SKĐS - TS.BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam đề nghị UBND TP Hội An giám sát chặt việc dừng hoạt động của cơ sở Bánh mì Phượng 2 cho đến khi có kết luận vụ ngộ độc của cơ quan có thẩm quyền.
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe&Đời sống, TS.BS Mai Văn Mười cho biết đã đề nghị UBND TP Hội An giám sát việc dừng hoạt động của cơ sở Bánh mì Phượng 2 cho đến khi có kết luận vụ ngộ độc của cơ quan có thẩm quyền.

Kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với cơ sở gây ngộ độc thực phẩm (cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của UBND TP) khi có kết luận vụ ngộ độc thực phẩm.

5F7fb6e00f35da6b8324

Đoàn kiểm tra của Sở Y tế và Chi cục ATVSTP Quảng Nam làm việc với cơ sở bánh mì Phượng. Ảnh: Sở Y tế Quảng Nam.

TTYT TP Hội An khẩn trương phối hợp điều tra, rà soát tất cả trường hợp liên quan tới vụ ngộ độc thực phẩm tại cơ sở Bánh mì Phượng 2, tổng hợp thông tin ca bệnh đang điều trị tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh.

Lãnh đạo Quảng Nam chỉ đạo Chi cục ATVSTP phối hợp các đơn vị liên quan tại TP Hội An điều tra nguyên nhân, lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang để kiểm nghiệm.

Yêu cầu hộ kinh doanh Bánh mì Phượng 2 tạm dừng hoạt động chế biến, kinh doanh để phục vụ công tác điều tra cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng; hướng dẫn cơ sở liên hệ với các cơ sở điều trị để chịu chi phí cho việc điều trị người bị ngộ độc, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm.

Ông Mai Văn Mười khuyến cáo, để chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, tích cực nghiên cứu để bổ sung kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường, thực phẩm được chế biến, bày bán tại những cơ sở không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân cần ăn chín, uống sôi. Cần tách riêng thực phẩm sống và chín, kể cả các dụng cụ chế biến, chứa đựng; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, đau bụng, đi ngoài nhiều lần... cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Trước đó, như Báo Sức khỏe&Đời sống đã đưa tin, ngày 12/9/2023, trên địa bàn TP Hội An, tỉnh Quảng Nam ghi nhận 1 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến việc người dân, du khách có sử dụng Bánh mì Phượng của Hộ kinh doanh Bánh mỳ Phượng 2, địa chỉ: Số 02B, đường Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Số người ăn bánh mì vào ngày 11/9/2023 khoảng 1.900 người (số bánh mì cơ sở bán ra vào ngày 11/9/2023 là 1.920 ổ).

Tổng số người bị ngộ độc ghi nhận là 141 người (ghi nhận từ các bệnh viện, cơ sở điều trị trong và ngoài tỉnh Quảng Nam). Ngoài ra có ghi nhận thông tin từ một số người dân, du khách khác qua điện thoại. Số người phải vào viện theo dõi sức khỏe là 141 người.

Số bệnh nhân người nước ngoài: 33 người (mang quốc tịch Australia, Anh, Nhật, Chi Lê) và 01 người Việt Nam mang quốc tịch Đức.

Triệu chứng lâm sàng của người bị ngộ độc thực phẩm: sốt cao, đau bụng, đi cầu lỏng nhiều lần, nôn, đau đầu.

Thức ăn nghi ngờ: Bánh mì (pa tê, thịt xíu gồm thịt và nước, xíu mại, rau răm, rau húng, hành, xà lách, sốt trứng gà tươi (trứng gà + dầu ăn), dưa leo, đu đủ chua, chả heo.

 

Thanh Huyền - Báo Sức khỏe và đời sống

Sáng ngày 08.9, Chi bộ Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Quảng Nam tổ chức lễ trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Tham dự có, Ts.Bs. Mai Văn Mười – Tỉnh Ủy viên, Bí thư Đảng Ủy Sở, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam; Bs CKII Nguyễn Đức Hùng Sơn – Bí thư Chi bộ, Giám đốc Bệnh viện; Bs CKII. Nguyễn Đình Thoại – Phó Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Bệnh viện cùng toàn thể Đảng viên trong Chi bộ.

muoii

Ts.Bs. Mai Văn Mười – Tỉnh Ủy viên, Bí thư Đảng Uỷ sở, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam phát biểu khai mạc buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Ts.Bs. Mai Văn Mười thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Sở Y tế gửi lời thăm hỏi sức khỏe, chúc mừng đến các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu khách mời, đồng chí đảng viên Nguyễn Thị Điểm được vinh dự nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cùng toàn thể các đồng chí đảng viên Chi bộ. Việc trao Huy hiệu Đảng là sự ghi nhận của Đảng về những cống hiến, đóng góp to lớn của các đồng chí cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ. Đây là lúc để các đảng viên cùng hướng về những tấm gương suốt đời tin tưởng, phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, không ngừng trau dồi, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, góp phần xây dựng Đảng bộ, chi bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh; đồng thời, cổ vũ, động viên các thế hệ đảng viên tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa năng lực, kinh nghiệm để đơn vị và ngành Y tế ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, nêu gương, giáo dục thế hệ đảng viên trẻ của Đảng bộ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, giữ gìn tư cách, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng; tiếp tục thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

thivb

Ts.Bs. Mai Văn Mười – Tỉnh Ủy viên, Bí thư Đảng Ủy Sở, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Thị Điểm - Khoa Cận Lâm sàng - Chẩn đoán hình ảnh - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Quảng Nam.

ghnhh

Đại diện các đồng chí lãnh đạo tặng hoa chúc mừng cho đồng chí Nguyễn Thị Điểm.

Ban Thường vụ Đảng ủy Sở mong muốn đồng chí đảng viên được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi đảng đợt này tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò tiền phong gương mẫu trong công tác, sinh hoạt, không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống; tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp sức xây dựng Đảng bộ Sở Y tế ngày càng trong sạch, vững mạnh. Cấp ủy Chi bộ cùng với lãnh đạo Bệnh viện, nêu cao bản lĩnh chính trị, đoàn kết thống nhất, tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng Chi bộ thật sự trong sạch vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể của Bệnh viện; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết thống nhất để xây dựng và phát triển Bệnh viện về mọi mặt.

Anh Thư - Ánh Minh

SKĐS - Bộ Y tế cho biết dịch truyền Dextran là dung dịch cao phân tử, dùng trong điều trị sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng, tính đến thời điểm hiện tại số lượng thuốc đã nhập về là 12.550 túi, trong đó đã cung ứng cho các bệnh viện 5.118 túi, còn tồn 7.432 túi.
Bộ Y tế cho hay, theo kết quả giám sát dịch bệnh truyền nhiễm và báo cáo của các địa phương, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đang có xu hướng tăng cao tại một số tỉnh, thành phố, đặc biệt là tình hình bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội và tình hình bệnh tay chân miệng tại khu vực miền Nam.

Ngày 29/8, Bộ Y tế cho biết, để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, cụ thể:

sot xuat huyet 1 1689602199971685341358

Bộ Y tế cho biết, theo kết quả giám sát dịch bệnh truyền nhiễm và báo cáo của các địa phương, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng tại một số tỉnh, thành; Hiện còn tồn 7.432 túi dung dịch cao phân tử điều trị bệnh nhân sốc sốt xuất huyết Dengue nặng

Tiếp tục chỉ đạo địa phương thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch theo các văn bản của Bộ Y tế gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (Công văn số 1453/BYT-DP ngày 17/3/2023 về việc chủ động, tích cực phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; Công văn số 3463/BYT-DP ngày 05/6/2023 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng; Công văn số 5103/BYT-DP ngày 12/8/2023 về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch).

Cùng đó chỉ đạo các cơ sở y tế dự phòng đảm bảo đủ nhu cầu về hóa chất, sinh phẩm, vật tư, thiết bị cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là hóa chất phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và máy phun hóa chất để thực hiện công tác xử lý ổ dịch trên địa bàn triệt để, hiệu quả.

Hiện tại các loại hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên thị trường đáp ứng được nhu cầu về phòng, chống dịch. Danh mục các hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế được Bộ Y tế cấp phép đã được đăng tải, cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Môi trường y tế.

Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và ngoài công lập đảm bảo sẵn sàng thiết bị, thuốc, đặc biệt là dịch truyền cao phân tử phục vụ công tác điều trị, cấp cứu bệnh nhân sốt xuất huyết nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các trường hợp tử vong.

Bộ Y tế cho biết đối với dịch truyền Dextran là dung dịch cao phân tử, được dùng trong điều trị sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng, Cục Quản lý Dược đã cấp phép các hồ sơ đề nghị nhập khẩu dịch truyền Dextran chưa có Giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với tổng số lượng đã cấp phép nhập khẩu là 17.010 túi.

Theo báo cáo của cơ sở nhập khẩu, tính đến thời điểm hiện tại, số lượng thuốc thực tế đã nhập về là 12.550 túi, trong đó số lượng thuốc đã cung ứng cho các bệnh viện là 5.118 túi và số lượng thuốc còn tồn tại kho của cơ sở nhập khẩu là 7.432 túi.

Như vậy, hiện nay thị trường Việt Nam đã có nguồn cung ứng dịch truyền Dextran. Yếu tố cốt lõi quyết định việc đảm bảo cung ứng thuốc là các đơn vị chủ động đặt hàng trước các doanh nghiệp nhập khẩu.

Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quan tâm và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.

Thái Bình - Báo Sức khỏe và Đời sống

SKĐS - Tiến trình chuyển đổi số ngành y tế gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; xây dựng, phát triển nền y tế thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong ngành y tế.
Gắn kết chặt chẽ chuyển đổi số ngành y tế với cải cách thủ tục hành chính, phát triển y tế thông minh
Theo quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Y tế mới nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan là Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn là Phó Trưởng ban thường trực. Các đồng chí Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Nguyễn Thị Liên Hương và Lê Đức Luận là Phó Trưởng ban.

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Y tế có 22 đồng chí ủy viên, trong đó ông Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế là Uỷ viên thường trực.
Chức năng của Ban Chỉ đạo theo quyết định của Bộ Y tế là nghiên cứu đề xuất tham mưu giúp Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện các các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ngành y tế, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; xây dựng, phát triển nền y tế thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong ngành y tế.

3m7a0580 1692837061488130469669

Bộ trưởng Đào Hồng Lan là Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành y tế

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành y tế có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề trong thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế; cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án quan trọng liên quan đến chuyển đổi số trong ngành y tế thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Giúp Bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về chuyển đổi số y tế; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, y tế thông minh và chuyển đổi số trong ngành y tế;

Đồng thời, giúp Bộ trưởng điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách, chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch, dự án, giải pháp quan trọng về chuyển đổi số trong ngành y tế.

Ứng dụng thành công trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong các hoạt động y tế
Liên quan đến việc thực hiện chuyển đổi số trong ngành y tế, Bộ Y tế mới đây đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 157-NQ/BCSĐ của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế về chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu ngành y tế đặt ra là: 100% hệ thống thông tin y tế được đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng theo hồ sơ cấp độ an toàn thông tin được phê duyệt và trước khi đưa vào sử dụng, khai thác.

100% các dịch bệnh truyền nhiễm và các ca bệnh truyền nhiễm được quản lý trên nền tảng số y tế.

100% các trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc được cấp chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam được quản lý theo mã định danh duy nhất thống nhất với định danh hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ứng dụng thành công các công nghệ số: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), kết nối vạn vật y tế (IoMT), chuỗi khối (Blockchain),… trong các hoạt động y tế.
Mỗi người dân đều có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trong đó 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử. Mỗi trạm y tế xã đều triển khai hoạt động quản lý trạm y tế xã trên môi trường số, trong đó: 100% các xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm trên nền tảng số.

Mỗi bệnh viện có ít nhất 01 cán bộ công nghệ thông tin được đào tạo chuyên sâu và có chứng chỉ về an toàn thông tin; 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạng I trở lên triển khai khám bệnh không giấy, trong đó hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng không sử dụng bệnh án giấy; tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 50%; triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các cơ sở khám chữa bệnh khu vực đô thị đạt tối thiểu 50% trên tổng số thanh toán viện phí.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trong ngành tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại đơn vị, đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 157 trước 1/7/2023, bảo đảm thực hiện các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và định hướng năm 2030 về chuyển đổi số y tế.

Các đơn vị cũng cần ưu tiên tập trung nguồn lực, thực hiện hiệu quả, bảo đảm tiến độ, chất lượng trong Kế hoạch hành động; chỉ đạo tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao theo định hướng của Bộ Y tế, bao gồm các Nền tảng số y tế đã được quy định...

Thái Bình - Báo Sức khỏe và Đời sống

SKĐS - Hôm nay (15/8), Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có quyết định phân bổ 185.000 liều vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine 5 trong 1) cho 49 tỉnh/thành phố và sẽ vận chuyển tới các địa phương ngay trong tháng 8.

tiem chung 16874930617911811251491

Việc phân bổ để tiêm chủng cho trẻ chưa được tiêm mũi 1, trong đó ưu tiên tiêm chủng cho trẻ có tháng tuổi nhỏ nhất trước sau đó sẽ tới nhóm tuổi lớn hơn chưa được tiêm mũi 1.

185.000 liều vaccine 5 trong 1 này do Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc viện trợ Việt Nam để phục vụ công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ em.

Ngay khi về đến Việt Nam, lô vaccine này đã được làm các thủ tục để tiến hành kiểm định. Ngày 14/8 Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế đã có kết quả kiểm định 2 lô vaccine này.

Thông tin với Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cho biết, ngày 15/8, Viện đã có quyết định phân bổ 185.000 liều vaccine 5 trong1 cho 49 tỉnh/thành phố và sẽ vận chuyển tới các địa phương ngay trong tháng 8.
Việc phân bổ để tiêm chủng cho trẻ chưa được tiêm mũi 1, trong đó ưu tiên tiêm chủng cho trẻ có tháng tuổi nhỏ nhất trước sau đó sẽ tới nhóm tuổi lớn hơn chưa được tiêm mũi 1.

Trước đó, 72.300 liều vaccine 5 trong 1 cũng đã được cung ứng cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc từ nguồn tài trợ trong nước để triển khai tiêm chủng trong tháng 8.

Như vậy 63/63 tỉnh/thành phố sẽ được cấp vaccine 5 trong 1 trong tháng 8 và các địa phương sẽ triển khai tiêm chủng vaccine DPT-VGB-Hib trong tiêm chủng thường xuyên tháng 8 và tháng 9 năm 2023.

Vaccine 5 trong 1 sử dụng tiêm chủng cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 18 tháng tuổi chưa được tiêm đủ mũi vaccine có thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib.

Việc phân bổ để tiêm chủng cho trẻ chưa được tiêm mũi 1, trong đó ưu tiên tiêm cho trẻ có tháng tuổi nhỏ nhất trước sau đó sẽ tới tuổi lớn hơn chưa được tiêm mũi 1.

Vaccine 5 trong 1 giúp bảo vệ trẻ em phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Haemophilus Influenzae loại B (Hib).Loại vaccine DTP-VGB-Hib giúp bảo vệ cùng lúc 5 loại bệnh trong một mũi tiêm thuận lợi và an toàn này phải được mua ở nước ngoài từ các nhà cung ứng được phê chuẩn.

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống

SKĐS - Mặc dù chỉ là nhân viên lao công, dọn dẹp tại cơ sở thẩm mỹ nhưng bà Th. lại được giao phẫu thuật căng da mặt cho khách hàng.
Ngày 14/8, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một cơ sở thẩm mỹ hoạt động "chui", sử dụng nhiều loại hóa chất để làm đẹp không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Từ thông tin trinh sát, cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tại cơ sở Thẩm mỹ Kangzin (Viện Thẩm mỹ 175 Sài Gòn), địa chỉ tại 368 Hùng Vương (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) thì phát hiện hàng loạt các lỗi vi phạm.

t1 1691991886903284704250

Cơ sở thẩm mỹ Kangzin sử dụng nhân công quét dọn để đứng ra làm phẫu thuật căng da cho khách hàng.

Cụ thể tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở Thẩm mỹ Kangzin không xuất trình được các loại giấy tờ pháp lý đảm bảo đủ điều kiện hoạt động của cơ sở thẩm mỹ như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh; Văn bản thông báo đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ do Sở Y tế cấp; Hợp đồng thu gom rác thải nguy hại và sổ giao nhận rác thải nguy hại với công ty thu gom; Chứng chỉ hành nghề của nhân viên làm việc tại cơ sở…

Lực lượng chức năng còn phát hiện cơ sở này không trang bị thùng rác chuyên dụng có nắp đậy tại khu vực cung cấp dịch vụ; không trang bị, bố trí thùng rác chuyên dụng (cỡ lớn) để thu gom, lưu trữ rác thải nguy hại tại cơ sở; vứt rác thải y tế cùng rác thải sinh hoạt trên vỉa hè trước cơ sở kinh doanh.

Tại thời điểm kiểm tra cơ sở thẩm mỹ này đang thực hiện cung cấp dịch vụ phẫu thuật can thiệp làm căng da mặt cho một khách hàng và do nhân viên Trần Thị Th. thực hiện. Qua làm việc, bà Th. không xuất trình được bất cứ chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh nào và cho biết bà là nhân viên lao công dọn dẹp tại cơ sở.

Ngoài ra, chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ pháp lý chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của 206 sản phẩm là vật tư y tế, dung dịch chất làm đầy (filler, botox), sụn mũi, dụng cụ cắt bao quy đầu…

Công an quận Thanh Khê đã tiến hành lập biên bản ghi nhận toàn bộ hành vi vi phạm của cơ sở và tiếp tục xác minh làm rõ.

 Theo Sức khỏe - Đời sống

SKĐS - Các bệnh lý về tai có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó cần đặc biệt chú ý tới trẻ em. Trẻ em mắc các bệnh về tai mà không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm.
Hiện nay theo thống kê, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có từ 1-3 trẻ bị điếc bẩm sinh. Khiếm khuyết bẩm sinh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt xã hội, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt là ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của các bé. Trẻ bị điếc nặng và sâu thường kèm theo câm do không tiếp nhận được âm thanh, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ.

Theo các chuyên gia, tai có cấu tạo rất phức tạp, đảm nhận nhiệm vụ cảm thụ âm thanh, tác động đến tiền đình điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể. \

cay oc tai dien tu 6978 1608698106

 

Khi có các tác nhân như vi khuẩn, virus xâm nhập, tai sẽ bị tổn thương và mắc các bệnh lý. Các bệnh lý về tai có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó cần đặc biệt chú ý tới trẻ em. Trẻ em mắc các bệnh về tai mà không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm.

Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho các y bác sỹ chuyên ngành Tai - Thính học, cũng như để phục vụ tốt hơn trong việc điều trị các bệnh về khiếm thính, Hội Thính học Việt Nam đã tổ chức Lớp phẫu tích xương thái dương lần thứ hai với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tai - Thính học trên cả nước về giảng dạy. Lớp học thu hút hơn 120 học viên là những bác sỹ công tác trong lĩnh vực Tai – Thính học trên cả nước dự học dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tại Lớp phẫu tích xương thái dương lần thứ hai, PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương, Chủ tịch Hội Thính học Việt Nam cho biết: Cấy ốc tai điện tử là phẫu thuật đưa một thiết bị điện tử vào trong vịnh nhĩ của ốc tai (1 bộ phận của tai trong). Thiết bị này có tác dụng dẫn truyền âm thanh từ môi trường bên ngoài vào ốc tai, kích thích các đầu mút dây thần kinh thính giác, chuyển các tín hiệu điện của âm thanh qua dây thần kinh thính giác để dẫn truyền vào trung tâm nghe ở vỏ não.

Các điện cực ở ốc tai sẽ thay thế các tế bào lông ngoài (đã bị phá hủy) để dẫn truyền âm thanh vào vỏ não, giúp cho bệnh nhi nghe được, từ đó có thể nói được và hòa nhập xã hội.

"Thời điểm thích hợp nhất để phẫu thuật cấy ốc tai điện tử cho trẻ là dưới 3 tuổi, vì đây là lúc mà trung tâm thính giác ở vỏ não phát triển mạnh nhất, giúp cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu cấy càng muộn, hiệu quả càng kém và trẻ sẽ mất nhiều thời gian hơn để huấn luyện ngôn ngữ", bác sĩ Xương cho hay.

 Theo Báo Sức khỏe & Đời sống

Sáng ngày 28/7, Hội Y học bà mẹ và thai nhi TP. Hồ Chí Minh phối hợp Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tổ chức Hội thảo Cập nhật kiến thức siêu âm sản phụ khoa và tim thai năm 2023. Tham dự có, Ths.Bs. Hà Tố Nguyên - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Từ Dũ, Phó chủ tịch Hội Siêu âm Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Y học bà mẹ và thai nhi TP. Hồ Chí Minh, Đại sứ Hiệp hội Siêu âm Sản phụ khoa quốc tế tại Châu Âu; Ts.Bs. Lê Kim Tuyến - Chuyên gia tim bẩm sinh, Bệnh viện Tâm Đức, Phó Chủ tịch Chi hội Tim bẩm sinh; Đại diện Lãnh đạo Pphòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế Quảng Nam, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng,  Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam và 120 bác sỹ từ các bệnh viện trong và ngoài tỉnh.

1

Đại diện lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Quảng Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Tại đây, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chẩn đoán tiền sản và tim thai tại Việt Nam báo cáo các bài giảng và những kiến thức quan trọng về siêu âm thai, tim thai và bệnh lý phụ khoa. Bao gồm 7 nội dung: Siêu âm tim thai: Cập nhật khuyến cáo 2023 của ISUOG và ASE; 20 mặt cắt tiếp cận siêu âm quý II thường quy theo ISUOG; Cập nhật chẩn đoán phổ bệnh lý thai bám sẹo mổ lấy thai, nhau cài răng lược theo SMFM; Ứng dụng IOTA - ORADS trong chẩn đoán và xử trí khối u buồng trứng; Các bất thường sọ mặt thường gặp; Các bất thường tim thai thường gặp và cuối cùng là các bất thường hệ thần kinh trung ương thai thường gặp. Bên cạnh các nội dung đã trình bày, các bác sỹ cùng nhau trao đổi thảo luận về các tình huống thực thực tế lâm sàng liên quan và trải nghiệm siêu âm hình thái học thai nhi quý II và tim thai tại thực tế.

2

Đại diện Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam tặng hoa chúc mừng các báo cáo viên

3Toàn cảnh buổi hội thảo Cập nhật kiến thức siêu âm sản phụ khoa và tim thai năm 2023.

Hội thảo lần này đã giúp các bác sỹ bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam và các khách mời tham dự có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp cùng chuyên ngành, cập nhật kiến thức liên tục góp phần nâng cao chất lượng trong lĩnh vực chẩn đoán tiền sản và tim thai ở Việt Nam hiện nay

Anh Thư - Ánh Minh

Sáng ngày 25/7/2023, Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên tiếp nhận bệnh nhân nữ D.T.B 78 tuổi, ở xã Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam, bị tai nạn giao thông vào viện.

hinh xquang

Phim chụp bệnh nhân bị gãy xương đùi

Qua thăm khám lâm sàng, kết quả chụp X-Quang, bệnh nhân bị gãy kín 1/3 giữa xương đùi phải.

Bệnh nhân B đã được ekip phẫu thuật Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên phẫu thuật thành công bằng phương pháp mổ kết hợp xương. Trước trong và sau mổ bệnh nhân ổn định.

thanh cong

Hình ảnh phẫu thuật kết hợp xương thành công

Qua những trường hợp phẫu thuật khó thành công trong thời gian qua, cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của đội ngũ thầy thuốc TTYT Duy Xuyên, là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh nhân nghèo được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại quê nhà mà trước đây phải chuyển đến các Bệnh viện tuyến trên.

 

Trong 2 ngày 24 - 25/7, Công đoàn Ngành Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức Đại hội lần thứ VII nhiệm kỳ (2023 - 2028). Tham dự có ông Phan Xuân Quang - Chủ tịch Liên đoàn Lao động Quảng Nam; ông Lưu Văn Thương và bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Quảng Nam; Ts.Bs Mai Văn Mười - TUV, Giám đốc Sở Y tế; nguyên chủ tịch Công đoàn qua các thời kỳ cùng 148 đại biểu thuộc các công đoàn cơ sở trong toàn Ngành. 

Tính đến 30/6, Công đoàn ngành Y tế chỉ đạo trực tiếp 43 công đoàn cơ sở với 7.480 đoàn viên đạt tỷ lệ 97,9%, so với đầu nhiệm kỳ cuối năm 2017, tăng 184 đoàn viên. Trong những năm qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều đến đời sống CBYT, Công đoàn ngành Y tế đã kịp thời thăm hỏi và hỗ trợ các đơn vị ở khu cách ly, bệnh viện dã chiến, cơ sở điều trị thu dung điều trị COVID-19 và các đoàn viên trong công tác phòng chống dịch; trao quà cho gần 800 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi COVID-19, ốm đau, thiên tai; kêu gọi ủng hộ đồng hương sinh sống tại TP Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi COVID-19; thăm hỏi và hỗ trợ cho hơn 300 cán bộ viên chức lao động gặp khó khăn bởi đại dịch. Trong 5 năm qua, Công đoàn đã đề nghị hỗ trợ được 13 căn nhà “Mái ấm công đoàn” với số tiền 440 triệu đồng cho đoàn viên, người lao động khó khăn; kịp thời thăm hỏi động viên đoàn viên và người lao động trong dịp tết với phương châm “tất cả đoàn viên và người lao động đều có Tết”;…

 Dai hoi CĐ 23 10

Ts.Bs Mai Văn Mười - TUV, Giám đốc Sở Y tế tặng hoa chúc mừng Đại hội

 Dại hoi CD 23 LĐ

Lãnh đạo liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam tặng hoa chúc mừng Đại hội


Công đoàn ngành Y tế đã tổ chức nhiều hội thi như: “Tài năng CNVCNLĐ ngành Y tế”, “Đổi mới phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, “An toàn vệ sinh viên giỏi”,…; thực hiện tốt các phong trào thi đua, yêu nước do các cấp, các ngành phát động; nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng cho các đoàn viên; duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa thể thao, tạo ra các sân chơi bổ ích, lành mạnh cho các đoàn viên công đoàn giao lưu, tăng tình đoàn kết; có 98% công đoàn cơ sở trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ, 2 công đoàn hoàn thành nhiệm vụ; phát triển bồi dưỡng và giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp 541 đoàn viên ưu tú vào Đảng cộng sản Việt Nam,…

4


Ts.Bs Mai Văn Mười - TUV, Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại đại hội


Nhiệm kỳ (2023 - 2028), Công đoàn ngành Y tế đặt ra các mục tiêu quan trọng như: 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc sự quản lý của ngành y tế có đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn; 100% công đoàn cơ sở tổ chức phát triển kết nạp đoàn viên mới đối với CCVCLĐ đủ điều kiện; 90% đoàn viên, CCVCLĐ được thụ hưởng, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; 100% đoàn viên có nhu cầu tư vấn, tranh tụng về quyền lợi ích hợp hợp pháp, chính đáng,…

5

Đại hội ra mắt Ban chấp hành mới nhiệm kỳ (2023 - 2028)

6
Lãnh đao nganh y tế và đại diện BCH mới tặng hoa và quà lưu niệm các đồng chí không tái cử Ban chấp hành khóa mới

Đại hội đã bầu ra ban chấp hành nhiệm kỳ mới nhiệm kỳ (2023 - 2028), với các mục tiêu quan trọng: tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đoàn viên và người lao động; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đổi mới các phong trào thi đua yêu nước; xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; đổi mới phương thức hoạt Công đoàn thích ứng với bối cảnh tình hình mới,…

Thùy An - Viết Thạnh

Sáng ngày 20/7, Tổ chức PATH phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) tổ chức giao ban quý lần 2 dự án hỗ trợ kỹ thuật tiêm chủng vắc xin phòng COVI-19 cho trẻ dưới 12 tuổi và kết hợp tiêm chủng thường xuyên trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Quảng Nam. Ths Hoàng Tiến Thanh - Viện Pasteur Nha Trang, đại diện tổ chức PATH, lãnh đạo CDC Quảng Nam cùng các cán bộ chuyên trách công tác tiêm chủng, truyền thông tham dự.

hinh bs kiem

Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC phát biểu khai mạc tại buổi giao ban

Tại buổi giao ban, đại diện CDC Quảng Nam, TTYT huyện Tây Giang, tổ chức PATH đã trình bày các nội dung liên quan đến công tác tiêm chủng như: tiến độ triển khai các hoạt động dự án, kết quả tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm vét vắc xin VNNB, IPV tại các xã/huyện tham gia dự án; báo cáo tổng hợp rà soát đối tượng điều tra đợt 2, so sánh kết quả đợt 1 và kế hoạch tiếp theo; chia sẻ kinh nghiệm triển khai tiêm vắc xin VNNB, IPV, COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; báo cáo kết quả truyền thông, các hoạt động lồng ghép trong buổi tiêm chủng lưu động trực tiếp, nêu ra những khó khăn, thuận lợi và giải pháp; hướng dẫn báo cáo tháng, kế hoạch truyền thông, giám sát,…

Theo báo cáo từ CDC Quảng Nam, hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi mũi 1 đạt 89,3% đứng thứ 51/63 cả nước, đứng thứ 5/11 khu vực miền Trung; mũi 1 đạt 51,9% đứng thứ 61/63 cả nước, đứng thứ 10/11 khu vực miền Trung. Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ tiêm VNNB đạt 42,5%, tỷ lệ tiêm IPV1 đạt 32,0%, tiêm UV2+PNCT đạt 34,0%, tiêm VGB<24H cho trẻ sau sinh đạt 38,7%,…

Được biết, đây là hoạt động hỗ trợ kỹ thuật tiêm chủng kết hợp với truyền thông của dự án Momentum thực hiện tại tỉnh Quảng Nam do USAID tài trợ, hoạt động này đã góp phần rất lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Quảng Nam.