Sáng ngày 20/4, Ban chỉ đạo liên ngành về An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 với chủ đề: “Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành là thành viên Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh (ATTP); đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thành phố Tam Kỳ; học sinh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

pct Anh Tuan phat bieu

Đồng chí Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ mitting

          Trong 3 tháng đầu năm 2023, Quảng Nam không có vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người mắc; 18 học sinh ngộ độc nhập viện thực phẩm sau khi ăn trái cây lắc, trà sữa tại thị xã Điện Bàn; 10 người bị ngộ độc sau khi ăn món cá chép ủ chua tại huyện Phước Sơn, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.

ki cam ket

Đại diện các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Tam Kỳ thực hiện kí cam kết đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm

          Trước nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm vẫn luôn tiềm ẩn, Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh tổ chức buổi mitting tuyên truyền đến với người tiêu dùng sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe; các hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo đảm an ninh, ATTP. Theo đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, ATTP; quán triệt tinh thần chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới; đề cao vai trò của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP; tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an ninh, ATTP; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm,…

miting xe tuyen truyen

Mitting tuyên truyền nhân tháng hành động vì ATTP năm 2023

          Tháng hành động ATTP diễn ra từ ngày 15/4-15/5 hàng năm nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thực hành trong sản xuất, kinh doanh thực phaamrcuar doanh nghiệp và người dân trong công tác đảm bảo an ninh, ATTP./.

Thùy An - Viết Thạnh

Tỉnh Quảng Nam vừa ban hành 2 công văn liên tiếp về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, trước tình hình gia tăng số ca mắc COVID-19 gần đây trên cả nước, với quyết tâm không để dịch bệnh bùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê, trong 7 ngày qua (từ 9/4- 15/4), cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc COVID-19 mới, trung bình 379 ca mắc mới/ ngày. Đây là tuần có số ca mắc cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến thời điểm này ở nước ta, có 2 ngày liên tiếp số ca mắc ở con số 780 và 775 ca/ ngày. Trong khi các tuần trước đó, số mắc COVID-19 mỗi ngày chỉ vài ca, nếu cao nhất cũng chỉ vài chục ca/ ngày (tuy nhiên rất ít ngày số ca mắc ở con số vài chục). Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.530.356 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.523 ca nhiễm). Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 10.615.343 ca, trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 10 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 8 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca.

td sxh.00 03 31 08.Still015

       Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Y tế xây dựng kịch bản, kế hoạch thích ứng với từng cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn trong tình hình hiện nay, đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 nhằm giảm thiểu tối đa tác động bất lợi đến tình hình kinh tế xã hội. Chuẩn bị các phương án thành lập cơ sở thu dung, điều trị theo phân tầng, phân tuyến trong trường hợp dịch COVID-19 bùng phát, đảm bảo cơ sở vật chất y tế, thuốc men, nhân lực để sẵn sàng đáp ứng tốt nhất công tác khám, điều trị bệnh nhân COVID-19.Củng cố, kiên toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 và tổ phòng chống COVID-19 trong cộng đồng.Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng vaccine COVID-19, không để tình trạng vaccine không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
      TS.BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết, theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch COVID -19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay; số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng, trung bình ghi nhận 1 đến 2 ca nặng mỗi ngày; đồng thời tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID -19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra. Đến thời điểm hiện tại Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giá dịch COVID -19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng vi rút, các biến thể mới trong tương lai. Vì thế Sở Y tế đã có văn bản số 823/SYT-NVY về việc, tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID -19, theo đó, chỉ đạo các đơn vị liên quan, thực hiện Công văn số 2116/BYT-DP ngày 12/4/2023 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID -19, để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
      Ngành Y tế tiếp tục thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ; Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao; Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất kinh doanh, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2; Đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, tiếp tục đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc điều trị hiệu quả các trường hợp mắc COVID-19; chú trọng các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng nặng và tử vong. Tiến sĩ Mười cho biết thêm.

Khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

Thời gian gần đây, bệnh Ghẻ xuất hiện tại một số xã của 2 huyện Nam Trà My và Bắc Trà My. Bệnh lây lan ở một số cộng đồng dân cư và một số trường học bán trú. Tuy bệnh không nghiêm trọng nhưng gây ngứa rất khó chịu, đặc biệt về ban đêm, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng nhiễm khuẩn.

Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn kịp thời bệnh Ghẻ bệnh lan rộng và diễn biến phức tạp, gây lo lắng cho người dân, Sở Y tế Quảng Nam đã chỉ đạo Bệnh viện Da liễu tỉnh, Đoàn Thanh niên Sở Y tế và TTYT của 2 huyện Nam Trà My, Bắc Trà My để phổi hợp cùng với các ban ngành đoàn thể kịp thời tuyên truyền, khám bệnh, cấp phát thuốc cho người dân. Ngày 12/4, Đoàn Thanh niên Sở Y tế đã phối hợp đoàn khám của Bệnh viện Da liễu Quảng Nam và các đơn vị tài trợ đã đến khám chữa bệnh ghẻ ngứa cho người dân xã Trà Vân Nam huyện Nam Trà My và cấp phát miễn phí hơn 500 cơ số thuốc cùng với quần, áo và một số nhu yếu phẩm thiết yếu như để người dân tăng cường vệ sinh phòng bệnh. Cùng ngày tại xã Trà Bui huyện Bắc Trà My người dân cũng được khám cấp thuốc miễn phí cho hơn 200 bệnh nhân mắc bệnh Ghẻ.

kham Ghe 20230412 084951 01

Đoàn khám bệnh Sở Y tế Quảng Nam Khám bệnh cho người dân xã Trà Vân. Ảnh: D.L

TS. BS Mai Văn Mười – Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Sở Y tế đã chỉ đạo TTYT 2 huyện Nam Trà My và Bắc Trà My tăng cường tuyên truyền, tiếp tục khám, cấp thuốc cho nhân dân tại các điểm khác có bệnh Ghẻ ngứa, đồng thời theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến của bệnh Ghẻ để chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống một cách có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế; báo cáo tình hình của bệnh tại cộng đồng, trường học về Sở Y tế để theo dõi, chỉ đạo kịp thời. Để ngăn chặn bệnh ghẻ có thể lây lan nhanh trong học sinh bán trú, Sở Y tế đã chỉ đạo TTYT 2 huyện Nam Trà My và Bắc Trà My phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh Ghẻ trong nhà trường; tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp cho giáo viên và học sinh về các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh Ghẻ”.

Kham ghe 20230412 084715 01

Khám, chẩn đoán bệnh ghẻ ngứa cho trẻ em tại xã Trà Vân. Ảnh: D.L

“Bệnh Ghẻ thường xảy ra vào mùa xuân - hè. Mỗi năm trên thế giới có rất nhiều trường hợp mắc ghẻ và đa số những trường hợp bị bệnh đều ở những vùng dân cư đông đúc, sống trong điều kiện nhà ở chật hẹp, tình trạng thiếu nước sinh hoạt, vệ sinh kém. Để phòng bệnh Ghẻ người dân cần tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở, ngâm giặt, luộc quần áo, chăn màn, gối sạch sẽ. Trường hợp cần thiết cần phun hóa chất để khử khuẩn nhà ở, các phòng ở khu bán trú của học sinh” - TS. BS Mai Văn Mười cho biết thêm.

Khoa Truyền thông – Giáo dục sức khỏe

Từ ngày 28/3 – 02/4/2023 trên địa bàn xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn có 24 trường hợp mắc bệnh thủy đậu, trong đó có 23 trường hợp là học sinh mẫu giáo và 01 trường hợp là giáo viên mầm non; các cas bệnh phân bố tại các phân hiệu Xuân Lư, Đông Nam, An Phú thuộc Trường mẫu giáo Quế Mỹ.

Z4255026757755 E7540 01

Cán bộ y tế phun thuốc sát khuẩn tại trường học có trẻ mắc bệnh thủy đậu. Ảnh: H.H

Nhận được tin báo của Tram Y tế xã Quế Mỹ, Trung tâm Y tế huyện đã khẩn trương tiến hành giám sát bệnh, tổ chức tuyên truyền về bệnh; các trường hợp có triệu chứng sốt, chảy nước mũi, đau họng được nhà trường cho nghỉ học, theo dõi sức khỏe tại nhà. Trường mẫu giáo Quế Mỹ cũng đã tiến hành vệ sinh đồ chơi, vật dụng sinh hoạt, sàn…bằng Cloruamin B.

Cho đến hiện nay các trương hợp mắc bệnh đã được giám sát và chưa có trường hợp tử vong nào.

 

Trần Thị Ái Hồng

Chuyên trách T3G, TTYT Quế Sơn

Nhằm tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các hoạt động nâng cao chất lượng dân số. Sáng ngày 05.04, BCĐ công tác Dân số và Phát triển huyện Nam Giang phối hợp với UBND xã Chà Val tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số đến vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao năm 2023. Tham dự có BS.CKII Phan Đình Nhân, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình(DS-KHHGĐ) tỉnh Quảng Nam; Lãnh đạo UBND huyện cùng đại diện các Ban, ngành, đoàn thể các cấp, cán bộ công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn.

 

Sequence 01.00 02 53 10.Still008

Toàn cảnh Lễ phát động chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số

Những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân huyện Nam Giang đã tập trung thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỷ suất sinh thô hằng năm bình quân giảm từ 0,2 - 0,4‰, tỷ lệ sinh con thứ ba hàng năm giảm, các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tỷ số giới tính khi sinh ở mức giao động 107-113 cháu trai / 100 cháu gái,… 

Sequence 01.00 03 04 24.Still009

Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Nam tặng hoa chúc mừng Lễ phát động chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số

Phát biểu tại buổi Lễ, Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ cho biết để thực hiện tốt công tác dân số - KHHGĐ trong thời gian đến cần: Tăng cường công tác lãnh đạo ở các cấp Ủy Đảng, chính quyền, đưa các mục tiêu công tác DS-KHHGĐ vào tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các cặp vợ chồng tự nguyện tham gia thực hiện KHHGĐ, các cán bộ Y tế, Dân số và đội ngũ cộng tác viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, tư vấn và dịch vụ thuận tiện, an toàn và đạt hiệu quả.

Sequence 01.00 02 19 03.Still007

Xe diễn hành qua các địa bàn 4 xã vùng cao biên giới huyện Nam Giang

Sau Lễ phát động, lực lượng đoàn viên, thanh niên và người dân tham gia diễu hành tuyên truyền Chăm sóc SKSS/KHHGĐ trên các trục đường chính trên địa bàn 4 xã bao gồm: xã Chà Val, xã La Dêê, xã Đắc Tôi và xã Đắc Pre.

Viết Thạnh

 

Bộ Y tế nêu rõ, khám sàng lọc trước tiêm chủng nếu trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng, trẻ suy hô hấp, suy giảm miễn dịch, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức... thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ emTheo Bộ Y tế hướng dẫn này được áp dụng tại các cơ sở tiêm chủng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Tại quyết định do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ban hành, Bộ Y tế nêu rõ: Hướng dẫn này bao gồm các phần thăm khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ trên 1 tháng và trẻ sơ sinh nhằm mục đích quyết định cho trẻ có chống chỉ định tiêm chủng, đủ tiêu chuẩn tiêm chủng, trẻ tạm hoãn tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng và các trường hợp phải chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.

Theo đó, việc khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em đối với cơ sở ngoài bệnh viện như sau:

Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên. Các trường hợp chống chỉ định

Có tiền sử phản vệ độ III trở lên sau tiêm chủng vaccine lần trước (có cùng thành phần).

Trường hợp có tiền sử lồng ruột: Chống chỉ định với vaccine Rota.

Trường hợp mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh: Chống chỉ định với vaccine OPV.

Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

Các trường hợp tạm hoãn

Có tiền sử phản ứng phản vệ độ II sau tiêm chủng vaccine lần trước (có cùng thành phần): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

Sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách). Tiêm chủng khi thân nhiệt của trẻ ổn định.

Suy giảm miễn dịch: Trẻ nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc mắc suy giảm miễn dịch thể nặng: tạm hoãn tiêm chủng các vaccine sống giảm độc lực và chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm chủng khi trẻ được chẩn đoán suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng, ngoại trừ vaccine bại liệt uống (OPV).

Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực. Tiêm chủng cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm.

Trẻ đang điều trị hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid toàn thân (uống/ tiêm) với liều cao (tương đương prednison ≥ 2 mg/kg/ngày), hóa trị (chất chống chuyển hóa, hoặc các kháng thể đơn dòng khác nhằm vào tế bào miễn dịch...), xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực. Tiêm chủng cho trẻ sau khi kết thúc điều trị corticoid, hóa trị và xạ trị 14 ngày.

Bộ Y tế lưu ý:

Trẻ có cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Khi cân nặng trẻ từ 2000g trở lên thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện.

Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vaccine (ví dụ: lần đầu không sưng tấy, lần sau viêm sưng tấy lan tỏa tại vị trí tiêm...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm chủng khi tình trạng bệnh của trẻ ổn định.

Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi

Tại hướng dẫn Bộ Y tế nêu rõ: Giai đoạn trẻ dưới 1 tháng tuổi khi thăm khám sàng lọc, cần chú ý đến tuần tuổi thai khi đẻ, tuổi thai hiệu chỉnh, cân nặng, các chức năng cơ quan, bệnh lý cấp tính, các nghi ngờ bệnh suy giảm miễn dịch, phơi nhiễm HIV...

Một số các tình huống chống chỉ định, tạm hoãn cụ thể như sau:

Các trường hợp chống chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

Các trường hợp tạm hoãn, cụ thể:

Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.

Sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách). Tiêm chủng khi thân nhiệt của trẻ ổn định.

Trẻ có cân nặng < 2000g: Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện.

Nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc mắc suy giảm miễn dịch thể nặng: tạm hoãn tiêm chủng vaccine phòng lao (BCG) và chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm chủng khi trẻ suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng.

Chỉ định vaccine bại liệt bất hoạt dạng tiêm (IPV) thay thế vaccine bại liệt sống giảm độc lực dạng uống (OPV). Cùng đó cần xem thêm phụ lục về chỉ định, chống chỉ định, tạm hoãn tiêm chủng với trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần tạm hoãn tiêm vaccine phòng lao (BCG). Tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tuổi thai hiệu chỉnh).

Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần: Nếu mẹ có HBsAg (-) tạm hoãn tiêm vaccine viêm gan B sơ sinh, tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tuổi thai hiệu chỉnh). Nếu mẹ có HBsAg (+) hoặc mẹ không xét nghiệm chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong tuổi sơ sinh (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vacine sống giảm độc lực. Tiêm chủng cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm.

Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, thần kinh, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện.

Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra một số lưu ý khi khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em đối với cơ sở ngoài bệnh viện

Trẻ phơi nhiễm với HIV, trẻ nhiễm HIV

Cơ sở quản lý, điều trị HIV/AIDS cần phối hợp đưa ra các thông số cơ bản (trẻ phơi nhiễm với HIV, trẻ nhiễm HIV, biểu hiện lâm sàng, tình trạng miễn dịch...) để cơ sở tiêm chủng sàng lọc và ra quyết định tiêm chủng cho trẻ. Đối với các vaccine không phải là vaccine sống giảm độc lực, chỉ định tiêm như trẻ bình thường.

Chống chỉ định vaccine sống giảm độc lực với trẻ phơi nhiễm với HIV, trẻ nhiễm HIV tương tự trẻ không nhiễm HIV.

Cần lưu ý một số tình huống chỉ định, tạm hoãn, thận trọng với vaccine sống giảm độc lực cho trẻ phơi nhiễm với HIV, trẻ nhiễm HIV như sau:

Phơi nhiễm với HIV nhưng chưa có dấu hiệu lâm sàng: Chỉ định tiêm chủng.

Có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV: Tạm hoãn tiêm chủng cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm HIV.

Được chẩn đoán xác định nhiễm HIV: cần phân loại mức độ miễn dịch ở trẻ nhiễm HIV, sau đó xác định các tình huống có chống chỉ định, tạm hoãn/thận trọng tiêm chủng một số loại vaccine sống giảm độc lực.

Lưu ý theo dõi trẻ sau tiêm vaccine BCG để phát hiện phản ứng sau tiêm vaccine BCG như loét vị trí tiêm, viêm hạch, bệnh BCG lan tỏa (suy mòn, gan lách hạch to).

Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng ở cơ sở ngoài bệnh viện cần chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện

Trẻ mắc suy giảm miễn dịch nếu tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực:

Trẻ nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc đã được chẩn đoán suy giảm miễn dịch thể nặng cần khám tại bệnh viện có chuyên khoa miễn dịch để chẩn đoán xác định bệnh hoặc thay đổi mức độ bệnh.

Trẻ có biểu hiện lâm sàng nghi nhiễm hoặc xác định nhiễm HIV: Để chẩn đoán xác định và mức độ suy giảm miễn dịch.

Trẻ có cân nặng dưới 2000g.

Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vaccine.

Trẻ có tiền sử phản ứng phản vệ độ II sau tiêm chủng vaccine lần trước (có cùng thành phần)

Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, thần kinh, ung thư chưa ổn định.

Trẻ có tiền sử phản ứng với thuốc, sữa, thức ăn hoặc các loại dị nguyên khác.

Cũng tại văn bản này, Bộ Y tế đã hướng dẫn về khám sàng lọc tại bệnh viện được thực hiện cho các trường hợp chuyển đến từ cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện và các trẻ đang điều trị tại bệnh viện như nhóm trẻ sơ sinh, trẻ suy giảm miễn dịch, trẻ bệnh mạn tính ổn định, bệnh lý cấp tính trước khi ra viện...

tiem phong lao 16716752866691183838243.

THEO BÁO SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

Sáng ngày 30/03, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam phối hợp với tổ chức PATH tổ chức giao ban quý Dự án “Tăng cường tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật Bản trong thời gian đại dịch COVID-19” tại tỉnh Quảng Nam. Tham dự có Bà Farzana Muhib - Chuyên gia cao cấp về Vắc-xin và Tiêm chủng, PATH Mỹ; Ts. Thẩm Chí Dũng, Ths. Phạm Trung - Tổ chức PATH; Ths. Hoàng Tiến Thanh - Viện Pasteur Nha Trang; Ts.Bs. Nguyễn Văn Văn- PGĐ Sở Y tế Quảng Nam, đại điện lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam và đại điện lãnh đạo 06 Trung tâm y tế dự án.

Phát biểu tại cuộc họp, Ts.Bs. Nguyễn Văn Văn đã ghi nhận những kết quả đạt được và đóng góp của dự án trong 07 tháng qua. Dự án đã góp phần trong công tác nâng cao năng lực lập kế hoạch, tổ chức điều hành tiêm chủng tại các huyện/thị xã/thành phố, nâng cao năng lực thống kê báo cáo; nâng cao tỉ lệ tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật Bản (JEVAX) cho đối tượng từ 1-5 tuổi bị bỏ lỡ tiêm vắc xin do đại dịch COVID-19 trong năm 2020-2022; nhấn mạnh tầm quan trọng của vắc xin đặc biệt là vắc xin Viêm não Nhật Bản (VNNB) vì đặc điểm dịch tễ tại Việt Nam vẫn còn nhiều nguy cơ đối với bệnh; lịch tiêm chủng kéo dài, nhiều mũi khiến việc tiêm nhắc lại chưa đầy đủ; gián đoạn do dịch COVID-19.... điều này rất dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại nếu không được can thiệp tiêm chủng kịp thời.

5f9b43a7c1ce1d9044df

Ts.Bs. Nguyễn Văn Văn- Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc giao ban quý Dự án “Tăng cường tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật Bản trong thời gian đại dịch COVID-19” tại tỉnh Quảng Nam

Theo báo cáo của CDC Quảng Nam, kết quả tiêm chủng vắc xin VNNB cho trẻ bị bỏ lỡ trong thời gian đại dịch COVID-19 như sau: Tính từ 1/10/2022-30/3/2023 tỷ lệ tiêm 3 mũi chung của 6 huyện đạt 76,7% (8.332 trẻ/10.858 mũi). Đối với mũi 1: Tỷ lệ tiêm M1 chung của 6 huyện đạt 93,6% (1.997/2.134 mũi), 6/6 huyện đều đạt tỷ lệ > 90%. Đối với mũi 2:  Tiến độ tiêm M2 chung của 6 huyện đạt 74,6% (2.594/3.478 mũi), 6/6 huyện đều chưa đạt tiến độ đề ra (< 90%), 03 huyện tỷ lệ tiêm M2 còn thấp: Bắc Trà My, Đại Lộc, Nam Trà My. Đối với mũi 3: Tỷ lệ tiêm M3 chung của 6 huyện đạt 71,3% (3.741/5.246 mũi), 6/6 huyện tiến độ tiêm M3 còn thấp do trẻ chưa đủ khoảng cách tiêm M3.

10d7046c86055a5b0314

Bs CK1. Huỳnh Công Quang- PGĐ CDC Quảng Nam báo cáo kết quả tiêm chủng vắc xin VNNB cho trẻ bị bỏ lỡ trong thời gian đại dịch COVID-19 tại 06 huyện dự án

Dự án PATH tăng cường tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật Bản (VNNB) trong thời gian đại dịch COVID - 19 nhằm hỗ trợ kỹ thuật triển khai tiêm chủng vắc xin VNNB cho đối tượng bị bỏ lỡ tiêm vắc xin do đại dịch COVID-19 trong 12 tháng (từ 01/8/2022- 31/7/2023) tại 6 huyện, gồm huyện Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Nam Trà My, Phước Sơn và Tiên Phước. Dự án tập trung chủ yếu vào các hoạt động: Lập kế hoạch chi tiết; Điều tra rà soát đối tượng; Hỗ trợ hoạt động tiêm chủng; Giám sát hỗ trợ và đánh giá; Thống kê, báo cáo thông qua Google form.Tổ chức PATH mong muốn sẽ đồng hành cùng 06 huyện dự án đến 30/10/2023.

 

 ÁNH MINH - THƯ NGUYỄN

Cập nhật đến sáng nay, 24-3, ba bệnh nhân nặng nhất trong vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua ở tỉnh Quảng Nam đã tiến triển tốt, các bệnh nhân đã tỉnh táo và cai máy thở.

Sáng 24-3, liên quan các bệnh nhân trong vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua xảy ra tại tỉnh Quảng Nam, TS.BS. Tô Mười – Giám đốc Bệnh viện ĐKKVMN Phía Bắc Quảng Nam cho biết sức khỏe các bệnh nhân đang bình phục rất tốt. 

Có 3 trường hợp tiên lượng nặng đã được chỉ định truyền Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT), thuốc giải ngộ độc tố Clostridium Botulinum. 

Cập nhật đến sáng nay, 24-3, sức khỏe của 2 trong số 3 bệnh nhân ngộ độc nặng đã hồi phục khá tốt, rút được ống thở. Trong đó, bệnh nhân H.V.Đ (26 tuổi) đã tỉnh, tiếp xúc được, thực hiện được y lệnh, đã ngưng an thần, sức cơ 5/5 và rút được ống thở. Bệnh nhân H.T.T (37 tuổi) đã tỉnh táo, tiếp xúc được, sinh hiệu ổn, sức cơ 5/5.

Riêng bệnh nhân H.V.Đ 57 tuổi, được truyền thuốc giải tối 18/3. Trước truyền thuốc, người bệnh lơ mơ, tiếp xúc kém, liệt hoàn toàn, thở máy, không tự thở, có nhịp tự thở rất yếu. 

Đến sáng 19/3, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, thực hiện được y lệnh chậm, sức cơ tứ chi 2/5, có nhịp tự thở yếu. 

Đến ngày 23/3, người bệnh lơ mơ, vẫn còn phải dùng thuốc an thần, nhiệt độ cao, vẫn thở máy, cơ lực 2 bên cải thiện hơn, sức cơ 3/5, tiên lượng dè dặt. Bác sĩ khoa HSTC-CĐ Hội chẩn với Bệnh viện Chợ Rẫy và đưa ra hướng xử trí tiếp theo: Khai khí quản, điều trị thêm chống phù nề. Đây là bệnh nhân bị ngộ độc nặng nhất hiện tại. 

Sáng ngày 24/3, Bệnh nhân có cải thiện, đã cai thở máy vào lúc 18h ngày 23/3, hiện tại đang thở HFNC và tiên lượng tốt lên.

tải xuống

Bệnh nhân H.V.Đ đã cai thở máy vào lúc 18h ngày 23/3, hiện tại đang thở HFNC và tiên lượng tốt lên

Theo TS.BS Tô Mười, trong 5 lọ thuốc giải độc cực hiếm với giá 8.000 USD/lọ đã được đoàn bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy mang ra tỉnh Quảng Nam cứu người, có 3 lọ đã được sử dụng, còn 2 lọ dự phòng được mang về lưu kho để điều trị những trường hợp khác. Hiện cả nước chỉ còn 2 lọ dự trữ này.

 


TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam thông tin, bệnh nhân H.V.Đ  (57 tuổi) là trường hợp duy nhất còn thở máy do ngộ độc cá chép ủ chua, hiện tại các chỉ số sinh tồn đã ổn định.

Chiều 21/3, trả lời với Báo Sức khỏe và Đời sống, TS.BS. Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện tại tình hình 8 bệnh nhân đã ổn định, trong đó 3 nạn nhân nặng phải thở máy có 2 người là H.T.T. (37 tuổi) và H.V.Đ (26 tuổi) đã được rút máy thở, duy nhất chỉ còn một người thở máy nhưng các chỉ số sinh tồn đã ổn. 

Trước đó,  từ ngày 7 đến 17/3, liên tiếp các trưởng hợp ngộ độc cá chép muối ủ chua tại huyện Phước Sơn khiến 10 người nhập viện, trong đó có một trường hợp tử vong.

NGo do tho may

Bệnh nhân H.T.T (37 tuổi)- Một trong 9 bệnh nhân bị ngộ độc đang được điều trị hiện tại sức khỏe đã ổn định. Ảnh: SYT

Cụ thể, trường hợp vẫn còn thở máy là bệnh nhân H.V.Đ. (57 tuổi), được truyền thuốc giải tối 18/3. Trước truyền thuốc, người bệnh lơ mơ, tiếp xúc kém, liệt hoàn toàn, thở máy, không tự thở, có nhịp tự thở rất yếu. Đến sáng 19/3, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, thực hiện được y lệnh chậm, sức cơ tứ chi 2/5, có nhịp tự thở yếu. Ngày 20/3, người bệnh lơ mơ, vẫn còn phải dùng thuốc an thần, nhiệt độ cao, vẫn thở máy, cơ lực 2 bên cải thiện hơn, sức cơ 3/5, tiên lượng dè dặt. "Đây là người bệnh bị ngộ độc nặng nhất, tuy nhiên các chỉ số sinh hiệu hiện tại của bệnh nhân đến nay đã ổn định", TS.BS. Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam thông tin.

ngo doc het tho may

Bệnh nhân H.V.Đ (26 tuổi) - Một trong 9 bệnh nhân ngộ độc đang điều trị hiện tại đã cai thở máy và ngồi dậy tự thở được. Ảnh: SYT

Cũng theo thông tin từ TS.BS Mai Văn Mười, để đảm bảo sức khỏe cho các bệnh nhân, Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi Bắc Quảng Nam vẫn thường xuyên hội chẩn với Bệnh viện Chợ Rẫy. Đồng thời, luôn sẵn sàng đảm bảo đáp ứng đủ về thuốc và các vật tư y tế cho bệnh nhân. Các chuyên gia y tế đều hài lòng về tình hình điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi Bắc Quảng Nam và thống nhất dùng thuốc kháng sinh Meronem để chống nhiễm trùng đa kháng kịp thời cho người bệnh.

Theo đó, kết quả kiểm nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang cho thấy các mẫu thức ăn từ cá chép ủ chua dương tính với Clostridium Botulinum type E, ngày 18/3, Nhận được đề nghị hỗ trợ chuyên môn cho các ca bệnh ngộ độc món cá chép muối ủ chua đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh đã cử các chuyên gia hồi sức, chống độc mang theo 5 lọ thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) ra Quảng Nam. Đây là loại thuốc quý hiếm, có giá thành hơn 8.000 USD/lọ. Sau khi được truyền thuốc giải độc, tình hình của các bệnh nhân đều đã được cải thiện cho đến nay.

Theo suckhoedoisong.vn

SKĐS - Viện Pasteur Nha Trang, Khánh Hòa đã có kết luận chính thức nguyên nhân làm nhiều người dân huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam ngộ độc thực phẩm do ăn cá chép ủ chua, dương tính với vi khuẩn Clostridium botulinum type E.
Những ngày gần đây, nhiều người dân ở 2 xã Phước Đức và Phước Kim thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam phải nhập viện cấp cứu do ăn cá chép ủ chua theo kiểu truyền thống. Các vụ ngộ độc thực phẩm này đã làm 1 người tử vong, 10 người hiện đang phải thở máy.

Trước đó, ngày 10/3, Bệnh viện Đa khoa khu vực miền múi phía Bắc tiếp nhận 5 bệnh nhân đầu tiên, trong đó có 1 người tử vong, 3 người nguy kịch.

Đến ngày 16/3, thêm 5 người dân ở xã Phước Kim, huyện Phước Sơn bị ngộ độc thực phẩm phải đi cấp cứu liên quan đến món cá chép ủ chua, món ăn truyền thống của người dân địa phương.

Theo nhiều người dân kể lại, 5 người dân tổ chức ăn trưa tại rẫy keo. Bữa trưa của họ gồm cơm, cá chép ủ chua và chim nướng.

Đến 19 giờ ngày 16/3, một người trong nhóm kêu đau đầu, buồn nôn, nôn, bụng chướng, choáng, chóng mặt. Tiếp đó, ba người khác cũng có biểu hiện tương tự, họ được đưa đến Bệnh viện đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam cấp cứu và được chẩn đoán ngộ độc Botulism. Riêng một người trong nhóm này vẫn bình thường và cho biết không ăn món cá ủ chua.

Được biết, những người ngộ độc thực phẩm đều là người dân tộc Gié Triêng.

ngo doc 1679141760026417034494 1

TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam thăm hỏi người dân ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại bệnh viện.


Trước tình hình trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam phối hợp với các đơn vị điều tra nguyên nhân và khảo sát các yếu tố liên quan để tìm nguồn lây, lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang và Viện Kiểm nghiệm An toàn viện sinh thực phẩm quốc gia kiểm nghiệm.

Đồng thời, tham mưu Sở Y tế Quảng Nam chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn tuyên truyền cho dân về vệ sinh ăn uống, về phòng chống ngộ độc thực phẩm, ngộ độc Clostridium botulinum.

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, ngay khi nắm được sự việc đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn tiếp tục ra soát các trường hợp liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm để phát hiện sớm, tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời. Trường hợp có diễn biến nặng phải chuyển lên tuyến trên để điều trị kịp thời.

Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc, Quảng Nam sẵn sàng phối hợp hội chẩn từ xa, tiếp nhận bệnh nhân chuyển tuyến để điều trị kịp thời nhằm hạn chế tối thiểu trường hợp diễn biến nặng, tử vong xảy ra.
Đề nghị UBND các huyện, đặc biệt là vùng núi cao tăng cường thông tin, truyền thông, giáo dục về kiến thức an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không đảm bảo an toàn thực phẩm trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm.

TS.BS Mai Văn Mười cho biết, thời gian gần đây, tại một số địa phương khu vực miền Trung liên tục xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm do nghi ăn các món ăn mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương.

Để giảm thiểu, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, ngành y tế Quảng Nam khuyến cáo người dân:
- Không sử dụng các món ăn được chế biến liên quan món cá chép ủ chua.

- Không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng,...; cần có biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương như món cá chép ủ chua, ….

- Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng...; không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; không ăn nấm đã bị dập nát, hư hỏng.

- Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.

- Kiên quyết tẩy chay các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Người dân cần có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm. Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm có độc tố có thể gây tử vong nhanh, nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, khi có các biểu hiện ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm nghi có độc tố, cần nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời.

Nguồn : Báo Sức khỏe - Đời sống

 

Ngày 16/03/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam tổ chức họp về dự án "Hỗ trợ kỹ thuật tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi kết hợp với tiêm chủng thường xuyên trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Quảng Nam" Tham dự có Ths. Bs Hoàng Tiến Thanh, đại diện Viện Pasteur Nha Trang; cán bộ dự án PATH; TS, Bs Nguyễn Văn Văn, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam; đại diện lãnh đạo CDC Quảng Nam cùng đại diện lãnh đạo Trung tâm y tế, chuyên trách tiêm chủng và chuyên trách dược của 07 huyện: Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang. 

thanh

Ts.BS Nguyễn Văn Văn phát biểu khai mạc buổi họp về dự án "Hỗ trợ kỹ thuật tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi kết hợp với tiêm chủng thường xuyên trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Quảng Nam"
Phát biểu khai mạc, Ts.Bs Nguyễn Văn Văn, phó giám đốc Sở Y tế đã đánh giá việc tiêm chủng COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi và tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi là cần thiết, cấp bách trong tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Dự án đã góp phần không nhỏ trong công tác nâng cao tỉ lệ tiêm chủng ở các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn qua đó góp phần thực hiện mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội các đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Tại buổi họp, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về các hoạt động của dự án, thống nhất kế hoạch và lộ trình thực hiện hoạt động như: tăng cường sự đồng thuận tiêm chủng COVID-19 cho trẻ dưới 12 tuổi thông qua hỗ trợ rà soát và điều chỉnh kế hoạch truyền thông kết hợp với tiêm chủng thường xuyên; nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và ngoài y tế (giáo viên, cộng tác viên...), cách sử dụng, bảo quản vắc-xin, quản lý phát hiện và khắc phục sự cố dây chuyền lạnh thường gặp ...; nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tuổi ở các xã khó khăn tại tỉnh Quảng Nam; chia sẻ kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi kết hợp với tiêm chủng thường xuyên cho trẻ tại tỉnh tham gia dự án cho các đơn vị khác.

Dự án MOMENTUM 2 sau khi thống nhất sẽ được triển khai từ tháng 03/2023 đến 09/2023 tại 58 xã thuộc 07 huyện (Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang),