Sáng ngày 08/01, UBND huyện Tây Giang tổ chức Lễ phát động Chiến dịch toàn dân phòng, chống dịch bệnh ở người (COVID-19, Sốt xuất huyết, Bạch hầu, Chikungunya, Zika) năm 2021. Tham dự có đại diện lãnh dạo UBND huyện Tây Giang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng vũ trang và đông đảo các em học sinh đến từ các trường trên địa bàn huyện.

phat dong tay giang

Toàn cảnh buổi Lễ phát động Chiến dịch toàn dân phòng, chống dịch bệnh ở người.

Hưởng ứng lời phát động của đại diện lãnh đạo huyện, đại diện các cơ quan, đơn vị và các xã ký cam kết thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh ở người; tiến hành diễu hành tuyên truyền và triển khai diệt lăng quăng, bọ gậy, phun hóa chất khử trùng tại một số khu vực huyện Tây Giang.

Tay giang ky cam ket

Đại diện lãnh đạo huyện, các cơ quan, đơn vị và các xã ký cam kết thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh ở người năm 2021.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và các dịch bệnh nguy hiểm ở người khác trong thời điểm hiện tại, với quyết tâm không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng và kéo dài, buổi lễ đã tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng; nâng cao ý thức phòng, chống và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân trước nguy cơ dịch bệnh; góp phần kêu gọi cả hệ thống chính trị chung tay tham gia tích cực các hoạt động hưởng ứng chiến dịch toàn dân phòng, chống dịch bệnh ở người. Đây thực sự là bước chuyển biến mạnh mẽ, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng, chống dịch bệnh không chỉ riêng huyện Tây Giang mà còn trên cả địa bàn tỉnh Quảng Nam.

                                                                                                                                                                                                                                         Minh Tâm - Viết Thạnh

Sáng ngày 1/8, Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức Hội nghị Truyền thông về Bệnh không lây nhiễm, giảm ăn muối và COVID-19. Tham dự có Ts Lại Đức Trường - Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, Ths.Bs Lê Xuân Huy - Phó Viện Trưởng Viện Pasteur Nha Trang, Ts.Bs Nguyễn Văn Văn - Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC Quảng Nam cùng các cán bộ chuyên trách công tác Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, bệnh không lây nhiễm trên địa bàn tỉnh.

HN GIAM MUOI

Ts. Bs Nguyễn Văn Văn - PGĐ Sở y tế phát biểu tại Hội nghị Truyền thông về Bệnh không lây nhiễm, giảm ăn muối và COVID-19

Tại hội nghị, đại diện ngành Y tế cho biết, trước đại dịch COVID-19, những trường hợp có các bệnh lý nền như: Tiểu đường, Tăng huyết áp và các bệnh Tim mạch, bệnh Thận, Béo phì, các bệnh Hô hấp mãn tính, các bệnh Hô hấp mãn tính,… có khả năng tử vong cao hơn người bình thường. Do vậy, công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm luôn được ngành Y tế quan tâm hàng đầu.

Theo báo cáo từ Viện Pasteur cho thấy việc lạm dụng muối là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì, suy giảm nhận thức, rối loạn thính lực, suy thận, suy tim, tai biến mạch máu não, làm bệnh Hen phế quản nặng thêm,… Đặc biệt là sử dụng thừa muối làm gia tăng tỷ lệ tử vong do các bệnh Tim mạch. Tính riêng trong năm 2016, toàn quốc có 172.000 ca tử vong do Tim mạch (chiếm tỷ lệ 31%). Chính vì vậy, việc tăng cường công tác truyền thông nhắm nâng cao nhận thức của cộng đồng giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống Tăng huyết áp, bệnh Tim mạch và các bệnh tật khác là một trong những việc làm cần thiết, giúp người dân nắm bắt nhanh nhất những thông tin hữu ích về các hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe hiệu quả./.
                                                                                                                                                                                                                                                                 Thùy An

 

 Đây là thông tin được nhấn mạnh tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 diễn ra chiều ngày 31/12. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chủ trì cuộc họp. Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo, nghe báo cáo về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phòng chống dịch bệnh trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông vận tải, Công Thương, du lịch…

Bất kỳ thời điểm nào cũng có thể nắm rõ từng người thuộc diện cách ly, giám sát y tế

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới và một số nước trong khu vực, Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho rằng phải tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh. Báo cáo của các địa phương cho thấy công tác cách ly tập trung đã được chấn chỉnh.
Mặc dù các trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương đã được thông báo danh sách người hoàn thành cách ly tập trung để thực hiện theo dõi, giám sát y tế tại nơi cư trú nhưng có lúc, có nơi làm chưa tốt.

Các công cụ, phương tiện kết nối công nghệ để kiểm tra từ xa đối với chính quyền cơ sở (nòng cốt là công an, y tế) trong thực hiện theo dõi, giám sát y tế người đã hoàn thành cách ly tập trung chưa được thông suốt.

Thường trực Ban chỉ đạo thống nhất giao Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thiện các công cụ để phục vụ công tác theo dõi, giám sát y tế trực tiếp trên địa bàn cũng như kiểm tra từ xa của Ban Chỉ đạo.

Yêu cầu đặt ra là ở bất kỳ thời điểm nào, Ban Chỉ đạo cũng như các địa phương cũng có thể tra cứu để nắm được trên địa bàn đã có bao nhiêu người thuộc diện cách ly tập trung, hay theo dõi, giám sát y tế tại nơi cư trú.

Về nước phải theo con đường hợp pháp, thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly

Đối với đối tượng nhập cảnh bất hợp pháp, các ý kiến cho rằng do dịch bệnh ở một số nước trong khu vực diễn biến phức tạp, đường biên giới của Việt Nam rất dài, nên dù các lực lượng biên phòng, công an cửa khẩu đã căng mình chốt chặn hơn 1 năm qua nhưng hàng ngày vẫn có những trường hợp nhập cảnh trái phép.

Qua phân tích, Thường trực Ban Chỉ đạo nhận định có hai loại đối tượng nhập cảnh trái phép. Thứ nhất là người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thường theo các đường dây có tổ chức. Chúng ta phải tăng cường đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các đối tượng, đường dây tổ chức nhập cảnh trái phép.

Thứ hai là người Việt Nam nhập cảnh trái phép nhưng sợ, ngại cách ly, chưa nhận thức hết được sự nguy hiểm dịch bệnh, vì vậy, Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị tất cả các địa phương, chính quyền cơ sở tăng cường tuyên truyền đến mọi gia đình những người có người thân ở nước ngoài nếu có nhu cầu về nước phải theo con đường chính thống, hợp pháp, thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly. Không thể vì ngại cách ly mà gây nguy hiểm cho cộng đồng và cả đất nước.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Công an cho biết phần lớn các gia đình có người nhà ở nước ngoài đều có giữ liên hệ, liên lạc. Do đó, việc tuyên truyền vận động từ trong nước là rất quan trọng, nếu làm tốt thì sẽ góp phần vào ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh xâm nhập vào nước ta. Ngược lại, những gia đình có người thân ở nước ngoài không phối hợp, làm tốt thì cũng gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đối với công tác phòng chống dịch ở trong nước.

Tất cả mọi nơi có đông người đều phải thực hiện nghiêm phòng chống dịch

Về các biện pháp phòng chống dịch ở trong nước, Thường trực Ban Chỉ đạo cho rằng, trong dịp lễ, Tết cuối năm, nhu cầu đi lại, mua sắm của người dân rất lớn. Chúng ta phải hết sức nỗ lực để giữ an toàn, đặc biệt là đẩy nhanh việc thực hiện việc rà soát, tự đánh giá các biện pháp phòng chống dịch và cập nhật thông tin lên bản đồ chống dịch (antoancovid.vn), trước hết là các cơ sở y tế, trường học, cơ sở lưu trú, khẩn trương chuẩn bị để mở rộng ra các chợ, siêu thị, phương tiện giao thông công cộng, nhà máy, xí nghiệp…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết Bộ đã yêu cầu rất nghiêm, đôn đốc các sở GD&ĐT chỉ đạo từng phòng giáo dục, từng trường học để thực hiện, đến nay đã đạt 81%. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đôn đốc, kiểm tra nên tỷ lệ đạt rất thấp.

Lãnh đạo Bộ Y tế báo cáo, đến nay tất cả các bệnh viện đã tự đánh giá định kỳ việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và cập nhật thông, nhưng mới có khoảng 30% trong tổng số 25.000 trạm y tế cơ sở, phòng khám tư nhân triển khai. Bộ Y tế giao Cục Quản lý khám chữa bệnh phải có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở từng cơ sở ngay trong những ngày đầu tháng 1/2021.

Vu Duc Dam

Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tinh thần tất cả mọi nơi có đông người qua lại đều phải thực hiện rất nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Ảnh: Đình Nam

Báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại diện Bộ VHTTDL cho biết Bộ này chỉ quản lý được các khách sạn còn các cơ sở lưu trú nhỏ lẻ, nhà nghỉ thì thuộc ngành công an nhưng phối hợp giữa hai bộ, dù đã có tiến triển, vẫn chưa được thông suốt và tình trạng này ở các địa phương cũng vậy.

Còn Bộ Công Thương, Bộ GTVT đang tích cực chuẩn bị và tiến tới sẽ triển khai việc tự đánh giá và cập nhật thông tin tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bến xe, các phương tiện vận tải hành khách (taxi, xe buýt đô thị, xe khách đường dài) và các nhà máy xí nghiệp.

Theo đại diện Bộ Công Thương, Bộ này đã có hệ thống dữ liệu các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên cả nước, đã ban hành hướng dẫn phòng, chống dịch. Vấn đề hiện nay là cần có công cụ để các ban quản lý chợ, chủ siêu thị thực hiện rà soát, tự đánh giá các biện pháp phòng chống dịch và cập nhật thông tin.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ước tính sơ bộ có khoảng 110.000 xe taxi, xe khách đường dài, xe buýt đô thị của 3.700 đơn vị kinh doanh vận tải đã có thiết bị giám sát hành trình, tài xế có thể tự khai, đánh giá và cập nhật thông tin. Bộ GTVT sẽ giao cho lực lượng thanh tra giao thông kiểm tra, xử lý những trường hợp không tuân thủ. Bộ GTVT đặt mục tiêu hoàn thành việc này trong nửa sau của tháng 1/2021.

Các ý kiến cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phải vào cuộc mạnh hơn nữa, chỉ đạo sâu sát, nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên. Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tinh thần tất cả mọi nơi có đông người qua lại đều phải thực hiện rất nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, cập nhật thông tin đầy đủ, thường xuyên lên bản đồ chống dịch.

Theo sukhoedoisong.vn

Chiều ngày 29/12, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết đánh giá công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Tham dự Hội nghị có thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) cấp tỉnh, Thường trực các huyện, thị, thành uỷ, UBND và BCĐ cấp huyện cùng các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lê Trí Thanh - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng chống dịch COVID-19 tỉnh và đồng chí Trần Văn Tân - UVBTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ đồng chủ trì Hội nghị.

1

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến tổng kết đánh giá công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 năm 2020

Tại Hội nghị, đại diện Sở Y tế Quảng Nam - cơ quan thường trực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 báo cáo tổng kết năm 2020 và định hướng năm 2021. Hội nghị cũng lắng nghe ý kiến của các sở ban ngành, địa phương và các đơn vị y tế nêu rõ hơn về kết quả đạt được tại địa phương, đơn vị mình, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và nêu lên một số đề xuất, kiến nghị trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ cấp tỉnh nhấn mạnh 06 nhiệm vụ các cấp, các ngành cần quan tâm để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Cụ thể, tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành; sẵn sàng công tác chuẩn bị ở tất cả các khâu phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch, truy vết, xét nghiệm,… và chủ động ở tất cả các lực lượng, đơn vị; nghiêm túc chấp hành các chỉ đạo phòng, chống dịch của Trung ương trong tình hình mới; nắm rõ tình hình và kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, người đến địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau, nhanh chóng phát hiện và xử lý ngay các nguy cơ tiềm ẩn; củng cố, hoàn thiện các khu cách ly tập trung, đảm bảo an toàn cách ly y tế tại nhà, khắc phục những tồn tại, hạn chế; vận hành đồng bộ cả hệ thống chính trị, phải có phương án xử lý kịp thời khi có ca bệnh xâm nhập, tránh lây lan ra cộng đồng;…

khen thuong covid

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh - Trưởng BCĐ phòng chống dịch Covid-19 trao tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19

Dịp này, Hội nghị khen thưởng 74 tập thể và 104 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

                                                                                                                                                                                                  Minh Tâm - Thuỳ An - Viết Thạnh

Long Cảnh
Bệnh sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya va Zika là các bệnh truyền nhiễm cấp tính do Arbo vi rut gây ra. Bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng tương tự nhau và chủ yếu lây truyền qua muỗi Aedes. Trong năm 1952- 1953, ổ dịch Chikungunya đầu tiên đã được ghi nhận tại cao nguyên Makonde, dọc theo biên giới giữa Tanzania (trước đây là Tanganyika) và Mozambique. Sau đó, vi rut nay đã phổ biến rộng rãi trên khắp Châu Phi cận Sahara, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Tai Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây cũng đã xác định được tỷ lệ nhất định nhiễm vi rút Chikungunya trên muỗi và trên người.
Căn cứ Công văn số 6517/BYT-DP ngày 25/111/2020 cua Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết, Chikungunya, Zika.
Nhằm giám sát chặt chẽ sự lây truyền của vi rut Dengue, Chikungunya va Zika, chủ động phòng chống không để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, Sở Y tế Quảng Nam có công văn chỉ đạo các Trung tâm Y tế và các ban ngành đoàn thể, người dân tham gia vào hoạt động phòng, chống dịch; hưởng ứng tích cực các chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, Chikungunya va Zika tại địa phương; tiến hành xử phạt các tổ chức, cá nhân cố tình khâng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương theo đúng quy định.
Toàn văn công văn theo tập đính kèm

Thời gian qua, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nên chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh giai đoạn 2, góp phần tích cực vào sự hồi phục và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, đến nay đã xuất hiện các ca lây nhiễm ra cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh nên việc kích hoạt lại toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch, chủ động, tích cực triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết.
Ngày 01/12/2020, đồng chí Trần Văn Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Quảng Nam nhằm khẩn trương kích hoạt lại toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian sớm nhất có thể; đồng thời, triển khai ngay các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, chuẩn bị sẵn sàng, chủ động có phương án tốt nhất để ứng phó dịch bệnh.

Toàn văn kết luận theo phụ lục đính kèm.

Sáng ngày 2/12/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam (CDC) tổ chức tập huấn chẩn đoán và điều trị bệnh Whitmore cho lãnh đạo, cán bộ chuyên trách phòng chống dịch thuộc các đơn vị y tế trong toàn ngành. Tham dự có Ts.Bs Nguyễn Văn Văn - Phó giám đốc Sở Y tế, lãnh đạo CDC Quảng Nam.

Ts Nhiệm tập huấn

Quang cảnh Lớp tập huấn chẩn đoán và điều trị bệnh Whitmore 

Tại buổi tập huấn, các học viên được nghe các nội dung liên quan đến công tác giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh Whitmore: biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng, chẩn đoán ca bệnh nghi ngờ và chẩn đoán phân biệt, điều trị kháng sinh đặc hiệu và điều trị hỗ trợ,... Buổi tập huấn nhằm nâng cao năng lực giám sát tại cộng đồng, cơ sở y tế; đáp ứng chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh Whitmore tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Được biết, hiện tại toàn tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận điều trị 10 ca bệnh Whitmore tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam. Bệnh Whitmore hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy người dân nên sử dụng bảo hộ cá nhân như: ủng và găng tay không thấm nước để bảo vệ cơ thể tránh tiếp xúc với đất, nước nhiễm bẩn./.

Thùy An - Viết Thạnh

Sáng ngày 24/11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở, Bệnh viện, Uỷ ban nhân dân huyện/thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thuộc 64 tỉnh thành trong cả nước. GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.

SYT

Điểm cầu Sở Y tế Quảng Nam tham dự Hội nghị trực tuyến Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới

Hội nghị đã triển khai những nội dung liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 như: đánh giá chung về tình hình dịch bệnh COVID-19 thời gian qua; hoạt động giám sát dịch bệnh COVID-19 tại biên giới, cửa khẩu, cảng, sân bay; công tác khoanh vùng và cách ly dập dịch; xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time PCR;…

Phát biểu kết luận tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho rằng, thời gian qua dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, đời sống người dân đã bắt đầu ổn định, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan trước dịch bệnh. Các địa phương cần có những phương án dự phòng để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Theo đó, mỗi địa phương cần giám sát chặt chẽ lượng thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào trong nước để tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua đường thực phẩm; tăng cường kiểm soát đối với những trường hợp nhập cảnh; hạn chế tối đa việc thăm nuôi tại các bệnh viện; tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện và các khu cách ly; nâng cao nhận thức của người dân tự ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình; đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng,…

Thuỳ An

HIV là tên gọi tắt của virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV tấn công vào hệ miễn dịch của người, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của người nhiễm HIV ngày càng bị suy giảm và dẫn đến bị vô hiệu hoá. AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra. Hay nói cách khác AIDS là giai đoạn cơ thể bị suy giảm miễn dịch nặng. Khi bước vào giai đoạn AIDS, cơ thể con người không còn khả năng chống đỡ với bệnh tật nữa, do đó các tác nhân gây bệnh khác (vi khuẩn, virus) dễ dàng xâm nhập và phát triển tự do trong cơ thể, gây ra các bệnh nhiễm trùng cơ hội nặng, có thể dẫn đến tử vong. Như vậy HIV không trực tiếp “giết chết” cơ thể, mà nó chỉ làm suy giảm miễn dịch, làm cho cơ thể của chúng ta mất sức đề kháng đối với các loại bệnh tật.

HIV lây qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con khi mang thai, sinh con và cho con bú. Theo các thống kê, HIV lây truyền nhiều nhất là qua tiêm chích ma túy do dùng chung bơm kim tiêm, kế đến có thể là mại dâm và đồng tính,... Vì vậy để phòng, chống HIV/AIDS hiệu quả cần chú trọng tới công tác tuyên truyền phòng, tránh tệ nạn ma túy, mại dâm, luật phòng, chống HIV/AIDS, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức đối với các tầng lớp nhân dân trong việc tự bảo vệ mình, gia đình và xã hội. Gắn liền công tác phòng, chống HIV/AIDS với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đưa nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào quy ước, hương ước của làng, phát huy vai trò của người cao tuổi, trưởng thôn, trưởng dòng họ, các tổ chức đoàn thể địa phương… và triển khai phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư,.. 

Đẩy mạnh hiệu quả trong phòng chống HIV/AIDS, thực hiện xét nghiệm HIV sớm đối với người có nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, gái mại dâm, nam quan hệ đồng giới … cũng đưa lại hiệu quả cao, tránh được nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng. Việc xét nghiệm HIV sớm sẽ giúp mỗi người biết được mình có bị nhiễm HIV hay không. Nếu kết quả dương tính với HIV, họ sẽ được tư vấn, kết nối điều trị sớm bằng thuốc ARV, nhờ đó hiệu quả điều trị mang lại cao hơn, giúp cho bệnh nhân cải thiện được sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, có thể làm việc và mọi sinh hoạt khác, điều này làm giảm gánh nặng về kinh tế cho người bệnh và cả gia đình. Đặc biệt việc tuân thủ điều trị ARV sẽ giúp người bệnh đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện, từ đó giảm nguy cơ lây lan vi rút sang cho người khác, trong đó có vợ chồng, bạn tình và cả con cái của họ.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện xét nghiệm HIV sớm, trong thời gian tới sẽ có Luật mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống HIV/AIDS, Trong đó đáng chú ý, Luật mới thông qua quy định, người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV, thay vì đủ 16 tuổi trở lên như quy định hiện hành. Bộ Y tế đề xuất hạ độ tuổi được tự nguyện xét nghiệm HIV tức người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV, thay vì đủ 16 tuổi trở lên như quy định hiện hành đã nêu rõ lý do cần sửa đổi:
Thứ nhất, thực trạng trẻ em hiện đang phát triển hơn về thể chất, tâm sinh lý, dậy thì sớm và có quan hệ tình dục sớm: Theo thông kê của Tổng cục Dân số, tỷ lệ trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ngày càng gia tăng nhanh. Hằng năm, trung bình có 250.000 đến 300.000 ca nạo phá thai, trong đó 60%-70% là học sinh, sinh viên ở độ tuổi 15-19 tuổi, cá biệt có trường hợp mang thai ở tuổi 12-14 là tuổi dậy thì. Cũng theo báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Hà nội, tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở trẻ vị thành niên có thai cao hơn khá nhiều so với phụ nữ mang thai ở lứa tuổi lớn hơn.
Thứ hai, việc lây nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa: Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số trẻ em nhiễm HIV độ tuổi 15-16 được phát hiện năm 2019 tăng gần 3 lần so với năm 2011. Có tình trạng quan hệ tình dục đồng giới nam trước tuổi 20. Thêm vào đó là tình trạng ma túy len lỏi vào trường học.
Thứ ba, rất ít trường hợp cha mẹ biết con có nguy cơ lây nhiễm để đưa con đi xét nghiệm: Trẻ em thường không dám thông báo cho bố mẹ biết mình có nguy cơ lây nhiễm HIV do có quan hệ tình dục không an toàn, cơ sở y tế không xét nghiệm HIV khi không được bố mẹ trẻ đồng ý, làm giảm cơ hội trẻ được xét nghiệm, phát hiện HIV sớm.
Thứ tư, việc hạ độ tuổi trẻ được xét nghiệm tự nguyện cũng nhằm bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế. Trong Bộ luật Dân sự: Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” đối với các giao dịch cơ bản. Luật HIV/AIDS 2018 của Philippines cũng quy định “Người từ đủ 14 tuổi” được tự yêu cầu làm xét nghiệm HIV. Luật HIV/AIDS 2003 của Papua New Guinea quy định “người từ đủ 12 tuổi được tự yêu cầu làm XN HIV”.
Thứ năm, việc hạ độ tuổi trẻ được xét nghiệm tự nguyện cũng giúp trẻ em dễ tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV hơn, được phát hiện HIV sớm, điều trị sớm đảm bảo sức khỏe của trẻ, giảm lây nhiễm HIV cho người khác trong cộng đồng. Đồng thời cũng để bảo đảm quyền của trẻ em được gia đình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định trường hợp trẻ đủ 15 tuổi trở lên có kết quả xét nghiệm phát hiện HIV dương tính thì được thông báo đến cha mẹ hoặc người giám hộ để biết và kịp thời hỗ trợ, đưa trẻ đi điều trị.
Long Cảnh
Tài liệu tham khảo: suckhoedoisong.vn

Vừa qua tại Quảng Nam Bão lũ đã nhấn chìm nhiều ngôi nhà, làng mạc, tài sàn và cả tính mạng của người dân. Không chỉ vây, sau mưa lũ người dân còn phải đối mặt với nguy cơ nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Theo Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam), việc chủ động phòng chống dịch bệnh là điều mà CDC Quảng Nam cần hỗ trợ làm ngay lúc này để đảm bảo sức khỏe và ổn định lại đời sống người dân sau những ngày bão lũ.
Kịp thời hỗ trợ phương tiện, nhân lực phòng chống dịch, bệnh
Ngay sau bão lũ CDC Quảng Nam đã được Bộ Y tế và Viện Pasteur Nha Trang hỗ trợ hơn 1.100 kg cloramin B, 1.220.000 viên Aquatabs, 50 cơ số thuốc, 25 bộ dụng cụ phòng, chống bão lụt, tất cả được cấp cho các Trung tâm y tế 18 huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ người dân vệ sinh nước, vệ sinh môi trường,… phòng chống dịch bệnh sau bão lũ.
Song đó, công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ trong công tác vệ sinh môi trường cũng được CDC đẩy mạnh. Ngay sau bão lũ, Trung tâm đã tiến hành kiểm tra công tác vệ môi trường, thu gom xử lý rác thải, xác động vật chết, cung cấp phương tiện và hướng dẫn khử khuẩn nước, kiểm tra chất lượng sạch của các cơ sở cấp nước,… tại các huyện ngập sâu và bị thiệt hại nặng nề sau bão như Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My…
Để Kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm vùng lũ lụt, Trung tâm cũng đã triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh ngay sau khi nước rút và sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật khi có dich bệnh xảy ra.
TS.BS Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC Quảng Nam cho biết: “Trung tâm đã phân bổ theo nhu cầu các trang thiết bị, vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm thường gặp sau bão lụt cho các huyện. Chỉ đạo các đội phòng chống bệnh truyền nhiễm của CDC bám sát địa bàn, hướng dẫn, giúp đỡ các huyện xử lý vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt sau lũ lụt, với phương châm nước rút đến đâu xử lý môi trường và nguồn nước đến đó. Trước mắt tập trung cho các huyện ngập sâu”.
Đề phòng các dịch bệnh phổ biến
Sau mưu lụt do môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân phát sinh nhiều dịch bệnh như: đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn....
Để phòng bệnh, Ts.Bs Trần Văn Kiệm cho rằng bên cạnh công tác vệ sinh môi trường, cần đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân nâng cao hiểu biết, tự phòng chống các loại dịch bệnh thường gặp sau bão lũ.
Người dân cần chọn những thực phẩm hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi; vệ sinh và làm sạch các ngón chân khi tiếp xúc với nguồn nước nhiễm bẩn. Mưa bão sẽ làm tồn đọng nước xung quanh nhà ở, dễ sinh sôi lăng quăng, bọ gậy, do vậy, người dân cần diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng, ngủ màn,...; vệ sinh nguồn nước giếng sinh hoạt theo đúng quy định; thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Long Cảnh

Hiện nay, theo các chuyên gia y tế nhận định, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 tại nước ta đang có xu hướng tốt, ổn định nên hầu hết các địa phương trong cả nước đã cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ hè và nghỉ học do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn luôn hiện hữu, không thể chủ quan mà cần có giải pháp phù hợp chung sống an toàn, nhất là trong giai đoạn hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Dù các biện pháp phòng, chống dịch không còn nghiêm ngặt như trước, song làm sao để bảo đảm an toàn phòng dịch cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong năm mới 2020 - 2021 thì Bộ Y tế Hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học để giúp cho các em học sinh chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh lây bệnh cho những thành viên trong gia đình.
Ngoài những thói quen lành mạnh nêu trên, hãy đảm bảo cho các em ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng, ngủ đủ giấc và giữ ấm cơ thể, uống đủ nước, tập thể dục… giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của trẻ mạnh khỏe chống lại cảm lạnh, cúm và các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khác.
1. Rửa tay với nước sạch và xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay khô) thường xuyên vào các thời điểm: Trước khi vào lớp; trước và sau khi ăn; sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ; sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
2. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa tay sạch.
3. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
4. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân, như: Cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn...
5. Không khạc, nhổ bừa bãi.
6. Bỏ rác đúng nơi quy định.
7. Nếu bản thân hoặc thấy học sinh khác có sốt, ho, đau họng, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm.
Ngoài những thói quen lành mạnh nêu trên, hãy đảm bảo cho các em ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng, ngủ đủ giấc và giữ ấm cơ thể, uống đủ nước, tập thể dục… giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của trẻ mạnh khỏe chống lại cảm lạnh, cúm và các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khác.
Đồng thời, để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt Nam thực hiện “Thông điệp 5K, với các nội dung chính sau đây:
KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
KHÔNG TỤ TẬP đông người.
KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 1900.9095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.
(Tổng hợp từ báo Sức khỏe đời sống, Sổ tay“Sổ tay Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới”)

 TRƯỞNG HOA

Sáng ngày 21/9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Quảng Nam có sự tham dự của lãnh đạo Sở Y tế và đại diện các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.

A A A hntt NE

Lãnh đạo Sở Y tế và đại diện các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Quảng Nam


Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã định hướng 4 nội dung chính Hội nghị cần tập trung làm rõ, đó là: đánh giá kĩ tình hình và nguy cơ bùng phát dịch Covid-19, các bệnh truyền nhiễm khác ở mỗi địa phương, khu vực, làm rõ những tồn tại, vướng mắc và từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh; nâng cao chất lượng công tác giám sát, phát hiện bệnh; các hoạt động thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác phòng chống dịch bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe nhân dân; các biện pháp duy trì và nâng cao hơn nữa tỷ lệ tiêm chủng mở rộng, xóa vùng lõm tiêm chủng và thực hiện tiêm chủng an toàn, hiệu quả.

Hội nghị đã lắng nghe báo cáo của các chuyên gia đầu ngành về các vấn đề đang được quan tâm hiện nay như: tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết, Bạch hầu và các hoạt động phòng, chống dịch đã triển khai; hướng dẫn kỹ thuật các tuyến về công tác giám sát, xử lý và phòng, chống bệnh Bạch hầu; cập nhật phác đồ điều trị bệnh Sốt xuất huyết ở người lớn và cập nhật phác đồ điều trị bệnh Bạch hầu; quy trình tiêm chủng an toàn và giám sát tai biến sau tiêm chủng. Đồng thời, Hội nghị đã tiếp nhận nhiều ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp những câu hỏi của các đại biểu tham dự Hội Nghị.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, tuy hiện nay chúng ta đang kiểm soát tốt dịch Covid-19 và một số bệnh truyền nhiễm khác nhưng không được chủ quan, lơ là; nhất là trong công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè thu. Thứ trưởng đề nghị toàn ngành Y tế cần phải quán triệt và thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế-xã hội, không để dịch chồng dịch ở bất cứ địa phương nào. Đề nghị lãnh đạo các Sở Y tế nhanh chóng rà soát, tham mưu UBND tỉnh, thành phố kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch ở các cấp, đặc biệt là sau Đại hội Đảng. Thường xuyên thực hiện và cập nhật tình hình công tác phòng chống dịch và tiêm chủng mở rộng. Thành lập và duy trì tốt các tổ phòng chống dịch tại cộng đồng, phục vụ chung cho công tác phòng chống dịch bệnh chứ không chỉ riêng Covid-19. Chú trọng công tác phòng chống dịch từ mỗi hộ gia đình để "Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi ngôi nhà, thôn bản, xóm, làng, khu phố là một pháo đài chống dịch"...

Minh Tâm - Thùy An