Sáng 7/8, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, Sở Y tế tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.

bo nhiem ong nguyen van ngoc lam pgd benh vien1

Giám đốc Sở Y tế Mai Văn Mười trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Văn Ngọc (bên trái)

          Tại hội nghị, TS. BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế trao Quyết định số 1835, ngày 5/8/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm lại BS.CKII - Dược sĩ Nguyễn Ngọc Văn Khoa giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm kể từ ngày 10/8/2024.

          Đồng thời trao Quyết định số 1828, ngày 5/8/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm BS.CKII Nguyễn Văn Ngọc - Trưởng khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm kể từ ngày 5/8/2024.

          Giám đốc Sở Y tế Mai Văn Mười ghi nhận sự nỗ lực và mong muốn các ông Nguyễn Ngọc Văn Khoa, Nguyễn Văn Ngọc tiếp tục phấn đấu, cùng với tập thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

VIẾT THẠNH - TẤN TRƯỜNG

          Chiều ngày 6/8, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, Sở Y tế phối hợp với Ngân hàng HDBank tổ chức Hội nghị triển khai Giải pháp Kiosk Y tế thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt. Tham dự hội nghị có ông Huỳnh Văn Mười - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, ông Huỳnh Kim Phố - Giám đốc HDBank chi nhánh Quảng Nam và đại diện lãnh đạo Công an tỉnh (Tổ Đề án 06), các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh.

89b7f78a3ac99e97c7d85

Toàn cảnh Hội nghị Giải pháp Kiosk Y tế thông minh 

          Tại Hội nghị, đại diện Ngân hàng HDBank đã giới thiệu chương trình tài trợ chuyển đổi số Y tế, mô hình tính năng, kế hoạch, mục tiêu triển khai giải pháp Kiosk Y tế thông minh,… Trong đó, mục tiêu của giải pháp KIOSK Y tế thông minh nhằm đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh sử dụng CCCD/VnelD, sử dụng sinh trắc học; Chuyển đổi số và miễn phí cho cơ sở y tế, miễn phí cho bệnh nhân. Quy trình sử dụng trên KIOSK với các bước đơn giản từ việc chọn phòng khám, xác thực thông tin, khuôn mặt; xác nhận đăng kí và nhận phiếu khám. Nổi bật với nhiều tính năng như: đăng ký khám, chữa bệnh qua xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip, ứng dụng tài khoản định danh điện tử VNeID, tích hợp sổ sức khỏe điện tử; dữ liệu của bệnh nhân sẽ được lưu trữ trên hệ thống thông tin y tế; thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền mặt… Bên cạnh đó, HDBank cam kết tài trợ miễn phí 1.001 Kiosk cho các cơ sở Y tế công lập trên toàn quốc và trợ toàn bộ chi phí vận hành giải pháp trong suốt thời gian hợp tác là 5 năm.  

          Việc triển khai KIOSK không chỉ mang lại nhiều tiện ích cho bệnh nhân và các cơ sở khám chữa bệnh mà còn góp phần thực hiện hiệu quả chuyển đổi số ngành Y tế, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại các đơn vị Y tế theo Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tấn Trường

Gần 800 sản phẩm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế được cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành lần này khá đa dạng về nhóm tác dụng dược lý... để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc, vaccine của nhân dân và đấu thầu, mua sắm.
Theo TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ở đợt cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế mới nhất cuối tuần này, Cục Quản lý Dược đã gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với 700 loại thuốc sản xuất trong nước; cấp mới giấy đăng ký lưu hành 41 thuốc và cấp mới, gia hạn 21 giấy đăng ký lưu hành vaccine, sinh phẩm y tế.

Như vậy, tổng số thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được Cục Quản lý Dược cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành là 762 loại.

Trong số 700 loại thuốc được gia hạn, có 479 loại gia hạn trong 5 năm, 193 loại gia hạn trong 3 năm và 28 loại thuốc còn lại được gia hạn đến ngày 31/12/2025.

Trong số 41 loại thuốc cấp mới giấy đăng ký lưu hành có 40 loại cấp mới trong 5 năm, 1 loại còn lại cấp mới trong 3 năm.

Trong số 27 vaccine, sinh phẩm được cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành có 15 loại được gia hạn, cấp mới trong 5 năm; 12 loại được gia hạn, cấp mới trong 3 năm.
Cục Quản lý Dược yêu cầu cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm sản xuất thuốc theo đúng các hồ sơ, tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế và phải in số đăng ký được Bộ Y tế Việt Nam cấp lên nhãn thuốc.

thuoc 1677393615731960160609

Chỉ được sản xuất, đưa ra lưu hành các thuốc kiểm soát đặc biệt khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 143 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

Cùng đó thực hiện việc cập nhật tiêu chuẩn chất lượng của thuốc theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Thông tư số 03/2020/TT-BYT ngày 22/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2018/TT-BYT quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.


Đồng thời cập nhật nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BYT ngày 18/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký ban hành Quyết định này, theo hình thức thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BYT.

Cục Quản lý Dược yêu cầu cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở điều trị để thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về thuốc kê đơn, theo dõi an toàn, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của thuốc trên người Việt Nam và tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 08/2022/TT-BYT đối với các thuốc trong Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.

Cơ sở đăng ký thuốc phải bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động trong thời gian hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Trong trường hợp không còn đáp ứng đủ điều kiện hoạt động, cơ sở đăng ký phải có trách nhiệm thực hiện thay đổi cơ sở đăng ký theo quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BYT trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ sở đăng ký không còn đủ điều kiện hoạt động.

Cơ sở sản xuất thuốc phải bảo đảm các điều kiện hoạt động của cơ sở sản xuất trong thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Riêng đối với các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành, Cục Quản lý Dược nêu rõ được tiếp tục sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký gia hạn (2/8)....

Theo Baosuckhoevadoisong.vn

Sáng ngày 02/8/2024, tại Hội trường Trường THPT Tố Hữu, thị trấn Thạch Mỹ, huyện Nam Giang, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phối hợp với Tổ chức World Vision International tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Làm mẹ an toàn và hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ (1/8 – 7/8). ThS. Bs Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Sở Y tế, chủ trì hội nghị; ông Trần Việt Phú, đại diện Tổ chức World Vision International tại Việt Nam; lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, Bệnh viện đa khoa tỉnh, 16 Trung Tâm y tế huyện và các chuyên trách Sức khỏe sinh sản cùng tham dự.

Tại Hội nghị, các đơn vị báo cáo 05 chuyên đề: Tổng quan về Tuần lễ Làm mẹ an toàn và nuôi con bằng sữa mẹ; Thực trạng về tình hình mổ lấy thai và một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ mổ lấy thai; chia sẻ “Các hoạt động truyền thông trong chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của trẻ tại huyện Nam Giang; Duy trì bệnh viện nuôi con bằng sữa mẹ tại huyện Quế Sơn; “Các hoạt động truyền thông trong chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của trẻ tại các huyện Nam Trà My. Đồng thời, tại hội nghị các đại biểu cùng tham gia thảo luận, chia sẻ những nguy cơ trong thời kỳ mang thai và cách phòng; các mô hình kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe – dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em của Tổ chức World Vision International tại Việt Nam. Đây là những nội dung mang tính chuyên môn sâu, thiết thực, bổ ích cho các đại biểu làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cấp tỉnh, cấp huyện tiếp thu và vận dụng vào hoạt động của từng địa phương cho phù hợp.

00224.00 07 55 22.Still009

Toàn cảnh Hội nghị Làm mẹ an toàn và hưởng ứng tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ

 

aeec4a106a81cfdf9690

Các đại biểu tham gia chụp hình lưu niệm

 Hội nghị này nhằm nêu cao tinh thần tích cực, trách nhiệm từ các đơn vị, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, đồng thời xác định được một số rào cản, đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp thực tế tại địa phương. Trên cơ sở đó các đơn vị xây dựng kế hoạch để đạt được kết quả tốt hơn trong công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Nuôi con bằng sữa mẹ.

Tấn Trường

Trong 2 ngày (27/7 – 28/7) tại Hội trường Khách sạn ven sông Bàn Thạch, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức tập huấn trực tiếp và trực tuyến qua Zoom tại 34 điểm cầu về “Cập nhật kiến thức về nghiên cứu khoa học Điều dưỡng”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế cùng các hội viên Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y phụ trách công tác điều dưỡng các Bệnh viện, Trung tâm Y tế.

 

0b680b0707c2a29cfbd3

Giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng truyền đạt các nội dung liên quan tại lớp tập huấn

 

Buổi tập huấn với hơn 70 hội viên tham gia, tại đây các giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng truyền đạt kiến thức liên quan về các quy trình nghiên cứu khoa học Điều dưỡng như: Tổng quan nghiên cứu khoa học, Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học, Mẫu và phương pháp chọn mẫu, Phương pháp thu thập số liệu, Phân tích số liệu, Công bố kết quả nghiên cứu...

4d7d975b779ed2c08b8f

Lãnh đạo Sở Y tế, các giảng viên thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng cùng các học viên chụp hình lưu niệm

Buổi tập huấn lần này nhằm cập nhật các kiến thức về nghiên cứu khoa học cho hội viên Hội Điều dưỡng tỉnh; đồng thời, là dịp để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học liên quan chuyên môn nghiệp vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh nói riêng và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung./.

Tác giả: Tấn Trường

1. Thưa TS. Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong những tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu, ông có đánh giá thế nào về tình hình bệnh bạch hầu trong năm nay?

Năm 2023, có 57 trường hợp mắc và 07 trường hợp tử vong. Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong những tháng đầu năm 2024 (đến ngày 18/7/2024), Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 01 trường hợp tử vong gồm: 3 trường hợp mắc tại tỉnh Hà Giang trong các tháng 01, 02, và 4/2024 tại các ổ dịch cũ, 1 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) trong tháng 6/2024, và 2 trường hợp mắc tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong tháng 7/2024. Trong những ngày gần đây trên phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về trường hợp nghi mắc bạch hầu tại tỉnh Lào Cai, tuy nhiên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trường hợp này và cho kết quả âm tính với bạch hầu.

Bệnh bạch hầu là bệnh có vắc xin phòng bệnh và vắc xin bạch hầu đã được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1985, do đó đã tạo được miễn dịch rộng rãi trong cộng đồng và đã làm giảm số mắc hàng trăm lần so với thời điểm năm 1983 với khoảng 3.500 ca; những năm gần đây chỉ ghi nhận các ca bệnh rải rác tại các nơi có tiêm chủng đầy đủ do tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt được 100% đối tượng tiêm, vì vậy vẫn còn một tỷ lệ nhỏ nhất định đối tượng chưa được tiêm tại cộng đồng. Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vắc xin tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng.

Bệnh Bạch hầu không phải là bệnh mới, đã có vắc xin tạo miễn dịch cộng đồng, khi chẩn đoán dương tính có thuốc kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố để điều  trị, bên cạnh đó với các trường hợp tiếp xúc ca dương tính thì có biện pháp phòng bệnh bằng tiêm liều đơn penicillin hoặc uống Erythromycine từ 7-10 ngày có tác dụng phòng bệnh.

Do đó đánh giá tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp.

cdc dien bien 1

2. Trong thời gian qua, có hiện tượng nhiều người dân bị cách ly khi có tiếp xúc với trường hợp mắc bệnh bạch hầu, ông có ý kiến thế nào về việc này?

Bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bạch hầu, Bộ Y tế đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát dịch trong cộng đồng. Đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện xử lý ổ dịch, phòng bệnh chủ động cho người dân đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế,  Do đó, đối với những người tiếp xúc gần với các trường hợp xác định mắc bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến nghị phải tự theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày, đồng thời phải liên hệ với cán bộ y tế để được hướng dẫn phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và uống thuốc kháng sinh dự phòng. Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần trong khu vực ổ dịch cần được uống kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Việc cách ly tại nhà chỉ áp dụng đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và không mở rộng đối với các trường hợp tiếp xúc khác như đã từng thực hiện đối với bệnh COVID-19 trong thời gian đang có dịch. Đề nghị các địa phương không lạm dụng việc cách ly rộng rãi một cách không cần thiết, không đúng đối tượng gây hoang mang lo lắng và xáo trộn cuộc sống của người dân.

3. Ông có khuyến nghị gì đối với người dân trong phòng, chống bệnh bạch hầu?

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đưa trẻ (từ 02 tháng đến 7 tuổi)  thuộc đối tượng tiêm chủng mở rộng đi tiêm chủng   các vắc xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.

Chiều 15/7, Trung tâm y tế huyện Nam Trà My tổ chức gặp mặt, biểu dương khen thưởng đột xuất cán bộ, nhân viên y tế Trạm Y tế Trà Cang và ê kip trực tại trung tâm đã có thành tích đưa một sản phụ bị băng huyết đi cấp cứu kịp thời.

Ghi nhận những nỗ lực của y, bác sĩ Trạm Y tế xã Trà Cang trong việc đưa cấp cứu kịp thời sản phụ băng huyết, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My quyết định tặng thưởng đột xuất những cán bộ, viên chức, người lao động đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, xem đây là tấm gương để cùng học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong cán bộ, viên chức trung tâm.

img 6014

Theo bác sĩ Thu: "Hành động dùng xe máy chở mẹ con sản phụ và người thân vượt dốc núi hiểm trở để đến được điểm xe cứu thương đang chờ đã làm lan tỏa tinh thần y đức vì sức khỏe của bệnh nhân của đội ngũ y, bác sĩ vùng cao Trà Cang.

Bên cạnh việc tặng thưởng đột xuất, thời gian tới, đơn vị chúng tôi sẽ làm tờ trình đề nghị Sở Y tế tặng giấy khen nhằm kịp thời động viên, khích lệ tập thể Trạm Y tế xã Trà Cang và 3 viên chức trực tiếp sơ cấp cứu, vận chuyển sản phụ" - bác sĩ Thu cho biết thêm.

Trước đó, sáng 14/7, một sản phụ ở nóc Tu Nấc, thôn 5, xã Trà Cang sinh con tại nhà và bị băng huyết sau sinh do rả cầm tù. Bằng tinh thần trách nhiệm cao, các y, bác sĩ của trạm đã không ngại khó khăn dùng xe máy chở sản phụ vượt hơn 4km đường lầy lội để đưa bệnh nhân ra xe cấp cứu để đưa đến Trung tâm Y tế huyện kịp thời.

 


Theo baoquangnam.vn

Sáng ngày 11/7, Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình (KHHGĐ) tỉnh Quảng Nam tổ chức sơ kết công tác Dân số 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. BSCKII Huỳnh Thuận - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, BS.CKII Phan Đình Nhân - Chi cục trưởng Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh cùng đại diện lãnh đạo 18 huyện/thị xã/thành phố, các cán bộ chuyên trách công tác công Dân số trên địa bàn tham dự.

hinhhh4

BS.CKII Phan Đình Nhân - Chi cục trưởng Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh phát biểu tại hội nghị

Được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Dân số, Sở Y tế, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, trong 6 tháng đầu năm 2024, Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, số trẻ mới là con thứ 3 trở lên là 1.351 trẻ, chiếm tỷ lệ 16,82% giảm 1,20% so với cùng kỳ năm 2023; lấy máu gót chân cho trẻ đã thực hiện được 4.418 trẻ đạt tỷ lệ 65,7%; khám và phát hiện khiếm khuyết thai nhi, trong đó có 4.233 bà mẹ mang thai được tư vấn các nguy cơ mắc bệnh; thực hiện dụng cụ tử cung 3.632 người, thuốc cấy thai 178 người, tiêm thuốc tránh thai 5.198 người,…; phối hợp với TTYT huyện Phước Sơn, Đông Giang, Bắc Trà My, Hiệp Đức tổ chức hội nghị tuyên truyền thay đổi nhận thức và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân tộc thiểu số về bệnh Thalassemia, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 14 xã với gần 700 lượt người tham dự; tổ chức nói chuyện sức khỏe cho 4.857 học sinh về sàng lọc trước sinh; thực hiện tuyên truyền trên Đài PTTH tỉnh, CDC Quảng Nam, treo 487 băng rôn nhân ngày Thalssemia; đẩy mạnh tuyên truyền về phòng tránh đuối nước, tai nạn thương tích, kỹ năng sống, phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em,…;

Trong 6 tháng cuối năm 2024, Chi cục Dân số KHHGĐ đặt ra các mục tiêu cần thực hiện như: tiếp tục tổ chức các chiến dịch truyền thông kết hợp tăng cường lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các xã vùng cao, trọng điểm, dân tộc thiểu số; thực hiện các chính sách đối với phụ nữ hộ nghèo; đẩy mạnh công tác truyền thông dân số trong tình hình mới; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành theo chiến lược dân số trong tình hình mới; tiếp tục thực hiện Thông tư 01/2022/TT-BYT của Bộ Y tế; tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách về dân số đến tầng lớp nhân dân như: sinh con thứ 3, mất cân bằng giới tính khi sinh, vận động không kết hôn sớm, lựa chọn giới tính thai nhi,…

 Thùy An - Viết Thạnh

Sáng ngày 9/7, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35-CT/TW về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp, kết hợp với trực tuyến tới 15.644 điểm cầu trên toàn quốc. Tại các đơn vị Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, có 12 điểm cầu được kết nối với hơn 330 đảng viên và cán bộ chủ chốt tham dự.

hinhh1

Toàn cảnh hội nghị tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam

hinhh2

Toàn cảnh hội nghị tại Bệnh viện Da Liễu

hinhh3

Toàn cảnh hội nghị tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi

Tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã quán triệt nội dung Quy định số 144-QĐ/TW và hướng dẫn thực hiện Quy định; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng quán triệt nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW.

Quy định 144 - QĐ/TW nêu rõ, cụ thể các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên cần thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Điều cốt lõi trong việc triển khai Quy định 144-QĐ/TW là làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần sâu sắc Quy định; làm cho đạo đức cách mạng trở thành nét đặc trưng, nổi bật ở người cán bộ, đảng viên; trở thành vũ khí sắc bén, vượt qua mọi thách thức, cám dỗ, đẩy lùi mọi nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; thúc đẩy xây dựng, củng cố nền tảng đạo đức, văn hóa xã hội, làm cho văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển và bảo vệ đất nước,...

Về Chỉ thị số 35-CT/TW định hướng rõ những quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu và những nội dung cơ bản chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp để các cấp ủy, tổ chức đảng quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện ở cấp mình; bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị. Bộ Chính trị đặt ra 7 yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ (2025 - 2030); nâng cao chất lượng văn kiện Đại hội đảng bộ các cấp; dự báo được tình hình, xác định rõ thế mạnh, định hướng, trọng tâm phát triển; công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, cấp ủy các cấp và đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu theo quy định, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao, thận trọng từng bước, "làm đến đâu chắc đến đó"; cần có cơ chế, tiêu chí sàng lọc hiệu quả để không bỏ "sót" những người thật sự có đức, có tài,...

Thùy An - Ánh Minh

 

Để kịp thời ghi nhận tập thể viên chức trạm Y tế xã Trà Cang đã linh hoạt, vượt khó vận chuyển cấp cứu sản phụ băng huyết sau sinh do rau cầm tù, TS. BS. Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam đã có thư khen ngợi. 

Thu khen

Theo đó, khoảng 03 giờ sáng, một sản phụ ở Trà Cang sinh tại nhà, nhau không bong, được đưa ra trạm Y tế xã, sản phụ mất máu nhiều, ngất đi. Dưới sự hướng dẫn của trung tâm Y tế, trạm Y tế xã Trà Cang đã tập trung sơ cấp cứu hồi sức.

Mặc dù cuối tuần Trạm y tế chỉ có 01 người, nhưng dưới sự chỉ đạo của BGĐ các thành viên khác của trạm đã cùng nhau lên trạm để hỗ trợ. Đường đi lên xã khó khăn, đường xấu, đang thi công, mưa xuống gây bùn lầy, 01 đường bê tông dốc cao, đường hẹp, xe cứu thương không thể đi được. Trên địa bàn xã Trà cang cũng không tìm được xe để vận chuyển bệnh nhân. Trước tình hình đó, BGĐ Trung tâm Y tế chỉ đạo cho trạm Y tế xã Trà Cang nhanh chóng vận chuyển sản phụ bằng xe máy đi theo đường bê tông ra Quốc lộ 40, nơi xe có cứu thương đang chờ để đón về.

van chuyen bn4

Mặc dù thời tiết mưa gió, nhưng Ys Bùi Xuân Bằng và Trưởng trạm Hồ Thị Hiếu đã hộ tống sản phụ đến nơi an toàn, kịp thời cứu lấy sinh mạng cho sản phụ.

Trước sự linh hoạt, vượt khó, tận tâm vì người bệnh, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam đã hoan nghênh và biểu dương tinh thần trách nhiệm cao " Lương Y như Từ Mẫu" của cán bộ y tế  xã Trà Cang.

BTV. TTGDSK

 

           Ngày 4.7, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 6 tháng đầu năm 2024. Tham dự có Lãnh đạo Chi cục ATVSTP tỉnh cùng các Lãnh đạo, cán bộ thực hiện công tác quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Ths. Bs Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Sở Y tế đến dự và phát biểu chỉ đạo.

          Trong 6 tháng đầu năm, công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn được triển khai thuận lợi. Công tác kiểm tra được triển khai đồng bộ và có sự phối hợp của các ngành có liên quan. Từ đó, đã pháp hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm vì an toàn thực phẩm (ATTP). Đồng thời, kếp hợp làm tốt công tác tuyên truyền tại chỗ, hướng dẫn các cơ sở thực phẩm thực hiện tốt các quy định về đảm bảo ATTP. Qua kiểm tra cho thấy, đa số các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm dần ý thức được việc chấp hành các quy định về ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

hinh toan

Toàn cảnh Hội nghị Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 6 tháng đầu năm 2024 tại Chi cục ATVSTP tỉnh Quảng Nam

          Trong 6 tháng cuối năm, Chi cục ATVSTP tỉnh sẽ triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác tham mưu các văn bản chỉ đạo, điều hành về ATTP trong lĩnh vực Y tế từ tỉnh đến huyện, xã; tiếp tục tham mưu Sở Y tế trình UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh; tổ chức họp Tổ giúp việc, Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh; triển khai tốt các hoạt động bảo đảm ATTP trong mùa hè, mùa mưa bão, Tết Trung thu; tiếp tục thực hiện các hoạt động trọng tâm về ATTP; kiểm tra ATTP; thực hiện quản lý các cơ sở thực phẩm theo phân cấp; đa dạng hình thức tuyên truyền đảo bảo ATTP;tổ chức tập huấn cho cơ sở thực phẩm theo phân công, phân cấp; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các ngành chức năng có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh;…

  Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo về công tác ATTP; công tác hậu kiểm về ATTP ngành Y tế trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024; tham luận của văn phòng HĐND-UBND tỉnh về công tác bảo đảm ATTP đối với các bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn TP Tam Kỳ; tham luận của TTYT huyện Núi Thành về công tác thông tin, giáo dục, truyền thông và giám sát ATTP trên địa bàn huyện Núi Thành. Qua đó, các đại biểu tham dự đã tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về những khó khăn, vướng mắc để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhất nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý, đảm bảo ATTP tại mỗi địa phương và trên toàn tỉnh.

          Trong ngày 5.7, Chi cục ATVSTP tỉnh sẽ tiếp tục triển khai lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý về ATTP cho tuyến huyện thuộc Ngành Y tế năm 2024 với các nội dung về sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định hoạt động kiểm tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; các thông tư, Hướng dẫn, Nghị định liên quan đến lĩnh vực ATTP; …

Viết Thạnh