Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn do việc chế biến không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm...

                Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm và nước sạch để uống.

                Ngoài sự đóng góp tiền, đồ dùng thiết yếu thì một lượng lớn thực phẩm đã được các ban ngành đoàn thể, các hội nhóm từ thiện và các cá nhân quyên góp gửi về các vùng lũ lụt.bao lu 5 17262858922061911236088

Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm và nước sạch để uống.

             

              Tuy nhiên, phân phối hàng hóa, thực phẩm cho người dân không đơn giản, phải mất thời gian di chuyển, cung đường khó khăn cộng với thời tiết mưa gió kéo dài do vậy cần phải lưu ý đảm bảo thực phẩm an toàn tới tay người dân vùng bão, lũ.

              Theo Cục An toàn thực phẩm, việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm do việc chế biến không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, đặc biệt là ô nhiễm vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường thiếu không khí), sinh độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng.

               Một trong các vi khuẩn yếm khí thường hay gây ngộ độc trong các loại thực phẩm đồ hộp, thực phẩm bao gói hút chân không là vi khuẩn Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử (dạng tồn tại của vi khuẩn trong môi trường bất lợi); độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum chỉ sinh ra trong môi trường kỵ khí, có độc lực rất mạnh và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong chỉ với liều lượng rất nhỏ.

thuc pham 3 17262861900661205746797

Cục An toàn thực phẩm lưu ý, đối với các loại thực phẩm do người hỗ trợ tự làm như bánh chưng, bánh dày, bánh tét... được sản xuất thủ công, tự đóng gói, đóng kín bằng màng bọc hút chân không, trước khi sử dụng cần quan sát kỹ.

           Để đảm bảo an toàn thực phẩm hỗ trợ đến người dân vùng bị thiên tai, bão, lũ, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế khuyến cáo:

           Đối với tổ chức/cá nhân cứu trợ thực phẩm:

+ Ưu tiên quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày như: lương khô, các thực phẩm đóng hộp, bao gói kín như thịt, cá, rau củ quả đóng hộp, mỳ ăn liền, xúc xích tiệt trùng, nước uống đóng chai, đóng bình… của các cơ sở chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, có ghi nhãn và hạn sử dụng đầy đủ theo quy định

+ Ủng hộ vitamin, men tiêu hóa hỗ trợ sức khỏe cho các đối tượng trẻ em, người già trong vùng bão, lũ

+ Khi tự chế biến thực phẩm, bao gói hút chân không để hỗ trợ cho người dân vùng bão, lũ cần lưu ý:

           Lựa chọn các thực phẩm phù hợp với đóng gói hút chân không như: thịt khô, cá khô, bỏng ngô, bỏng gạo, các loại bánh có lá bọc được chế biến đun kỹ (nhiều giờ) như bánh chưng, bánh téc, sau khi vớt bánh cần để nơi sạch sẽ, ép ráo nước, để nguội trước khi đóng gói hút chân không;

           Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm; khi đóng gói và hút chân không nên để mảnh giấy ghi ngày sản xuất bên trong màng gói để người vận chuyển và người sử dụng biết và bố trí thời gian cấp phát, sử dụng phù hợp.

           Cục An toàn thực phẩm lưu ý: Nên hỗ trợ những loại thực phẩm tự chế biến, bao gói hút chân không cho những khu vực mà thời gian vận chuyển ngắn để đảm bảo người dân có thể tiếp cận được với thực phẩm hỗ trợ trong thời gian sớm nhất kể từ khi chế biến.

           Đối với người cấp phát thực phẩm cứu trợ:

+ Bao gói hàng cẩn thận để tránh bị ngấm nước mưa hoặc rơi, ngập trong nước lũ, bùn

+ Đối với các thực phẩm tự chế biến, bao gói có thời hạn sử dụng ngắn, cần lưu ý thời gian vận chuyển để đảm bảo khi thực phẩm tới tay người được cứu trợ không bị biến chất, ôi, thiu, mốc hỏng.

           Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm cứu trợ bị nhớt, mốc, mùi, vị khác thường:

           Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cần kiểm tra bao gói thực phẩm được cấp phát, cứu trợ trước khi ăn; tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm đã hết hạn sử dụng, thực phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường;

           Thực phẩm đóng hộp không phồng, nhưng khi mở ra nghe tiếng "xì" tức là có không khí ở trong, hơi "nặng mùi" cũng không nên sử dụng để phòng đã bị nhiễm vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là độc tố botulinum.

thuc pham 2 1726285900517668232973

Một trong các vi khuẩn yếm khí thường hay gây ngộ độc trong các loại thực phẩm đồ hộp, thực phẩm bao gói hút chân không là vi khuẩn Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử...

            Cục An toàn thực phẩm lưu ý, đối với các loại thực phẩm do người hỗ trợ tự làm như bánh chưng, bánh dày, bánh tét... được sản xuất thủ công, tự đóng gói, đóng kín bằng màng bọc hút chân không, trước khi sử dụng cần quan sát kỹ.

            Nếu phía trong màng bọc có các bóng khí, màng bọc căng phồng hoặc khi mở màng bọc ra thực phẩm bị nhớt, mốc, mùi, vị khác thường thì tuyệt đối không sử dụng.

            Các loại thực phẩm này có hạn sử dụng ngắn, trong vòng vài ngày, nên cần được biết ngày sản xuất, đóng gói.

Theo suckhoedoisong.vn 

 

            Chiều ngày 12/9/2024, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC, CNCH) nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi xảy ra cháy cho Đội PCCC và CNCH và một số nhân viên y tế tại bệnh viện nhằm mục tiêu nâng cao kỹ thuật, kỹ năng, độ nhạy bén và tính sẵn sàng cho Đội PCCC và CNCH, đảm bảo xử trí tốt và an toàn tính mạng cho người bệnh, nhân viên y tế trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn... Buổi diễn tập có sự phối hợp hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Quảng Nam.

tải xuống

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Quảng Nam hướng dẫn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 

           Trong buổi diễn tập, các thành viên Đội  PCCC và CNCH được hướng dẫn thực hành các kỹ năng xử lý khi phát hiện đám cháy, sử dụng các thiết bị chữa cháy, vận hành họng nước cứu hỏa và tổ chức sơ tán con người an toàn, nhanh chóng. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã hướng dẫn tận tình và hỗ trợ giải quyết các tình huống giả định một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

tải xuống 1

Thực hành Phòng cháy chữa cháy

          Buổi diễn tập không chỉ giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH mà còn rèn luyện kỹ năng, sự phối hợp giữa các bộ phận trong bệnh viện. Đây là một hoạt động thiết thực, cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn cho Bệnh viện trong các tình huống hỏa hoạn.

         Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tương tự để nâng cao năng lực phản ứng nhanh của Đội PCCC và CNCH và toàn thể nhân viên y tế giúp người bệnh yên tâm điều trị, tạo môi trường làm việc an toàn, hiệu quả cho nhân viên y tế tại đơn vị.

 

           Lao ruột được gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường được biết đến là nguyên nhân gây lao phổi. Đây là bệnh khó chẩn đoán vì hầu như không có xét nghiệm nào đặc hiệu, chủ yếu dựa vào các phán đoán về mặt lâm sàng.

442438550 1504795517083485 477774636783115186 n 1

Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Quảng Nam đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật khó, cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân. Ảnh: D.T

      Mới đây, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Quảng Nam đã phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân H.V.V. (66 tuổi, ở xã Trà Linh, Nam Trà My). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn ói nhiều, bụng chướng căng hơn 10 ngày, bí trung đại tiện.

      Qua thực hiện thăm khám và các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột do u hồi manh tràng. Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa BVĐK Quảng Nam đã tiến hành hội chẩn và quyết định phẫu thuật cấp cứu.

       Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ ghi nhận 1 khối u lớn từ manh tràng lên đến đại tràng, thâm nhiễm xung quanh, gây tắc ruột hoàn toàn. Bác sĩ đã tiến hành cắt đại tràng phải, thực hiện tái lập lưu thông tiêu hóa 1 thì (thực hiện nối ruột sau cắt bỏ đoạn ruột tổn thương, không phải mang túi hậu môn ở thành bụng).

       Quá trình chăm sóc sau mổ diễn ra thuận lợi, bệnh nhân được khởi động tiêu hóa đường miệng với nước đường, sữa vào ngày thứ 3, và ăn cháo ngay sau đó.

       Xét nghiệm sau mổ cho thấy tổn thương phù hợp tổn thương của vi khuẩn lao (lao ruột). Sau thời kỳ hậu phẫu, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện chuyên khoa Phạm Ngọc Thạch để điều trị thuốc kháng lao.

       Bác sĩ Nguyễn Đức Quang, Khoa Ngoại tiêu hóa, BVĐK Quảng Nam chia sẻ: Lao ruột được gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường được biết đến là nguyên nhân gây nên lao phổi.

       Ngày nay, bệnh lao ruột không còn là bệnh quá mới mẻ. Bệnh này gặp ở khoảng 1-3% các bệnh về lao, gặp khoảng 16% các thể lao ngoài phổi, sau lao hạch, lao tiết niệu, lao xương khớp, lao kê, lao màng não.

       Bệnh thường mắc phải sau khi nhiễm lao ở phổi, hầu họng sau đó theo đường máu hoặc các sản phẩm tiết chứa vi khuẩn bị nuốt vào dạ dày gây bệnh; cũng có thể mắc phải do vi khuẩn lao xâm nhập trực tiếp vào đường tiêu hóa như uống sữa động vật có chứa vi khuẩn lao, trẻ nhỏ bú sữa mẹ nhiễm lao…

       Bệnh có thể gặp phải ở mọi vị trí trên ống tiêu hóa, tuy nhiên thường gặp nhất là vùng hồi manh tràng. Triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm đau bụng quanh rốn và hố chậu bên phải, buồn nôn, sụt cân, rối loạn đại tiện…

       Theo thống kê, có khoảng 20-40% trường hợp bệnh nhân lao đường tiêu hóa nhập viện với tình trạng cấp tính và cần can thiệp phẫu thuật cấp cứu.

       “Đối với trường hợp nêu trên, chúng tôi chọn lựa phương án cắt đại tràng phải chứa tổn thương, đồng thời thực hiện tái lập lưu thông tiêu hóa 1 thì. Với giải pháp này, bệnh nhân sẽ tránh được rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng sau mổ vì mất nước, điện giải, chất dinh dưỡng qua lỗ mở thông ruột” - bác sĩ Nguyễn Đức Quang chia sẻ.

       Lao ruột là bệnh khó chẩn đoán vì hầu như không có xét nghiệm nào đặc hiệu, chủ yếu dựa vào các phán đoán về mặt lâm sàng. Chính vì khó chẩn đoán nên bệnh dễ rơi vào các biến chứng nguy hiểm như thủng, tắc, lồng ruột gây hoại tử ruột, xuất huyết tiêu hóa…

       Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa lao ruột, bệnh nhân đang điều trị lao phổi cần tuân thủ phác đồ điều trị, người dân cần tránh uống sữa bò tươi chưa qua xử lý, ăn uống đảm bảo vệ sinh.

       Những người thường xuyên sử dụng các thuốc điều trị bệnh lý tự miễn, các thuốc corticoid… cần kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi có các dấu hiệu như đau bụng hoặc sôi ruột vùng hố chậu phải, sút cân không rõ nguyên nhân, sốt về chiều, rối loạn đại tiện với tiêu chảy có máu…

Theo baoquangnam.vn

               BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành tạm ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí khám chữa bệnh BHYT cho các cơ sở khám chữa bệnh, tuyệt đối không để thiếu kinh phí; tập trung đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT của người dân trong mọi tình huống...

      Đây là một trong những nhấn mạnh của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh tại Lễ phát động toàn ngành BHXH ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (YAGI) gây ra.

      Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tại Lễ phát động, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh kêu gọi, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành BHXH bằng cả tình cảm, trách nhiệm, tấm lòng nhân ái chung tay quyên góp, ủng hộ vật chất, tinh thần để giúp đỡ nhân dân vùng bão lũ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

tgd nguyen the manh phat dong toan nganh ung ho dong bao bi thiet hai do bao so 3 17259791900531006339159

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu.

 

      Tại Lễ phát động của BHXH Việt Nam, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng quản lý BHXH Nguyễn Văn Cường, các Phó Tổng Giám đốc, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và đông đảo công chức, viên chức, người lao động đã trực tiếp quyên góp với mong muốn chia sẻ, giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn.

      Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc với những đồng bào chịu ảnh hưởng, bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Trên cơ sở theo sát diễn biến tình hình bão lũ, BHXH Việt Nam đã tổ chức các cuộc họp khẩn, chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp ứng phó linh hoạt, trong đó tập trung đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT của người dân trong mọi tình huống, với tinh thần cải cách thủ tục hành chính nhanh nhất, dễ dàng nhất. 

       Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đánh giá, những ngày qua, bão số 3 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tuy vậy, công tác chuyên môn của ngành BHXH vẫn được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đảm bảo không gián đoạn việc thụ hưởng quyền lợi, chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

tong giam doc bhxh viet nam nguyen the manh cung cac can bo cong chuc cua bhxh viet nam ung ho dong bao khac phuc bao so 3 17259791187531123794645

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng quản lý BHXH Nguyễn Văn Cường, các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão số 3.

 

     Để tiếp tục đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN sau bão số 3, BHXH Việt Nam tiếp tục chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp, nhất là Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố, các huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, cử cán bộ thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết ngay những khó khăn vướng mắc; tuyệt đối không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe do các gián đoạn về giao thông, hạ tầng, cơ sở vật chất… sau bão, lũ; có phương án linh hoạt để đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân…

     "Cùng lan tỏa tinh thần chia sẻ giúp đỡ người dân bị thiệt hại do bão, lũ trong toàn Ngành và lan tỏa ra mạnh mẽ ra toàn cộng đồng. Mỗi cán bộ cơ quan BHXH tiếp tục vận động gia đình, thôn, xóm… cùng chung tay chia sẻ với đồng bào vùng bão, lũ" - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nhấn mạnh.

cac can bo cong chuc cua bhxh viet nam ung ho dong bao khac phuc bao so 3 1 172597923195671293997

Các cán bộ công chức viên chức của BHXH Việt Nam quyên góp ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão số 3.

 

     Từ số tiền quyên góp trực tiếp tại Lễ phát động, chiều cùng ngày, tại Lễ Trao tặng Quỹ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ủy ban), Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh thay mặt ngành BHXH Việt Nam tới dự và trao số tiền 350 triệu đồng tới Ủy ban để chung tay giúp đỡ người dân vùng bão lũ sớm khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo suckhoedoisong.vn

               Năm 2010, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch mạn tính ở người trưởng thành là khoảng 4%, tương đương với khoảng 3,4 triệu người. Đến năm 2020, con số này đã tăng lên gần 8%, tương đương với hơn 7 triệu người, gấp đôi so với một thập kỷ trước.

bs hoang thanh tuyen 1725977906339600175268

     Đó là ý kiến của PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền, Giám đốc Bệnh viện 19-8 tại Hội nghị Công tác chỉ đạo tuyến và cập nhật những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch.

     Trong 10 năm qua, tình hình bệnh lý tim mạch tại Việt Nam có nhiều biến động đáng chú ý. Đây là một sự gia tăng đáng báo động, phản ánh xu hướng phát triển nhanh chóng của bệnh lý tim mạch trong cộng đồng.

     Đáng chú ý, tỷ lệ người mắc bệnh lý tăng huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch, cũng đã tăng từ 16% lên 26% trong cùng thời gian này.

     Nguyên nhân của sự gia tăng này xuất phát từ nhiều yếu tố như lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, gia tăng tình trạng béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường. Bên cạnh đó, sự gia tăng tuổi thọ trung bình và áp lực cuộc sống ngày càng cao cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

2aebec83 354c 4888 b6da 646b97aa674a 17259779063851789101874

      Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý tim mạch không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị mà còn giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Các nghiên cứu cho thấy, việc phát hiện và can thiệp sớm có thể giảm tới 50% nguy cơ tử vong do các biến cố tim mạch.

     "Bệnh viện 19-8 đã không ngừng nỗ lực để trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong việc áp dụng các kỹ thuật mới và tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch", PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền nhấn mạnh.

      Vị Giám đốc Bệnh viện 19-8 cũng cho biết thêm, khoa Nội tim mạch của đơn vị này hiện cơ bản thực hiện được các kỹ thuật cao trong chuyên ngành, cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch. Bệnh viện cập nhật các kỹ thuật cao hàng đầu từ các trung tâm y khoa lớn tại Việt Nam và thế giới như đốt RS điều trị rối loạn nhịp tim, lập bản đồ 3D điều trị rối loạn nhịp phức tạp... Năm 2024, bệnh viện triển khai kỹ thuật đặt stent graff động mạch chủ cấp, đây là bệnh lý rất nguy hiểm.

     Mới đây bệnh viện cấp cứu thành công nam bệnh nhân nhồi máu cơ tim, vào viện với tình trạng ngừng tim. Các bác sĩ trực cấp cứu lập tức bật báo động đỏ, tiến hành hồi sức tim mạch, khi bệnh nhân có nhịp tim trở lại liền được đẩy vào phòng can thiệp đặt 2 stent. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân ra viện, tiếp tục tái khám theo hẹn.

     Theo TS.BS Dương Hồng Niên, Trưởng Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện 19-8, theo xu thế chung, tỷ lệ người mắc bệnh lý tim mạch đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng. Hằng ngày, khu vực phòng khám tiếp nhận 200-300 bệnh nhân đến khám với nhiều bệnh khác nhau, trong đó chủ yếu là tăng huyết áp, hội chứng mạch vành cấp và mãn tính…

97b8631e816826367f79 17259779063731038482129

     Đáng chú ý là trong các ca nhồi máu cơ tim nhập viện cấp cứu, có trường hợp mới ngoài 20 tuổi. Điều đó cho thấy bệnh lý tim mạch đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa.

     Theo chuyên gia, nhờ đầu tư trang thiết bị hiện đại như máy can thiệp mạch, thiết bị đốt rối loạn nhịp tim, máy tạo nhịp… Khoa đã có thể cấp cứu kịp thời nhiều ca bệnh nặng, không phải chuyển lên tuyến trên. Hơn 10 năm nay, Khoa cũng đã triển khai các kỹ thuật can thiệp mạch.

     Cũng tại Hội nghị "Công tác chỉ đạo tuyến và cập nhật những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch", nhiều bài báo cáo cập nhật chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch từ các chuyên gia, đơn vị tim mạch đầu ngành như Viện Tim mạch Việt Nam cũng được chia sẻ tại Bệnh viện 19-8.

Theo suckhoedoisong.vn

     Chiều ngày 8/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam phối hợp với Nhóm Gót Hồng Quảng Nam tổ chức sự kiện “Quảng Nam Pride – Vươn tới cầu vồng”. Tham dự có Lãnh đạo cùng đại diện các khoa phòng thuộc CDC Quảng Nam và Ban điều hành Gót hồng Network, nhóm Gót hồng Đà Nẵng, cộng đồng LGBT trên địa bàn tỉnh.

c9b5d27f1c8ebbd0e29f

TS.BS Trần Văn Kiệm phát biểu khai mạc sự kiện Quảng Nam Pride - Vươn tới cầu vồng

Tại đây, nhiều hoạt động đã được diễn ra như những phần giao lưu hát, múa, diễn xướng, thời trang dạ hội. Đồng thời xen kẽ với đó là những phần tình chiếu video và trò chơi tương tác Kahoot giúp cho cộng đồng có thể hiểu rõ hơn SOGIESC - Giới thiệu, bản dạng giới, xu hướng tình dục, đặc điểm sinh học và những kiến thức cần thiết trong dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). 


3fa70685c8746f2a3665

908cacb26243c51d9c52

Nhiều tiết mục văn nghệ và trò chơi vui nhộn tại sự kiện

4aa59c715280f5deac91

Các đại biểu và những thành viên tham dự trong Ban điều hành Gót hồng Network, nhóm Gót hồng Đà Nẵng, cộng đồng LGBT trên địa bàn tỉnh chụp hình lưu niệm

     Sự kiện “Quảng Nam Pride – Vươn tới cầu vồng” được thực hiện dựa trên thỏa thuận hợp tác và tài trợ giữa Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (gọi tắt là iSEE) và nhóm Gót hồng Quảng Nam. Sự kiện đã khẳng định cam kết của cộng đồng và các tổ chức trong việc xây dựng một xã hội hòa nhập và bình đẳng, nơi mọi người, bất kể giới tính hay xu hướng tình dục, đều được tôn trọng và yêu thương. Đây không chỉ là cơ hội để cộng đồng LGBT và các bên liên quan giao lưu, chia sẻ, mà còn là dịp để thúc đẩy sự hiểu biết và hỗ trợ về quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử. 

 

 

 

Tấn Trường

     Ngày 4/9, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, hiện bệnh viện đang điều trị 2 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (thường gọi là nhiễm vi khuẩn ăn thịt người).

     Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng: suy hô hấp phải thở máy, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, viêm-tràn dịch màng phổi, có ổ áp xe ở gan và mô mềm.

     Các bệnh nhân: H.N.T, 43 tuổi, trú tại huyện Đà Bắc và B.T.C, 59 tuổi trú tại huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình).

benh whitmore 17254593443751620807843

Bệnh nhân Hà Ngọc T, đang thở máy, lọc máu liên tục.

     Người bệnh được chẩn đoán kịp thời, điều trị tích cực theo phác đồ, hội chẩn nhiều chuyên khoa. Hiện tại 1 bệnh nhân đã ổn định, cai được máy thở. Bệnh nhân còn lại vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, phải dùng thuốc nâng huyết áp, thở máy, lọc máu liên tục, kháng sinh phối hợp.

     Người nhà bệnh nhân cho biết, ông T đi làm ăn xa ở một tỉnh phía Nam hơn 10 năm, công việc hằng ngày đi giao hàng đông lạnh cho các đại lý.

     Trước đó, bệnh nhân T bị sốt cao liên tục, đi khám và điều trị thì tình trạng bệnh giảm nhưng không khỏi hẳn.

     Ngày 28/8 vừa qua, ông trở về nhà và nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong tình trạng sốt cao, rét run, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn-suy đa tạng.

     Bệnh nhân nhanh chóng được thở máy, lọc máu liên tục, dùng thuốc vận mạch, sử dụng kháng sinh phổ rộng, trong đó có kháng sinh đặc trị bệnh Whitmore. Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị viêm-tràn dịch màng phổi 2 bên, áp xe gan, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gây bệnh Whitmore (Burkholderia pseudomalle)- trước đây vẫn thường gọi là vi khuẩn ăn thịt người. Hiện tại bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch, đang được điều trị, chăm sóc tích cực và hội chẩn nhiều chuyên khoa.

     Bệnh nhân thứ 2 là Bùi Thị C, 59 tuổi (Lạc Sơn-Hoà Bình), có tiền sử bị bệnh đái tháo đường. Cách vào viện 1 tuần, người bệnh xuất hiện sốt cao, sưng-nóng-đỏ-đau vùng cổ tay bên phải, ho và khó thở tăng dần. Cùng ngày vào viện, người bệnh khó thở nhiều hơn, đau tức ngực.

o ap xe o benh nhan whitmore 17254593443201728843502

Ổ áp xe cổ tay phải và kết quả cấy máu bệnh nhân Bùi Thị C. Ảnh: BVCC

     Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp phải hỗ trợ bằng thở máy không xâm nhập, sốt cao liên tục, rét run, thể trạng nhiễm trùng-nhiễm độc, ho nhiều đờm, có ổ áp xe vùng cổ tay bên phải, chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh đám mờ đông đặc và tràn dịch màng phổi 2 bên.

     Bệnh nhân nhanh chóng được cấy máu, nội soi phế quản bơm rửa phổi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm máu và dịch phế quản cho thấy bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore (Burkholderia pseudomalle).

o ap xe o benh nhan whitmore da duoc kiem soat 1725459343992896514084

Ổ áp xe cổ tay bệnh nhân Bùi Thi C đã được kiểm soát.

     Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ dưới hướng dẫn của kháng sinh đồ, hơn 1 tuần điều trị, hiện tại đã qua cơn ngụy kịch, kết quả xét nghiệm chức năng các tạng: phổi-gan-thận đã cải thiện nhiều. Dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện sau khoảng 1 tuần nữa và tiếp tục điều trị duy trì bằng thuốc uống từ 3 đến 6 tháng tại nhà.

Theo suckhoedoisong.vn

Sáng ngày 30/8, Công đoàn ngành Y tế Quảng Nam tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn ngành mở rộng lần thứ V nhiệm kỳ (2023-2028). Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam, đại diện lãnh đạo Sở Y tế, công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành tham dự.

gtghhhh

fghhnnn

9 đồng chí nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”

Hội nghị đã bầu bổ sung vào Ban Chấp hành 3 đồng chí, Ban Thường vụ 2 đồng chí và Uỷ ban Kiểm tra 1 đồng chí. Các đồng chí trong Ban Chấp hành  là những người có bản lĩnh vừng vàng, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp tổ chức Công Đoàn; có tinh thần đổi mới, dám chịu trách nhiệm, có uy tín, có phương pháp hoạt động và khả năng đoàn kết tập hợp đông đảo các đoàn viên; có năng lực tham gia xây dựng và cụ thể hóa tổ chức thực hiện các nghị quyết  của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào công tác Công đoàn; có tinh thần trách nhiệm, sức khỏe, đạo đức, lối sống lành mạnh,… góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Nam. 

Cũng tại hội nghị, Công Đoàn ngành Y tế Quảng Nam trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” cho 9 đồng chí và tặng quà chia tay các dồng chí thôi không tham gia Ban Chấp hành công đoàn nhiệm kỳ (2023 - 2028).

 

Chiều 07.8, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định điều động và bổ nhiệm Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam.

Tại Hội nghị, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế đã trao Quyết định số 1817/QĐ-UBND ngày 01/8/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều động và bổ nhiệm bà Đinh Thị Thanh Huyền, Phó Trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính thuộc Sở Y tế giữ chức vụ Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh kể từ ngày 04/8/2024. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm.

059b819d85cc219278dd

Giám đốc Sở Y tế Mai Văn Mười trao Quyết định bổ nhiệm Ths. Đinh Thị Thanh Huyền giữ chức vụ Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam

Phát biểu và tặng hoa chúc mừng, TS.BS. Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế biểu dương và ghi nhận những kết quả, thành tích mà Ths Đinh Thị Thanh Huyền đạt được trong thời gian qua đồng thời nhấn mạnh, An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đang được toàn xã hội hết sức quan tâm nhất là tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.Vì vậy, lãnh đạo Sở Y tế mong muốn Ths Đinh Thị Thanh Huyền không ngừng học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức phẩm chất, lối sống; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhằm góp phần lớn vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Viết Thạnh – Tấn Trường

          Sáng 7/8, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, Sở Y tế tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.

bo nhiem ong nguyen van ngoc lam pgd benh vien1

Giám đốc Sở Y tế Mai Văn Mười trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Văn Ngọc (bên trái)

          Tại hội nghị, TS. BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế trao Quyết định số 1835, ngày 5/8/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm lại BS.CKII - Dược sĩ Nguyễn Ngọc Văn Khoa giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm kể từ ngày 10/8/2024.

          Đồng thời trao Quyết định số 1828, ngày 5/8/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm BS.CKII Nguyễn Văn Ngọc - Trưởng khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm kể từ ngày 5/8/2024.

          Giám đốc Sở Y tế Mai Văn Mười ghi nhận sự nỗ lực và mong muốn các ông Nguyễn Ngọc Văn Khoa, Nguyễn Văn Ngọc tiếp tục phấn đấu, cùng với tập thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

VIẾT THẠNH - TẤN TRƯỜNG