Sáng ngày 23.4, ngành Y tế tỉnh Quảng Nam đã chính thức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID - 19 đợt I năm 2021 trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch của Sở Y tế Quảng nam.

a lo vx

Nhân viên phòng tiêm CDC Quảng Nam chuẩn bị vắc xin tiêm cho đối tượng. Ảnh XH
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Nam là điểm tiêm đầu tiên của Quảng Nam. Trước đó, Trung tâm đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất, bao gồm phòng bảo quản vắc xin, phòng khám sàng lọc và tư vấn, phòng tiêm, phòng theo dõi sau tiêm, trang thiết bị, dụng cụ, thuốc xử trí cấp cứu tại chỗ...

 

a KHAM SANG LOC

IMG 20210423 115333

Khám sàng lọc trước tiêm. Ảnh TQ

Để đảm bảo an toàn tiêm, đối tượng được khai báo y tế, đo thân nhiệt, khám sàng lọc, khai thác các thông tin sức khoẻ, nhất là các thông tin liên quan đến tiền sử dị ứng, tiền sử sử dụng thuốc và thực hiện đúng các quy định bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19…

a kiem

A QUANG

A HOANG

A TRANG

A LAM

Hinh ảnh các cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch tham gia tiêm vắc xin COVID19 sáng nay. Ảnh VT
Trong quá trình tiêm, người tiêm được thông tin về loại vắc xin, liều tiêm và cùng kiểm kiểm tra tên thuốc, hạn sử dụng,… Sau tiêm được theo dõi sức khoẻ tại chỗ ít nhất 30 phút, đồng thời được hướng dẫn tiếp tục theo dõi trong 24 giờ đầu và trong 7 ngày sau tiêm.
Dự kiến Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 của tỉnh sẽ hoàn thành trước ngày 5/5/2021. Các điểm tiêm phòng tiếp theo là Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam và Trung tâm Y tế 18 huyện, thị xã, thành phố. Trong đợt này, Quảng Nam sẽ tiêm 8.400 liều vắc xin phòng COVID - 19 của AstraZeneca cho các nhân viên y tế trực tiếp tham gia điều trị, nhân viên y tế và những người tham gia trực tiếp vào công tác phòng, chống dịch.
Tường Quyên - Viết Thạnh

Ngày 16/4/2021, Sở Y tế Quảng nam đã ban hành Kế hoạch tiêm vắc xin covid-19 astrazeneca (đợt 1) năm 2021, thời gian bắt đầu từ ngày 19/4/2021 đến ngày 05/5/2021, kết thúc vào ngày 05/5/2021 với mục tiêu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 chủ động bằng việc sử dụng vắc xin AstraZeneca do COVAX Facility hỗ trợ cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ, tham gia trực tiếp công tác chống dịch.

anh VX minh hoa

Ảnh minh họa
Với số lượng 8.400 liều được phân bổ trong đợt 1, việc tiêm vắc xin sẽ ưu tiên đối tượng Nhóm 1 là lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch COVID-19, cụ thể: đối tượng 1 thuộc nhóm ưu tiên 1 là những người làm việc trong các cơ sở y tế gồm lực lượng cán bộ, nhân viên y tế làm việc tại cơ sở y tế tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; đối tượng 2 thuộc nhóm ưu tiên 2 là những người tham gia phòng chống dịch thuộc thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp bao gồm thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Quảng Nam; Ban chỉ đạo phòng chống dịch 18 huyện/thị xã/thành phố; Ban chỉ đạo phòng chống dịch xã, phường, thị trấn. Phạm vi triển triển khai sử dụng vắc xin đợt 1 trên địa bàn toàn toàn tỉnh.
Để thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin COVID-19, đảm bảo an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng chống lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong bối cảnh dịch COVID-19, Sở y tế đã giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam làm đầu mối chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo tập huấn, hướng dẫn các đơn vị triển khai; đảm bảo cung ứng đầy đủ vắc xin, trang thiết bị, vật tư, bơm kim tiêm, hộp an toàn, cho các cơ sở tiêm chủng đồng thời sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật và những vấn đề khác cho 20 cơ sở triển khai tiêm đợt 1 bao gồm 18 trung tâm y tế tuyến huyện/thị xã/thành phố, BVĐK tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
Toàn văn Kế hoạch theo tập đính kèm

Long Cảnh

Sáng 26/3, tại Học viện Quân Y, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiêm mũi thứ hai của vắc xin Nanocovax. Trước đó một tháng, ngày 26/2, Phó Thủ tướng đã tiêm mũi 1 loại vắc xin này, đồng thời đến thăm hỏi và động viên các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm. Sau tiêm, Phó Thủ tướng đến thăm hỏi và động viên các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm. Ông bày tỏ sự cảm kích với những đóng góp của các tình nguyện viên trong việc nghiên cứu vắc xin Covid-19, để đẩy lùi đại dịch.

bac Dam trả loi

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời phỏng vấn báo chí về tình hình sức khỏe sau khi tiêm thử nghiệm vaccine NanoCovax.

Chiều 01/4/2021, trả lời báo chí tại sự kiện tiếp nhận lô vaccine đầu tiên do chương trình COVAX Facillity tài trợ cho Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, hiện sức khỏe của ông hoàn toàn bình thường sau tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 NanoCovax của Nanogen nghiên cứu, phát triển. Sau tiêm, cơ thể cũng có phản ứng như các bác sĩ đã dự liệu.
Theo Phó Thủ tướng, trước khi tiêm các bác sĩ đã nói rất rõ về những phản ứng có thể diễn ra. Thậm chí mọi người được lấy ven tĩnh mạnh để đề phòng có sốc phản vệ sau khi tiêm thì cấp cứu ngay. Nhưng theo tôi biết tới nay tất cả các tình nguyện viên không ai bị phản ứng tới mức phải cấp cứu như vậy.
“Khi tiêm mũi thứ nhất tôi chỉ bị phản ứng rất nhẹ, hầu như không đáng kể. Chỉ hơi váng đầu một chút. Không bị sốt. Khi tiêm mũi thứ hai mức độ phản ứng rõ hơn. Tôi bị sốt nhẹ hơn 1 ngày. Đầu cũng cảm thấy vang váng rõ hơn, nhưng 2 ngày sau là hết”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết thêm, ngay từ đầu năm 2020, Chính phủ đã xác định là phải hết sức khẩn trương, quyết tâm thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước vì nước ta đông dân, không giàu có và phải tính tới tình huống dịch bệnh kéo dài, virus biến thể…
“Ngay khi đó tôi đã xác định là một khi vaccine đầu tiên của Việt Nam được thử nghiệm trên người là tôi sẽ xin tham gia. Tới giữa tháng 12/2020 thì vaccine Nano Covax được thử nghiệm giai đoạn thứ nhất nhưng trong giai đoạn này chỉ các tình nguyện viên khỏe mạnh, dưới 50 tuổi được chấp nhận tham gia. Tôi không đáp ứng tiêu chí nên chỉ có thể tham gia từ giai đoạn thứ hai”- Phó Thủ tướng cho biết.

bac dam tiem 1

bac dam tiem XV

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tiêm mũi 1 và mũi 2 để hoàn tất tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 của vaccine NanoCovax.

Thông tin về quá trình sản xuất vaccine của Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, hiện vaccine vẫn đang được thử nghiệm. “Kết qua thử nghiệm đến giờ phút này được báo cáo là tốt. Tôi được tiêm mũi thứ nhất vào cuối tháng 2, mũi thứ hai vào cuối tháng 3. Sau khi tiêm mũi thứ nhất, cơ thể tôi sinh kháng thể ở mức tốt”.
Tuy nhiên, tất cả đang trong quá trình thử nghiệm, vì thế, chúng ta không thể nói chắc chắn được là bao giờ Việt Nam có vắc xin. Nhưng nếu các điều kiện thuận lợi thì cũng phải hết quý III, đầu quý IV mới có vaccine chính thức sản xuất được.
“Vì vậy, trước mắt chúng ta vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như từ trước đến nay chúng ta vẫn làm. Đó là thông điệp 5K + vaccine./.
Long Cảnh (theo trang thông tin điện tử Viện điều dưỡng TW và Bộ Y tế)

TS.BS. Trần Văn Kiệm - GĐ CDC Quảng Nam

SARS-CoV-2 được xác định vào cuối năm 2019 là nguyên nhân gây nên đại dịch COVID-19 đã đặt ra vấn đề cấp bách về nghiên cứu để phát triển vắc-xin. Nhiều tổ chức sử dụng bộ gen được công bố để phát triển một loại vắc xin có thể có khả năng chống lại SARS-CoV-2.
Vắc-xin phòng (hoặc ngừa) COVID-19 đang được phát triển như thế nào?
Vắc-xin hoạt động bằng cách mô phỏng các tác nhân gây bệnh như vi-rút, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác. Điều này “dạy” cho hệ miễn dịch của chúng ta cách đề kháng nhanh chóng và hiệu quả. Thông thường, vắc-xin sẽ đưa vào cơ thể tác nhân gây bệnh ở trạng thái suy yếu để hệ miễn dịch có thể ghi nhớ. Bằng cách này, hệ miễn dịch của chúng ta có thể nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt tác nhân gây bệnh trước khi chúng phát tác nếu chúng quay trở lại. Đó là cơ chế phát triển một số loại vắc-xin hiện nay, bao gồm vắc-xin phòng COVID-19 của Oxford-AstraZeneca.
Các loại vắc xin phòng COVID-19 đang phát triển và sử dụng hiện nay trên thế giới: Vắc xin bất hoạt, vắc xin sử dụng véc-tơ vi-rút, vắc xin protein tái tổ hợp, vắc xin DNA, vắc xin RNA, vắc xin vỏ vi rút, vắc xin sống giảm động lực. Tính đến ngày 22/02/2021, Tổ chức Y tế thế giới đã phê duyệt 03 loại vắc xin COVID-19 được sử dụng trong tình trạng khẩn cấp: vắc xin Pfizer/BioNTech sử dụng công nghệ RNA, vắc xin AstraZeneca/SKBio và vắc xin Serum Institute of India Pvt Ltd - COVISHIELD™ sử dụng công nghệ véc-tơ vi-rút. Hiện nay Việt Nam đã nhập khẩu và triển khai tiêm vắc xin của hãng AstraZeneca,
Đôi nét về vắc-xin ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca
Được sự hỗ trợ của Liên minh COVAX và sự chủ động của một doanh nghiệp trong nước, lô vắc - xin ngừa COVID-19 đầu tiên do AstraZeneca sản xuất đã được đưa về Việt Nam. Vắc-xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca được WHO phê duyệt theo cơ chế khẩn cấp vào ngày 15/02/2021. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 25 quốc gia cấp phép cho sử dụng vắc - xin này, trong đó có Việt Nam. Trong khu vực Đông Nam Á, đã có 4 quốc gia phê duyệt vắc - xin này chủ yếu với lý do về khả năng tiếp cận nguồn vắc- xin. Vắc - xin trải qua giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng tại 4 quốc gia với tỉ lệ bảo vệ khoảng 63% chống lại lây nhiễm, tuy nhiên theo hãng sản xuất, khả năng phòng các trường hợp nặng phải nhập viện và tử vong khi tiêm đủ liều lên tới gần 100%. Những nhóm nguy cơ được WHO khuyến cáo sử dụng gồm: Nhóm người trên 65 tuổi; nhóm người mắc bệnh nền; nhóm phụ nữ mang thai; nhóm phụ nữ cho con bú; nhóm người có nguy cơ tiếp xúc HIV (không cần thiết phải xét nghiệm nhiễm HIV trước khi tiêm vắc xin); nhóm người bị suy giảm miễn dịch (có thể tiêm vắc - xin nếu họ thuộc nhóm nguy cơ); nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó (vẫn có chỉ định tiêm chủng tuy nhiên không tiêm cho nhóm đang có xét nghiệm dương tính và chỉ tiêm sau khi điều trị khỏi 6 tháng).
Việc phát triển vắc xin tại Việt Nam
Thời gian qua, đã có 4 đơn vị của Việt Nam tiến hành nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng COVID-19. Trong đó vắc xin NanoCovax của Công ty NANOGEN đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, đang triển khai giai đoạn 2. Vắc xin COVIVAC của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Vắc xin của Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) sẽ chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 1 vào tháng 4/2021. Các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở giai đoạn tiền lâm sàng, thử nghiệm lâm sàng của cả 3 vắc xin này đều được đánh giá rất tốt, có triển vọng. Có được kết quả bước đầu này, trước hết là do đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu vắc xin của Việt Nam rất có kinh nghiệm. Trong quá trình nghiên cứu, các đơn vị của Việt Nam đều hợp tác chặt chẽ, trao đổi trực tiếp với các cơ quan nghiên cứu, sản xuất vắc xin uy tín trên thế giới. Đặc biệt, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hoạt động nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng COVID-19 của chúng ta tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy chuẩn, khẩn trương, rút ngắn thời gian nhưng không bỏ qua bất cứ giai đoạn nào, đảm bảo các điều kiện khoa học.
Những ưu điểm cuả các vắc xin COVID-19 do Việt Nam nghiên cứu, phát triển:
Đối với vắc xin NanoCovax, sau khi kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 100% người được tiêm đều an toàn, sinh kháng thể với nồng độ cao, có tác dụng bảo vệ tốt và được thử nghiệm hiệu quả trên các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 như chủng phát hiện ở Anh. Theo kế hoạch, cuối tháng 4/2021, sẽ có đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vắc xin NanoCovax, và đang có triển vọng rất lạc quan. Và dự kiến đầu tháng 5/2021, vắc xin NanoCovax sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đến thời điểm hiện tại, tất cả các chuyên gia, đại diện Bộ Y tế đều rất lạc quan cho rằng nếu thuận lợi, thậm chí cuối quý 3/2021 sẽ hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vắc xin NanoCovax, rút ngắn tiếp 3 tháng so với kế hoạch dự kiến trước đó. Trước đó, thời gian thử nghiệm giai đoạn 2 của vắc xin NanoCovax cũng đã rút ngắn thời gian từ 6 tháng xuống 3 tháng;
Đối với vắc xin COVIVAC mặc dù mới thử nghiệm giai đoạn 1 nhưng qua các nghiên cứu tiền lâm sàng, đại diện Bộ Y tế và các chuyên gia đánh giá có chất lượng rất tốt. Đặc biệt, giá thành dự kiến của vắc xin này rất rẻ (sơ bộ đánh giá bằng ½ giá vắc xin hiện có trên thị trường). Rút kinh nghiệm từ vắc xin NanoCovax, tiến trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, 2 của vắc xin COVIVAC sẽ nhanh hơn.
Về vắc xin của VABIOTECH dựa trên công nghệ tái tổ hợp trên virus véc tơ theo hướng nghiên cứu khác nên có bước chậm hơn nhưng đến nay các kết quả trong phòng thí nghiệm đều rất lạc quan, và dự kiến sẽ triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vào đầu tháng 4/2021. Ưu điểm của vắc xin này là khi phát triển thành công thì có thể điều chỉnh rất nhanh khi có biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Với triển vọng của các loại văc xin đang phát triển tại Việt nam, các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học khẳng định chúng ta đã có một bước tiến dài trong nghiên cứu, phát triển vắc xin. Nếu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được tổ chức tốt để thực hiện so sánh với các vắc xin đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam, thì hoàn toàn có lòng tin thời gian tới chúng ta sẽ có thể triền khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam.
Hướng dẫn an toàn tiêm vắc xin phòng COVID-19
Giải quyết nhu cầu khẩn cấp về tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19, Việt Nam đã nhập khẩu vắc xin của AstraZeneca, theo đó bắt đầu triển khai tiêm vào ngày 08/3/2021.
Để đảm bảo hiệu quả, an toàn tiêm cho vắc xin của AstraZeneca cũng như vắc xin phát triển của Việt Nam thời gian tới, Bộ Y tế đã có Hướng dẫn số 1734/BYT-DP ngày 17/3/2021 về tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19:
Cơ sở thực hiện tiêm chủng phải đủ điều kiện, thực hiện tiêm chủng theo Quyết định số 1464/QĐ-BYT ngày 05/3/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Các hoạt động chuẩn bị trước khi tiêm chủng: Điều tra, lập danh sách đối tượng, lập kế hoạch tiêm chủng; cơ sở vật chất cần bố trí khu vực chờ trước tiêm chủng, sàng lọc, tư vấn, tiêm chủng, theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng 30 phút, bố trí theo nguyên tắc 1 chiều, đảm bảo khoảng cách,… chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nhân lực, thực hành đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch, các bước thực hiện tiêm chủng.
Hiện việc tiêm vắc xin COVID-19 tại Việt Nam đã có những dấu hiệu tích cực, các tác dụng phụ trong giới hạn bình thường, tuy nhiên vấn đề theo dõi sau tiêm chủng vô cùng quan trọng, trong hướng dẫn Bộ Y tế sau khi tiêm chủng cần theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường. Liên hệ với bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (≥39°C), tím tái, khó thở... hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến. Tổng hợp các trường hợp tai biến nặng, báo cáo theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Điều 14, 15, 16 Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế; xử lý chất thải, ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng và trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng và thông báo cho người được tiêm chủng về lịch tiêm mũi tiếp theo; ghi ngày tiêm chủng và ghi chép các sự cố bất lợi sau tiêm chủng trên phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng, cấp phiếu xác nhận đã được tiêm chủng theo mẫu, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
Hy vọng với những nỗ lực từ nhiều phía, người dân cần yên tâm hơn và tin tưởng, hợp tác về vấn đề tiêm vắc xin COVID-19 đang được triển khai và dịch bệnh COVID-19 sẽ được khống chế thành công trong thời gian không xa.

 

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu
hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Theo thống kê bệnh truyền nhiễm, tính đến ngày 31/3/2021, khu vực miền Trung ghi nhận 1.564 ca mắc tay chân miệng, chưa có ca tử vong.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ghi nhận 282 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2020) và số mắc đang cao thứ 3 khu vực miền Trung; một số địa phương có số mắc cao như Điện Bàn (51), Duy Xuyên (39), Núi Thành (37), Thăng Bình (25), Tam Kỳ (24), Phú Ninh (19), Tiên Phước (18). Bên cạnh đó, tỉnh ta đã ghinhận một số ca bệnh tay chân miệng nặng, gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe và tính mạng cho trẻ nhỏ.

Nhằm chủ động, kịp thời phòng, chống, không để dịch bệnh tay chân miệngbùng phát và lan rộng trên địa bàn tỉnh;UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện,thị xã, thành phố khẩn cấp tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng.

Toàn văn văn bản chỉ đạo theo tập đính kèm.

 Viết Thạnh

Đến ngày 8/4/2021, Bộ Y tế cho hay Việt Nam đã tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho hơn 55.000 người an toàn. Trong quá trình tiêm, hệ thống giám sát cũng ghi nhận có khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn sau tiêm, được xử trí đúng theo quy định, sức khỏe của những người này đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế.
Tất cả các trường hợp tiêm vắc xin AstraZeneca ở Việt Nam đều an toàn
Tính đến ngày 08/4/2021, sau một tháng triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tất cả các trường hợp tiêm vắc xin AstraZeneca đều an toàn do Việt Nam áp dụng quy trình tiêm chủng an toàn.
Vắc xin phòng COVID-19 do AstraZeneca sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/02/2021. Vắc xin này đã được cấp phép sử dụng tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và là 1 trong 3 vắc xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021.

tren 55000 nguoi da tiem vac xin covid 19 l
Từ ngày 8/3/2021, vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca chính thức được tiêm chủng tại Việt Nam, với 3 địa phương đầu tiên triển khai là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Dương.
Đến ngày 7/4/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca cho 55.151 người tại 19 tỉnh, thành phố, bao gồm: các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch địa phương.
Trong quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 do AstraZeneca sản xuất tại Việt Nam, hệ thống giám sát tiêm chủng đã ghi nhận khoảng 33% các trường hợp phản ứng nhẹ thông thường như đau, đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn; các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và người được tiêm không cần điều trị gì, đây là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vắc xin phòng COVID-19, mà còn ở các loại vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khắc như sởi, ho gà, uốn ván…

Hệ thống giám sát cũng ghi nhận có khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn sau tiêm, được xử trí đúng theo quy định, sức khỏe của những người này đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế.

Những số liệu ghi nhận phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca tại Việt Nam trong 1 tháng qua thấp tương đương so với những số liệu do nhà sản xuất cung cấp. Đặc biệt, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng.
Với phương châm “Tiêm đến đâu an toàn đến đó”, quy trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam được triển khai bài bản và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả các nước tiên tiến. Đó là công tác bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu; tuân thủ chặt chẽ từng khâu, từng bước tại tất cả các cơ sở tiêm chủng.
Cơ sở tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 phải bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ; được hướng dẫn tiếp tục theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm; công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng luôn sẵn sàng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm chủng.
Đồng thời với quá trình tiêm chủng, thông tin tiêm chủng của người đi tiêm được cập nhật, lưu trữ đầy đủ, hệ thống trong phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử, tiến tới quản lý và cấp chứng nhận điện tử tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam, kết nối với thế giới.
Người dân cần bình tĩnh, tích cực và chủ động thực hiện các khuyến cáo của các chuyên gia y tế, các cơ quan chuyên môn về tiêm vắc xin phòng COVID-19
Mới đây, các cơ quan báo chí thông tin Châu Âu ghi nhận một số trường hợp sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có liên quan đến tình trạng đông máu, huyết khối. Những thông tin này gây tâm lý gây hoang mang trong dư luận, khiến nhiều người chần chừ hoặc hủy bỏ lịch tiêm chủng; ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bao phủ của vắc xin tại mỗi khu vực, quốc gia cũng như toàn cầu. Đặc biệt, khi một số quốc gia châu Âu dừng tiêm vắc xin, số ca mắc COVID-19 ở các nước này tăng trở lại như Đức, Pháp…
Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và WHO, trường hợp xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu và huyết khối tĩnh mạch có liên quan đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca là rất hiếm gặp; trong khi lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca mang lại trong việc bảo vệ mỗi cá nhân và cả cộng đồng trước COVID-19 lớn hơn rất nhiều so với những rủi ro rất hiếm gặp nói trên.
Do vậy, WHO khuyến cáo các nước tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 của AstraZeneca để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng COVID-19 trong cộng đồng và ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng, chống dịch COVID-19.

Trên cơ sở khuyến cáo của WHO và thực tiễn kết quả triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca tại Việt Nam trong 1 tháng qua, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia khuyến cáo người dân cần bình tĩnh, tích cực và chủ động thực hiện các khuyến cáo của các chuyên gia y tế, các cơ quan chuyên môn về tiêm vắc xin phòng COVID-19. Khi đến lượt mình được tiêm vắc xin phòng COVID-19, hãy đến các cơ sở tiêm chủng của địa phương để được tiêm chủng, theo dõi sức khoẻ, thông tin cho nhân viên y tế về các phản ứng sau tiêm.
Ý thức và hành động của mỗi người sẽ chung tay, góp sức đưa Việt Nam sớm đạt được mục tiêu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tạo miễn dịch cộng đồng để ngăn ngừa lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng như hội nhập với quốc tế.
Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với WHO, các tổ chức quốc tế và các cơ quan chuyên môn để xác thực thông tin khoa học, chính xác về sự liên quan giữa vắc xin và những phản ứng nặng sau tiêm chủng, nhất là những trường hợp xuất hiện tình trạng đông máu và huyết khối sau tiêm vắc xin; thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm người dân Việt Nam được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, góp phần vào thành công của cuộc chiến chống COVD-19 tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Theo suchoedoisong.vn

Ngày 05/3/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1467/QĐ-BYT về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 và Quyết định số 1464/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19. Để tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, hiệu quả; Bộ Y tế xây dựng Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ Hướng dẫn này chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở tiêm chủng thực hiện nghiêm túc việc tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Toàn văn Hướng dẫn theo tập đính kèm.

Tệp đính kèm
Download this file (Huong dan buoi TC covid.pdf)Huong dan buoi TC covid.pdf

Nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, thực hiện Nghị quyết số: 21/NQCP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng Vắc xin phòng Covid-19 Bộ Y tế đã Ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 18 tháng 3 năm 2021 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca. Toàn văn quyết định theo tập đính kèm

Thực hiện Thông báo số 31/TB-VPCP ngày 25/02/2021 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời, để thực hiện mục tiêu kép “vừa phát triển kinh tế vừa phòng chống dịch bệnh”; Ngày 10/3/2021, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND/Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các nội dung phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới. Toàn văn nội dung hướng dẫn theo tập đính kèm.

Ngày 26/2/2021, Việt Nam tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin phòng COVID-19 Nano Covax trên người giai đoạn 2 ở Hà Nội và Long An. Với sự kiện này, Việt Nam đang tiến một bước trong hành trình cho ra lò các lô vắc xin ngừa COVID-19 "Made in Viet Nam" trong ngày gần nhất...

TS Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học - công nghệ (Bộ Y tế), Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vắc xin cho biết để chuẩn bị cho đợt thử nghiệm quan trọng này, trước đó các tình nguyện viên đã được sàng lọc kỹ lưỡng. Cụ thể, sẽ có 560 tình nguyện viên (tuổi 18-65) tham gia tiêm thử nghiệm ở Học viện Quân y (Hà Nội) và Trung tâm Y tế huyện Bến Lức (tỉnh Long An). Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia đã thông qua việc tuyển chọn tình nguyện viên giai đoạn 2 trên 65 tuổi, một số người có bệnh nền không quá nặng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường...

 Vaccine1 1

Chuẩn bị tiêm vắc xin phòng COVID-19 Nano Covax do Việt Nam nghiên cứu, phát triển cho người tình nguyện tại Học viện Quân y

Ở đợt thử nghiệm giai đoạn 2, theo TS Quang, có sự khác biệt so với giai đoạn 1 là có 4 nhóm thử nghiệm. Trong đó 3 nhóm sử dụng vắc xin, còn 1 nhóm sử dụng giả dược.

Điều này hoàn toàn ngẫu nhiên, bản thân người nghiên cứu, nhân viên y tế và tình nguyện viên đều không biết để có sự khách quan. Mục đích của việc làm này là để đánh giá với từng đối tượng thì tỉ lệ sinh miễn dịch ra sao. Do đó giai đoạn 2 vô cùng quan trọng.

Đúng theo tiến độ, vào cuối tháng 3/2021 sẽ tiêm mũi vắc xin thứ 2. Đến cuối tháng 4/2021 có kết quả nghiên cứu của giai đoạn 2 đáp ứng được yêu cầu liên quan đến tính an toàn và đặc biệt, tính sinh miễn dịch, sẽ chuyển sang giai đoạn 3 trong đầu tháng 5/2021.

Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia cũng đã xem xét kỹ hồ sơ, kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 để rút lại liều tối ưu bởi giai đoạn này đang đề xuất 3 mức liều Tuy nhiên, các dữ liệu hiện nay chưa có sự khác biệt giữa 3 mức liều, do vậy, Hội đồng nhất trí, giai đoạn 2 vẫn triển khai 3 mức liều như giai đoạn 1 để đảm bảo tính khoa học cũng như không mất liều tối ưu; đồng thời sẽ cộng thêm một nhóm “placebo” (nhóm người không tiêm vắc xin) để làm kết quả đối chứng, đánh giá hiệu quả, phân tích khoa học của vắc xin.

Theo đó, hai nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Quân y cam kết, từ nay đến cuối tháng 4/2021 sẽ hoàn thiện toàn bộ nghiên cứu giai đoạn 2 để đến đầu tháng 5/2021, có dữ liệu nghiên cứu, làm cơ sở cho Hội đồng xem xét, có thể chuyển sang giai đoạn 3.

Sau khi thực hiện giai đoạn 2, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá các chỉ số miễn dịch kỹ hơn đối với miễn dịch dịch thể (kháng thể) mà đánh giá miễn dịch tế bào để kiểm tra khả năng đáp ứng của vắc xin.

Giai đoạn 3 giữ nguyên nguyên tắc, tuân thủ theo đúng các quy định, với cỡ mẫu khoảng từ 10.000 đến 15.000 đối tượng tham gia nghiên cứu, có thể mở rộng việc lựa chọn các đối tượng tham gia để đảm bảo tính phổ rộng cũng như những vấn đề liên quan đến tính khoa học. 

Với tiến độ triển khai như hiện nay, ông Nguyễn Ngô Quang hy vọng, Việt Nam sẽ mất khoảng 4-5 tháng để kết thúc giai đoạn 3.

Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị, triển khai, rút ngắn một nửa thời gian nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện liên quan đến tính khoa học, quy trình cũng như dữ liệu về khoa học.

Cùng với đó, tiến độ sản xuất vắc xin COVIVAC của Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC), Bộ Y tế và vắc xin của Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đang tiến hành theo đúng kế hoạch, chuẩn bị tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.

Long Cảnh(theo suckhoedoisong.vn)

Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh COVID-19 trên cả nước dịp trước, trong và sau tết nguyên đán Tân Sửu 2021, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam vẫn đang áp dụng các bước phòng dịch ở mức cao nhất, tất cả người dân khi vào khám, chữa bệnh đều phải thực hiện nguyên tắc 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Để sàng lọc quản lý một cách tốt nhất bệnh viện đã thực hiện việc cấp và đeo thẻ vòng tay cho bệnh nhân và người nhà, thực hiện bệnh nhân phải đeo thẻ có tên tuổi và khoa đang điều trị, mỗi bệnh nhân chỉ có một người nhà chăm sóc và cũng được đeo thẻ theo quy định. Việc đeo thẻ quản lý chặt chẽ người ra vào cổng, kể cả việc di chuyển của bệnh nhân và người nhà giữa các khoa, mục đích không để ca bệnh xâm nhập vào bệnh viện, mặc khác khi có ca xâm nhập việc phát hiện, truy vết cũng được nhanh và chính xác.

the deo tay

BV KV

Thẻ đeo vòng tay cho bệnh nhân và người nhà để kiểm soát dịch COVID-19 tại bệnh viện ĐKKV Quảng Nam (Ảnh TK)

Ngoài có thêm việc thực hiện đeo thẻ vòng tay để kiểm soát, tại các khoa Cấp cứu, Khám bệnh của bệnh viện vẫn thực hiện việc phân luồng, sàng lọc ngay từ đầu. Tất cả bệnh nhân, người nhà khi vào viện có dấu hiệu ho, sốt, khó thở hay có các yếu tố liên quan nghi nhiễm COVID-19 đều được sàng lọc, phân luồng ngay khi vào viện. Hiện, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam đang tiếp nhận khoảng gần 500-600 bệnh nhân đến khám bệnh, điều trị nội trú trong một ngày, việc áp dụng mô hình quản lý chặt chẽ bệnh nhân và người nhà bằng thẻ đeo vòng tay là rất cần thiết để hạn chế nguy cơ xâm nhập ca bệnh và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Anh Nguyễn Văn H (trú tại huyện Điện Bàn) đang chăm sóc người nhà tại khoa Tai mũi họng cho biết: “Việc thực hiện đeo thẻ vòng tay kiểm soát dịch COVID 19 tại bệnh viện và việc thực hiện đúng mọi quy trình phòng chống dịch, khai báo y tế làm chúng tôi rất yên tâm khi nhập viện điều trị tại đây”.
BSCKII Trần Đỗ Nhân - Phó giám đốc Bệnh viện: “từ khi có hướng dẫn của Bộ Y tế về kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trong cơ sở KCB, bệnh viện chúng tôi đã duy trì kiểm soát chặc chẽ dịch bệnh trong môi trường bệnh viện. Hiện nay trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp chúng tôi tăng cường phân luồng và khai báo y tế ngay tại cổng, thực hiện nghiêm 1 bệnh nhân 1 người nhà, không có thăm nuôi. Tất cả phải được đeo vòng kiểm soát ngay sau khi khai báo y tế, bệnh nhân vòng màu xanh, người nhà vòng màu vàng, để đảm bảo hiệu quả, vòng chỉ đeo vào tay một lần khi tháo ra phải thay vòng mới. Nhân viên bệnh viện cũng phải đeo thẻ vào cổng, nếu không cũng sẽ không được vào bệnh viện. Việc cấp thêm thẻ đeo vòng tay, thẻ vào cổng để quản lý tăng thêm một quy trình thực hành chăm sóc nhưng tất cả các bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý,… đều thực hiện nghiêm túc nhằm chung tay phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong toàn ngành” BS. Nhân cho biết.
Long Cảnh