.TS Phạm Văn Bình nói.
Theo PGS.TS Phạm Văn Bình, việc phòng ngừa ung và tăng cường phát hiện sớm được xem là "chìa khóa" trong chiến lược phòng chống ung thư. Để giải quyết vấn đề này, riêng Bệnh viện K không thể làm được mà cần xây dựng mạng lưới phòng chống ung thư, đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống ung thư, tầm quan trọng của sàng lọc và phát hiện sớm bệnh...

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn yêu cầu tăng cường triển khai, duy trì hiệu quả và tính bền vững của hình thức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ, tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác, trao đổi, chia sẻ mô hình kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc ung thư theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cùng đó, chuyên ngành ung thư cần tiếp tục đổi mới hơn trong tinh thần thái độ phục vụ, năng động hơn trong quản lý, chặt chẽ hơn trong tổ chức; xem người bệnh là trung tâm, lấy hiệu quả điều trị, sự hài lòng của người bệnh là thước đo giá trị, mục tiêu phấn đấu. Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, các bệnh viện lớn chuyên khoa ung thư cần chú trọng đến việc phối hợp với Sở Y tế, bệnh viện các tỉnh xây dựng các cơ chế phối hợp, để thu hút người dân đến khám chữa bệnh, giảm tải cho các bệnh viện trung ương, người dân được hưởng các dịch vụ y tế tốt nhất ngay tại chính địa phương của mình.

Đồng thời cần nâng cao hơn nữa về quy mô và chất lượng nghiên cứu khoa học, kiến tạo một môi trường nghiên cứu thuận lợi cho các cán bộ y tế trau dồi và phát huy năng lực; Phối hợp với các trường Đại học và các đơn vị giáo dục trong và ngoài nước để gắn kết đào tạo với nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hợp tác quốc tế để tăng cường tiềm lực khoa học.

Báo Sức khỏe và Đời sống

SKĐS - Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế, các bộ ngành đã trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế.
Sáng 1/11, trong phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết sau đại dịch COVID-19, cũng như nhiều nước trên thế giới, lĩnh vực y tế của nước ta đã bộc lộ nhiều tồn tại, vướng mắc.

bo truong dao hong lan thieu thuoc quoc hoi 1698814819524799898433

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu tại phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội sáng 1/11

"Có thể nói, đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn của ngành y tế với khối lượng tồn đọng sau gần 3 năm tập trung chống dịch. Vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư trầm trọng ở nhiều cơ sở y tế; cán bộ y tế từ trung ương xuống địa phương nhiều người vi phạm pháp luật; làn sóng xin nghỉ việc, chuyển ra khỏi khu vực y tế công; cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện" - Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết.
Người đứng đầu ngành y tế khẳng định, trong bối cảnh đó, ngành y tế đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban ngành, địa phương. Đặc biệt với sự chia sẻ, động viên của các ĐBQH, cử tri và nhân dân cả nước, đội ngũ ngành y tế đã nỗ lực cố gắng, đoàn kết vượt qua khó khăn, đổi mới phương pháp làm việc, tập trung cao nhất để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập của ngành trước mắt cũng như định hướng lâu dài để phát triển bền vững.

Ngành y tế đã tập trung thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu Chính phủ, Quốc hội giao. Ưu tiên hàng đầu cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chiến lược trong lĩnh vực y tế để tạo hành lang pháp lý đảm bảo cho công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân cũng như thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế. Tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở các cấp; Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm; Tập trung giải quyết các vấn đề tồn đọng của ngành.

Thiếu thuốc, thiết bị vật tư y tế là thách thức dai dẳng
Đối với vấn đề liên quan đến thực trạng cung ứng thuốc, vật tư y tế, Bộ trưởng cho biết, Bộ Y tế đã có báo cáo nhanh về thực trạng và giải pháp mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Về khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho hay: Theo báo cáo WHO, thiếu thuốc, thiết bị vật tư y tế là thách thức dai dẳng, đây không phải là hiện tượng mới. Đặc biệt nghiêm trọng hơn trong và sau đại dịch COVID-19, ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe người dân ngay ở các quốc gia có nền y tế phát triển như các nước như: Anh, Pháp, Ý, Hoa Kỳ.
Đặc biệt, các thuốc cho hệ thần kinh, hệ tim mạch, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống ung thư, thuốc tiêu hóa, thuốc kháng độc bạch hầu, vaccine khẩn cấp cho bệnh sốt vàng, các thuốc – sinh phẩm từ huyết tường từ máu người. Ngày 24/10/2023, Ủy ban Châu Âu EC đã họp bàn và ra thông báo về việc tăng cường các hành động khắc phục thiếu thuốc trầm trọng, và tăng cường an ninh nguồn cung.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, có thể nói, việc này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguồn cung nguyên liệu, hoạt chất trên thế giới khan hiếm, vấn đề biến động giá cả trên quy mô toàn cầu, vấn đề lạm phát, khủng hoảng năng lượng, ảnh hưởng xung đột quân sự… làm tăng cao chi phí đầu vào của việc sản xuất dược phẩm. Giá thành sản phẩm tăng cao, chuỗi cung ứng gián đoạn, thiếu động lực khuyến khích các nhà sản xuất, sản xuất các loại thuốc mang lại ít lợi nhuận hơn.

Ở Việt Nam, việc tổ chức đấu thầu thuốc được tổ chức ở cả 3 cấp: ở cấp trung ương, đấu thầu tập trung quốc gia chiếm khoảng 16,5-18% số lượng thuốc toàn quốc; cấp địa phương và các cơ sở y tế tự thực hiện việc mua sắm. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong các cơ sở y tế công lập xuất hiện nhiều hơn sau dịch COVID-19.

Về nguyên nhân, theo Bộ trưởng bên cạnh những nguyên nhân khách quan như đã nói ở trên, còn có nguyên nhân chủ quan như: Do hệ thống văn bản pháp luật liên quan còn bất cập; việc tổ chức thực hiện mua sắm đấu thầu còn vướng mắc ; công tác phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện chưa kịp thời, hiệu quả; đặc biệt có tâm lý e ngại, sợ sai ở một số cá nhân, đơn vị, địa phương.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế, các bộ ngành đã trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Về cơ chế chính sách, Bộ Y tế đã trình Quốc hội ban hành các luật liên quan đến Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Khám, chữa bệnh và các Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các văn bản của Bộ Y tế, Tài Chính, KHĐT để tạo hành lang pháp lý. Đặc biệt các Nghị quyết 80, Nghị quyết 99 của Quốc hội; Nghị quyết 30, nghị định 07, Nghị định 75 của Chính phủ; các thông tư của bộ ngành, đặc biệt Thông tư 14 của Bộ Y tế.

Luật Đấu thầu năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 sẽ giải quyết, tháo gỡ nhiều vấn đề vướng mắc về đảm bảo nguồn cung và việc thực hiện mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế. Đến nay các cơ sở y tế đã triển khai theo các quy định.

Bộ Y tế chỉ đạo doanh nghiệp tìm nguồn cung, đặc biệt đối với các thuốc hiếm
Về đảm bảo nguồn cung thuốc, thiết bị y tế trên thị trường, Bộ Y tế đã tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp, gia hạn thuốc, đăng ký lưu hành thuốc và thiết bị y tế. Tổng số thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực tại thời điểm hiện nay là trên 22.000 thuốc, trên 100.000 chủng loại trang thiết bị y tế còn hiệu lực.

Bộ cũng chỉ đạo các doanh nghiệp tìm nguồn cung, đặc biệt đối với các thuốc hiếm; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện phân cấp toàn diện việc phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các đơn vị y tế trực thuộc bộ; đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đấu thầu tập trung quốc gia; tăng cường công bố thông tin phục vụ đấu thầu; rà soát các vướng mắc liên quan đến việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để giải quyết theo thẩm quyền.

Đến nay, việc triển khai đồng bộ các giải pháp đã đạt được kết quả tích cực bước đầu, mặc dù vẫn xuất hiện tình hình thiếu cục bộ tại một số cơ sở y tế địa phương.

Theo báo cáo của 1.076 sơ sở y tế trên toàn quốc với Bộ Y tế trong tháng 10/2023, có 67,41% đơn vị báo cáo đã đủ cung ứng đã thuộc cho hoạt động khám, chữa bệnh. 38,59% đơn vị báo cáo cáo có tình trạng thiếu cục bộ.

Có những đơn vị trước đây rất khó khăn nhưng nay đã thực hiện đấu thầu đảm bảo cơ bản cho công tác khám chữa bệnh (như BV Bạch Mai từ đầu năm tới nay đã thực hiện được 35 gói thầu mua vật tư, hóa chất, máy móc ). Đối với việc các bệnh hiếm gặp, Bộ đã trình cơ chế để tháo gỡ trong vấn đề đảm bảo nguồn cung cho các vấn đề thuốc hiếm, đặc biệt, liên quan đến vấn đề cơ chế tài chính ngân sách để đảm bảo thực hiện cho thuốc hiếm.

Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo và điều phối hỗ trợ máu, chế phẩm cho điều trị ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
Làm rõ thêm về việc thiếu máu của Cần Thơ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ được báo chí và ĐBQH phản ánh gần đây, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, trong thời gian qua, đặc biệt từ đầu tháng 6/2023, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ thông khó khăn trong việc cung cấp máu, chế phẩm cho các bệnh viện trong khu vực.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế có 5 văn bản chỉ đạo, giao cho Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương; Trung tâm máu Quốc gia; BV Trung ương Huế; BV Truyền máu - Huyết Học TP Hồ Chí Minh; Bệnh viện Chợ Rẫy và các trung tâm truyền máu khác, bảo đảm hỗ trợ cho Cần Thơ và các tỉnh phía Nam.

Đến nay, theo số liệu báo cáo, tổng lượng máu Bộ Y tế điều phối hỗ trợ cho Bệnh viện Huyết học – Truyền máu TP Cần Thơ để cung cấp cho 74 bệnh viện khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long gần 65.000 đơn vị máu. Bộ đã phối hợp với Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, Hội Chữ Thập đỏ việt nam trong việc huy động hiến máu, huy động nguồn máu cung cấp cho các địa phương trong vùng. Qua đây, ngành y tế trân trọng cảm ơn đội ngũ hiến máu tình nguyện cả nước đã giúp đỡ cho ngành y tế trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên đến ngày 30/10/2023, Cần Thơ vẫn báo cáo tình trạng thiếu máu, nguyên nhân vướng mắc liên quan đến đấu thầu tại địa phương. Bộ Y tế cũng hứa phối hợp với các đơn vị hỗ trợ máu cho địa phương.

Tuy nhiên để khắc phục tình trạng này, đề nghị UBND TP Cần Thơ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các Sở, ngành, Sở Y tế, thực hiện mua sắm theo quy định đảm bảo phục vụ nhu cầu máu của người dân.

Rõ ràng cùng 1 có chế chính sách nơi làm tốt, nơi còn nhiều vướng mắc. Rất mong các địa phương quan tâm chỉ đạo, để thực hiện việc mua sắm chủ động, xây dựng kế hoạch làm sao phối hợp được nhịp nhàng.

Báo Sức khỏe và Đời sống

SKĐS -Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai theo 3 nhánh nhằm bảo vệ trẻ em, giảm số trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ và người mẹ biết được tình trạng sức khỏe của mình để can thiệp sớm trong điều trị nhiễm HIV, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Các thành tố làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ
HIV/AIDS là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2022, trên thế giới có khoảng 38,0 triệu người nhiễm HIV. Trong đó, khoảng 2,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV, trong đó 1,5 triệu trẻ em nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết tháng 6/2023, cả nước có 228.497 người nhiễm HIV hiện đang còn sống, 113.253 người nhiễm HIV đã tử vong. Từ năm 2012- 2022, số trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV có xu hướng giảm mạnh, từ 1.500 trẻ xuống còn hơn 600 trẻ mỗi năm, tỉ lệ trẻ có kết quả chẩn đoán nhiễm HIV giảm mạnh từ 7,4% năm 2012 xuống 2,1% năm 2022.

Chương trình phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai từ năm 1999 với mục tiêu giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%, hướng tới kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Theo TS.BS Đỗ Thị Nhàn - Trưởng phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, Chương trình phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Chính phủ và các đơn vị của Bộ Y tế. Hiện nay chương trình đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc với 63 tỉnh thành phố đã triển khai chương trình này.

"Bộ y tế thì đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn liên quan quá trình triển khai chương trình. Vào tháng 6 hàng năm là tháng hành động quốc gia về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con", TS Nhàn nói.

Hiện nay, các can thiệp để triển khai chương trình dự phòng lây truyền từ mẹ sang con đang được triển khai theo ba nhánh gồm:

Thứ nhất, trước khi có thai làm thế nào để là người phụ nữ dự phòng không bị nhiễm HIV; Nếu người mẹ nhiễm HIV rồi thì làm thế nào để không có thai ngoài kế hoạch, hoặc ngoài ý muốn.
Thứ hai, khi người mẹ có thai thì làm thế nào để phát hiện người đó nhiễm HIV thật sớm bởi phát hiện nhiễm HIV sớm thì có nghĩa là bà mẹ sẽ được can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang sang con sớm. Điều đó có nghĩa là những đứa trẻ sẽ giảm thiểu được nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ.
Thành tố thứ ba là sau khi sinh làm thế nào cả bà mẹ và em bé phải được tiếp tục được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Em bé sinh ra phải tiếp tục được theo dõi, điều trị dự phòng và nuôi dưỡng, chăm sóc và chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV từ mẹ.
Phụ nữ vùng sâu, vùng khó khăn ít được tiếp cận các biện pháp can thiệp phòng chống HIV hơn phụ nữ thành phố
Chương trình phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng chưa đồng đều ở các tỉnh thành. TS.BS Đỗ Thị Nhàn cho rằng, mặc dù đã có những văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, các can thiệp phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai rộng khắp, tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác biệt tương đối lớn ở các tỉnh thành. Ví dụ ở một số tỉnh thành phố lớn - nơi mà các dịch vụ về tư vấn xét nghiệm HIV hay chăm sóc thai nghén, chăm sóc sinh sản khá phổ biến, việc tiếp cận các dịch vụ này dễ dàng, nên đã gặt hái được những kết quả khả quan. Tuy nhiên ở những khu vực như vùng núi, vùng sâu, vùng xa - nơi mà các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho các bà mẹ đến khám thai không phải sẵn có tại các trạm y tế xã, phường. Thậm chí có địa phương, việc xét nghiệm HIV không thể tiến hành ở tuyến xã mà phải gửi lên tỉnh. Đây là điểm hạn chế trong triển khai chương trình.

lay truyen hiv tu me sang con 16979895547501050358456

Trẻ sinh ra ở bà mẹ có HIV cần được can thiệp sớm ngay từ giai đoạn bào thai để dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ.

Bên cạnh những nhóm đối tượng các bà mẹ được phát hiện, quản lý nhiễm HIV, vẫn có nhóm đối tượng mà chương trình chưa tiếp cận được. Trong cả năm 2022, trong nhóm phụ nữ mang thai được quản lý, tiếp cận với chương trình dự phòng lây truyền từ mẹ sang con thì chỉ phát hiện được 11 cháu (1,9%) lây HIV từ mẹ, thấp hơn rất nhiều so với trước.

"Câu hỏi được đặt ra ở đây là đối với nhóm mà chúng ta chưa quản lý được thì làm thế nào. Chắc chắn còn một nhóm phụ nữ và con của họ chưa tiếp cận được dịch vụ, nhất là phụ nữ ở những vùng sâu, vùng xa những khu vực mà không sẵn có dịch vụ này. Đây cũng là một câu hỏi lớn và chúng tôi cũng đang có kế hoạch là sẽ thực hiện rà soát đánh giá lại vấn đề này", Trưởng phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết.

Hiện nay, trong kế hoạch của Bộ Y tế, Cục Phòng chống HIV/AIDS đang phối hợp với Vụ Chăm sóc sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Tổ chức Y tế thế giới triển khai đánh giá chương trình can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đồng thời đề ra những việc cần can thiệp tiếp theo trong thời gian tới.

 

Sáng ngày 19/10, Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức sinh hoạt kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023). Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam, BS.CKII Huỳnh Thuận - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế, Phó giám đốc Sở Y tế, BS.CKII. Dương Ngọc Vinh - Phó giám đốc Sở Y tế cùng đại diện Ban Nữ công, các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Y tế tham dự.

THHNNB


BS.CKII Huỳnh Thuận - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế, Phó giám đốc Sở Y tế phát biểu tại buổi gặp mặt

Tại đây, các chị em đã cùng nhau ôn lại truyền thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, những cống hiến to lớn của người phụ nữ trong lịch sử xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước đã tạo dựng nên truyền thống của người Việt nói chung và truyền thống “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam nói riêng. Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội.

 

RGRHNJNNN

Lãnh đạo Sở Y tế và Công đoàn ngành Y tế tặng hoa chúc mừng

Tại buổi gặp mặt, đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Công đoàn ngành Y tế đã trao tặng những bó hoa tươi thắm đến nữ lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, lãnh đạo nữ Công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc, hưu trí; nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế; qua đó, ghi nhận và biểu dương đóng góp của toàn thể nữ cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế trong công tác chuyên môn; luôn năng động, sáng tạo, trách nhiệm, đảm đang của Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; tự tin vượt qua mọi khó khăn, thách thức để trở thành những người phụ nữ, người mẹ, người vợ xứng đáng với danh hiệu người Phụ nữ “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”./.

Tác giả: Thùy An - Viết Thạnh