Sáng ngày 23/1, đoàn công tác do ông Jamie La Nauze - Thành viên hội đồng Quản trị dự án FHF (The Fred Hollows Foundation) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Mắt tỉnh Quảng Nam. Lãnh đạo cùng y, bác sỹ 2 bệnh viện Mắt, Đa khoa tỉnh Quảng Nam tham dự. 

djfgnc

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Bệnh viện Mắt Quảng Nam

Buổi làm việc nhằm ôn lại những hoạt động hỗ trợ của tổ chức FHF tại 2 Bệnh viện này nhân kỷ niệm 30 năm thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Tại buổi gặp mặt, Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Đa khoa đã giới thiệu sơ lược về mô hình hoạt động; kết quả đạt được về công tác khám chữa bệnh về mắt tại đơn vị.

tfnfnnfff
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

Ông Jamie La Nauze - Thành viên hội đồng Quản trị dự án FHF chia sẻ: “Nhìn lại chặng đường 30 năm thực hiện Dự án tại đây, bản thân tôi thấy rõ những nỗ lực phát triển của Bệnh viện, ngày càng khang trang hơn, đội ngũ y bác sỹ cũng được nâng cao tay nghề, người bệnh được chăm sóc tận tình. Chúng tôi mong muốn rằng, với những kế hoạch mà 2 đơn vị đặt ra sẽ thực hiện được sớm trong tương lai,…”

Lãnh đạo 2 bệnh viện cũng mong muốn đoàn công tác sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao chất lượng tay nghề đội ngũ y bác sỹ; có những ý tưởng mới mẽ giúp các Bệnh viện ngày càng phát triển hơn./.

Thùy An - Viết Thạnh

 Năm 2023 đạt trên 93,3 triệu người dân tham gia BHYT. Như vậy, trên 93% dân số được bảo vệ sức khỏe từ BHYT, vượt 0,15% so với nghị quyết 01 của Chính phủ. Cũng trong năm 2023 số chi cho khám chữa bệnh BHYT khoảng 124,3 nghìn tỷ đồng.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2023 đạt trên 93,3 triệu người, tăng 2,45% so với cùng kỳ 2022. Như vậy, trên 93% dân số được bảo vệ sức khỏe từ BHYT, vượt 0,15% so với nghị quyết 01 của Chính phủ, vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân.

Công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT được triển khai với nhiều giải pháp; đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi của người tham gia, tối ưu hóa các quỹ; góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người lao động và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

the 16566574358842115944134

Nếu như năm 2022 chỉ có hơn 150 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT thì đến năm 2023, con số này đã tăng lên tới gần 175 triệu lượt (tăng trên 23,4 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT so với năm 2022). Số chi BHYT cho khám chữa bệnh cũng theo đó lên tới khoảng 124,3 nghìn tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2022. Điều này cho thấy, hiệu quả công tác khám chữa bệnh BHYT đang được phát huy tích cực, thiết thực với người dân.

Theo ông Lê Văn Phúc - Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT của BHXH Việt Nam, trong năm vừa qua, BHXH Việt Nam đã rất tích cực phối hợp cùng Bộ Y tế tham mưu xây dựng, hoàn thiện chính sách BHYT, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang còn tồn tại cho người dân và cơ sở khám chữa bệnh... như Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, gia hạn giấy phép đăng ký thuốc. Đặc biệt, đã tham mưu sửa đổi Nghị định 146/NĐ-CP bằng Nghị định 75/2023/NĐ-CP; tiếp tục hỗ trợ tham gia BHYT với một số nhóm đối tượng…

Cũng trong năm 2023, người dân có thể sử dụng các ứng dụng VssID, VNeID để khám chữa bệnh, tạo thuận tiện cho người bệnh hơn khi khám chữa bệnh.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế cũng từng bước được tháo gỡ; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện khám chữa bệnh BHYT được tăng cường. Quy trình giám định BHYT mới được triển khai theo hướng hiện đại hơn, đảm bảo chi đúng, đủ quyền lợi BHYT của người dân, kịp thời phát hiện các trường hợp cố trình trục lợi BHYT.

Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Tài chính triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm sử dụng nguồn kinh phí khám chữa bệnh BHYT hiệu quả; giải quyết vướng mắc về cơ chế thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT giai đoạn năm 2019 đến 2022; bổ sung thêm nhiều nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ tham gia BHYT. Đến nay, BHXH Việt Nam đã kịp thời thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT vượt tổng mức thanh toán theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP cho các cơ sở y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Về nhiệm vụ năm 2024, theo ông Lê Văn Phúc, sẽ phối hợp với Bộ Y tế tập trung nghiên cứu sửa đổi Luật BHYT; phối hợp với Bộ Y tế tham mưu xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); qua đó đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người dân tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt việc cung ứng thuốc, vật tư y tế, tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm chi đúng, chi đủ trong khám chữa bệnh BHYT.


TT - GDSK

Theo Suckhoedoisong.vn

Theo Bộ Y tế, việc tổ chức thực hiện đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công thường xuyên làm căn cứ để triển khai các giải pháp cải tiến chất lượng dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn...
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn về phương pháp đo lường hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công giai đoạn 2024-2030.

Theo Bộ Y tế, việc tổ chức thực hiện đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công thường xuyên, nhằm góp phần đánh giá khách quan thực trạng chất lượng dịch vụ y tế công, đồng thời giúp các cơ sở y tế công lập xác định những vấn đề chưa hài lòng của người sử dụng dịch vụ, làm căn cứ xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp cải tiến chất lượng dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn, bảo đảm quyền được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Về chỉ tiêu thực hiện, Bộ Y tế đề ra hằng năm, 100% các cơ quan quản lý ngành y tế công bố tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ sự nghiệp y tế công; Hằng năm, 100% các cơ sở khám chữa bệnh công lập và trạm y tế thực hiện đo lường hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế do đơn vị cung cấp có sử dụng kết quả đo lường triển khai các giải pháp cải tiến chất lượng cung cấp dịch vụ; 100% các cơ sở y tế công lập đã thực hiện đo lường hài lòng công khai kết quả trên trang tin điện tử của đơn vị hoặc tại trụ sở đơn vị.

khamb 17005548545201638164178 7086

Đến năm 2025, mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công lập đạt tối thiểu 85% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 90%.

Về các hình thức đo lường hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công, Bộ Y tế cho hay, cơ quan quản lý, cơ sở y tế có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương thức để tiến hành tự đo lường hài lòng theo các hình thức sau:

Phỏng vấn trực tiếp người sử dụng dịch vụ y tế (hoặc người chăm sóc người bệnh) tại cơ sở y tế trước khi kết thúc sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế.
Phát phiếu cho người sử dụng dịch vụ y tế/người chăm sóc để tự điền.
Hướng dẫn cho người sử dụng dịch vụ y tế/người chăm sóc để tự trả lời phiếu phỏng vấn trên các phương tiện công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn, màn hình cảm ứng, ki-ốt khảo sát…được đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có).
Đo lường hài lòng độc lập: cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hoặc đề nghị tiến hành khảo sát, đo lường độc lập.

Bộ Y tế cho hay, chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ khám chữa bệnh là trị số trung bình các chỉ số hài lòng đối với dịch vụ khám chữa bệnh của các đơn vị y tế công lập được khảo sát trên toàn quốc; hoặc được tính theo cách là trung bình của chỉ số hài lòng đối với dịch vụ khám chữa bệnh cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và chỉ số hài lòng đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.

Chỉ số hài lòng đối với dịch vụ tiêm chủng mở rộng là trị số trung bình của chỉ số hài lòng đối với dịch vụ tiêm chủng mở rộng của tất cả các trạm y tế trên toàn quốc; hoặc được tính theo cách là trung bình của chỉ số hài lòng đối với dịch vụ tiêm chủng mở rộng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

TT-GDSK
Theo Suckhoedoisong.vn

Sáng ngày 12/2, Công đoàn Ngành Y tế Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Công đoàn năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong tâm năm 2024. Ông Phan Xuân Quang - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam; BS.CKII Huỳnh Thuận - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Nam, Phó giám đốc Sở Y tế; Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Phó Bí thư Đảng bộ Sở Y tế, Giám đốc CDC Quảng Nam cùng đại diện các Công đoàn cơ sở trực thuộc tham dự.

thgggh1

Ông Phan Xuân Quang - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Hội nghị


Theo báo cáo, Công đoàn Ngành Y tế hiện có 43 Công đoàn cơ sở với 7.243 đoàn viên. Trong năm qua, Công đoàn Ngành y tế được Liên đoàn lao động tỉnh hỗ trợ 2 mái nhà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; tặng 713 xuất quà cho các đoàn viên dịp Tết Nguyên đán 2023; vận động đoàn viên nộp quỹ “Vì người nghèo”; thăm hỏi động viên đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo; tổ chức nhiều cuộc thi “Chung tay vì An toàn giao thông”, “Tìm hiểu, tuyên truyền về cải cách hành chính năm 2023”, “Tìm hiểu về luật phòng chống ma túy”,… Trong năm 2023, đã có 63 quần chúng kết nạp vào Đảng; Công đoàn Ngành và Thường vụ được Liên đoàn Lao động tỉnh đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ và xếp thứ 3 khối thi đua,…

yhjj2

BS.CKII Huỳnh Thuận - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Nam, Phó giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị


Trong năm 2024, Công đoàn Ngành Y tế Quảng Nam đề ra các mục tiêu cụ thể như: tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao chất lượng đoàn viên và người lao động; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đổi mới các phong trào thi đua yêu nước; đổi mới hình thức tổ chức thi đua và nâng cao chất lượng khen thưởng; xây dựng Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; đổi mới phương thức hoạt động Công đoàn thích ứng với bối cảnh tình hình mới; phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2024 và chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam,…

fgh3

BS.CKII Huỳnh Thuận - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Nam, Phó giám đốc Sở Y tế tặng giấy khen cho đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2023

ghjjkjkk4

BS.CKII Huỳnh Thuận - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Nam, Phó giám đốc Sở Y tế  trao quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn

Cũng tại hội nghị, Công đoàn Ngành Y tế đã trao tặng 30 xuất quà với ý nghĩa “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” cho 30 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; trao bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh cho Công đoàn ngành và 4 công đoàn cơ sở cùng 11 cá nhân thuộc công đoàn cơ sở có thành tích đóng góp cho sự phát triển của Công đoàn ngành Y tế trong năm qua; tặng giấy khen của Công đoàn ngành Y tế cho 17 tập thể và 23 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn năm 2023; tặng bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh cho 1 tập thể và giấy khen Công đoàn ngành cho 1 tập thể và 2 cá nhân tham gia sôi nổi phong trào thể dục thể thao./.

 Thùy An - Ánh Minh

 Thời gian qua Bộ Y tế đã gia hạn, cấp mới khoảng 16.000 thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế; Cùng đó Bộ đã công bố gần 50.000 hồ sơ trang thiết bị các loại A và B. Bộ Y tế phấn đấu đến cuối năm 2024 giải quyết chấm dứt tình trạng tồn đọng các hồ sơ đã tiếp nhận.
Báo cáo của Bộ Y tế tại hội nghị triển khai công tác năm 2024 diễn ra hôm nay- 9/1, cho biết Bộ Y tế đã tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế để các đơn vị nghiên cứu, áp dụng thực hiện.

kgo 20220406 Doan lien nganh kiem tra quy dinh ban thuoc Molnupiravir tren dia ban tp rach gia

Gia hạn, cấp mới khoảng 16.000 loại thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế
Theo Bộ Y tế để đảm bảo nguồn cung thuốc cho nhu cầu dự phòng, điều trị của nhân dân, ngành đã kịp thời giải quyết hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt và thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo, thuốc phòng chống dịch bệnh (dịch COVID-19, huyết thanh kháng bạch hầu, giải độc tố Botulium). Chỉ đạo các Sở Y tế tăng cường công tác đảm bảo cung ứng thuốc trên địa bàn đối với thuốc/thuốc dạng phối hợp/nguyên liệu dùng làm thuốc là dược chất gây nghiện, hướng thần, tiền chất, dùng làm thuốc.

Tính đến ngày 20/11/2023, Bộ Y tế đã có 8 đợt công bố gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đến hết ngày 31/12/2024 với tổng số thuốc, nguyên liệu làm thuốc được công bố là: 11.703 (9.163 thuốc trong nước, 2.296 thuốc nước ngoài, 244 vaccine, sinh phẩm); thực hiện cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành theo luật Dược 2016: 4.087 thuốc;

Hiện Bộ Y tế đang trình Hội đồng tư vấn xem xét, chuẩn bị cấp cho gần 1.200 thuốc, giải quyết trên 9.000 hồ sơ thay đổi, bổ sung; các hồ sơ mới tiếp nhận đã được rà soát kịp thời chuyển đi thẩm định.

Từ ngày 01/01/2023 đến nay, Bộ Y tế đã công bố được 09 đợt thông tin giá thuốc trúng thầu tại các cơ sở y tế với tổng số lượt mặt hàng được tổng hợp và công bố là 52.674 lượt mặt hàng thuốc trúng thầu của hơn 250 cơ sở y tế.

Trên 64.000 hồ sơ thiết bị đã được gia hạn, cấp phép đang còn hiệu lực
Về trang thiết bị y tế, ngành đã tập trung hoàn thiện Cổng dịch vụ công trực tuyến về quản lý trang thiết bị y tế, bảo đảm vận hành hiệu quả; xử lý hồ sơ tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ thẩm định hồ sơ cấp lưu hành trang thiết bị y tế. Hiện nay, cơ bản các bệnh viện đã chủ động tổ chức mua sắm thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động khám, chữa bệnh theo các quy định. Tuy nhiên một số bệnh viện vẫn còn tình trạng thiếu thiết bị y tế, doanh nghiệp không tham gia đấu thầu, bỏ thầu, hoặc do giá cả thị trường tăng quá cao và tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong tổ chức thực hiện mua sắm, đấu thầu.

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, Bộ Y tế thường xuyên nắm bắt tình hình, vướng mắc trong thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi triển khai công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế; đồng thời giúp cán bộ y tế yên tâm triển khai thực hiện.

Ngành đang tiến hành sửa đổi Luật Dược 2016 (dự kiến trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV); Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP; xây dựng, trình ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh; tham gia xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu.

Cùng đó ngành y tế đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành theo thẩm quyền Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 03/2019/TT-BYT về danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp và Thông tư số 15/2020/TT-BYT về danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá; Thông tư hướng dẫn mua sắm tập trung, đàm phán giá thiết bị y tế và ban hành danh mục thiết bị y tế mua sắm tập trung, danh mục thiết bị y tế đàm phán giá theo Luật Đấu thầu (dự kiến ban hành cuối năm 2023 để bảo đảm đồng bộ với Luật Đấu thầu năm 2023); Thông tư hướng dẫn thông tin kê khai giá y tế; xây dựng phương án dự trữ thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung...

Bộ Y tế cho biết, thời gian qua đã công bố 32.108 hồ sơ trang thiết bị loại A; 17.538 hồ sơ trang thiết bị loại B; tiếp nhận 12.011 hồ sơ trang thiết bị loại C,D (xử lý xong 3.710 hồ sơ). Đến nay, có trên 64.000 hồ sơ (trên 100.000 chủng loại) thiết bị đã được gia hạn, cấp phép đang còn hiệu lực. Bộ Y tế phấn đấu đến cuối năm 2024 giải quyết chấm dứt tình trạng tồn đọng các hồ sơ đã tiếp nhận.

TT-GDSK
Theo Suckhoedoisong.vn

Sáng nay (9/1), Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2024 nhằm tổng kết, đánh giá việc triển khai công tác y tế năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2024. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, nối điểm cầu Hà Nội với các điểm cầu tỉnh, thành phố.
Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và lãnh đạo Ban, Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hoàn thành 3/3 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu được Quốc hội giao
Thay mặt Bộ Y tế, trong phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, năm 2023, tình hình thế giới có nhiều biến động, khó lường, khó dự báo; tác động đến kinh tế - xã hội trong nước và sự chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành y tế.

08dd108fedba46e41fab 2

"Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, sự ủng hộ của người dân, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế toàn ngành nên nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực vào thành công chung của đất nước trong năm 2023" – Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Theo đó, trong năm 2023, ngành y tế đã hoàn thành 3/3 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu được Quốc hội giao, trong đó vượt chỉ tiêu được giao về số bác sĩ/vạn dân (12,5 bác sĩ), đạt chỉ tiêu về số giường bệnh/vạn dân (32 giường bệnh), đạt chỉ tiêu về tỷ lệ dân số tham gia BHYT (93,2%); cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể ngành, lĩnh vực năm 2023 được Chính phủ giao (08/09 chỉ tiêu).

Về công tác chỉ đạo, điều hành, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho hay Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, với nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm bớt thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, động viên khuyến khích gắn tăng cường kỷ luật kỷ cương công vụ, trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, tăng cường lắng nghe thực tiễn, hướng dẫn, hỗ trợ tháo gỡ dần từng bước các khó khăn, vướng mắc trong phòng, chống dịch bệnh, chế độ chính sách, giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế, vaccine, cơ chế tài chính, bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp củng cố năng lực ngành y tế sau dịch bệnh như tăng cường nguồn lực đầu tư, chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực y tế, tăng cường công tác chỉ đạo (như tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh…).

Nhiều đơn vị thuộc Bộ, cơ sở y tế, sở y tế các địa phương đã nỗ lực vượt khó, chủ động, linh hoạt hơn trong triển khai nhiệm vụ được giao.

Trong công tác xây dựng thể chế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết ngành y tế tiếp tục chú trọng và tập trung hoàn thiện nhằm tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở y tế và địa phương.

Trong công tác phòng chống dịch bệnh, người đứng đầu ngành y tế cho hay, năm 2023 dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác tiếp tục được kiểm soát tốt; ngành tập trung cùng chính quyền địa phương bảo đảm công tác tiêm chủng vaccine phòng bệnh, không để xảy ra dịch chồng dịch; tập trung phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành (sốt xuất huyết, tay chân miệng,…), các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi (đậu mùa khỉ…).

Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông thường phục hồi mạnh sau đại dịch COVID-19. Các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, chất lượng được nâng lên rõ rệt, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh được đầu tư xây dựng hiện đại và đồng bộ. Kỹ thuật y học tiên tiến được chuyển giao xuống tuyến dưới; công tác quản lý chất lượng bệnh viện, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế tiếp tục có bước chuyển biến.

"Ngành y tế tập trung giải quyết các vướng mắc, triển khai các dự án xây dựng các cơ sở y tế đang xây dựng. Cùng với đó, khám, chữa bệnh từ xa, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại ngày càng được đẩy mạnh ở các tuyến, cơ sở y tế" - Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Năm 2023, ngành y tế tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối, hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được Chính phủ giao.; triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phát triển y tế cơ sở. Đồng thời, tập trung cho công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh gắn với chuyển đổi số (tính từ năm 2021 đến nay, Bộ Y tế xếp thứ 1 trong số 18 Bộ, ngành về cắt giảm thủ tục hành chính).

Nêu cao tinh thần đoàn kết, y đức, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ ngày càng cao của toàn ngành
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan mà ngành y tế đang gặp phải cần được khắc phục, nhất là trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao và đa dạng; mô hình bệnh tật kép, già hóa dân số nhanh, biến đổi khí hậu…

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, mặc dù hệ thống văn bản pháp luật đã được tích cực xây dựng, từng bước hoàn thiện nhưng còn chưa đầy đủ; tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế vẫn còn diễn ra cục bộ tại một số địa phương, cơ sở y tế; nhân lực và năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ…

Chất lượng công tác quản trị, điều hành và phục vụ người bệnh tại một số cơ sở y tế còn chưa bảo đảm yêu cầu đặt ra, thậm chí có nơi còn có vi phạm; công nghiệp dược, công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế trong nước còn hạn chế; việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin chưa bảo đảm được yêu cầu; công tác đào tạo nhân lực ngành y tế còn những vấn đề về việc bảo đảm chất lượng; một số dự án vẫn còn kéo dài;… Trong khi đó yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho năm 2024 cũng như những năm tới đối với ngành y tế là vẫn rất nặng nề.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá về những kết quả đạt được trong các lĩnh vực của ngành y tế trong năm 2023; các tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm, nguyên nhân rút ra để có những giải pháp thiết thực, cụ thể cho năm 2024 và những năm tiếp theo.

Đồng thời, đóng góp ý kiến vào phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của ngành y tế trong năm 2024, nhất là về: Tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở các cấp, cơ quan, đơn vị ngành y tế; Các nhiệm vụ cần tập trung; đặc biệt năm 2024 bên cạnh việc xây dựng thể chế thì việc tập trung triển khai các chính sách được ban hành cho có hiệu quả cũng rất quan trọng như: hướng dẫn thi hành Luật Khám bệnh chữa bệnh sửa đổi, Luật Đấu thầu, Luật Giá…

Tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Hồng Lan tin tưởng tất cả cán bộ y tế toàn ngành y tế sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, càng khó khăn càng phải thống nhất, đoàn kết, nêu cao y đức, tinh thần quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của toàn ngành.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Hồng Lan bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng hành, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương; sự chia sẻ và đồng thuận của người dân để ngành y tế phục hồi và phát triển bền vững, thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời gian tới.

Về phía ngành y tế có: Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Lê Đức Luận và đại diện lãnh đạo các Cục/Vụ/Văn phòng Bộ/Thanh tra Bộ/Bệnh viện/Viện và các đơn vị trực thuộc Bộ.

TT-GDSK

Theo suckhoedoisong.vn

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo đề xuất trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cũng như trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc... cho các đơn vị.
Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia do đơn vị mua sắm tập trung cấp Quốc gia lập kế hoạch
Theo dự thảo, đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia - Đơn vị mua sắm tập trung cấp Quốc gia có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc.
Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế theo thông báo của Đơn vị mua sắm tập trung cấp Quốc gia, trừ thuốc điều trị HIV-AIDS/thuốc kháng HIV, thuốc điều trị lao và vaccine thực hiện như sau:

Thuốc kháng HIV kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế theo thông báo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
Thuốc điều trị lao kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế theo thông báo của Bệnh viện Phổi Trung ương;
Vaccine kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế theo thông báo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
Thời gian thực hiện thỏa thuận khung và thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm.

Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương, dự thảo nêu rõ: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế theo thông báo của Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương.

dau thau thuoc 284

Thời gian thực hiện thỏa thuận khung và thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm.

Đối với các thuốc không do Đơn vị mua sắm tập trung cấp Quốc gia và Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì cơ sở y tế có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc; thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 24 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc.

Việc ghi tên gói thầu thực hiện thế nào?
Tại dự thảo nêu rõ, mỗi phần trong gói thầu thuốc generic bao gồm các thông tin sau: tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị của thuốc đó;

Mỗi phần trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị bao gồm các thông tin sau: tên thuốc kèm theo cụm từ "hoặc tương đương điều trị"; tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị của thuốc đó.

Trường hợp một hoạt chất có nhiều tên biệt dược gốc hoặc thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu đã được Bộ Y tế công bố tại Danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc Danh mục thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc Danh mục sinh phẩm tham chiếu thì mục tên thuốc cần ghi đủ tên các biệt dược gốc hoặc thuốc đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu;

Mỗi phần trong gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền gồm các thông tin sau: tên thuốc; đường dùng, dạng bào chế; quy cách đóng gói; đơn vị tính; số lượng; nhóm thuốc; đơn giá, giá thuốc sử dụng cho một ngày điều trị và tổng giá trị cho cả liệu trình điều trị theo Hướng dẫn sử dụng.

Việc ghi tên thuốc trong gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện như sau: Chỉ ghi tên thành phần của thuốc, không được ghi tên thương mại; Trường hợp thuốc có cùng thành phần, cùng dạng bào chế: chỉ ghi nồng độ, hàm lượng của thành phần thuốc khi sự khác nhau về nồng độ, hàm lượng dẫn tới sự khác nhau về liều dùng, chỉ định điều trị của thuốc và phải có ý kiến tư vấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị.

Mỗi phần trong gói thầu dược liệu, gói thầu vị thuốc cổ truyền bao gồm các thông tin sau: tên dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền; tên khoa học; tiêu chuẩn chất lượng; dạng sơ chế hoặc phương pháp chế biến; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó.

Việc ghi dạng bào chế thuốc thuộc gói thầu thuốc generic, gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có thành phần dược liệu phối hợp với dược chất hóa dược, thuốc cổ truyền tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Các dạng bào chế (có dấu (*)) được ghi tách riêng tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc: Chỉ được tách riêng khi có cùng dạng bào chế với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu có cùng hoạt chất, đường dùng hoặc thuốc có cùng hoạt chất, đường dùng đã được cấp phép lưu hành tại nước SRA hoặc EMA;

Trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu
Dự thảo của Bộ Y tế cũng nêu rõ, các thuốc tại Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Đơn vị mua sắm tập trung cấp Quốc gia có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định.

Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương, đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định.

Đối với các thuốc không do Đơn vị mua sắm tập trung cấp Quốc gia và Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương tổ chức lựa chọn nhà thầu thì cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định.

Báo cáo tình hình thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu

Theo dự thảo, trong thời gian tối đa 10 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:

- Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, đơn vị mua sắm tập trung thuốc cấp quốc gia báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu thuốc về Bộ Y tế.

- Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương, các cơ sở y tế thực hiện đấu thầu thuốc thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu đến Sở Y tế tỉnh, thành phố tại địa bàn.

- Các cơ sở y tế trực thuộc y tế ngành và cơ sở y tế khác báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu về cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Trong thời gian tối đa 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị theo quy định, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, báo cáo về Bộ Y tế.

Trong thời gian tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế theo quy định, Bộ Y tế sẽ đăng tải kết quả trên Trang thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Dự thảo nêu rõ, trước ngày 15 tháng đầu tiên của quý, cơ quan quản lý y tế của các Bộ, ngành; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, đơn vị mua sắm tập trung thuốc cấp Quốc gia; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo tình hình vi phạm của các nhà thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu, cung ứng thuốc trong quý trước liền kề của các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý theo quy định về Bộ Y tế để tổng hợp và công bố, làm cơ sở cho các đơn vị xem xét đánh giá, lựa chọn nhà thầu trong kỳ tiếp theo.


TT-GDSK

Theo Báo suckhoedoisong.vn

Bộ Y tế có văn bản gửi các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kém chất lượng.

Theo Bộ Y tế, năm 2023, các đơn vị, địa phương đã tích cực chủ động triển khai công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, theo báo cáo tổng hợp và dự báo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm ở hữu trí tuệ, ... đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng vẫn có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, trong đó có các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.

thmgbnnmn
Để chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế quản lý như: thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, mỹ phẩm,... đặc biệt đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và sức khoẻ người dân chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024 an toàn, vui tươi, khỏe mạnh; Bộ Y tế đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện tốt các nội dung, cụ thể:

Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới theo các Chương trình, Kế hoạch và văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Y tế và Ban chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố.

Căn cứ tình hình thực tế, đặc thù tại địa phương, đơn vị và chức năng, nhiệm vụ được giao để chủ trì hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm hàng hoá theo lĩnh vực và địa bàn quản lý.

Trước mắt ưu tiên tập trung việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Kế hoạch số 115/KH-BCĐ 389 ngày 08/12/2023 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và Kế hoạch số 1540/KH-BCĐTỰATTP ngày 13/12/2023 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024; chú trọng vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nhiều trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Lễ hội Xuân 2024.

Cùng đó, phối hợp với cơ quan truyền thông tăng cường phổ biến các quy định, kiến thức về phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, việc quảng cáo làm sai lệch bản sản phẩm hàng hóa trên các trang mạng xã hội, kịp thời cảnh báo nguy cơ không đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Bộ Y tế cũng đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sản xuất, kinh doanh hàng không đảm bảo chất lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Kịp thời đia tin về kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm để mọi người dân biết.

Nếu phát hiện hành vi nghi ngờ có dấu hiệu của tội phạm, đề nghị chuyển ngay hồ sơ vụ việc vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định; Báo cáo kết quả đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 về Thanh tra Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế trước ngày 28/2/2024 để tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo 389 quốc gia.

TT-GDSK
Theo suckhoedoisong.vn


   Việt Nam hướng đến phát triển công nghiệp dược đạt trình độ cao, sản xuất thuốc phát minh, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại... bảo đảm người dân được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý.
  Hôm ngày 2/1, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam; phổ biến Nghị định số 88/2023/NĐ-CP ngày 11/12/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; phổ biến Thông tư số 23/2023/TT-BYT ngày 30/11/2023 của Bộ Y tế sửa đổi Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định về ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối điểm cầu Bộ Y tế với nhiều điểm cầu UBND, Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Cung ứng thuốc chủ động, kịp thời, chất lượng
Thông tin đến hội nghị, ông Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý dược cho biết, Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đưa ra 10 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2030 với 23 chỉ tiêu bao gồm tất cả các lĩnh vực từ nghiên cứu phát triển thuốc sản xuất, phân phối, lưu thông, đảm bảo chất lượng thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn… trên cơ sở tiếp tục triển khai những kết quả đã đạt được theo Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo quyết định 68/2014 của TTg CP (Chiến lược 68).

b6bee908936c3832617d

Đồng thời Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam bổ sung/điều chỉnh một số chỉ tiêu để đảm bảo phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển ngành Dược trong giai đoạn tới như: Chỉ tiêu về phát triển sản xuất gia công/nhượng quyền các thuốc biệt dược gốc; về quy hoạch phát triển dược liệu; về nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về dược; về phát triển dược lâm sàng; về nâng cao tiêu chuẩn GPS trong sản xuất thuốc về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa và thiết lập nền tảng y tế số trong lĩnh vực dược phẩm.
Cục trưởng Vũ Tuấn Cường cho biết, Chiến lược tập trung vào một số điểm mới, mang tính đột phá để phát triển ngành dược trong giai đoạn tới như: Nâng quan điểm về cung ứng thuốc từ "cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc…" thành "cung ứng chủ động, kịp thời…" và "Bảo đảm người dân được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thuốc …";

Nâng cao vai trò của ngành dược không chỉ dừng lại ở vai trò hậu cần đảm bảo cung cấp sản phẩm dược mà còn tham gia vào cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cả cộng đồng cũng như trong các cơ sở y tế;

Phát triển công nghiệp dược Việt Nam đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc phát minh, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, phấn đấu đạt cấp độ 4 theo phân loại đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới;

Xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số và thiết lập nền tảng y tế số trong lĩnh vực dược phẩm nhằm thiết lập đồng bộ hệ thống theo dõi, giám sát về hoạt động cung ứng thuốc và tối ưu hóa sử dụng thuốc trên người bệnh, từ đó có các chính sách quản lý ngành dược phù hợp nhằm sẵn sàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu về thuốc trong các tình huống khẩn cấp (thiên tai, thảm họa, dịch bệnh); đồng thời dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, quản lý chất lượng thuốc.

Về quan điểm phát triển ngành dược Việt Nam, TS Vũ Tuấn Cường cho biết, tại Chiến lược đã đề ra 5 nội dung, cụ thể:

Thứ nhất, đảm bảo cung ứng chủ động, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Thứ hai, phát triển ngành Dược Việt Nam bền vững, từng bước tiến tới hiện đại, chú trọng việc đảm bảo an ninh thuốc; phát triển công nghiệp dược, công nghiệp hóa dược, dược liệu sản xuất trong nước, gia tăng giá trị xuất khẩu và hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu.

Thứ ba, ngành Dược Việt Nam là ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển.

Thư tư, phát triển hệ thống sản xuất, phân phối, cung ứng thuốc chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và được quản lý chặt chẽ; nâng cao hiệu quả cung ứng, phân phối thuốc của doanh nghiệp trong nước phù hợp với cam kết quốc tế.

Thứ năm, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả bằng hệ thống các biện pháp đồng bộ, trong đó chú trọng thúc đẩy, nâng cao năng lực, hiệu quả của hoạt động dược lâm sàng, cảnh giác dược và xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số về dược.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đây là văn bản hết sức quan trọng, thể hiện định hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm phát triển ngành dược trong giai đoạn tới, bao gồm các lĩnh vực từ sản xuất, phân phối, lưu thông, đảm bảo chất lượng thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn…

"Việc xây dựng, trình ban hành Chiến lược phát triển ngành dược với nhiều mục tiêu kỳ vọng và tập trung hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực dược trong thời gian qua đã thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh phát triển ngành dược trong giai đoạn tới, trong đó trọng tâm là bảo đảm người dân được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý; xây dựng ngành dược Việt Nam phát triển là ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước"- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh tại hội nghị.

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên và các đại biểu đã nghe Cục Quản lý dược thông tin về những điểm mới trong Nghị định số 88/2023/NĐ-CP và Thông tư số 23/2023/TT-BYT liên quan đến lĩnh vực dược.

"Các văn bản trên được ban hành đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu dược liệu, bán thành phẩm dược liệu; về nhập khẩu, đăng ký lưu hành bán thành phẩm và vỏ nang để sản xuất thuốc có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhập khẩu, đăng ký lưu hành tá dược, vỏ nang được sử dụng để kiểm nghiệm, nghiên cứu hoặc để sản xuất thuốc xuất khẩu; quy định về đánh giá cơ sở sản xuất nước ngoài đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc; quy định về rà soát giá thuốc kê khai và ghi nhãn thuốc" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đây là văn bản hết sức quan trọng, thể hiện định hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm phát triển ngành dược trong giai đoạn tới, bao gồm các lĩnh vực từ sản xuất, phân phối, lưu thông, đảm bảo chất lượng thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn…

"Việc xây dựng, trình ban hành Chiến lược phát triển ngành dược với nhiều mục tiêu kỳ vọng và tập trung hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực dược trong thời gian qua đã thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh phát triển ngành dược trong giai đoạn tới, trong đó trọng tâm là bảo đảm người dân được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý; xây dựng ngành dược Việt Nam phát triển là ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước"- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh tại hội nghị.

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên và các đại biểu đã nghe Cục Quản lý dược thông tin về những điểm mới trong Nghị định số 88/2023/NĐ-CP và Thông tư số 23/2023/TT-BYT liên quan đến lĩnh vực dược.

"Các văn bản trên được ban hành đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu dược liệu, bán thành phẩm dược liệu; về nhập khẩu, đăng ký lưu hành bán thành phẩm và vỏ nang để sản xuất thuốc có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhập khẩu, đăng ký lưu hành tá dược, vỏ nang được sử dụng để kiểm nghiệm, nghiên cứu hoặc để sản xuất thuốc xuất khẩu; quy định về đánh giá cơ sở sản xuất nước ngoài đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc; quy định về rà soát giá thuốc kê khai và ghi nhãn thuốc" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin.

Chú trọng, quan tâm đến xây dựng chính sách, hoàn thiện thể chế lĩnh vực dược
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết thời gian qua ngành Dược Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là công tác xây dựng chính sách, hoàn thiện thể chế, trong đó có các văn bản quan trọng kể trên. Cùng đó, Bộ Y tế đã và đang đẩy nhanh tiến độ xin ý kiến các bộ, ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, các tổ chức liên quan về các nội dung liên quan đến Luật Dược sửa đổi để trình Quốc hội theo lộ trình.

"Mục tiêu lớn nhất của việc hoàn thiện thể chế nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép lưu hành thuốc, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc để người dân tiếp cận thuốc một cách nhanh nhất, giá cá hợp lý, đảm bảo bảo chất lượng" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Qua phần tham luận của đại diện các bộ, ngành, Tổng Công ty Dược Việt Nam và một số Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Pharma Group, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Cục Quản lý dược tiếp thu các ý kiến tại hội nghị để hoàn thiện dự thảo kế hoạch của Bộ Y tế triển khai Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Tổng hợp và đưa lên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược các nội dung trả lời liên quan đến Nghị định 88/2023/NĐ-CP và Thông tư số 23/2023/TT-BYT ngày 30/11/2023 để một số địa phương nắm rõ hơn về hai văn bản quan trọng này.

Đề nghị các Bộ/ngành, UBND các tỉnh/thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ trưởng đề nghị các Sở Y tế nghiên cứu để tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành Dược đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và gửi về Bộ Y tế trước ngày 20/1/2024; đồng thời triển khai phổ biến các chủ trương, các quy định mới ban hành trong lĩnh vực Dược tới các đối tượng có liên quan trên địa bàn.

Các cơ sở khám chữa bệnh, các Viện/Trung tâm kiểm nghiệm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đăng ký thuốc chủ động và nâng cao trách nhiệm trong việc nghiên cứu, triển khai chiến lược và các văn bản quy phạm pháp luật, trong quá trình triển phát hiện các bất cập, khó khăn vướng mắc, kịp thời đề xuất để sửa đổi các văn bản cho phù hợp; nâng cao hiệu quả hoạt động của dược lâm sàng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý trên người bệnh;

Cùng đó, Thứ trưởng đề nghị Cục Quản lý dược, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền phối hợp với các bên liên quan đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy tiềm lực của dược liệu Việt Nam; tập trung ưu tiên cùng các bộ ngành, UBND tỉnh Thái Bình và UBND TP HCM nhanh chóng đưa 2 khu công nghiệp dược sinh học vào hoạt động...

TT-GDSK
Theo suckhoedoisong.vn

Sáng ngày 27/12, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Xác định nhu cầu và khoảng trống trong truyền thông nguy cơ phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở Quảng Nam nhằm góp phần hiểu rõ hơn về hiệu quả của truyền thông nguy cơ phòng chống sốt xuất huyết ở Việt Nam”. Tham dự có Ts. Nguyễn Thành Đông - Trưởng khoa Côn trùng - Kiểm dịch (PINT), Viện Pasteur Nha Trang; đại diện lãnh đạo CDC Quảng Nam; cán bộ khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, phòng chống Bệnh truyền nhiễm; đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, Trung tâm y tế, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình huyện Nam Giang và thị xã Điện Bàn.

thhggbnnhgg

Đại diện lãnh đạoTrung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe kết quả đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông nguy cơ tại một số địa bàn trọng điểm ở Quảng Nam liên quan đến hoạt động phòng chống SXHD tập trung vào các nội dung: Xây dựng kế hoạch đánh giá và công cụ đánh giá; Tình hình dịch SXHD tại Quảng Nam năm 2022, 2023 và xác định các địa bàn nguy cơ, nhóm quần thể nguy cơ; Rà soát các tài liệu truyền thông hiện có tại các địa bàn được đánh giá; Xác định kiến thức, thái độ, các khoảng trống và nhu cầu liên quan tới hoạt động truyền thông nguy cơ phòng chống SXHD.

Tại đây, các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác truyền thông từ đó xác định nhu cầu và khoảng trống trong truyền thông nguy cơ phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở Quảng Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông nguy cơ. 

Được biết trước đó, từ ngày 6 - 8/12/2023, dưới sự hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới, nhóm đánh giá của Viện Pasteur Nha Trang và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam đã tiến hành khảo sát tại CDC Quảng Nam, huyện Điện Bàn và huyện Nam Giang.

 

 Chính sách về Bảo hiểm Xã hội (BHXH) và Bảo hiểm Y tế (BHYT) luôn là vấn đề được nhiều quan tâm. Trong năm 2024, sẽ có những thay đổi lớn về BHXH, BHYT mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình.
Dưới đây là những thay đổi quan trọng về chính sách BHXH, BHYT năm 2024, mời bạn đọc theo dõi:

1. Tăng tuổi nghỉ hưu, thay đổi điều kiện hưởng lương hưu
Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Theo quy định trên, tuổi nghỉ hưu năm 2024 của người lao động nam trong điều kiện bình thường là 61 tuổi; đối với lao động nữ trong điều kiện bình thường là 56 tuổi 4 tháng (năm 2023, tuổi nghỉ hưu với lao động nam là 60 tuổi 9 tháng, còn đối với lao động nữ là 56 tuổi).

Do tuổi nghỉ hưu năm 2024 tăng lên so với năm 2023. Do đó, điều kiện hưởng lương hưu năm 2024 của người lao động cũng thay đổi.

nhung thay doi ve chinh sach bhyt bhxh nam 2024 1703651426439439670986

2. Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH
Quốc hội quyết định, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Quốc hội cũng quyết định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với mức lương cơ sở.

Đồng thời, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, bảo đảm hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước…

3. Thay đổi cách tính lương hưu tối thiểu
Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng do đó, mức lương hưu thấp nhất là 1,8 triệu đồng/tháng.

Từ 1/7/2024, bãi bỏ lương cơ sở sẽ có văn bản quy định hoặc hướng dẫn cách xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất ở thời điểm này.

4. Điều chỉnh trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các khoản trợ cấp BHXH được tính dựa trên mức lương cơ sở.

Ví dụ như trợ cấp 1 lần khi sinh con, trợ cấp dưỡng sức sau sinh, dưỡng sức sau ốm trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng.

Khi thực hiện cải cách tiền lương dẫn đến không còn hệ số lương và mức lương cơ sở. Theo đó, các khoản trợ cấp BHXH nêu trên cũng sẽ thay đổi. Căn cứ theo Nghị quyết 104/2024 các khoản trợ cấp này từ 1/7/2024 sẽ được tăng.

Hiện Chính phủ đang đề xuất các khoản trợ cấp gắn với lương cơ sở bằng với mức cao nhất hiện nay và quy định bằng số tiền cụ thể.

Theo đó, trợ cấp dưỡng sức sau sinh, ốm đau: 540.000 đồng/ngày, trợ cấp 1 lần khi sinh con: 3,6 triệu đồng/con…

5. Thay đổi hệ số trượt giá BHXH 2024
Thông thường, cuối mỗi năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều sẽ công bố một hệ số trượt giá BHXH hay chính là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH cho năm sau.

Theo đó, năm 2023, hệ số trượt giá BHXH được thực hiện theo Thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng cho trường hợp tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện. So với năm 2022, hệ số trượt giá 2023 đã tăng từ 0,03 cho đến 0,16.

Hiện nay, chưa có thông tin cụ thể về hệ số trượt giá BHXH 2024 tuy nhiên, nếu hệ số này tăng so với năm 2023 thì tiền BHXH 1 lần, mức hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp 1 lần khi về hưu, trợ cấp tuất 1 lần năm 2024 sẽ tăng.

6. Thay đổi mức đóng BHYT
Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo tháng như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

Từ ngày 1/7/2024 thực hiện cải cách tiền lương, sẽ bỏ mức lương cơ sở. Có thể từ thời điểm này sẽ có hướng dẫn mới về mức đóng cũng như mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình, học sinh - sinh viên.

7. Thay đổi chi phí khám chữa bệnh 1 lần được chi trả 100%
Hiện nay, chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (thấp hơn 270.000 đồng) thì người tham gia bảo hiểm y tế được thanh toán 100% chi phí.

Từ 1/7/2024 bãi bỏ lương cơ sở thì chi phí này cũng sẽ có sự thay đổi và hướng dẫn cụ thể.

 

TT-GDSK

Theo suckhoedoisong.vn