Như với các bệnh đường hô hấp khác, việc nhiễm 2019-nCoV có thể dẫn đến các triệu chứng nhẹ như chảy mũi nước, viêm họng, ho và sốt. Nó có thể nặng hơn đối với một số người và dẫn đến khó thở hoặc viêm phổi. Hiếm hơn, thì bệnh có thể gây chết người. Người gia, người có tiền sử mắc các bệnh khác (như đái tháo đường, bệnh tim) có vẻ như dễ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn khi nhiễm virus.

Các nghiên cứu chi tiết cho thấy SARS và MERS được truyền từ động vật sang người. Nguồn gốc từ động vật của nCoV hiện nay vẫn chưa được xác định. Có vẻ động vật từ một chợ động vật còn sống ở Trung Quốc là nguồn bệnh cho những trường hợp bị nhiễm ban đầu. Để tự bảo vệ, bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với động vật còn sống ở chợ.

Cần phải tránh việc dùng thịt sống hoặc chưa nấu chín. Thịt, sữa và các bộ phận khác của động vật cần xử lý cẩn thận.

 

  • Hãy rửa sạch tay bạn một cách thường xuyên bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước. Vì dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước giết chết vi rus nếu chúng có trên tay của bạn.
  • Giữa khoảng cách tiếp xúc- ít nhất là 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là đối với người đang có ho, hách xì và sốt. Vì sao? vì một người bị nhiễm bệnh đường hô hấp, như 2019-nCoV, lúc ho hay hách xì có thể bắn ra các giọt dịch nhỏ chứa vi rus, nếu bạn tiếp xúc gần quá, bạn có thể hít phải virus.
  • Tránh dùng tay chạm mắt, mũi và miệng. Vì tay bạn chạm vào nhiều bề mặt có thể đã có nhiễm virus. Nếu bạn chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng của mình, bạn có thể đưa virus vào cơ thể.
  • Nếu bạn có sốt, ho hoặc khó thở, hãy đến ngay cơ sở y tế. Hãy báo cho nhân viên y tế nếu bạn đã đến một vùng ở Trung Quốc đã được báo cáo là có dịch hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần gũi với người từ Trung Quốc đến và có triệu chứng hô hấp. Vì sao? Mỗi khi bạn có sốt, ho hoặc thở khó việc tìm đến cơ sở y tế là rất quan trọng vì nó có thể do nhiễm khuẩn hô hấp hoặc các tình trạng nặng khác. Triệu chứng đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân, tùy theo việc bạn có đến Trung Quốc hay không, tùy hoàn cảnh của bạn thì 2019-nCoV có thể là nguyên nhân.

Đeo khẩu trang y tế có thể giúp hạn chế việc lan truyền một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên chỉ dùng khẩu trang thì không bảo đảm được việc tránh nhiễm bệnh mà phải kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh đường hô hấp và tay, tránh tiếp xúc gần, ít nhất là phải cách 1 mét.

WHO khuyến nghị việc sử dụng hợp lý khẩu trang y tế để tránh việc lãng phí vô ích các nguồn lực qúy giá và việc sử dụng sai cách khẩu trang. Điều đó có nghĩa là chỉ sử dụng khẩu trang nếu bạn có triệu chứng hô hấp (ho hoặc nhảy mũi), nghi bị nhiễm 2019-nCoV hoặc chăm sóc người nghi bị nhiễm. Trường hợp nghi bị nhiễm chính là người đã đến Trung Quốc trong vùng có dịch 2019-nCoV đã được báo cáo, hoặc là đã tiếp xúc với người đến từ Trung Quốc có triệu chứng đường hô hấp.

  1. Trước khi đeo khẩu trang rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước.
  2. Phủ cả miệng và mũi và bảo đảm không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang.
  3. Tránh đụng vào khẩu trang, nếu lỡ đụng hãy rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước.
  4. Thay ngay khẩu trang mới nếu bị ẩm, ướt và không dùng lại khẩu trang sử dụng một lần.
  5. Để tháo khẩu trang: gỡ từ phía sau (không đụng vào mặt trước), bỏ vào thùng rác kín ngay lập tức, rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước.

Trong khi vẫn cần nghiên cứu cách mà 2019-nCoV tác động đến cơ thể người, đến nay, dường như có thể thấy là người già, người có tiền sử bệnh (như đái đường, bệnh tim) có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Virus corona mới là virus đường hô hấp phát tán chủ yếu qua tiếp xúc với người bị nhiễm bằng các giọt dịch đường hô hấp có khi ho hoặc nhảy mũi, hoặc các giọt nước bọt và dịch tiết từ mũi. Vì vậy điều quan trọng là mọi người phải thực hiện vệ sinh thật kỹ. Ví dụ, che bằng khuỷu tay (không che bằng tay) khi nhảy mũi và ho, hoặc dùng giấy xong rồi vất ngay vào thùng rác đậy kín. Mặt khác việc rửa tay thường xuyên bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng và nước cũng rất quan trọng.

Đến nay vẫn chưa biết được virus có thể sống sót bao lâu trên các bề mặt, mặc dù các thông tin ban đầu cho là khoảng vài giờ. Các dung dịch sát khuẩn đơn giản có thể giết chết virus và khiến nó không còn khả năng gây nhiễm bệnh.

Người bị nhiễm 2019-nCoV, người bị cúm thông thường hoặc cảm lạnh có các triệu chứng đặc hiệu như sốt, ho và chảy mũi nước. Dù các triệu chứng này giống nhau, chúng lại do các virus khác nhau gây ra. Vì sự giống nhau này, khó mà xác định bệnh nếu chỉ dựa trên triệu chứng bên ngoài. Đó là lý do vì sao xét nghiệm là cần thiết để khẳng định một người có nhiễm 2019-nCoV hay không.

WHO luôn luôn khuyến cáo người có triệu chứng ho, sốt và khó thở phải đến ngay cơ sở y tế. Người bệnh nên báo cho cơ sở y tế biết những nơi đã đến trong vòng 14 ngày trước khi có triệu chứng đó, và họ có tiếp xúc gần gũi với người đã bị bệnh đường hô hấp hay không.

Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng (ho, sốt, khó thở... ). Ước lượng hiện nay là khoảng 1 đến 12 ngày rưỡi, với trung vị là khoảng 5-6 ngày (tức là một nửa số người có thời gian ủ bệnh dưới 5-6 ngày, một nửa từ 5-6 ngày trở lên-ND). Dựa vào thông tin từ các bệnh do các Corona virus gây ra như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên đến 14 ngày. WHO khuyến cáo cần theo dõi  14 ngày đối với người đã tiếp xúc với người bệnh đã được xác định.