Tại hội nghị trực tuyến mới đây của Bộ Y tế về việc Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: các đơn vị y tế cần tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện mục tiêu kép - chủ động phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm tốt các công tác phòng chống dịch bệnh khác, tuyệt đối không để dịch chồng dịch. Các đơn vị phải có biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng tiêm chủng mở rộng, xoá vùng lõm trong tiêm chủng; đề xuất giải pháp nâng cao công tác phòng, chống dịch bệnh.
Cảnh giác với Sốt xuất huyết

Người dân cần thường xuyên vệ sinh môi trường và diệt bọ gậy.

                           Người dân cần thường xuyên vệ sinh môi trường và diệt bọ gậy.

Tính riêng từ ngày 14 - 20/9, Quảng Nam ghi nhận 73 ca mắc Sốt xuất huyết (SXH), qua giám sát CDC đã phát hiện thêm 1 ổ dịch mới, 4 ca mắc tại thành phố Hội An. Hiện tại, Quảng Nam còn 7 ổ dịch cũ tại Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên, Tam Kỳ, Phước Sơn. Tính từ đầu năm đến ngày 20/9, toàn tỉnh Quảng Nam ghi nhận 1.437 trường hợp mắc SXH, so với cùng kỳ năm 2019 (1.437), số ca mắc giảm 57,0%. Theo quy luật tự nhiên, tháng 9, được xem là cao điểm của dịch bệnh SXH, nguy cơ có thể bùng phát và lan rộng nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời. Do vậy, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) đã thực hiện giám sát tại các huyện Phước Sơn, Nam Giang, Đại Lộc, Phú Ninh, Núi Thành. Công tác giám sát thực hiện liên tục và thường xuyên.
Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC Quảng Nam cho biết “Thời điểm hiện tại, COVID-19 đã được kiểm soát, chúng tôi bắt đầu tăng cường triển khai chiến dịch phòng chống SXH. Tuy nhiên, không lơ là trước COVID-19 và thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh SXH, nhất là giám sát, phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng, khống chế ổ dịch ngay khi mới xuất hiện những bệnh nhân đầu tiên. Cùng với đó, quyết liệt triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và muỗi truyền bệnh. Tại khu vực có bệnh nhân, đoàn giám sát trực tiếp hướng dẫn cho bà con diệt bọ gậy cùng các biện pháp phòng bệnh, không để xảy ra tình trạng dịch chồng dịch tại các địa phương.”
Ngành y tế cũng đưa ra khuyến cáo, để hạn chế số ca mắc SXH, người dân nên thường xuyên làm sạch môi trường, giữ vệ sinh nhà ở, diệt lăng quăng bọ gậy, và treo màn khi ngủ… khi có biểu hiện bất thường về sức khỏe cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

CDC Quảng Nam tuyên truyền người dân diệt bọ gậy.

                        CDC Quảng Nam tuyên truyền người dân diệt bọ gậy.
Rà soát tỷ lệ Tiêm chủng
Một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là tiêm chủng. Tuy nhiên, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, công tác tiêm chủng tại Quảng Nam gặp nhiều khó khăn, chưa đạt so với mục tiêu đề ra. Thống kê từ CDC Quảng Nam, tính đến cuối tháng 8/2020, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 59,3%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 (55,7%) nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra, do một số địa phương ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, thực hiện cách ly xã hội, nên phải tạm hoãn tiêm chủng.
“Theo nguyên tắc, mỗi loại vắc xin sẽ mang lại hiệu quả nếu tiêm đủ và đúng liều. Trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm phòng hoặc không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin, khả năng phòng bệnh sẽ thấp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao, nhất là khi trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh. Đối với những trường hợp hoãn tiêm, tiêm trễ, trẻ sẽ được tiêm bù trong đợt tiêm sớm nhất theo lịch tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế gần nhất. Các bậc phụ huynh nên đưa con đến tiêm đầy đủ để phòng bệnh.” Ts.Bs Kiệm nhấn mạnh.

Các địa phương đẩy mạnh công tác tiêm chủng.

                 Các địa phương đẩy mạnh công tác tiêm chủng.
Bên cạnh đó, để tăng cường rà soát, đẩy mạnh công tác tiêm chủng, CDC Quảng Nam đã chỉ đạo các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện tiêm chủng mở rộng theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế và dự án Tiêm chủng mở rộng (TCMR) Quốc gia, vừa đảm bảo an toàn tiêm chủng vừa phòng chống dịch hiệu quả; rà soát lại tất cả các đối tượng chưa tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều; điều phối vắc xin kịp thời, không để tình trạng thiếu, thừa hoặc hết hạn sử dụng vắc xin; tăng cường công tác điều tra, giám sát và tìm kiếm tích cực các trường hợp bệnh trong TCMR (Liệt nền cấp, chết sơ sinh, nghi Sởi/Rubella, Bạch hầu, Ho gà,…).

Thùy An

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện CHUNG SỐNG AN TOÀN VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19. Bộ Y tế gửi đến Bạn “Thông điệp 5K: KHẨU TRANG – KHỬ KHUẨN – KHOẢNG CÁCH – KHÔNG TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI – KHAI BÁO Y TẾ” với các nội dung chính sau đây:

KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

KHÔNG TỤ TẬP đông người.

KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vnđể được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

5k

Long Cảnh (theo suckhoedoisong.vn)

Bộ Y tế vừa phát đi thông điệp "Bạn vẫn đẹp khi đeo khẩu trang" nhằm kêu gọi cộng đồng hãy thường xuyên đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh lây nhiễm COVID-19.

Sau trường hợp ca bệnh 564 tại Quảng Nam ra viện dương tính trở lại, Tiểu Ban điều trị COVID-19 Quảng Nam đã có đề xuất UBND tỉnh về việc xét nghiệm sau khi ra viện cho bệnh nhân là cần thiết. Ngày 24/8/2020, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tỉnh Quảng Nam đã có công văn hướng dẫn về việc Hướng dẫn giám sát và cách ly phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới. Theo đó, Ban chỉ đạo đã hướng dẫn giám sát các ca bệnh ra viện phải được cách ly nghiêm ngặt tại nhà thêm 14 ngày kể từ ngày ra viện và phải được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần đúng thời gian, nếu cả 2 lần xét nghiệm đều âm tính thì mới kết thúc việc cách ly tại nhà.

Vậy vì sao bệnh nhân COVID-19 ra viện dương tính trở lại và như vậy có nguy hiểm cho bệnh nhân và cộng đồng không?

TS.BS Mai Văn Mười - Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, Trưởng Ban điều trị bệnh COVID-19 cho biết: “đây là vấn đề còn đang nghiên cứu, có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sau khi bệnh nhân xuất viện:

  1. Có thể virus vẫn còn tồn đọng trong cơ thể người bệnh, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi. Nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân chưa phát triển đủ được để chống lại virus hoặc hệ miễn dịch bị yếu đi sau khi hồi phục, lượng virus này có thể hoạt động trở lại.
  2. Xét nghiệm CPR là xét gen, virus đã chết không còn hoạt động nữa vẫn xét nghiệm dương tính. Sau khi ra viện có thể bệnh nhân đã khỏi hẳn bệnh nhưng trong quá trình đào thải vi rút nên trong mẫu bệnh phẩm còn thấy vi rút. Xét nghiệm có thể phát hiện ra những phần "chết" của vi rút nhưng bệnh nhân không còn khả năng lây nhiễm hay lây lan”.

Về mức độ nguy hiểm ông Mười cho rằng “trường hợp 1 bệnh nhân có thể dương tính trở lại và lây lan cho người khác, tuy nhiên theo các thống kê thường những bệnh nhân dương tính trở lại thì lâm sàng thường nhẹ hơn, mức độ lây lan cũng không nhiều. Vì vậy vấn đề là cần phát hiện sớm nên công tác cách ly nghiêm ngặt sau ra viện là rất cần thiết”.

TS.BS Mai Văn Mười trong buổi làm việc về công tác điều trị COVID-19 tại bệnh viện Trung ương Quảng Nam

Liên quan đến vấn đề điều trị

Bệnh nhân 564 điều trị tại phòng khám đa khoa Điện Nam - Điện Ngọc thuộc bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam dương tính trở lại, nhiều người lo lắng về năng lực điều trị có liên quan đến vấn đề này hay không? Và năng lực này tại quảng nam như thế nào?

TS.BS Mai Văn Mười khẳng định: “đây là vấn đề hoàn toàn không liên quan đến năng lực điều trị”. Theo thống kê của CDC thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cũng có tổng cộng tới 14 trường hợp dương tính lại sau xuất viện.

Về năng lực điều trị TS.BS Mai Văn Mười cũng cho biết: “Hiện nay năng lực điều trị COVID-19 khỏi bệnh tại Quảng Nam đáp ứng được yêu cầu”. Được biết năng lực năng lực điều trị COVID-19 hiện nay của Quảng Nam đã được nâng lên rất nhiều nhờ vào năng lực nội tại của ngành và sự chi viện kịp thời của Trung ương và của các bệnh viện tuyến trên.

Giám sát phát hiện dương tính trở lại sau ra viện

Quảng nam đã áp dụng điều trị COVID-19 đúng theo phát đồ chuẩn mới nhất của Bộ Y tế ban hành với một số điểm mới, đặc biệt là tiêu chuẩn xuất viện gồm: hết sốt tối thiểu 3 ngày, hết các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm lại 3 lần cách nhau một ngày cho kết quả âm tính (thay vì xét nghiệm 2 lần như trước đây).

 "Về xét nghiệm sau khi ra viện, UBND tỉnh Quảng nam đã có quyết định xét nghiệm lại ít nhất 2 lần (1 lần  vào ngày thứ 7, 1 lần vào ngày thứ 14) trước khi hòa nhập cộng đồng, nếu phát hiện dương tính bệnh nhân được quay trở lại điều trị ngay”- TS.BS Mai Văn Mười cho biết.

Long Cảnh

Ngày 24/8/2020, Tiểu Ban giám sát – Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tỉnh Quảng Nam đã có công văn hướng dẫn về việc Hướng dẫn giám sát và cách ly phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới.
Theo đó, để phòng các tình huống có trường hợp ca bệnh ra viện dương tính trở lại như mốt số trường hợp tại TP. Hồ Chí Minh. Tiểu Ban giám sát đã hướng dẫn giám sát các ca bệnh ra viện như sau: Khi người bệnh ra viện, đ t~i nha them 14 ngaược cách ly nghiêm ngặ tại nhà kể từ ngày ra viện và phải được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần (lần thứ nhất: 01 tuần sau ra viện, lần thứ hai: vao ngày kết thúc cách ly tại nhà), nếu cả 2 lần xét nghiệm đều âm tính thì mới kết thúc việc cách ly tại nhà.

Long Cảnh

Tệp đính kèm
Download this file (HUONG DAN CA BENH1598cv.pdf)HUONG DAN CA BENH1598cv.pdf

Trong số những ca mắc mới COVID- 19 ở nước ta hiện nay có một số ca xét nghiệm lần 3 mới cho kết quả dương tính. Tại Quảng Nam, BN999 là một ví dụ, Bn có 2 lần XN vào 3/8 và 14/8 đều âm tính. Theo lịch trình tiếp xúc, bệnh nhân có khả năng lây lan cao từ BN 671 khi thăm vợ bệnh nhân này 3 lần tại bệnh viện Đà Nẵng và bệnh viện Bình An Duy Xuyên từ trước ngày 23/7. Hoặc nếu lây từ vợ (BN 775) thì bệnh nhân cũng có nhất một lần xét nghiệm âm tính sau khi nhiễm bệnh vào ngày 14/8, khi người này đi cách ly từ 7/8. Vậy vấn đề này là gì? Phải chăng có sự thiếu chính xác của xét nghiệm RT CPR?
TS.BS Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC Quảng Nam cho biết:
“CPR là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử, giúp xác định đoạn gen ARN của vi rut SARS-CoV-2 cho nên có độ chính xác rất cao, đây là cách phát hiện bệnh sớm khi nồng độ vi rút còn thấp trong cơ thể. Chính vì vậy mà có thể phát hiện được bệnh giai đoạn sớm. Phương pháp này đang áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay để xác định vi rút SARS-CoV-2. Về kỹ thuật, RT CPR được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt trong điều kiện tiêu chuẩn với độ an toàn sinh học cấp 2”
Vậy nguyên nhân do đâu bệnh nhân có những lần đầu xét nghiệm cho kết quả âm tính?
Theo TS Kiệm “Về nguyên tắc, vi rut có thể xâm nhập vào hầu họng và xâm nhập vào đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi) của bệnh nhân. Ở đó vi rút tồn tại nhân lên và phát triển, phát tán ra vùng hầu họng. Khi vi rút xâm nhập vào hô hấp dưới thì phải có thời gian nhân lên, phát triển rồi mới phát tán ra vùng hầu họng, thời gian này phụ thuộc vào từng người, nên có người xét nghiệm lần 1, lần 2 âm tính vì có thể khi đó vi rút chưa phát tán ra vùng hầu họng. Đến khi vi rút nhân lên và phát tán ra hầu họng thì chúng ta sẽ lấy được mẫu có virut và sẽ xác định được ngay”
Vậy việc cách ly đủ 14 ngày và kết quả xét nghiệm phải đủ điều kiện như thế nào thì mới loại trừ được nguy cơ - TS Kiệm khuyến cáo:
“Với những người cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung phải đủ 14 ngày và xét nghiệm 2 lần. Nếu như kết quả cả 2 lần: lần 1 khi mới vào khu cách ly tập trung, lần 2 vào ngày cuối cùng (ngày thứ 14) của đợt cách ly mà kết quả đều âm tính thì mới kết thúc được cách ly tập trung. Tuyệt đối không kết thúc cách ly sớm hơn 14 ngày và chưa có kết quả 2 lần âm tính theo đúng thời gian trên”.
Về mặt chuyên môn TS Kiệm khẳng định “Đây là xét nghiệm sinh học phân tử nên đòi hỏi nguyên tắc, kỹ thuật rất nghiêm ngặt. Do đó công tác lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu đúng theo chỉ dẫn. Công tác xử lý, tách chiếc và đọc kết quả xét nghiệm phải đúng trong điều kiện cho phép, nằm trong phòng an toàn sinh học cấp 2 trở lên”. Hiện tại các phòng xét nghiệm RT CPR của Quảng Nam đều đạt tiêu chuẩn này.
Long Cảnh

Tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới. Ngày 19/9/2020, Sở y tế Quảng Nam đã có công văn về việc triển khai tăng cường rà soát, xét nghiệm RT-PCR nhằm phát hiện sớm người nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt với nhân viên y tế theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam.
Theo đó, cách ly tại nhà người từ đã nẵng về Quảng Nam kể từ ngày 18/7/2020 mà không đi qua 03 Bệnh viện (Bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình) và các địa điểm, mốc thời gian được Bộ y tế công bố có ca bệnh (+) với SARS-CoV-2, lấy mẫu xét nghiệm. Đối với các trường hợp có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng biện pháp cách ly tại cơ sở y tế.
Cũng theo đó, Sở Y tế triển khai tầm soát, sàng lọc xét nghiệm PCR cho tất cả các các bộ y tế trên địa bàn tỉnh. Riêng đối với, cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch, triển khai xét nghiệm nhiều đợt nhưng tối đa không quá 07 ngày cho mỗi lần lấy mẫu. Biện pháp này nhằm tránh lây nhiễm chéo tại cơ sở khám chữa bệnh đồng thời tiết kiệm nguồn nhân lực trong công tác phòng chống dịch.

Toàn văn công văn theo phụ lục đính kèm

Long Cảnh

Tệp đính kèm
Download this file (VE TU DA NANG 18 7 cv 1577 SYT.pdf)Công văn 1537/SYT-NVY

Theo thông cáo báo chí số 85 và thông tin bổ sung của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam. Ca bệnh 964 có lịch trình như sau:
- BỆNH NHÂN 964 Giới tính: Nữ
- Năm sinh: 1971
- Địa chỉ: Khối phố Mỹ Đông, An Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam
- Nghề nghiệp: Cán bộ
b) Thông tin dịch tễ:
BN hiện đang sống trong gia đình cùng: Chồng B.T.V, con B.Q.N (2002), B.T.T.D (2009), chị B.T.T.T (1968), B.T.T.H (1978), bà nội P.T.L.H (1940). Ngoài ra còn tiếp xúc với cháu N.B, N.H, B.T.T.L đều ở phường An Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam;
- Ngày 11/7/2020: BN có đi đám cưới cùng gia đình tại Nhà hàng EdenPlaza, Duy Tân, Đà Nẵng (bằng xe thuê gồm: B.T.V (chồng), mẹ chồng, con gái, chị chồng, em chồng, vợ chồng anh trai chồng, em chồng ở TP Hồ Chí Minh, vợ chú, tài xế và chị B.T.T.N (1965), đang làm ICU Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng (đã xét nghiệm 4 lần có kết quả âm tính);
- Từ khi đi Đà Nẵng về đến nay, BN không đi đâu xa, không có ai ở
Đà Nẵng và Điện Bàn (quê của BN) vào thăm;
- Từ ngày 11/7/2020 đến 15/8/2020: BN có đi siêu thị Coopmart Tam Kỳ 02 lần (vào thứ 7), có đeo khẩu trang;
- Ngày 9/8/2020: Chị dâu ở xã Tam Phú lên nhà BN thăm chơi.
- Ngày 25/7/2020, BN có học lớp Đại học Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Phương Đông – Quảng Nam từ 8h00 đến 17h00. BN là lớp trưởng, lớp gồm khoảng 46 học viên. Đặc biệt, cô giáo N.H.V, địa chỉ: Hoà An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng, là giáo viên thính giảng tham gia hướng dẫn lớp. Qua thông tin cô V. vào Thăng Bình từ 22 - 24/7 và 25/7 vào họp lớp sau đó về ĐN. Cô V. không có yếu tố liên quan đến các bệnh viện, hiện tại sức khỏe bình thường và được lấy mẫu XN Covid-19 ngày 17/8/2020;
- Thứ bảy hằng tuần, BN có đi chợ thương mại, phường An Mỹ, Tam Kỳ có đeo khẩu trang. Có mua đồ tại quán chị T đường Nguyễn Thái Học (mua tỏi). Mua bún đường Nguyễn Thái Học không biết tên quán nhưng ở ngoài đường không vô quán, chủ quán đem bún ra ngoài;
- Buổi sáng hằng ngày thường mua đồ ăn tại quán anh D bên nhà, mua mang về, có đeo khẩu trang;
Ngày 13/8/2020: BN được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 tại TP Tam Kỳ và cho kết quả dương tính ngày 15/8/2020;
- Ngày 16/8/2020: BN được chuyển điều trị tại khu điều trị Điện Nam - Điện Ngọc, BVĐKKV Quảng Nam;
BN là nhân viên Bộ phận hành chính thuộc khoa Dinh Dưỡng - Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (TTKSBT), chưa từng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh. BN luôn mang khẩu trang trong suốt thời gian ở cơ quan.
Trong 14 ngày qua, BN ít giao lưu tiếp xúc với nhân viên trong cơ quan, số trường hợp F1, F2 như sau:
- F1 gồm có 4 người: Chị N.T.K.V (1970, Phú Ninh, Chị N.T.Đ (1975, Tân Thạnh – Tam Kỳ), Chị H.T.T.L (1991, An Sơn – Tam Kỳ), Ông N.K.H (1977, Tam Kỳ), Ông P.T.H (1993, An Mỹ, Tam Kỳ); đã được đưa đi cách ly tập trung;
- F2 gồm 9 người: huyện Thăng Bình (N.V.C - 1968, N.T.T.L - 1995, N.T.N.D - 1987), Phú Ninh (H.T.S - 1991), Núi Thành (L.T.H.T - 1991), Tam Kỳ (C.M.T - 1978, T.T.T.H - 1975, N.T.V - 1976, N.T.T.B - 1983); đã cách ly tại nhà;
Đến nay 154 cán bộ, viên chức, người lao động của TTKSBT đã được xét nghiệm 2 lần và kết quả xét nghiệm cả 2 lần đều  âm tính. 

Đến 18/8/2020, Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cho biết, 95/95 trường hợp F1 được bệnh viện tiếp nhận từ Bệnh viện Đà Nẵng đã loại trừ nguy cơ COVID-19 vì đã qua hơn 14 ngày theo dõi và 3 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, trong đó 74/95 ra viện. Những bệnh nhân này đều mắc những bệnh nặng điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng được chuyển về bệnh viện tiếp tục điều trị. Nhiều ca bệnh suy hô hấp phải thở máy, lọc máu liên tục và nhiều bệnh nặng kèm như suy tim, suy thận, đái tháo đường, tăng huyết áp,… nhưng được sự điều trị, chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sỹ tại bệnh viện và sự giúp đỡ từ các chuyên gia của Bạch Mai, đa số các bệnh nhân đã được điều trị ổn định, ra viện. 21 bệnh nhân còn ở lại điều trị các bệnh lý nặng đi kèm. Các bệnh nhân ra viện tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày theo quy định.

anh dieu tri nhe
Các bệnh F1 đang tiếp tục điều trị các bệnh lý nặng tại khoa hồi sức BV KVMNPB. Ảnh C.X

Long Cảnh