Ngày 27/3/2019, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 861/QĐ-UBND về việc tạm dừng một số hoạt động để phòng chống dịch, bệnh Covid-19.

Theo đó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

1. Các hoạt động bị tạm dừng: Hoạt động các câu lạc bộ bóng bàn, cầu lông, tennis, bida; phòng tập thể hình, thể dục thẩm mỹ, yoga; các cơ sở kinh doanh dịch vụ trị liệu, thẩm mỹ, chăm sóc sức khỏe.

2. Tạm dừng các hoạt động tụ tập đồng người:

Các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, nơi công cộng; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

Tạm dừng các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng; các hoạt động dịch vụ ăn uống: quán ăn, nhà hàng, quán bia, quán cà phê (có công suất phục vụ từ 20 người trở lên).

Phạm vi áp dung trên toàn tỉnh Quảng Nam.

Từ 00 giờ ngày 28/3/2020 đến hết ngày 14/4/2020.

Nguồn TT KSBT

(Chinhphu.vn) – Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh COVID-19 sáng nay, 26/3, Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta có 2 tuần để hành động và virus sẽ lây lan nhanh hơn hành động của chúng ta nếu chúng ta không triển khai phòng chống kịp thời, quyết liệt. Sẽ xử lý nghiêm chính quyền địa phương nếu để xảy ra việc tập trung trên 20 người (cùng một chỗ).

Bản tiếng Việt, tải tại đây

Bản tiếng Anh, tải tại đây

Đáp ứng nhu cầu tài liệu truyền thông phòng chống COVID-19, Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng nam đã kịp thời phát triển các loại tài liệu truyền thông bằng tiếng Việt và tiếng Anh để các địa phương có thể in ấn và thực hiện tuyên truyền tại các nhà hàng, khách sạn có người nước ngoài lưu trú. 

Bên cạnh đó công tác phun hóa chất tại các nhà hàng khách sạn có người nước ngoài lưu trú cũng được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo an toàn cho các đối tượng cách ly và cộng đồng. Trong ngày 20.3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã thực hiện phun hóa chất diện rộng tại các khu cách ly thuộc thành phố Hội An. Tại các khu cách ly tập trung, nơi ở của các đối tượng được phun hóa chất từ khu ở, khu ăn, các điểm sinh hoạt hàng ngày để phòng tránh lây nhiễm Covid-19. Bên cạnh đó, các đối tượng cách ly được cấp khẩu trang, đo thận nhiệt thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe. 

PHUN HC HOI AN

Thùy An

 

 

Sáng ngày 17/3, Sở Y tế Quảng Nam tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối với 22 điểm cầu là các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh về việc phân tuyến điều trị, tiếp nhận, sàng lọc, cách ly và quản lý ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SAR-CoV2. BS.CKII Nguyễn Văn Hai chủ trì hội nghị.

Chiều qua 16.3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân có buổi làm việc với Bệnh viện (BV) Đa khoa Trung ương Quảng Nam (đóng tại huyện Núi Thành) về tình hình thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19. Trước đó vào sáng cùng ngày, BV này đã tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 thứ 57 ở Việt Nam (nam, 66 tuổi, quốc tịch Anh) đã được chuyển đến từ khu cách ly ở Hội An.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đầu tiên. Ảnh: Đ.L
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đầu tiên. Ảnh: Đ.L

Sẵn sàng thu dung, điều trị

Ông Đinh Đạo - Giám đốc BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, từ ngày 23.1 đến 15.3, đơn vị tiếp nhận tổng số lượt khám sàng lọc bệnh liên quan đến Covid-19 là 54 ca, trong đó có 19 ca cách ly điều trị (gồm 13 người Việt Nam, 6 người nước ngoài), tất cả bệnh nhân đều thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, không có bệnh liên quan Covid-19.

Đến sáng 16.3, BV tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đầu tiên là du khách người Anh. Về nhân lực ứng phó, thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19, BV phân công 2 bác sĩ và 10 điều dưỡng khoa Y học nhiệt đới được phân công trực tiếp công tác khám, điều trị tại khu cách ly. Toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng tại các khoa khám bệnh, cấp cứu, phụ sản đảm bảo công tác tiếp nhận và xử trí ban đầu trường hợp nghi Covid-19.

Ngoài ra, nhân lực các khoa khác cũng được điều động và sẵn sàng phối hợp, gồm bác sĩ khoa hồi sức tích cực & chống độc, thận nhân tạo, cấp cứu, nội tổng hợp, nội tim mạch, cấp cứu - can thiệp tim mạch, nhi, ung bướu, luôn ứng trực đến khu cách ly tham gia điều trị ngay các trường hợp bệnh nhân suy hô hấp và bệnh nhi.

BV đã cấp 3.000 khẩu trang vải cho toàn bộ y bác sĩ, nhân viên của đơn vị. Đồng thời thường xuyên làm công tác động viên toàn bộ đội ngũ y bác sĩ để họ yên tâm phục vụ cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Phun tiêu độc khử trùng xe vận chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19.Ảnh: D.L
Phun tiêu độc khử trùng xe vận chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19.Ảnh: D.L

Theo ông Nguyễn Đình Hùng - Phó Giám đốc BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam, tất cả y bác sĩ, nhân viên của BV đã được tổng diễn tập vào ngày 2 & 3.3.2020. BV đã xây dựng dự trù nhân lực, trang thiết bị cho 3 phương án cụ thể.

Phương án thứ nhất, đối với tình huống dưới 10 bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm Covid-19, BV sử dụng tòa nhà khu Y học nhiệt đới, có lối đi riêng trong bệnh viện, có khu dã chiến cho nhân viên y tế. Phương án thứ hai, nếu có từ 21 - 36 bệnh nhân, sẽ sử dụng tòa nhà khu Y học nhiệt đới và khu cách ly dã chiến. Phương án 3 thu dung từ hơn 36 bệnh nhân Covid-19 thì ngoài 2 khu trên, thiết lập thêm BV dã chiến, bố trí lối đi riêng hoàn toàn trong BV.

Về nhân lực phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ chia 2 ca trực/ngày đối với phương án đầu tiên là 20 giường bệnh (trong đó có 15 - 30% bệnh nặng cần chăm sóc hồi sức tích cực), mỗi ca trực gồm 2 bác sĩ, 7 điều dưỡng, 2 hộ lý. Mỗi ca trực làm việc liên tục trong 12 tiếng đồng hồ và nghỉ ngơi tại chỗ trong khu cách ly 24 tiếng. Mỗi ca trực được nghỉ cách ly 14 ngày tại khu cách ly trong khuôn viên BV, bố trí phù hợp đảm bảo sức khỏe và tránh lây nhiễm chéo cho nhân viên. Khi trường hợp bệnh nhân điều trị từ dương tính chuyển qua âm tính, hoặc sau 7 ngày làm việc liên tục trong khu cách ly đặc biệt thì y bác sĩ được ra ngoài khu cách ly 14 ngày, và tổ chức ê kíp điều trị khác vào thay thế.

Ngoài ra, huyện Núi Thành bố trí bảo vệ/công an/bộ đội trực chiến bảo vệ tại khu cách ly. BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam đảm bảo làm việc được trong 3 tuần, sau thời gian trên, BV đề nghị UBND tỉnh và Sở Y tế, Bộ Y tế tăng cường điều động nguồn nhân lực bác sĩ và điều dưỡng thay thế để đảm bảo chất lượng điều trị bệnh viện.

Hỗ trợ tối đa cho BV

Đối với thuốc, vật tư, trang thiết bị đã được BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam trang bị tạm đủ cơ số thuốc, vật tư sử dụng trong thời gian nhất định. Các loại thiết bị như máy thở, máy lọc máu, máy đo khí máu, máy truyền dịch... đã được chuẩn bị một cơ số.

BV đã đề nghị UBND tỉnh trang bị mới hoặc huy động một số loại máy móc cần thiết, và bổ sung lượng lớn cơ số thuốc, phương tiện bảo hộ và chống nhiễm khuẩn để đội ngũ y bác sĩ đủ điều kiện điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Hiện nay BV chưa có phòng áp lực âm để điều trị trường hợp suy hô hấp do chưa thể chuẩn bị kịp, dù đã tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên. BV kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ trang bị phòng áp lực âm, đề phòng trường hợp có bệnh nhân suy hô hấp nặng.

Ông Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế nhận định, BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã chuẩn bị tốt các điều kiện để thu dung và điều trị bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm. Về con người, các bác sĩ sẵn sàng nhận nhiệm vụ, nhưng về trang thiết bị và thuốc, phương tiện bảo hộ, chống nhiễm khuẩn thì tỉnh cần đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ gấp. Trước mắt, Sở Y tế sẽ điều động tất cả phương tiện chống dịch, điều trị bệnh để hỗ trợ cho BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân đánh giá, BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã chuẩn bị đủ điều kiện tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên, y bác sĩ của BV cùng chung sức đồng lòng, quyết tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 thành công. BV cần liên hệ chặt chẽ với BV Trung ương Huế - đơn vị được phân công điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng ở khu vực miền Trung - để hội chẩn qua các cuộc họp trực tuyến nhằm thực hiện tốt phác đồ điều trị. Khi phân công ê kíp điều trị bệnh phải đảm bảo y bác sĩ có thời gian nghỉ ngơi, tuyệt đối tuân thủ quy trình cách ly, khám chữa bệnh, phương tiện bảo hộ, bố trí nơi ăn nghỉ, chế độ ăn uống đảm bảo, tuyệt đối không để lây nhiễm Covid-19 trong đội ngũ y bác sĩ. Sở Y tế, UBND huyện Núi Thành bố trí Trạm Y tế xã Tam Hiệp thành nơi ăn nghỉ tập trung cho đội ngũ y bác sĩ trong điều trị bệnh nhân Covid-19.

Về một số thiếu thốn của BV trong nhân lực, trang thiết bị, máy móc, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa bằng cách điều động từ các tuyến đến. Phía BV cũng phải báo cáo với Bộ Y tế về trang thiết bị, thuốc vì đây là BV tuyến Trung ương, cần được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Bộ Y tế. Về phòng áp lực âm, UBND tỉnh sẽ kiến nghị Bộ Y tế cùng hỗ trợ đầu tư cấp bách trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

 DIỄM LỆ - ĐOÀN ĐẠO

Theo đó, UBND thành phố quyết định tạm đình chỉ một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng trên toàn thành phố nhằm đối phó với dịch Covid-19. Trong đó, bao gồm các hoạt động: dịch vụ karaoke; dịch vụ quán bar, vũ trường; dịch vụ trò chơi điện tử; dịch vụ xoa bóp (massage).

Ngày 15-3, UBND thành phố ban hành văn bản số 895/QĐ-UBND quyết định tạm đình chỉ một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ nơi công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Theo đó, UBND thành phố quyết định tạm đình chỉ một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng trên toàn thành phố nhằm đối phó với dịch Covid-19. Trong đó, bao gồm các hoạt động: dịch vụ karaoke; dịch vụ quán bar, vũ trường; dịch vụ trò chơi điện tử; dịch vụ xoa bóp (massage).


Văn bản số 895/QĐ-UBND của UBND thành phố quyết định tạm đình chỉ một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ nơi công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Thời gian áp dụng quyết định kể từ hôm nay (15-3) đến khi cơ quan Y tế có thẩm quyền công bố đã khống chế được dịch bệnh hoặc Chủ tịch UBND thành phố có văn bản hủy bỏ quyết định này.

Chủ tịch UBND thành phố giao Chủ tịch UBND các quận, huyện tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát và kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân không chấp hành.

THANH THẢO

Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà nẵng

(QNO) - Ngày 13.3, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Các hoạt động vui chơi, giải trí tại phố đi bộ ở Hội An phải tạm dừng để ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Q.T
Các hoạt động vui chơi, giải trí tại phố đi bộ ở Hội An phải tạm dừng để ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Q.T

Chỉ thị yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phát huy trách nhiệm người đứng đầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30.1.2020, Điện của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 7.3.2020; các Chỉ thị số 05/CT-TTg, 06/CT-TTg, 10/CT-TTg, 11/CT-TTg, 13/CT-TTg, các Công điện số 121/CĐ-TTg, 156/CĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ VH-TT&DL, các bộ, ban ngành liên quan và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam; tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chủ động, quyết liệt ứng phó trong mọi tình huống, không lơ là, chủ quan, đảm bảo đủ các điều kiện để bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Mỗi địa phương phải chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, chuẩn bị tối thiểu một khu cách ly tập trung ngoài trung tâm y tế với quy mô từ 30 giường trở lên.

Theo chức năng, thẩm quyền, tập trung chỉ đạo tạm dừng các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí, biểu diễn văn hóa - nghệ thuật, thi đấu TD-TT tại các khu, điểm du lịch; các hoạt động phố đi bộ, phố đêm; hoạt động của các vũ trường, karaoke, massage; các hoạt động vận chuyển khách tham quan trên sông nước.

Yêu cầu tất cả khách du lịch phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo quy định pháp luật hiện hành. Khuyến cáo và tiến đến yêu cầu bắt buộc tất cả các du khách phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ khách du lịch đến Quảng Nam, xử lý nghiêm khắc nhất các hành vi không khai báo, khai báo không trung thực tại các cơ sở lưu trú. Đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi thẻ hướng dẫn viên nếu để các thành viên trong đoàn không chấp hành các quy định pháp luật về phòng chống dịch bệnh mặc dù đã được cơ quan chức năng đã nhắc nhở. Chấm dứt việc cho các công ty lữ hành đưa khách đến địa phương nếu có thái độ thiếu hợp tác trong cung cấp kịp thời thông tin du khách trong vòng 90 phút sau khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Triển khai khẩn trương việc khai báo y tế toàn dân trên địa bàn khi có yêu cầu. Xây dựng cụ thể phương án cách ly theo diện hẹp và diện rộng trên địa bàn, cụ thể bằng sơ đồ.

Tổ chức phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại các khu công cộng đông người, các địa điểm nghi ngờ hoặc có nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh, các khu cách ly tập trung, cách ly tại cơ sở lưu trú, gia đình.

Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện, người đứng đầu cơ sở y tế ban hành kịp thời quyết định cách ly y tế theo đúng quy định tại Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30.9.2010, trường hợp không chấp hành phải thực hiện cưỡng chế. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý cách ly tập trung và cách ly tại nhà, cơ sở lưu trú theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định 344/QĐ-BYT và 345/QĐ-BYT ngày 7.2.2020.

Cấp ủy, chính quyền địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy vai trò của Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên trong vận động nhân dân tại các khu dân cư tích cực tham gia công tác phòng chống dịch và phản ảnh các thông tin cần thiết từ thực tiễn đến các cơ quan chức năng.

Chỉ thị yêu cầu Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND TP.Hội An, UBND các huyện, thị xã, thành phố khảo sát, sẵn sàng các phương án hạn chế giao thông (từng phần và toàn bộ), kiểm soát vệ sinh y tế đối với người và các phương tiện lưu thông ra, vào Hội An và những địa bàn trọng điểm theo từng cấp độ dịch bệnh.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở VH-TT&DL, các ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai quyết liệt các biện pháp giám sát, phát hiện nhanh và kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh; tổ chức cách ly y tế, cách ly tập trung, cách ly tại cơ sở lưu trú phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, không để lây nhiễm, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, lực lượng vũ trang làm việc tại các khu cách ly tập trung. Triển khai ngay phương án điều động y, bác sĩ tăng cường cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC), TP.Hội An và các địa bàn trọng điểm, đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống dịch; chuẩn bị sẵn sàng và xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện, vật tư y tế đảm bảo ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh; cập nhật kịp thời và phổ biến nhanh đến các tổ chức, cá nhân có liên quan về các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 và Bộ Y tế.

Tiểu ban truyền thông, Sở Thông tin và truyền thông, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - truyền hình Quảng Nam tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19; thường xuyên cập nhật các thông điệp, tài liệu truyền thông về phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội...; phát hành thông cáo báo chí (có nội dung tóm tắt ngắn gọn bằng tiếng Anh) vào lúc 8 giờ và thông tin trả lời báo chí vào lúc 17 giờ hàng ngày về tình hình dịch bệnh để người dân, du khách nắm rõ, phối hợp, hợp tác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, không hoang mang, lo lắng. Xây dựng trang tin điện tử của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cấp tỉnh, kết nối với các Ban chỉ đạo cấp huyện để đăng tin và cập nhật các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương, các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn Quảng Nam; vận hành chuyên mục “Hỏi - đáp với nhân dân”. Sở Thông tin và ruyền thông theo dõi xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thông tin, báo chí.

Công an tỉnh chỉ đạo công an huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị chức năng tăng cường đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương trong công tác phòng chống dịch, nhất là tại các địa điểm cách ly y tế, cách ly tập trung, cách ly tại cơ sở lưu trú, tránh tình trạng người thuộc diện cách ly trốn ra ngoài tiếp xúc với cộng đồng. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin xuyên tạc, không đúng sự thật về tình hình dịch bệnh, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các địa phương đảm bảo công tác lễ tân, lãnh sự và phiên dịch trong phòng chống dịch; phối hợp hỗ trợ lực lượng y tế, Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh trong công tác biên, phiên dịch đối với du khách nước ngoài tại các điểm cách ly. Thực hiện các thủ tục về lãnh sự, ngoại giao đối với các trường hợp người nước ngoài bị áp dụng biện pháp cách ly theo quy định. UBND TP.Hội an sử dụng lực lượng hướng dẫn viên của Trung tâm Văn hóa thể thao du lịch để hỗ trợ cho Sở ngoại vụ.

Sở VH-TT&DL theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan liên quan trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Công an tỉnh xây dựng kế hoạch lưu trú an toàn đối với khách du lịch quốc tế ứng phó với từng cấp độ dịch bệnh; tham mưu, đề xuất các giải pháp cụ thể, hữu hiệu để kịp thời góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; phối hợp Hiệp hội Du lịch xây dựng Chương trình hành động phục hồi và phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Nam trong năm 2020 - 2021.

Hiệp hội Du lịch cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh để triển khai kịp thời đến các doanh nghiệp; kêu gọi doanh nghiệp, các thành viên trong hiệp hội nêu cao tinh thần trách nhiệm cộng đồng, hợp tác với các ban ngành và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chủ trương nêu tại chỉ thị này; phối hợp với lực lượng chức năng trong việc tổ chức chu đáo các khu cách ly tập trung, khu lưu trú an toàn cho khách du lịch.

Đối với người đứng đầu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch, chỉ thị yêu cầu tăng cường trách nhiệm tham gia cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ổn định xã hội.

Chủ động, tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại nơi kinh doanh, xem đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong tình hình hiện nay; cập nhật chỉ đạo của các cấp, các ngành, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về công tác phòng chống dịch để triển khai thực hiện. Xây dựng kế hoạch và kịch bản chi tiết phòng chống dịch tại nơi kinh doanh ứng với từng cấp độ dịch bệnh.

Thực hiện nghiêm việc khai báo khách hàng ngày tại các cơ sở lưu trú, kê khai lộ trình khách du lịch mới đến, cung cấp thông tin cho cơ quan y tế, các cơ quan chức năng và địa phương liên quan. Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của khách lưu trú tại cở sở, nếu phát hiện có dấu hiệu sức khỏe phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp có đối tượng thuộc diện phải cách ly, nếu đã xác định rõ, cần phải thực hiện cách ly ngay (cả du khách và nhân viên) đồng thời báo cho cơ quan y tế theo đường dây nóng và chủ động xác định danh sách những người tiếp xúc gần, những người tiếp xúc với người tiếp xúc gần.

Chuẩn bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn để khách du lịch vệ sinh và đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Gửi thông báo, khuyến cáo về tình hình dịch bệnh tại Quảng Nam cho du khách đã đặt booking (đặt dịch vụ) để du khách nắm thông tin và quyết định chuyến đi, tránh tình trạng khách đến nhưng doanh nghiệp không đáp ứng dịch vụ hoặc ngừng cung cấp dịch vụ; chú ý bảo vệ hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, của điểm đến Hội An, Quảng Nam trong suốt thời gian dịch bệnh.

Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc quản lý người cách ly tại cơ sở lưu trú và yêu cầu nhân viên cách ly nghiêm túc tại gia đình (nếu có), trường hợp vi phạm phải kiên quyết ngừng tuyển dụng.

 QUỐC TUẤN

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020 về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Ảnh minh họa

Thời gian qua, hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của các cấp, các ngành, các địa phương đã được triển khai tích cực và đạt những kết quả ban đầu, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao.Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, xảy ra tại 105 quốc gia với 114 ngàn người nhiễm bệnh và chưa có dấu hiệu dừng lại, riêng trong 10 ngày gần đây số người nhiễm tăng nhanh, chiếm 25% tổng số người nhiễm bệnh trước đó, xuất hiện nhiều ổ dịch lớn với số người mắc, số người tử vong gia tăng nhanh.Ở nước ta, sau 22 ngày không có ca nhiễm mới, trong 4 ngày qua đã phát hiện thêm 18 người nhiễm bệnh (đưa tổng số nhiễm tăng gấp hơn 2 lần so với số nhiễm trước đó), trong đó 15 người nhập cảnh từ các nước có giao thương và lượng người qua lại với nước ta lớn. Việt Nam có nguy cơ bị lây lan dịch bệnh rất cao.

Trước diễn biến mới của dịch bệnh, để giảm thiểu tối đa lây lan, sẵn sàng và chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30/1/2020, Điện của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 07/3/2020, các Chỉ thị số 05/CT-TTg, 06/CT-TTg, 10/CT-TTg, 11/CT-TTg và các Công điện số 121/CĐ-TTg, 156/CĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng cho mọi tình huống; tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của nhân dân.Kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ tập trung chỉ đạo: Chủ động, quyết liệt ngăn chặn, phát hiện nhanh và kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh (cả ở trong nước và xâm nhập từ nước ngoài); tổ chức cách ly hoặc giám sát người đã tiếp xúc với người bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; rà soát người nhập cảnh trong 14 ngày qua nhưng không thuộc diện cách ly tập trung, phát hiện kịp thời nguồn lây bệnh.

Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh. Cụ thể, tăng cường kiểm soát người nhập cảnh qua các cửa khẩu hàng không, trên bộ, hàng hải; lưu ý kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua biên giới Tây Nam; tạm dừng việc miễn thị thực đơn phương và hiệu lực giấy miễn thị thực đã cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam tại các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha.

Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả các hành khách nhập cảnh Việt Nam theo quy định, quản lý thông tin khai báo chặt chẽ, hiệu quả và phát hiện sớm để thực hiện cách ly đối với những trường hợp đến từ hoặc đi qua vùng dịch; hạn chế tối đa các chuyến bay giữa Việt Nam đến các vùng có dịch và ngược lại (kể cả của các hãng hàng không nước ngoài).

Quản lý chặt chẽ hoạt động du lịch, bảo đảm an toàn; phối hợp với các Bộ liên quan kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nước ngoài qua đường du lịch; tạm hoãn các đoàn đi công tác nước ngoài; trường hợp đặc biệt phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép; khuyến cáo người dân không ra nước ngoài, nhất là đến các vùng có dịch.

Sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly và chuẩn bị sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng. Thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh đến từ, đi qua vùng có dịch tại các cơ sở cách ly; thực hiện sàng lọc và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp đối với từng loại trường hợp tại các khu cách ly tập trung, không để lây chéo. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao kịp thời công bố danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch để áp dụng biện pháp cách ly tập trung đối với người nhập cảnh Việt Nam từ vùng dịch.

Chăm lo bảo vệ sức khỏe, bảo đảm điều kiện sinh hoạt, không để lây nhiễm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, lực lượng vũ trang làm việc tại các khu cách ly tập trung; UBND các tỉnh, thành phố tổ chức khoanh vùng, cách ly và tiêu độc khử trùng ngay đối với những khu vực phát hiện có người nhiễm bệnh; kiểm soát chặt chẽ người ra vào khu vực cách ly.

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đẩy nhanh việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện việc cách ly; rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch cách ly trên diện rộng; có phương án huy động khách sạn, cơ sở lưu trú… làm nơi cách ly tập trung.

Nghiên cứu phương thức phòng, chống, phác đồ điều trị, vắc xin phòng bệnh COVID-19

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Bộ Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo nghiên cứu phương thức phòng, chống, phác đồ điều trị, vắc xin phòng bệnh COVID-19; sớm đưa bộ KIT thử vào sử dụng. Bộ Y tế rà soát việc bảo đảm nhân lực, phương tiện, vật tư y tế sẵn sàng ứng phó trong trường hợp dịch lây lan trên diện rộng.

Tiếp tục thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch về diễn biến dịch tại Việt Nam, về các trường hợp thuộc đối tượng cách ly tập trung hoặc giám sát y tế, theo dõi sức khỏe tại cộng đồng theo đúng quy định; chú trọng đưa tin có chọn lọc nhằm ổn định xã hội.

Xử lý nghiêm, kể cả xử lý theo pháp luật hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội và các hành vi găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật. Bộ Tư pháp đề xuất các hình thức xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, học tập

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động, tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ trong phòng, chống dịch bệnh. Hạn chế tổ chức cuộc họp, sự kiện và hoạt động tập trung đông người; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, học tập, khai báo điện tử, kiểm soát dịch bệnh; hướng dẫn, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Cấp ủy, chính quyền cơ sở, nhất là phường, xã, thôn, bản, tổ dân phố... tập trung rà soát phát hiện nhanh nhất các trường hợp nghi nhiễm bệnh để có biện pháp phù hợp; vận động người dân hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người, tăng cường các hoạt động nâng cao sức khỏe, thể lực.

Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1771/VPCP-KTTH ngày 07 tháng 3 năm 2020.

Phát động toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể phối hợp với các cấp chính quyền nhất là chính quyền cơ sở trong việc vận động nhân dân tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; nghiêm túc thực hiện việc cách ly, giám sát y tế, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi nhiễm; phát động toàn dân nâng cao ý thức và tăng cường các hoạt động tự bảo vệ sức khỏe.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cùng với việc quyết liệt phòng, chống dịch cần tích cực triển khai các giải pháp phòng chống dịch, đồng thời tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp cụ thể, hữu hiệu để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ./.

Nguồn: Báo Chính phủ điện tử

Chiều 10.3, sau khi có kết quả bệnh nhân thứ hai ở Quảng Nam dương tính với Covid-19, UBND tỉnh có công văn đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo triển khai các bước tiếp theo và xem xét công bố dịch trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Địa điểm cách ly tập trung người nghi nhiễm Covid-19 đặt tại phường Cửa Đại, TP.Hội An. Ảnh: Q.T
Địa điểm cách ly tập trung người nghi nhiễm Covid-19 đặt tại phường Cửa Đại, TP.Hội An. Ảnh: Q.T

Hai ca bệnh này đều là du khách đến từ Anh đi cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân Covid-19 thứ 17. Cả hai hiện được điều trị tại tỉnh Thừa Thiên - Huế để đảm bảo điều kiện tốt nhất.

Đến nay, ngoài 2 ca dương tính trên, tất cả mẫu xét nghiệm còn lại ở Quảng Nam liên quan đến chuyến bay VN0054 đều đã có kết quả âm tính. Công tác xác minh, tiến hành cách ly, theo dõi sức khỏe tất cả trường hợp nghi nhiễm Covid-19 được thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế.

QUỐC TUẤN