Thưa quý vị và các bạn! 1000 ngày đầu đời của trẻ là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển tốt nhất. Trong giai đoạn này nếu trẻ được nuôi dưỡng đúng cách sẽ là cơ hội tốt nhất cho sức khỏe và trí tuệ của bé. Vậy chăm sóc trẻ như thế nào là đúng cách?

 Tác giả: Long Cảnh - Trưởng Hoa

      Thưa quý vị và các bạn!  Nuôi con khoẻ mạnh, thông minh là niềm vui, hạnh phúc, là mong muốn của mỗi người mẹ, mỗi gia đình và là trách nhiệm thiêng liêng đối với giống nòi, đất nước. Muốn sinh con khoẻ mạnh, mỗi người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khoẻ của mình, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi của người mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển trí não của thai nhi.

     Vậy khi mang thai người mẹ cần dinh dưỡng như thế nào để giúp em bé khi sinh ra được phát triển khỏe mạnh, sau đây mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe về cách chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ khi mang thai để mẹ khỏe con khỏe.

Tác giả: Long Cảnh - Trưởng Hoa

 

     Sốt xuất huyết vẫn là mối đe dọa toàn cầu đối với sức khoẻ cộng đồng. Bộ Y tế đang đề xuất đưa tiêm vaccine phòng sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng.

     Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời với các tuýp khác nhau

     Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 9/2024, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 12 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc giảm 15,5%, số ca tử vong giảm 14 trường hợp.

     Việt Nam lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue, nhưng tuýp virus lưu hành chủ yếu là DENV-1, DENV-2. Trong năm 2023, tuýp DENV-2 chiếm 88%; năm 2024 tuýp DENV-2 chiếm khoảng 70%.

     Tuýp DENV-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch cũng như là nguyên nhân lớn dẫn đến các ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.

     Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời với các tuýp virus khác nhau, thậm chí lần mắc thứ 2 có nguy cơ nặng hơn lần đầu.

     Cũng liên quan đến dịch sốt xuất huyết, Tổ chức Y tế thế giới vừa khởi động Kế hoạch chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó chiến lược toàn cầu (SPRP) để giải quyết bệnh sốt xuất huyết và các loại arbovirus khác do muỗi Aedes truyền. Bằng cách thúc đẩy phản ứng phối hợp toàn cầu, Kế hoạch nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong do sốt xuất huyết và các bệnh do arbovirus khác do muỗi Aedes truyền như Zika và Chikungunya…

     Kế hoạch nêu rõ các hành động ưu tiên để kiểm soát sự lây truyền và đưa ra các khuyến nghị cho các quốc gia bị ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm giám sát dịch bệnh, hoạt động xét nghiệm, kiểm soát véc tơ, gắn kết cộng đồng, quản lý lâm sàng, nghiên cứu và phát triển, thông qua cách tiếp cận toàn xã hội và khu vực.

     Theo ước tính, có khoảng 4 tỷ người có nguy cơ nhiễm arbovirus trên toàn thế giới và con số này ước tính sẽ tăng lên 5 tỷ vào năm 2050. Các trường hợp mắc sốt xuất huyết đã tăng vọt trên tất cả sáu khu vực của WHO và số ca mắc đã tăng gấp đôi mỗi năm kể từ năm 2021. Tính đến cuối tháng 8/2024, với hơn 12,3 triệu ca - gần gấp đôi so với 6,5 triệu ca được báo cáo trong cả năm 2023.

     Sốt xuất huyết lưu hành ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ và cũng đáng lo ngại ở Châu Phi...

     Vaccine phòng chống sốt xuất huyết - một vũ khí mới trong phòng chống bệnh này?

     Tại Việt Nam, vaccine phòng, chống sốt xuất huyết đã được nghiên cứu và phát triển để giúp ngăn ngừa bệnh này.

     Hiện tại, đã có vaccine Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh mục vaccine được cấp phép lưu hành theo Quyết định 308/QĐ-QLD ngày 14/5/2024 của Cục Quản lý Dược, đang được tiêm dịch vụ tại Việt Nam.

     Một số nghiên cứu vaccine trong nước và quốc tế cũng đang tiếp tục được phát triển và thử nghiệm để cung cấp thêm sự lựa chọn phòng, chống bệnh cho người dân.

     Vaccine phòng chống sốt xuất huyết - một vũ khí mới trong công tác phòng chống sốt xuất huyết nhằm làm giảm số mắc và hạn chế các trường hợp bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong do sốt xuất huyết, góp phần đạt được mục tiêu chung là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

     Theo Cục Y tế dự phòng, việc đưa vaccine phòng, chống sốt xuất huyết vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng cần được thực hiện theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm đó là bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm có vaccine vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhà nước bảo đảm tiêm miễn phí cho người dân.

1 khach tiem vac xin sot xuat hu

Vaccine phòng sốt xuất huyết hiện đang được tiêm dịch vụ tại Việt Nam.

     Cùng đó, để đưa vào tiêm chủng mở rộng cần có các đánh giá gánh nặng bệnh tật, tính an toàn, hiệu quả miễn dịch đồng thời xem xét tính chấp nhận của cộng đồng và đánh giá hiệu quả kinh tế vaccine phòng, chống sốt xuất huyết.

     Hiện nay Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá nghiên cứu các yếu tố trên sau đó sẽ trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vào tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.

     Tại một hội thảo về vấn đề này, PGS.TS.BSCKII Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM nhấn mạnh: Trước đây, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam thường xảy ra vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Nhưng gần đây, tháng nào các cơ sở y tế cũng ghi nhận các ca bệnh, bao gồm cả các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.

     Hơn nữa, nếu trước đây các ổ dịch thường tập trung tại khu vực miền Trung và Nam thì nay, sốt xuất huyết đã dần được ghi nhận ở miền Bắc. Thực trạng này cho thấy cần phải gia tăng nguồn lực và bổ sung biện pháp dự phòng sốt xuất huyết chủ động như tiêm chủng khi có vaccine.

     Cùng với tay chân miệng, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm lưu hành tại nước ta với có số trường hợp mắc cao được. Do đó, để công tác phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả, triệt để, lâu dài, cần thiết phải lồng ghép, phối hợp triển khai đồng bộ với các giải pháp phòng, chống dịch truyền thông như giám sát dịch, phòng chống véc tơ chủ động (diệt muỗi, diệt lăng quăng), xử lý ổ dịch sớm và triệt để, truyền thông phòng chống dịch….

Theo suckhoedoisong.vn

     Bộ Y tế đã chuyển thông tin 95 sản phẩm thực phẩm chức năng vi phạm trên 184 đường link vi phạm tới Bộ Thông tin và Truyền thông, 92 sản phẩm vi phạm trên 165 đường link vi phạm tới Bộ Công Thương để xử lý. Bộ Y tế đã xử lý 126 hành vi vi phạm, với số tiền phạt trên 16,8 tỷ.

     Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 8.

     Chuyển cơ quan chức năng liên quan nhiều thực phẩm chức năng thông tin quảng cáo sai phạm

     Liên quan đến công tác quản lý thực phẩm chức năng, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, tại Việt Nam, hệ thống pháp luật quản lý về thực phẩm chức năng tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

bo truong bo y te dao hong lan t

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.

     Việc quản lý các mặt hàng thực phẩm chức năng được thể chế bởi các quy định tại Luật An toàn thực phẩm và một số luật khác có nội dung liên quan đến an toàn thực phẩm như: Luật Thanh tra, Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quảng cáo, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dưới các Luật này là các Nghị định hướng dẫn Luật cùng các Thông tư của các Bộ ngành, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm, đặc biệt là mức giới hạn tối đa các chất ô nhiễm trong thực phẩm…

     Thực phẩm chức năng tại Việt Nam được quản lý bởi Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Bộ Y tế đã ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn đầy đủ các nội dung quản lý thực phẩm chức năng

     Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, từ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế đã cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố cho 24.643 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, trong đó sản phẩm trong nước chiếm 84,7%; cấp 201 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Việt Nam là quốc gia đầu tiên của ASEAN áp dụng GMP thực phẩm bảo vệ sức khoẻ).

     Bộ Y tế đã cấp 6.653 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo; chuyển thông tin của 95 sản phẩm vi phạm trên 184 đường link vi phạm tới Bộ Thông tin và Truyền thông, 92 sản phẩm vi phạm trên 165 đường link vi phạm Bộ Công Thương để xử lý theo thẩm quyền.

     Đồng thời, Bộ Y tế đã thực hiện và chỉ đạo các địa phương thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo đó, Bộ Y tế đã xử lý 126 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt là 16,858 tỷ đồng. Các địa phương đã kiểm tra 941.836 cơ sở, trong đó có 85.551 cơ sở có vi phạm, phạt tiền 20.881 cơ sở, với tổng số tiền phạt là 123,841 tỷ đồng.

     Qua thanh tra, kiểm tra về thực phẩm chức năng, phát hiện vi phạm chủ yếu là sản xuất thực phẩm chức năng giả (giả về chất lượng, giả về thương hiệu và giả về nguồn gốc, xuất xứ).

     Vì lợi nhuận bất chấp quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cố tình quảng cáo lừa người tiêu dùng

     Theo Bộ Y tế, phần lớn các mặt hàng thực phẩm chức năng làm giả, kém chất lượng đều được nhập qua đường tiểu ngạch, về đến Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và mang đi tiêu thụ. Những sản phẩm làm giả này được bán ra thị trường với giá rẻ hơn hàng thật.

     Cùng đó là tình trạng sản xuất thực phẩm chức năng có chứa chất cấm; sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không đúng chất lượng đã công bố; sản xuất thực phẩm chức năng ở nơi không bảo đảm vệ sinh, không có Giấy chứng nhận GMP;

     Bộ Y tế cho biết, bên cạnh đó là hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng như "thần dược", quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo, quảng cáo không đúng với nội dung đã được xác nhận.

     Ngoài ra có tình trạng sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm; thiết lập tổng đài tư vấn giả mạo bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia y tế để tư vấn không đúng về công dụng, tác dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng.

     Theo Bộ Y tế, việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn gặp nhiều khó khăn do sự phát triển của các hình thức quảng cáo qua mạng; đặc biệt khó khăn khi xử lý vi phạm trên các trang mạng xã hội, các quảng cáo từ các máy chủ ở nước ngoài.

     Cùng đó khó khăn trong việc quản lý việc mua bán thực phẩm chức năng qua một số hình thức mới như: Quảng cáo thực phẩm chức năng thông qua hình thức tư vấn bán hàng qua điện thoại, đe doạ, nghiêm trọng hóa tình trạng bệnh nhằm bán thực phẩm chức năng. Việc tư vấn, bán hàng qua hình thức này chỉ có người nghe và người tư vấn biết thông tin nên không giám sát, kiểm soát được nội dung phát ngôn và không thể ngăn chặn trước được phát ngôn của người quảng cáo.

     Thêm nữa là việc bán thực phẩm chức năng trên các sàn thương mại điện tử, website và các gian hàng kinh doanh trên các ứng dụng trên mà chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố hoặc chưa nộp bản tự công bố đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

     Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho hay: Việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn nhiều khó khăn do các thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả được sản xuất ở nước ngoài mang về; cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan để quản lý.

     Theo báo cáo của Bộ Y tế, việc quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản xuất, kinh doanh ngay sau khi tự công bố mà không cần có ý kiến của cơ quan quản lý.

     "Tuy nhiên, một bộ phận doanh nghiệp đã lợi dụng cơ chế này để thực hiện không đúng quy định, không gửi hồ sơ tự công bố đến cơ quan quản lý địa phương, công bố không đúng, không đầy đủ, thậm chí không công bố sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh, dẫn đến nhiều sản phẩm không được hậu kiểm và nguy cơ sản phẩm không đảm bảo an toàn"- Báo cáo của Bộ Y tế nêu rõ.

     Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế, nguyên nhân của tình trạng này do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của một số tổ chức, cá nhân còn kém, vì lợi nhuận bất chấp pháp luật, sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.

     Vì lợi nhuận, nhiều đối tượng lợi dụng nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng cao nên cố tình sản xuất thực phẩm chức năng giả, nhập khẩu thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc về dán nhãn, mác của các dòng sản phẩm của nước ngoài, cố tình quảng cáo sai sự thật bất chấp quy định của pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.

nghe si quang cao 16948588572591

Vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng.

     Tăng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo để đảm bảo tính răn đe

     Về giải pháp khắc phục, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho hay, thời gian tới sẽ sửa đổi, bổ sung Luật An toàn thực phẩm sửa đổi, sửa đổi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm theo hướng thống nhất giữa các quy định pháp luật, tháo gỡ những khó khăn bất cập trong quản lý, đáp ứng thực tiễn.

     Đồng thời, sửa đổi Luật Quảng cáo để khắc phục các vấn đề còn vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng.

     Cùng đó tăng cường công tác quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng, nhất là quảng cáo qua mạng xã hội; công khai tên cơ sở vi phạm, sản phẩm vi phạm, nội dung vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật và có chế tài xử phạt phù hợp; bổ sung hành vi và tăng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo để đảm bảo tính răn đe;

     Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và xử lý vi phạm. Rà soát, hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm và công khai các vi phạm theo quy định hiện hành.

     Đồng thời tăng cường tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng tuân thủ đúng quy định của pháp luật; nâng cao hiểu biết của người dân để hiểu đúng, dùng đúng thực phẩm chức năng, chỉ mua khi thực sự có nhu cầu và dùng đúng hướng dẫn sử dụng.

 Theo suckhoedoisong.vn

     Chi phí khám chữa bệnh, tổn thất năng suất lao động do mắc bệnh và tử vong sớm bởi hút thuốc lá là 108.000 tỷ đồng/năm, chiếm 1,14% GDP. Chi phí này cao gấp 5 lần so với nguồn thu từ thuế thuốc lá mang lại.

     ThS Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết những thông tin trên tại hội thảo "Xây dựng chiến lược điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW tổ chức hôm nay - 7/11 tại Hà Nội.

thue thuoc la 1730985215552239197921

ThS Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá.

     Cũng theo ThS Hải, tại Việt Nam, theo ước tính số tiền bỏ ra mua thuốc lá lên đến 49.000 tỷ VNĐ/năm (từ nguồn dữ liệu của nghiên cứu PGATS 2020).

     Việc hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong thanh thiếu niên đang gia tăng như một "nạn dịch" mà hoàn toàn chúng ta có thể ngăn ngừa được. Hiện thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán lẻ sản phẩm thuốc lá của Việt Nam chỉ chiếm 38,8%, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới thấp là 70-75% giá bán lẻ.

     Do đó, việc tăng thuế thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, trước hết là trong thanh thiếu niên và người nghèo, bên cạnh đó việc tăng thuế thuốc lá cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe.

     Phát biểu tại Hội thảo, TS Trần Thị Hồng Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW cho biết, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới.

     Theo thống kê từ Bộ Y tế, Việt Nam xếp hạng thứ 15 về mức độ tiêu thụ thuốc lá với khoảng 15,3 triệu người hút thuốc trực tiếp. Đồng thời, hàng triệu người khác cũng phải chịu ảnh hưởng từ khói thuốc thụ động, trong đó trẻ em và phụ nữ là những nhóm dễ bị tổn thương nhất.

     Những hệ lụy về sức khỏe và chi phí xã hội từ việc hút thuốc lá là vô cùng nghiêm trọng, gây ra gánh nặng lớn cho hệ thống y tế quốc gia. Ước tính mỗi năm có khoảng 40 nghìn người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, con số này có thể lên tới 70 nghìn người vào năm 2030, theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

     Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối diện với các thách thức về sức khỏe do thuốc lá, thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định là một công cụ quan trọng nhằm kiểm soát tỷ lệ sử dụng các mặt hàng này. Thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ đóng vai trò trong việc kiềm chế tỷ lệ tiêu dùng mà còn tạo ra một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước.

hoi thao 3 1730985062291 1730985062810192185417

TS Trần Thị Hồng Minh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW

     Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá nhằm tăng giá sản phẩm, từ đó hạn chế nhu cầu sử dụng.

     Thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ đóng vai trò trong việc kiềm chế tỷ lệ tiêu dùng mà còn tạo ra một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của chính sách này, cần có sự đánh giá và phân tích toàn diện về tác động vi mô của thuế đối với người tiêu dùng và các nhóm dân cư khác nhau.

     Theo TS Trần Thị Hồng Minh, thiết lập được mỗi liên hệ giữa thu thuế từ thuốc lá đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các kênh tác động kinh tế vĩ mô nói riêng là một hướng đi quan trọng.

     Riêng việc sử dung khoản chi ngân sách nhà nước cho các chương trình Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) từ gia tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giúp đưa ra những cân nhắc đa chiều hơn đối với các đề xuất về thuế, đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá.

     Thông tin tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban - Ban Nghiên cứu tổng hợp Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TW cho biết, thuế thuốc lá ở Việt Nam còn tương đối thấp so với các nước ASEAN và trung bình thế giới. Qua kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Philippine, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với người có thu nhập thấp và trẻ em.

     Đồng thời thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giúp Chính phủ cải thiện nguồn thu ngân sách nói chung và từ đó có thể gia tăng đầu tư vào lĩnh vực khác...

Theo suckhoedoisong.vn

    Bảo hiểm y tế là giải pháp bền vững giúp người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với thuốc điều trị ARV liên tục, suốt đời và các quyền lợi khám chữa bệnh khác...

    Vai trò của bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV/AIDS

    Là một thành viên Mạng lưới Người sống với HIV Việt Nam (VNP+), Đồng Đức Thành - người 30 năm sống chung với HIV cho biết: "Có bảo hiểm y tế, tôi được nhiều quyền lợi. Mỗi lần khám bệnh tôi được cơ quan bảo hiểm chi trả hỗ trợ điều trị đúng tuyến đến 80%, chi trả cho cả những xét nghiệm đắt tiền. Bảo hiểm y tế chính là “cứu cánh” hỗ trợ tôi về kinh tế và thuốc ARV. Nhờ duy trì điều trị bằng thuốc kháng virus ARV, sức khỏe của tôi được cải thiện, sinh hoạt và công việc không bị xáo trộn nhiều".

    Tuân thủ điều trị ARV giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, làm việc bình thường. Mặc dù thuốc ARV không 'tiêu diệt', chữa khỏi được HIV nhưng ngăn HIV sinh sôi và phá hủy các tế bào CD4 (tế bào bạch cầu) chống lại nhiễm trùng. Việc uống thuốc giúp làm giảm tải lượng HIV trong máu đến mức không phát hiện được, từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền hoặc không làm lây truyền HIV cho bạn tình qua quan hệ tình dục.

    Đối với người mẹ nhiễm HIV, nếu tuân thủ điều trị ARV, tải lượng virus đạt ngưỡng ức chế hay không phát hiện được cũng làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV cho con trong quá trình mang thai và cho con bú. Không những thế, người nhiễm HIV thường hay ốm đau do hệ miễn dịch suy giảm, nên bảo hiểm y tế rất quan trọng và cần thiết, giúp giảm gánh nặng liên quan đến chi phí y tế như nằm viện, tiền mua thuốc suốt đời, Đồng Đức Thành chia sẻ.

    Điều 40 Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định: Người đang tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bị nhiễm HIV được Quỹ BHYT chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục thuốc kháng HIV do BHYT chi trả. Như vậy, Luật BHYT không phân biệt người nhiễm HIV/AIDS với người mắc bệnh khác (trừ một số trường hợp quy định tại điều 23 của Luật này) và người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT sẽ được hưởng chế độ và được chi trả giống như các bệnh khác. Điều đó có nghĩa là, tham gia BHYT người nhiễm HIV sẽ giảm được chi phí trong điều trị HIV.

    Đối với người nhiễm HIV thuộc các đối tượng sau sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh:

  • Người nhiễm HIV thực hiện khám, chữa bệnh tại các tuyến xã, huyện...
  • Nằm trong diện dân tộc thiểu số
  • Thuộc diện hộ nghèo
  • Trẻ em dưới 6 tuổi...

a495d565c79163cf3a80 17240584103

Tuân thủ điều trị ARV giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, làm việc bình thường.

    Những dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được bảo hiểm y tế chi trả

    Những dịch vụ y tế dưới đây được bảo hiểm y tế chi trả:

    - Thuốc kháng HIV (trừ trường hợp đã được nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả).

    Xét nghiệm HIV trong khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con, nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả.

    - Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV.

    - Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng virus HIV và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

    - Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh.

    - Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả).

    - Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội...

    Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với BHXH Việt Nam và các địa phương đã kiện toàn các cơ sở điều trị và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thanh toán khám, chữa bệnh BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS.

    Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động người nhiễm HIV tích cực tham gia BHYT sau khi tư vấn cho người bệnh về lợi ích khi tham gia BHYT, đồng thời hỗ trợ mua thẻ BHYT cũng như triển khai các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử tại các cơ sở khám, chữa bệnh và tại cộng đồng để người nhiễm HIV yên tâm điều trị.

Theo suckhoedoisong.vn

Sáng ngày 04.11, tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Nam Giang, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Giám đốc Sở về việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc TTYT huyện Nam Giang. 

Tại đây, Ths.Bs Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Sở Y tế đã trao Quyết định số 1196/QĐ-SYT ngày 01/11/2024 của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho BS.CKI Tơ Ngôl Vui, Phó Giám đốc TTYT huyện Nam Giang giữ chức vụ Giám đốc TTYT huyện Nam Giang kể từ ngày 01/11/2024. 

Đồng thời trao Quyết định số 1195/ QĐ-SYT ngày 01/11/2024 của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho Dược sĩ Huỳnh Thanh Trúc, Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính, TTYT huyện Nam Giang giữ chức vụ Phó Giám đốc TTYT huyện Nam Giang.

b8caaf6d6597ddc98486

Ths.Bs Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh  trao Quyết định cho BS.CKI Tơ Ngôl Vui (bên phải), Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Nam Giang, giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm y tế huyện Nam Giang và Quyết định cho Dược sĩ Huỳnh Thanh Trúc (Bên trái), Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính, TTYT huyện Nam Giang giữ chức vụ Phó Giám đốc TTYT huyện Nam Giang  

Phát biểu tại Hội nghị, Ths.Bs Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh gửi lời chúc mừng và bày tỏ sự tin tưởng trên cương vị mới, đồng chí tân Giám đốc và Phó Giám đốc TTYT huyện Nam Giang sẽ xây dựng mối đoàn kết vững mạnh, làm tốt công tác chuyên môn, phát huy tinh thần đoàn kết dân chủ cùng tập thể cán bộ nhân viên Trung tâm triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của đơn vị, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đại diện BS.CKI Tơ Ngôl Vui đã cảm ơn sự tin tưởng và tín nhiệm của lãnh đạo Sở Y tế giao nhiệm vụ mới. Trên cương vị mới các đồng chí sẽ đem hết khả năng, trí tuệ, tận tụy với công việc, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, cùng với tập thể lãnh đạo Trung tâm xây dựng mối đoàn kết thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo, góp phần xây dựng TTYT Nam Giang ngày càng phát triển xứng đáng với sự mong đợi của tỉnh, ngành và nhân dân./.

 

Chiều ngày 01.11, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Công báo Quyết định bổ nhiệm, điều động Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam. Tham dự Hội nghị có TS.BS Mai Văn Mười – Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cùng Lãnh đạo, cán bộ công nhân, viên chức, người lao động Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam.

Tại đây, TS.BS Mai Văn Mười – Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam đã trao Quyết định 1159/QĐ-SYT của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam ngày 22/10/2024 về việc bổ nhiệm Bác sĩ CKII Chrưm Thanh Vòm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam kể từ ngày 01/11/2024.

3e0e94a81176a928f067

TS.BS Mai Văn Mười – Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam  trao Quyết định 1 bổ nhiệm Bác sĩ CKII Chrưm Thanh Vòm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Giang giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam 

Phát biểu tại Hội nghị, TS.BS Mai Văn Mười – Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam ghi nhận, đánh giá cao năng lực và những đóng góp trong quá trình công tác dưới chức vụ Giám đốc TTYT huyện Nam Giang. Đồng chí chúc mừng và bày tỏ sự tin tưởng với cương vị mới tân giám đốc Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam sẽ phát huy năng lực, trí tuệ, sức sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân ngay ở tuyến đầu. Đồng thời, đồng chí đề nghị tập thể cán bộ Bệnh viện đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ đồng chí Chrưm Thanh Vòm phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trên cương vị mới, để xây dựng một tập thể vững mạnh.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, Bác sĩ CKII Chrưm Thanh Vòm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã tin tưởng giao trọng trách lớn. Trên cương vị mới, đồng chí cam kết sẽ nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hứa sẽ cùng tập thể cán bộ công nhân, viên chức, người lao động Bệnh viện phấn đấu xây dựng đơn vị ngày càng phát triển, xứng đáng với sự mong đợi của tỉnh, ngành và nhân dân.

Khi còn giữ cương vị Giám đốc TTYT huyện Nam Giang, BS.CKII Chrưm Thanh Vòm đã cùng Ban Giám đốc Trung tâm luôn quan tâm chỉ đạo, điều hành cán bộ, y, bác sĩ trong đơn vị đoàn kết, trở thành một tập thể vững mạnh, hoàn thành xuất sắc và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, quản lý tại đơn vị, Bác sĩ CKII Chrưm Thanh Vòm còn rất tâm huyết trong công tác chuyên môn khi tận tâm tư vấn, điều trị cho người bệnh. 

     Ngày 17, 18 và ngày 22 tháng 10 năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Cánh Đồng Yêu Thương (Share Sarangbat Việt Nam) thực hiện chương trình truyền thông về nước sạch và sức khỏe cho học sinh các trường mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở tại các huyện Nam Giang và Nam Trà My.

     Với mục tiêu tăng cường kiến thức của học sinh về sử dụng nước sạch, vệ sinh cá nhân và bảo vệ nguồn nước, các cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã truyền đạt, hướng dẫn các em học sinh hiểu được vai trò, tầm quan trọng của nước đối với sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe của con người. Thông qua đó, các em học sinh biết được những bệnh lý liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh như: các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh về mắt…; nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ, xử lý chất thải gây ô nhiễm nguồn nước…

     Bằng hình thức truyền thông nói chuyện trực tiếp, cán bộ truyền thông giao lưu đặt câu hỏi để học sinh trả lời và có các phần quà khích lệ đã tạo cho buổi truyền thông sinh động, không khí vui tươi, các em học sinh thích thú hăng hái tham gia chương trình.

Cán bộ TTKSBTQN thực hiện truyền thông nước sạch và sức khỏe cho học sinh trường Mẫu giáo liên xã Chaval Zuôi

Cán bộ TTKSBTQN thực hiện truyền thông nước sạch và sức khỏe cho học sinh trường Mẫu giáo liên xã Chaval-Zuôi, huyện Nam Giang

Cán bộ TTKSBTQN thực hiện truyền thông nước sạch và sức khỏe cho học sinh trường Tiểu học Thạnh Mỹ

Cán bộ TTKSBTQN thực hiện truyền thông nước sạch và sức khỏe cho học sinh trường Tiểu học Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang

Cán bộ truyền thông hướng dẫn các em học sinh rửa tay đúng cách

Cán bộ truyền thông hướng dẫn các em học sinh rửa tay đúng cách

Cán bộ TTKSBTQN thực hiện truyền thông nước sạch và sức khỏe cho học sinh trường PTTHBT THCS Trà Leng

Cán bộ TTKSBTQN thực hiện truyền thông nước sạch và sức khỏe cho học sinh trường PTTHBT THCS Trà Leng, huyện Nam Giang

     Sau buổi truyền thông, các em học sinh đã thấy được tầm quan trọng của nước sạch trong sản xuất, đời sống và sức khỏe con người, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường nước, sử dụng tiết kiệm nước; giúp các em biết được cách phòng chống các bệnh lây truyền qua nguồn nước, thực hành rửa tay đúng cách,…

Bs. Nguyễn Trung Tính, Khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học

 

          Sáng 26/10, Khoa Ngoại Thần kinh cột sống, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tổ chức Hội thảo Khoa học chuyên sâu với chuyên đề “Kỹ thuật phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu MIS TLIF – thế hệ vít hai bước ren”.

10d500c472c7ca9993d69

Hình: Quang cảnh hội thảo

          Tham dự hội thảo có DS.CKII Nguyễn Văn Ngọc – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, ThS.BS. Zhihong Chew - Bệnh viện Đa Khoa Changi Singapore cùng các chuyên gia đầu ngành trong điều trị phẫu thuật cột sống tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh và các bác sĩ và cán bộ y tế công tác trong các chuyên ngành liên quan trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.

b9e638914a92f2ccab836

Hình: BS.CKII Nguyễn Văn Ngọc – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

          Tại hội thảo, các đại biểu được các chuyên gia đầu ngành chia sẻ kiến thức về cách nhận biết và hướng tiếp cận để điều trị bệnh nhân MIS TLIF, kỹ thuật giải ép thần kinh và hàn xương liên thân đốt sống, cách hạn chế biến chứng khi thực hiện MIS TLIF; bắt vít cột sống thắt lưng qua da thế hệ vít 2 bước ren. Đồng thời, báo cáo tình hình triển khai MIS TLIF tại BVĐK Quảng Nam, hiện tại và định hướng tương lai.

          Ngoài ra, các học viên còn được thực hành trên model Realspine và Synbone, thảo luận với các chuyên gia trong và ngoài nước về các ca lâm sàng đã gặp và xem các ca mổ thị phạm.

5b5bd349a14a1914405b10

Hình: Các y bác sĩ thực hành trên xương giả với các dụng cụ phẫu thuật điều trị cột sống

          Kỹ thuật phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu MIS TLIF – thế hệ vít hai bước ren là hình thức phẫu thuật cột sống tiên tiến, ít xâm lấn, tiếp cận cột sống bằng một đường mổ nhỏ xuyên qua cơ thẳng lưng thay vì đường mổ dài, tách điểm bám cơ như phương pháp phẫu thuật cột sống truyền thống. Qua đó, giúp người bệnh hạn chế tổn thương đến các cơ và mô lân cận, giảm thiểu đau đớn và rút ngắn thời gian hồi phục sau phẫu thuật.

f927674e154dad13f45c7

Hình: Các chuyên gia và các y bác sĩ, cán bộ y tế chụp hình lưu niệm

          Bên cạnh các nội dung kiến thức trong chuyên đề, các y bác sĩ còn được thực hành trên xương giả với các dụng cụ phẫu thuật điều trị cột sống. Đồng thời, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, Khoa Ngoại Thần kinh cột sống đã áp dụng kỹ thuật mổ ít xâm lấn, qua đó nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng dịch vụ y tế, mở ra cơ hội cho bệnh nhân lựa chọn các phương pháp điều trị tiên tiến và hiện đại.

Tấn Trường – Viết Thạnh

     Sáng ngày 24.10, Sở Y tế Quảng Nam đã công bố quyết định bổ nhiệm 2 Phó Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế, đại diện phòng Tổ chức Hành chính - Sở Y tế; lãnh đạo và các trưởng, phó khoa phòng Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tham dự.

478d49cdffad47f31ebc

Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại buổi lễ

     Theo quyết định, BS.CKI Nguyễn Cao Tín - Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và BS.CKI Phạm Thị Hồng Sâm - Trưởng khoa Kiểm định, Trung tâm Pháp Y được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.

     Phát biểu tại buổi lễ, Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh chúc mừng và giao nhiệm vụ cho 2 đồng chí tân Phó giám đốc, tin tưởng trên cương vị mới các đồng chí sẽ tiếp tục cùng lãnh đạo, tập thể bệnh viện phát huy tinh thần đoàn kết, tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam ngày càng phát triển, vững mạnh.

552c0073b6130e4d5702

BS.CKI Nguyễn Cao Tín và BS.CKI Phạm Thị Hồng Sâm nhận quyết định bổ nhiệm

     Phát biểu nhận nhiệm vụ, Bác sĩ Nguyễn Cao Tín thay mặt cho cán bộ được bổ nhiệm bày tỏ niềm vinh dự và gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Sở Y tế đã tin tưởng, giao trọng trách mới. Trên cương vị mới, sẽ tiếp tục học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý để cùng với lãnh đạo cùng tập thể bệnh viện đoàn kết, phát triển bệnh viện ngày càng tốt hơn. 

     Việc kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ góp phần củng cố hoạt động của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người bệnh.

Từ ngày 15.10 Sở Y tế Quảng Nam thành lập 03 Đoàn kiểm tra công tác y tế tỉnh Quảng Nam năm 2024 tiến hành kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện và các bệnh viện đa khoa ngoài công lập trên địa bàn toàn tỉnh.

52bad8d8f23a4b64122b

Ths. BS Trương Quang Bình - Phó giám đốc SYT tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc công tác kiểm tra tại TTYT huyện Tây Giang

b2d1a2dd6839d1678828

Ông Huỳnh Văn Mười - Phó giám đốc SYT tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc công tác kiểm tra tại TTYT huyện Nam Trà My

IMG 8791

Toàn cảnh họp triển khai công tác kiểm tra tại TTYT huyện Duy xuên - BSCKII Huỳnh Thuận chủ trì

IMG 8790

TS. BS Trần Văn Kiệm -GĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam kiểm tra công tác bảo quản vắc xin

Đợt kiểm tra lần này nhằm kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện, chất lượng và hiệu quả hoạt động năm 2024 của các cơ quan, đơn vị, xác định những vấn đề tồn tại để có giải pháp cải thiện trong năm tới, bên cạnh đó lựa chọn những đơn vị đạt thành tích xuất sắc đề nghị khen thưởng. Đồng thời tăng cường, công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở y tế,  góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.       

Theo đó, tại mỗi điểm, các cơ quan đơn vị được kiểm tra sẽ  tiến hành báo cáo tóm tắt việc thực hiện các nội dung được kiểm tra; phân công lãnh đạo, công chức, viên chức liên quan cùng làm việc và chuẩn bị hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra. Sau đó, Đoàn kiểm tra công tác y tế thực hiện kiểm tra thực tế hồ sơ, sổ sách có liên quan tại các cơ quan, đơn vị.

Nội dung kiểm tra bao gồm việc đánh giá chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế cùng Quyết định số 3869/QĐ-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế Ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế trong công tác quản lý, điều hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo Kế hoạch số 2204/KH-UBND ngày 16/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Thực hiện Chương trình phát triển sự nghiệp Y tế, Dân số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025; các trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố không có giường bệnh kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung công tác y tế, dân số trong năm 2024, chất lượng phòng khám đa khoa.

Để công tác kiểm tra mang lại hiệu quả tốt, sau mỗi buổi kiểm tra các đoàn tiến hành họp Đoàn và thảo luận với cán bộ chủ chốt của đơn vị để tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và thống nhất kết quả kiểm tra. Qua đó các đơn vị được kiểm tra có thể nắm bắt những nguyên nhân, hạn chế để khắc phục những vấn đề còn tồn tại nhằm có những giải pháp mới để lập kế hoạch thực hiện tốt hơn trong năm tới.