Chiều ngày 18.12, Đoàn công tác Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Kon Tum do Bác sĩ CKII Nguyễn Lộc Vương - Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) tại CDC Quảng Nam. 

6ff684624b1df643af0c

Quang cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, hai bên đã cùng nhau trao đổi, thảo luận và chia sẻ mô hình, kinh nghiệm và những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng và thực hiện môi trường không khói thuốc, các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm PCTHTL. Công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức, với các hình ảnh trực quan, nội dung về ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đối với kinh tế – xã hội, lợi ích của việc bỏ thuốc lá, các nội dung của Luật PCTHTL, những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn. 

f3a37d8139fd84a3ddec

Đoàn CDC Kon Tum và CDC Quảng Nam chụp hình lưu niệm

Thay mặt đoàn công tác, Bác sĩ CKII Nguyễn Lộc Vương đã gửi lời cám ơn sâu sắc đến lãnh đạo và toàn thể cán bộ CDC Quảng Nam đã tạo điều kiện để hai bên cùng có buổi chia sẻ, học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác PCTHTL. Đồng thời, mong muốn thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục có nhiều dịp phối kết hợp để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ phục vụ công tác PCTHTL.

 Viết Thạnh - Tấn Trường

     Từ ngày  09-11/12/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về công tác chăm sóc sức khỏe bà  mẹ - trẻ em tuyến huyện, xã thuộc Dự án 7 cho hơn 50 cán bộ y tế và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể tuyến huyện, xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của 8 huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Núi Thành, Hiệp Đức.

ae5598fb7b0cc152981d1

Bác sĩ CKI. Nguyễn Thị Kim Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam phát biểu khai mạc lớp tập huấn

     Tại buổi tập huấn, giảng viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam trình bày khái niệm, vị trí, vai trò của truyền thông GDSK; các kỹ năng truyền thông trực tiếp như: tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe cho bà mẹ, người chăm sóc trẻ; tổ chức các buổi thảo luận về các vấn đề sức khỏe bà mẹ trẻ em trong cộng đồng; kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe, kỹ năng tiếp cận, thăm hộ gia đình; tập huấn các kỹ năng truyền thông gián tiếp như viết tin/bài tuyên truyền trên báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng; truyền thông trên mạng xã hội; kỹ năng xây dựng tài liệu truyền thông bằng phần mềm phổ biến như Canva,…

a70ef9ac1a5ba005f94a3

Bác sĩ CKI. Nguyễn Thị Kim Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam chia sẻ các kiến thức, kĩ năng, vai trò của truyền thông GDSK tại lớp tập huấn

7d965b38b8cf02915bde2

Các đơn vị chia sẻ các ý kiến tại buổi thảo luận

b4cdbe965c61e63fbf704

Quang cảnh lớp tập huấn

     Sau tập huấn, các học viên được nâng cao kỹ năng TTGDSK, đồng thời huy động sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong công tác TTGDSK nói chung, chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em tuyến huyện, xã thuộc Dự án 7 - Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam nói riêng.

ÁNH MINH – TẤN TRƯỜNG

     Sáng ngày 6/12, tại Bệnh viện Da liễu Quảng Nam, Công ty TNHH Thiết bị Vật tư Y tế Việt Nam đã tiến hành giao và lắp đặt hệ thống máy Eliaza tự động cho các bác sĩ, kĩ thuật viên tại Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Dược - Vật tư y tế.

     Trong buổi tiếp nhận, các bác sĩ và nhân viên kỹ thuật của bệnh viện đã thực hiện kiểm tra thiết bị, đồng thời được các kỹ sư từ công ty hướng dẫn sử dụng, lắp đặt và kiểm tra hoạt động của máy. Sau đó, các bác sĩ và kỹ thuật viên bệnh viện đã tiến hành vận hành và đưa thiết bị vào sử dụng hiệu quả.

072e3a6588ac32f26bbd3

5c4821b190782a2673694

cb03fd474f8ef5d0ac9f2

Các bác sĩ và nhân viên kỹ thuật của bệnh viện được các kỹ sư từ công ty hướng dẫn sử dụng, lắp đặt và kiểm tra hoạt động của máy, từ đó vận hành và đưa thiết bị vào sử dụng hiệu quá, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân

     Việc trang bị hệ thống máy Eliaza tự động không chỉ nâng cao cơ sở vật chất của bệnh viện mà còn tạo ra sự tiện lợi, nhanh chóng cho bệnh nhân. Thiết bị hiện đại này giúp cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, giảm thiểu thời gian chờ đợi và mang lại môi trường y tế tiên tiến, thuận lợi cho người bệnh. Đặc biệt, hệ thống kỹ thuật mới này sẽ giúp tiết kiệm chi phí đi lại cho bệnh nhân, rút ngắn thời gian chờ kết quả và giảm bớt gánh nặng di chuyển xa. Các xét nghiệm như giun sán, sán chó,... vốn đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, giờ đây sẽ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn nhờ thiết bị mới.

0251ebc15808e256bb191

Công ty TNHH Thiết bị Vật tư Y tế Việt Nam tiến hành bàn giao hệ thống máy Eliaza tự động cho Bệnh viện Da liễu Quảng Nam

     Mục tiêu chính của việc triển khai thiết bị này là đưa công nghệ hiện đại đến gần hơn với người bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện Da liễu Quảng Nam.

Tấn Trường

Tại Việt Nam, ung thư cũng là một vấn đề sức khỏe lớn với 182.000 ca mắc mới và 120.000 ca tử vong trong năm 2022. Trong đó, ung thư cổ tử cung ghi nhận 4.612 ca mắc mới mỗi năm; và 2.571 ca tử vong, tương đương 2.1% tổng số ca tử vong do ung thư.

Những số liệu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và đẩy mạnh các chương trình sàng lọc, phòng ngừa, cũng như điều trị ung thư cổ tử cung tại Việt Nam.

"Ung thư cổ tử cung là loại ung thư hoàn toàn có thể dự phòng được hoặc có thể sàng lọc phát hiện sớm với những biện pháp khá đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả để điều trị kịp thời. Ở Việt Nam, vaccine HPV đã bắt đầu được cung cấp dưới dạng vaccine dịch vụ từ năm 2009"- GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã thông tin như vậy tại tọa đàm về ung thư cổ tử cung được tổ chức hôm nay - 4/12 với chủ đề "Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ".

ung thu co tu cung 2 17333117091GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, GS.TS Trần Văn Thuấn cho biết, theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (GLOBOCAN) gánh nặng ung thư toàn cầu tiếp tục gia tăng đáng kể. Trên thế giới, năm 2022 ghi nhận gần 19,3 triệu ca mắc mới và 9,9 triệu ca tử vong do ung thư.

Ung thư phổi và ung thư vú là hai loại ung thư phổ biến nhất, chiếm lần lượt 12.4% và 11.5% tổng số ca mắc mới. Bên cạnh đó, ung thư cổ tử cung đứng thứ 4 về số ca mắc mới ở nữ giới với 662,301 trường hợp, gần 7% tổng số ca mắc mới ở nữ giới và 348,874 ca tử vong, tương đương 3.6% tổng số ca tử vong do ung thư.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng cho biết thêm, đối với sàng lọc ung thư cổ tử cung, Việt Nam đã có hệ thống sàng lọc từ tuyến y tế cơ sở nhưng còn nhiều khá nhiều bất cập. Việc triển khai các chương trình sàng lọc, phát hiện và điều trị các tổn thương sớm ở cổ tử cung còn tản mạn, mới chỉ ở cấp độ dự án thử nghiệm, thiếu tính đồng bộ và thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Kiến thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về việc dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, chi phí cho các loại xét nghiệm sàng lọc chủ yếu từ tiền túi của người dân trong khi các biện pháp sàng lọc hiện đại như xét nghiệm tế bào học dịch cổ tử cung, xét nghiệm tìm vật chất di truyền của HPV… đều có chi phí khá cao và chưa có BHYT chi trả.

ung thu co tu cung 3 17333117092Quang cảnh tọa đàm.

Đây cũng là một trong những rào cản lớn nhất trong việc tăng cường tiếp cận, mở rộng dịch vụ sàng lọc, thực hiện có hiệu quả việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư cổ tử cung ở Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị, thông qua tọa đàm các đại biểu thảo luận tìm ra giải pháp để cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung, cụ thể như nâng cao tỷ lệ tiêm phòng HPV và sàng lọc định kỳ trong cộng đồng, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa; ứng dụng các giải pháp công nghệ trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh; cũng như tăng cường sự hợp tác liên ngành và huy động các nguồn lực xã hội hóa để đảm bảo tính bền vững của các chương trình, góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung, tiến tới loại trừ bệnh này tại Việt Nam trong thời gian tới.

ung thu co tu cung 1 17333117090

ThS.BS Tổng Thị Song Hương - Tổng hội Y Dược Việt Nam tham luận tại tọa đàm.

Cơ hội lớn để giảm thiểu gánh nặng và tiến tới loại trừ hoàn toàn căn bệnh ung thư cổ tử cung

Chia sẻ về chính sách và dự phòng kiểm soát ung thư cổ tử cung tại Việt Nam, ThS.BS Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết: Kế hoạch hành động quốc gia về Dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025 của Bộ Y tế đã đề ra mục tiêu là 25% phụ nữ và trẻ em gái được tiêm vaccine HPV, 60% phụ nữ tuổi 30-54 được sàng lọc và 90% phụ nữ có tổn thương cổ tử cung được điều trị. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng, chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu về tiêm vaccine và sàng lọc.

Với những tiến bộ vượt bậc trong khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của vaccine phòng ngừa, các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các tổn thương tiền ung thư đang có cơ hội lớn để giảm thiểu gánh nặng và tiến tới loại trừ hoàn toàn căn bệnh ung thư cổ tử cung.

"Để đạt được mục tiêu cao cả này phải đối mặt và vượt qua nhiều thách thức, không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về cơ chế, chính sách. Đặc biệt, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan là yếu tố quan trọng để đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ dự phòng và sàng lọc với chất lượng cao và chi phí hợp lý hơn"- ThS.BS Đinh Anh Tuấn cho biết.

ung thu co tu cing 2 17333117089

ThS.BS Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em tham luận tại tọa đàm.

Theo suckhoedoisong.vn

Việt Nam rất quan tâm đến công tác người khuyết tật, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp người khuyết tật có thể hòa nhập một cách bình đẳng vào cộng đồng xã hội.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với tổng dân số.

Ngoài nhiều chủ trương, chính sách riêng cho người khuyết tật được Đảng, Nhà nước ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý để chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật, cộng đồng xã hội cũng tích cực giúp đỡ đông đảo người khuyết tật về cơ hội học tập, làm việc để họ chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi, Việt Nam hiện có trên 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có gần 29% là khuyết tật nặng và đặc biệt nặng và là một trong những nước có tỷ lệ người khuyết tật khá cao trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điểm sáng trong công tác giảm nghèo và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, tỷ lệ giảm nghèo đa chiều nhanh từ 60% vào những năm 1990, xuống còn 13,5% vào năm 2014, đến năm 2023 còn khoảng 5%.

hinh 1CVVV

Việt Nam rất quan tâm đến công tác người khuyết tật, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp người khuyết tật có thể hòa nhập một cách bình đẳng vào cộng đồng xã hội.

Năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.

Năm 2019, phê chuẩn Công ước 159 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động, việc làm.

Năm 2022, Việt Nam gia nhập Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện cho người khuyết tật nhìn tiếp cận chữ và các tác phẩm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

Để hiện thực hóa Hiến pháp và các cam kết quốc tế, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật Người người khuyết tật năm 2010 và Bộ luật Lao động, Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Giao thông, Luật Trợ giúp pháp lý cũng quy định các chính sách đặc thù hỗ trợ người khuyết tật.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam giúp Thủ tướng chỉ đạo giải quyết những vấn đề về công tác người khuyết tật.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống pháp luật, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo vệ, chăm lo, trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng khác, bảo đảm thực thi đầy đủ và toàn diện quyền con người và quyền của người khuyết tật trên tất cả các lĩnh vực.

Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội không ngừng mở rộng diện bao phủ và nâng cao chất lượng chính sách đối với người khuyết tật, có trên 1,6 triệu người khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, 96% người khuyết tật có thẻ bảo hiểm y tế, các bệnh viện đa khoa trung ương, tỉnh và huyện đều có khoa phục hồi chức năng; trẻ em khuyết tật được hỗ trợ học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục; đối với trẻ em không có khả năng học hòa nhập được hỗ trợ học tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt.

Toàn bộ lực lượng lao động là người khuyết tật (gần 4 triệu người) đã được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, sinh kế hoặc được vay vốn với lãi suất ưu đãi để tự giải quyết việc làm. Họ cũng được quan tâm, ưu đãi khi tham gia giao thông, vào các khu vui chơi giải trí, các công trình văn hóa, di tích lịch sử được miễn, giảm giá vé...

Trong thời tới Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm đạt được các mục tiêu bao trùm và hòa nhập đối với người khuyết tật; tăng cường trợ giúp về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, tiếp cận công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật.

“Chúng tôi tiếp tục cụ thể hóa Công ước và các cam kết quốc tế vào pháp luật quốc gia lên tầm cao mới, bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm và không để ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt với người khuyết tật,” Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh.

Chia sẻ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho người khuyết tật, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam Đặng Văn Thanh đã khẳng định: Sự quan tâm đó đã hỗ trợ một cách tốt nhất cho người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống, tạo bình đẳng trong xã hội.

Cũng chính vì vậy, đời sống của người khuyết tật Việt Nam đang ngày một cải thiện, quyền của người khuyết tật cũng dần được bảo đảm./.

PV. TTGDSK

            Ngày 1/12, tại khách sạn Bàn Thạch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức Hội thảo tuyên truyền về công tác dự phòng lây nhiễm HIV và PrEP trong khuôn khổ Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Nam năm 2024. Tham dự hội thảo có TS.BS Trần Văn Kiệm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cùng đại diện các khoa/phòng thuộc Trung tâm và gần 200 đại biểu khách mời là nhóm nguy cơ nhiễm HIV và các thành phần có liên quan khác.

            Phát biểu khai mạc, TS.BS Trần Văn Kiệm kêu gọi mọi người tham gia hưởng ứng công tác phòng, chống HIV/AIDS nhân dịp Tháng hành động quốc gia và Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030: “Tôi tha thiết kêu gọi mọi người hãy chung tay hành động vì công tác phòng, chống HIV/AIDS, để cùng nhau hướng đến một tương lai không còn AIDS vào năm 2030.

fa5367957192cbcc92837

TS.BSTrần Văn Kiệm phát biểu khai mạc Hội thảo tuyên truyền về công tác dự phòng lây nhiễm HIV và PrEP

        Tại đây, TS.BS Trần Văn Kiệm và đại diện Khoa phòng chống HIV/AIDS thuộc CDC Quảng Nam đã trình bày các chuyên đề về: Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV; chính sách, pháp luật Việt Nam về can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; truyền thông và chống kì thị phân biệt đối xử, huy động cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS nhằm cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc của đại biểu qua phần đối thoại trực tiếp giữa các bác sĩ và khách mời. Hội thảo cũng diễn ra trong không khí sôi động với các chương trình văn nghệ đặc sắc, bao gồm các tiết mục hát, múa, và nhảy KPOP Dance,…

a26707831184abdaf2951

de10f8efeee854b60df94

72945d644b63f13da8723

83e4381e2e199447cd082

93250fef19e8a3b6faf96

Các tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát, múa, nhảy,… diễn ra vô cùng sôi động

Hội thảo nhằm triển khai các hoạt động của Dự án hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS và các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. Đồng thời, tuyên truyền về dự phòng lây nhiễm HIV và phổ biến thông tin về PrEP, góp phần nâng cao nhận thức và phòng ngừa HIV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

4aadd46fc268783621795
6cb42b663d61873fde708
Đối thoại trực tiếp giữa bác sĩ và khách mời nhằm cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc tại Hội thảo

     Sáng ngày 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự hội nghị.

     Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 14.535 điểm cầu cấp huyện, cơ sở, cơ quan, đơn vị, các quân khu, quân chủng, quân đoàn trên toàn quốc hơn 1,3 triệu đại biểu tham dự. Tại điểm cầu Đảng ủy Sở Y tế tỉnh Quảng Nam có 14 Chi bộ trực thuộc với hơn 700 đảng viên, quần chúng tham dự hội nghị.

     Tại hội nghị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã quán triệt chuyên đề trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt chuyên đề "Giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế"; Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt chuyên đề "Tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025"; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa quán triệt nội dung "Hướng dẫn công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.

Một số hình ảnh tại các điểm cầu thuộc Đảng ủy Sở Y tế tỉnh Quảng Nam

tải xuống

tải xuống 1

tải xuống 2

tải xuống 3

tải xuống 4

     Qua 7 năm thực hiện, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, việc tổ chức, thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn chưa đồng bộ, thiếu tổng thể, chưa gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo; phân cấp, phân quyền cho địa phương chưa mạnh, chưa đồng bộ, chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới… 

     Bộ Chính trị xác định, việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị…

Tác giả: Thùy An

           Ngày 28.11 tại Khách sạn Trâm Oanh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật(CDC) Quảng Nam tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động mô hình “Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời” thuộc Dự án 7 – chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển Kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào và miền núi năm 2024. Tham dự có TS.BS Trần Văn Kiệm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cùng đại diện Lãnh đạo và các cán bộ Chuyên trách dinh dưỡng của tuyến huyện, xã nằm trong Dự án 7.

0444e5659b3a2164782b

Hình: Quang cảnh hội nghị

          Trong năm qua công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào và miền núi luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của các Sở, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết luyệt của Sở Y tế tỉnh; sự tham gia nhiệt tình của các Ban, ngành đoàn thể, Ban chỉ đạo Phòng, chống Suy dinh dưỡng của các huyện, xã; mạng lưới phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được kiện toàn đi vào hoạt động nề nếp, đội ngũ nòng cốt thực hiện chương trình là cán bộ chuyên môn, nhiệt tình năng động trong công việc; đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ y tế thôn bản tham gia tích cực hăng hái vì mục tiêu phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em nâng cao tầm vóc người Việt Nam.

          Tuy nhiên trong quá trình triển khai Dự án vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị, tài liệu, vật tư phục vụ các hoạt động của chương trình; các cán bộ chuyên trách tuyến huyện, xã và y tế thôn bản có sự thay đổi, chưa có kinh nghiệm; tại nhiều địa phương đa số là người đồng bào dân tộc thiếu số nên vấn đề về vệ sinh, ý thức trong người dân chưa toàn diện, mức sống, thu nhập thấp,… là những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em; ảnh hưởng từ phong tục tập quán, sự quan tâm con cái còn nhiều thiếu hụt, nguồn cung cấp thực phẩm hằng ngày chưa đủ; mô hình “Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời” mới được triển khai nên việc tiếp cận vẫn còn hạn chế;…

          Tại Hội nghị, các đại biểu tham gia được nghe kết quả đánh giá hoạt động triển khai mô hình “Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời” thuộc Dự án 7 – chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào và miền núi. Bên cạnh đó là những phần tham luận của các TTYT huyện, Trạm y tế xã có triển khai, thực hiện mô hình “Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời” tại địa phương.

          Đồng thời các đại biểu đã cùng nhau tham gia góp ý, thảo luận để giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Đề ra các giải pháp nằm nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình và phương hướng nhân rộng trong thời gian đến.

Viết Thạnh

     Hiện tượng El Nino đã làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) và các loại virus khác như Zika, Chikungunya, viêm não Nhật Bản. Sự biến đổi khí hậu mạnh mẽ cũng thúc đẩy muỗi sinh sản và gia tăng các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền.

     Để phòng bệnh SXH, mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi kết hợp với diệt muỗi và phòng tránh muỗi chích. Khi thực hiện các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXH cần đảm bảo các nguyên tắc chung: Đối với các vật chứa nước có mục đích đế phục vụ cho sinh hoạt của người dân: đậy kín thùng, lu, hồ trữ nước khi không sử dụng; thay nước và súc rửa thường xuyên (bình bông, dĩa lót chậu kiểng, ...) hoặc thả cá bảy màu ăn lăng quăng (hòn non bộ, cây thủy sinh, ...). Đối với các vật chứa nước không có mục đích sinh hoạt: thu gom và loại bỏ ngay, hoặc nếu chưa có điều kiện loại bỏ thì phải có biện pháp sắp xếp, che chắn, không để ứ đọng nước và phải loại bỏ ngay trong vòng 01 tuần là chu kỳ nở của trứng muỗi. Bên cạnh việc loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, người dân cần tích cực diệt muỗi và phòng tránh muỗi chích để phòng bệnh SXH.

1 1732524104405877619758

Chương trình phát động "Chung Tay phòng chống sốt xuất huyết"

     Công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân là một biện pháp phòng chống SXH tích cực, nhãn hàng JUMBO VAPE - Fumakilla Việt Nam đã cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ một số địa phương và các cơ quan, đoàn thể khởi động chiến dịch Chung tay phòng chống sốt xuất huyết năm 2024. Đây là năm thứ 14 nhãn hàng JUMBO VAPE đồng hành cùng chiến dịch này. Chiến dịch gồm chuỗi hội thảo trên khắp lãnh thổ Việt Nam với sự góp mặt của các chuyên gia, bác sĩ. Các bác sĩ của chương trình sẽ mang đến kiến thức về "Nhận biết, phòng ngừa và xử trí bệnh sốt xuất huyết" một cách khoa học và đầy đủ cho người dân theo thông điệp "Không muỗi – Không lăng quăng – Không sốt xuất huyết".

 2 1732524104359203584375

Ông Nguyễn Thành Phước, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Cấp cao của Fumakilla Việt Nam - JUMBO VAPE đồng hành cùng chiến dịch "Chung Tay Phòng Chống Sốt Xuất huyết".

     Đồng hành cùng chương trình, các chuyên gia của nhãn hàng JUMBO VAPE đã hướng dẫn chi tiết cho người dân việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm diệt muỗi, đặc biệt là diệt muỗi vằn truyền bệnh SXH an toàn cho sức khỏe và hiệu quả khi sử dụng. Chọn sử dụng các sản phẩm đúng chuẩn lưu hành với bao bì có công bố rõ ràng thành phần hoạt chất, có số giấy phép lưu hành VNDP – HC và có ghi địa chỉ nhà sản xuất rõ ràng, nêu rõ đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm.

 Theo suckhoedoisong.vn

     Tại buổi tập huấn nâng cao năng lực truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức ngày 21/11, Ths.Bs Phan Thị Hải, Phó giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.

     Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản.

     Tại Việt Nam, sử dụng thuốc lá gây ra 85.500 ca tử vong mỗi năm. Hút thuốc lá thụ động gây ra 18.800 ca tử vong. Tổng cộng là 104.300 ca tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá sử dụng thuốc lá tạo nên gánh nặng bệnh tật, làm suy giảm chất lượng nguồn lao động.

     Hơn 15 triệu người Việt Nam hút thuốc và hàng chục triệu người hút thuốc thụ động có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá và tử vong sớm.

     Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới khi những người hút thuốc hiện nay phải đối mặt với những tác động đến sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá.

d3b61b1019eca2b2fbfd 17321777847

Ths.Bs Phan Thị Hải, Phó giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế.

     Cũng theo Bs. Hải, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ đô la Mỹ. Còn tại Việt Nam, theo ước tính sơ bộ của Hội Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2022, tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng một năm (tương đương 1,14% GDP năm 2022). Con số này lớn hơn gấp 5 lần so với đóng góp của nguồn thu thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia.

     Trước những tác động vô cùng lớn của thuốc lá với sức khỏe và kinh tế, bà Hải đề xuất: "Chúng ta phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá ở Việt Nam, xây dựng mức thuế đủ cao, liên tục mới có ý nghĩa giảm dần đều việc sử dụng thuốc lá".

     Theo bà Hải từ năm 2019 đến nay (Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt) hiện nay Việt Nam đang áp dụng tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo tỷ lệ là 75% và giá tính thuế là giá xuất xưởng.

     Tỷ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ (bao gồm TTĐB và giá trị gia tăng) chỉ chiếm trong khoảng từ 36,7-38,8%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình (59%), thấp hơn đa số các nước ASEAN (Thái Lan 81.3%, Indonesia 63.5%, Singapore 67,5%, Malaysia 51.6%). Giá thuốc lá rất rẻ, thấp nhất 19 nước trong khu vực ở Tây Thái Bình Dương, khiến việc tiếp cận thuốc lá rất dễ dàng từ thanh thiếu niên đến những người có thu nhập thấp, do vậy khó giảm người sử dụng thuốc lá.

     BS. Hải dẫn chứng: "giá một bao thuốc nhãn phổ biến nhất ở Việt Nam chỉ vào khoảng 0.9 USD/bao, giá thuốc lá ở Việt Nam đứng thứ 15, gần thấp nhất, trong số 19 nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Với mức giá bán lẻ thấp như vậy, thuốc lá rất dễ tiếp cận với người có thu nhập thấp, trẻ em và trẻ vị thành niên.

2a7f07509fa624f87db7 17321776291

Ths.Bs Nguyễn Tuấn Lâm,Chuyên gia Phòng chống tác hại thuốc lá của WHO chia sẻ tại hội thảo.

     Cùng quan điểm trên, Ths.Bs Nguyễn Tuấn Lâm Chuyên gia phòng chống tác hại thuốc lá của WHO cũng cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao đối với thuốc lá là vô cùng cần thiết. Tăng thuế thuốc lá ở mức cao đủ để giảm tiêu dùng được thực hiện càng sớm sẽ giúp cứu sống nhiều người, giảm tổn thất kinh tế, xã hội.

     Để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần: Bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn và tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 75% giá bán lẻ để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Theo suckhoedoisong.vn

     Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người từ 18-69 tuổi mắc bệnh mạn tính, chủ yếu là bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư. Đây được xem là nhóm dân số có nguy cơ mắc Zona cao hơn cùng với những biến chứng nặng nề hơn.

     Những thông tin trên được các chuyên gia đưa ra tại diễn đàn thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh Zona diễn ra chiều nay - 21/11 tại Hà Nội.

     Biểu hiện cấp tính của bệnh zona

     Theo các chuyên gia y tế, bệnh Zona, còn được gọi là herpes zoster, gây ra do sự tái hoạt động của virus varicella-zoster, cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Đây là căn bệnh phổ biến, khiến người bệnh rất đau đớn, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và kéo dài.

     Người mắc Zona thường có các biểu hiện cấp tính như phát ban dạng mụn nước gây đau, ngứa, hoặc cảm giác châm chích ở một bên cơ thể.

     Thời gian phát bệnh kéo dài 2-4 tuần và có thể thường rất đau. Các triệu chứng và biến chứng của bệnh Zona có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng, đặc biệt ở người già và người suy giảm miễn dịch. Không những vậy, bệnh Zona còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải, và tạo gánh nặng kinh tế cho ngành y tế và xã hội.

zona 1732185102099556231854

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu tại diễn đàn thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh Zona.

     Phát biểu tại diễn đàn do Tổng hội Y học Việt Nam và GSK phối hợp tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho hay, một trong những thách thức về y tế lớn nhất hiện nay là sự gia tăng nhanh chóng của dân số già. Toàn cầu, dự kiến đến năm 2050, sẽ có khoảng 2,1 tỷ người trên 60 tuổi và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh.

     Năm 2022, Việt Nam có khoảng 23 triệu người dân trên 50 tuổi, chiếm 21% tổng dân số. Khi con người già đi đồng nghĩa với miễn dịch cũng sẽ "già hóa" theo.

     Sự suy giảm của hệ thống miễn dịch liên quan đến tuổi tác dẫn đến nguy cơ gia tăng tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng, ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh thoái hóa thần kinh.

     Mức độ nghiêm trọng hơn khi nhóm người có bệnh lý nền này nhiễm thêm virus và vi khuẩn, ví dụ như khi mắc zona thần kinh sẽ dẫn đến các biến chứng cấp tính và lâu dài.

     "Hiện nay có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể được phòng ngừa bằng vaccine. Đây được xem là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả với hồ sơ đánh giá an toàn trên toàn thế giới và các nước phát triển.

     Việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm từ sớm sẽ góp phần làm giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm gánh nặng cho ngành y tế"- PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh.

     Biến chứng nguy hiểm của Zona

     Chia sẻ tại thảo luận, các chuyên gia các lĩnh vực: truyền nhiễm, thận học, hô hấp, nội tiết, cơ xương khớp… cho rằng, hệ miễn dịch suy giảm dần theo thời gian được gọi là quá trình lão hóa miễn dịch, khiến cơ thể ngày càng dễ bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh.

     Tình trạng lão hóa miễn dịch trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn theo độ tuổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe.

     Một số nghiên cứu cho thấy, cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị Zona. Đáng chú ý, hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn.

     Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị Zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa Zona và tim mạch như là đột quỵ.

     GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam chia sẻ, Zona là một trong những bệnh có thể gây ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đặc biệt với người có bệnh nền như đái tháo đường.

zona1 17321851023541618826804

Các chuyên gia y tế chia sẻ tại diễn đàn.

     Zona không chỉ gây ra cơn đau dữ dội kéo dài mà còn liên quan đến mất kiểm soát đường huyết, thậm chí gây biến chứng cấp như nhiễm toan ceton, có thể ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh. Do đó, việc chủ động phòng ngừa Zona là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ biến chứng ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường.

     Bệnh rất dễ mắc, nhưng điều trị bệnh Zona và điều trị biến chứng như đau thần kinh là một vấn đề phức tạp. Nếu dùng thuốc kháng virus cần được khởi trị sớm trong vòng 72 giờ, tuy nhiên việc này lại khó thực hiện trong thực tế lâm sàng.

     Bên cạnh đó, các thuốc điều trị Zona, đặc biệt điều trị đau thần kinh sau Zona hiện chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt, người lớn tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh nền, có thể không chịu được khi phải sử dụng thêm các loại thuốc khác dùng để điều trị bệnh Zona cấp tính hoặc cơn đau thần kinh sau Zona mạn tính.

     Bên cạnh các biện pháp dự phòng bệnh tật như tập thể dục, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh hay tầm soát bệnh mạn tính thì chủng ngừa đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao sức khỏe cho người lớn.

Theo suckhoedoisong.vn