Căn cứ công văn số 2514/UBND-KGVX ngày 01/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc tăng cường công tác truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan đến ca dương tính để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam thông báo các mốc thời gian và các địa điểm yêu cầu cách ly y tế phòng chống dịch bệnh COVID-19. Cụ thể theo các thông báo đính kèm.

Thông tin về tình hình phòng, chống dịch COVID-19, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, ngành y tế Quảng Nam đã kích hoạt lại hệ thống chống dịch trên địa bàn toàn tỉnh lên cao nhất.

chot k s

Chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: T.C
Lập chốt chốt kiểm soát phòng, chống dịch
Sáng 9/5/2021, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh thống nhất thành lập 7 chốt kiểm soát phòng chống dịch trên tuyến quốc lộ trọng điểm và các cửa ngõ.
- Chốt số 1 tại Trung tâm Bảo vệ thực vật thị xã Điện Bàn (thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc);
- Chốt số 2 tại tuyến ĐT603 đoạn giao đường Lạc Long Quân (khối phố Viêm Đông, phường Điện Ngọc, Điện Bàn) với đường Trường Sa (quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng);
- Chốt số 3 tại tuyến ĐT607 đoạn giao đường Trần Hưng Đạo (khối phố Câu Hà, phường Điện Ngọc) với đường Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn);
- Chốt số 4 tại tuyến quốc lộ 14B thuộc khu vực ngã ba Đại Hiệp (xã Đại Hiệp, Đại Lộc);
- Chốt số 5 tại tuyến quốc lộ 14G đoạn khu vực Dốc Kiền (xã Ba, Đông Giang) giáp với xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).
Ngoài ra còn có 2 điểm chốt tại Núi Thành gồm trên quốc lộ 1 thuộc địa bàn xã Tam Nghĩa và tại vòng xoay cầu vượt Tam Hiệp.
Nhiệm vụ của các chốt là kiểm soát y tế, xác định lịch trình hoạt động của tất cả người và phương tiện đi vào địa bàn tỉnh, nhất là người đến và về từ TP.Đà Nẵng.
Người từ TP.Đà Nẵng vào Quảng Nam phải khai báo y tế, thực hiện cách ly tại nhà, cơ sở lưu trú và lấy mẫu xét nghiệm bắt buộc theo quy định.

a xet nghiem

Thực hiện xét nghiệm COVID-19 tại CDC (ảnh VT)
Sẳn sàng ứng phó và đảm bảo năng lực xét nghiệm
Theo TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, Sở Y tế đã chỉ đạo bố trí lực lượng tham gia làm nhiệm vụ kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm; đảm bảo điều kiện, trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh COVID-19. Bố trí xe cứu thương để kịp thời đưa các ca nghi nhiễm đi cách ly y tế theo quy định.
Về năng lực xét nghiệm, TS.BS Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho biết, hiện cả tỉnh Quảng Nam có 4 cơ sở xét nghiệm với nguồn nhân lực đảm bảo xử lý các tình huống cấp bách. “Đội ngũ nhân viên y tế làm công tác xét nghiệm đã có kinh nghiệm từ đợt dịch trước. Do đó, chỉ cần có lệnh là chúng tôi sẽ lập tức huy động người, đảm bảo yêu cầu xét nghiệm nhanh chóng”.

Đặt an toàn bệnh viện lên hàng đầu
Sau sự cố lây nhiễm chéo các ca bệnh COVID-19 xảy ra tại BVĐK TP. Đà Nẵng năm 2020, Quảng Nam đã đặt tiêu chí an toàn bệnh viện lên hàng đầu. Các bệnh viện thực hiện "rào chắn" nhằm kiểm soát người ra vào viện, tăng cường các phương án khám sàng lọc, điều trị bệnh nhân trong tình hình dịch bệnh.
Hiện tại các BV của Quảng Nam đã hình thành 3 lớp chốt chặn, từ cổng, khu cấp cứu đến từng khoa phòng. Mỗi bệnh nhân nặng chỉ được 1 người nhà thăm nuôi. Người nhà phải khai báo y tế, thực hiện kiểm soát thân nhiệt hàng ngày.

khong deo KT

Công an, dân phòng xử phạt người không đeo khẩu trang (ảnh MH)

Xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng
UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo công an các địa phương chủ trì, phối hợp với UBND các cấp tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý đối với những trường hợp không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tập trung vào những người không đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Giao Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức ra quân tuần cao điểm xử phạt, bắt đầu từ thứ Hai, ngày 10/5/2021 để kiểm tra, xử phạt, răn đe đối với những người không đeo khẩu trang.
Long Cảnh (tổng hợp)

Đinh Văn Thái TTYT Nông Sơn

Ngay sau khi nhận được thông báo từ Trung tâm Kiểm soát tỉnh Quảng Nam về kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2 của bệnh nhân 3230 có hộ khẩu thường trú tại huyện Nông Sơn, Trung tâm Y tế huyện Nông Sơn đã triển khai ngay phướng án điều tra truy vết, xử lý môi trường liên quan đến bệnh nhân. Chiều ngày 8/5/2021, đồng chí Trần Văn Tân - PCT UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Nông Sơn.

Nong Son

Đ/c Trần Văn Tân - PCT UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Nông Sơn (ảnh VT)

Trung tâm Y tế huyện Nông Sơn đã kích hoạt 03 tổ Truy vết, thành phần là cán bộ khoa Y tế dự phòng, Trưởng trạm, chuyên trách chống dịch của Trạm Y tế các xã và tổ Covid-19 dựa vào cộng đồng của địa phương thần tốc truy vết và xử lý môi trường ngay khi BN3230 có kết quả dương tính.

Nong son truy vet NS

Các Tổ Truy vết đang triển khai thực hiện (ảnh VT)

Căn cứ lời khai của bệnh nhân, các tổ truy vết tiến hành điều tra theo các mốc dịch tễ, tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân sống và điều tra theo hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc gần với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính ban hành kèm theo Quyết định số 5053/QĐ-BYT ngày 03/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế đồng thời Ban Chỉ đạo các cấp cũng đã thông tin rộng rãi trên các kệnh thông tin đề vận động Nhân dân tự giác đến khai báo y tế.
Với tinh thần làm việc tích cực đến 15 giờ 30 phút ngày 08/5/2021, Trung tâm Y tế huyện phối hợp với địa phương đã phun khử khuẩn toàn bộ khu cách ly tập trung, nhà bệnh nhân, khu vực chợ Phú Gia và 22 hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân.
Song song với xử lý môi trường, các tổ thần tốc truy vết xuyên đêm, đến 23 giờ 00 phút cùng ngày đã truy vết được 25 F1, 172 F2 trong đó có 17 F1 hiện đang ở huyện Nông Sơn. Tổ Truy vết đã bàn giao danh sách và các thông tin liên quan của F1 và F2 cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của các xã trên địa bàn để áp dụng các biện pháp cách ly y tế theo quy định và tiếp tục truy vết thêm F1, F2 và các F3./.

Thực hiện quy trình tiêm chủng rất chặt chẽ, rất cẩn thận, được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất, Quảng Nam sắp về đích 10.000 liều vắc xin covid-19 được phân bổ.

Ngày 7/5/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh và Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân cũng đã được tiêm chủng tại điểm tiêm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam.

 

A Thanh tiem

 

A tan tiem

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh và Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân tiêm vắc xin COVID-19 (ảnh LC-CQ)

Theo thông cáo báo chí số 07 (ngày 07/5/2021) của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam (Ban Chỉ đạo) thông tin nhanh về một số nội dung liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đến 18h ngày 07/5/2021, Quảng Nam đã tiêm 9.251 liều/10.000 liều vắc xin được phân bổ. Đối tượng tiêm là những cán bộ tuyến đầu tham gia phòng chống dịch, cụ thể là lực lượng cán bộ, nhân viên y tế làm việc tại cơ sở y tế tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; Người tham gia phòng chống dịch: Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết….); Công an, Quân đội.

Trong thời gian qua, xác định tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Ngành Y tế Quảng Nam đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho vấn đề tổ chức, giám sát tiêm chủng trên địa bàn tỉnh. Đến nay, 20/20 điểm tiêm chủng theo Kế hoạch 637/KH-SYT ngày 16/4/2021 của Sở Y tế đều thực hiện quy trình tiêm chủng rất chặt chẽ, rất cẩn thận, được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất.
“Toàn bộ các điểm tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh đều được Sở y tế và CDC giám sát chặt chẽ trong quá trình triển khai, đảm bảo đủ 4 bước: tiếp đón, khám sàng lọc, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm. Theo Kế hoạch/ Quảng Nam sẽ hoàn thành 10.000 liều vắc xin được phân bổ trước 10/5/2021 một cách an toàn, hiệu quả” BSCKI Huỳnh Công Quang- Phó Giám đốc CDC nói.

Long Cảnh - Viết Thạnh

Bộ Y tế vừa có công văn số 3775/BYT-KCB về tăng cường phòng chống dịch Covid-19 trong cơ sở KCB

anh KCB

Các cơ sở KB, CB thường xuyên đánh giá bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19. Ảnh suckhoedoisong.vn

Để tăng cường kiểm soát dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp:
Đáp ứng tình hình dịch bệnh
Khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch của Bệnh viện, Sở Y tế để đáp ứng với các cấp độ dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 phương châm 4 tại chỗ, trong đó có phương án mở rộng cơ sở điều trị, huy động nguồn lực để kịp thời ứng phó: nhân lực, phương tiện phòng hộ cá nhân, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu để đáp ứng với diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19.
Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19
Các cơ sở KB, CB thường xuyên đánh giá bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19 (theo Bộ tiêu chí ban hành tại Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 và 4999/QĐ-BYT ngày 01/12/2020). Các cơ quan quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí bệnh viện và phòng khám an toàn. Kiên quyết đóng cửa, tạm dừng hoạt động cũng cơ sở không đạt tiêu chuẩn; xem xét xử lý kỷ luật các cơ sở không chấp hành quy định.
Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn
Tổ chức nghiêm công tác sàng lọc, phân luồng, cách ly người bệnh ngay từ khi đến cổng/ cửa tiếp đón của cơ sở KB, CB theo hướng dẫn tại Công văn số 1385/CV-BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn tại Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020.
Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh
Hạn chế tối đa người nhà, người thân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hạn chế nhập viện nội trú khi không thực sự cần thiết. Rà soát bố trí khoa, phòng; quy trình khám, chữa bệnh hợp lý... không để người bệnh phải nằm ghép. Bố trí khoảng cách ít nhất là 2m giữa các giường bệnh. Bảo đảm thông khí tự nhiên trong buồng bệnh, khoa, phòng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Khuyến cáo người dân nên đến tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu để được khám, chữa bệnh. Triển khai đăng ký trực tuyến, đặt lịch hẹn trước khi đến khám, chữa bệnh. Triển khai đăng ký trực tuyến, đặt lịch hẹn trước khi đến khám, chữa bệnh và khuyến cáo người dân không nên đến quá sớm trước lịch hẹn.
Xét nghiệm COVID-19
Các Bệnh viện trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh tiếp tục rà soát, củng cố năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR để đáp ứng với các tình huống dịch.
Định kỳ tổ chức xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên cho nhân viên y tế ở các khoa, phòng có nguy cơ cao và nhân viên làm việc ở khu vực sàng lọc, phân luồng, cách ly; cho người bệnh ở một số khoa, phòng có nguy cơ cao hoặc những người bệnh chịu ảnh hưởng nặng khi nhiễm COVID-19: như người bệnh tại khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, truyền nhiễm...
Kê đơn thuốc
Với người bệnh mắc bệnh mạn tính, đã điều trị ổn định, thực hiện khám bệnh, kê đơn thuốc điều trị ngoại trú từ 1 đến 3 tháng, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ thuốc bảo hiểm y tế cho người bệnh theo kê đơn thuốc cho đến lịch tái khám dự kiến tiếp theo.
Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạn chế chuyển tuyến, chỉ chuyển bệnh nhân tới bệnh viện tuyến cuối khi có diễn biến nặng vượt quá năng lực kỹ thuật của bệnh viện. Thông báo và thống nhất với bệnh viện tuyến cuối việc chuyển người bệnh đến trước khi chuyển tuyến.
Các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 khi cho bệnh nhân Covid-19 xuất viện phải thông báo cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố nơi người bệnh cư trú để tiếp tục tổ chức quản lý, cách ly, theo dõi, xét nghiệm người bệnh, người nhà người bệnh theo quy định hiện hành.
Quản lý nhân viên y tế
Giám đốc các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo toàn bộ nhân viên nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh COVID-19: thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K, các biện pháp phòng hộ cá nhân, không đến các địa điểm có nguy cơ cao lây nhiễm như ăn tiệc buffet, đến công viên giải trí, đến rạp chiếu phim, đến quán bar, karaoke...

Theo suckhoedoisong.vn

Các hoạt động tạm dừng trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam kể từ ngày 03/5/2021 cho đến khi có văn bản mới, bao gồm: quán bar, karaoke, vũ trường, game.

tạm ngung
Thực hiện Thông báo số 89/TB-VPCP ngày 01/5/2021 của Văn phòng Chính phủ kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19;
Căn cứ Công điện số 583/CĐ-BYT ngày 02/5/2021 của Bộ Y tế về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, ngày 02/5/2021 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 1163/QĐ UBND về việc tạm dừng một số hoạt động để phòng, chống dịch bệnh COVID – 19.
Theo đó, các hoạt động tạm dừng trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam kể từ ngày 03/5/2021 cho đến khi có văn bản mới, bao gồm: quán bar, karaoke, vũ trường, game.
Giao Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không chấp hành quy định tạm dừng nêu trên. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tại các nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh COVID-19; thực hiện xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định hiện hành.
Đồng thời, trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh Covid-19; nhất là trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 01/5 kéo dài, mọi người đi lại rất nhiều, ngày 03/5/2021, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Trần Văn Tân đã ký ban hành Công văn số 2518/UBND-KGVX cho phép trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mầm non; học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên; sinh viên, học viên Trường Chính trị, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh được nghỉ học từ ngày 04/5/2021 cho đến khi có thông báo mới nhằm đảm bảo phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Trích thông cáo báo chí UBND tỉnh Quảng Nam

Theo suckhoedoisong.vn - Tối 3/5, Sở Y tế Đà Nẵng có thông báo 27 địa điểm ở Đà Nẵng liên quan đến trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 phát hiện 03/05/2021 tại thành phố.

thông bao
1. Ngày 19/4: Ở nhà tại 91 Nguyễn Phan Vinh, Hội An, Quảng Nam

2. Sáng 20/4: Giao bánh khu vực Đà Nẵng (không nhớ rõ địa chỉ).

3. 10h ngày 21/4: Bến xe Đà Nẵng (nhà xe Hồng Thái) sai đó đi giao bánh khu vực Đà Nẵng (không rõ địa chỉ).

4. 21h ngày 21/4: Bún thịt nướng quán bà Sáu (ngay cây đa Hội An).

5. 10h ngày 22/4: Cafe Sambo, đường Hai Bà Trưng, Hội An.

6. 20h ngày 22/4: Siêu thị Lotte Mart Đà Nẵng (gần cầu Tiên Sơn).

7. Buổi sáng ngày 23/4: Fiao bánh khu vực Đà Nẵng (không nhớ rõ địa chỉ).

8. 18h ngày 23/4: Quán nhậu số 29 đường Châu Thượng Văn, Đà Nẵng.

9. 9h ngày 24/4: Nhà xe Hải Vân, số 156 đường Đoàn Hữu Trưng, Đà Nẵng.

10. 18h ngày 24/4: Nhà hàng Gió Trăng, Hội An.

11. Buổi sáng ngày 25/4: Ở nhà.

12. Buổi chiều ngày 25/4: Bánh canh bà Quýt, đường Thanh Hóa, Hội An.

13. 9h ngày 26/4: Tổ đình Vạn Đức, Hội An.

14. 18 - 19h ngày 27/4: Shop Con Cưng, đường Hai Bà Trưng, Hội An.

15. 20h ngày 27/4: Khách sạn Phú An, đường 2/9, Hải Châu, Đà Nẵng.

16. 21h ngày 27/4: Karaoke Đảo Xanh, Khu Đảo Xanh gần cầu Trần Thị Lý, Đà Nẵng.

17. 0h - 1h ngày 28/4: Bar New Phương Đông, Đà Nẵng.

18. 1h - 2h ngày 28/4: karaoke TK, đường Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng.

19. 20h - 23h ngày 28/4: Quán ốc Phố cổ, đường Lý Thái Tổ, Hội An.

20. 23h đến 3 -4h ngày 29/4: Karaoke Nam Bảo, Hội An.

21. 19h - 4h hàng ngày từ 29/4 - 2/5: Khách sạn Phú An, đường 2.9, quận Hải Châu, Đà Nẵng (đi làm và về nhà).

22. 17h ngày 29/4: Bánh canh bà Quýt, đường Thanh Hóa, Hội An.

23. 17h - 18h ngày 30/4: Tuli Hội An, sau đó đi làm.

24. Ngày 1/5: Ở nhà và đi làm ở Khách sạn Phú An.

25. Ngày 2/5: Sau tan ca lúc 4h về và ở nhà.

26. 19h ngày 2/5: Khách sạn Phú An.

27. 20h ngày 2/5: Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

Sở Y tế Đà Nẵng đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan đến các địa điểm vào các mốc thời gian nêu trên lập tức liên hệ với cơ quan y tế nơi sinh sống để khai báo và được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

 

Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế vừa đề nghị, tạm thời chưa giải quyết kết thúc và cho ra khỏi khu cách ly tập trung (cả của quân đội, dân sự quản lý) đối với tất cả các trường hợp đã đủ điều kiện hết cách ly (tối thiểu 14 ngày, xét nghiệm 2 lần âm tính).

cach ly

 

Thực hiện lệnh chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Cục Y tế dự phòng thông tin và đề nghị Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật/Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh/thành phố báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh/thành phố thực hiện ngay các nội dung sau:
Tạm thời chưa giải quyết kết thúc và cho ra khỏi khu cách ly tập trung (cả của quân đội, dân sự quản lý) đối với tất cả các trường hợp đã đủ điều kiện hết cách ly (tối thiểu 14 ngày, xét nghiệm 2 lần âm tính) do thời gian gần đây có 1 số trường hợp hết cách ly tập trung vẫn ghi nhận dương tính với virus SASR-CoV-2, làm lây lan dịch.
Thời gian bắt đầu thực hiện từ: 00 giờ ngày 04/5/2021.
Thực hiện chờ cho tới khi có Thông báo mới của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19.


Theo Cục Y tế Dự phòng-Bộ Y tế

Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, số lượng người mắc bệnh và người chết tiếp tục gia tăng. Đã phát hiện các trường hợp mắc bệnh nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:

1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.

2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.

3. Thực hiện tốt Khuyến cáo 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP - KHAI BÁO Y TẾ để phòng, chống dịch COVID-19.

4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.

Vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của chính mình, mỗi người dân Việt Nam hãy đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19

Bộ Y tế kêu gọi người dân đồng lòng, quyết tâm phòng chống dịch COVID-19.

 

Khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

 

CN. Nguyễn Thị Nguyên Em
Sau thời gian dài chống chọi với dịch bệnh COVID-19, thế giới cũng đã tìm ra được vắc xin chống lại dịch bệnh nguy hiểm này, việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng và tử vong. Tuy nhiên, một người sau khi tiêm vắc xin có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ, đó là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang được bảo vệ, khi gặp phải các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin có nghĩa là vắc-xin đang hoạt động và hệ thống miễn dịch của chúng ta đang đáp ứng một cách bình thường.
Các chuyên gia cho hay, việc tiêm vắc -xin gặp có tác dụng phụ không hẳn là điều xấu, đây là những dấu hiệu cho thấy vắc-xin đã kích hoạt cơ thể sản xuất kháng thể chống lại COVID-19 và thông thường mũi tiêm thứ hai có thể tạo ra nhiều tác dụng phụ khó chịu hơn, vì chúng giúp tạo ra phản ứng kháng thể bền vững hơn. Cũng theo các thông kê lâm sàng người lớn tuổi có xu hướng ít có tác dụng phụ dữ dội hơn so với người trẻ, có thể do hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi ít có phản ứng mạnh, hoặc nhận thức về cơn đau là khác nhau.
Các tác dụng phụ thường gặp và cách xử trí
Đau ở chỗ tiêm: Khoảng 70% đến 80% số người cảm thấy đau cánh tay ở vị trí tiêm, mẩn đỏ hoặc sưng tấy, có thể làm dịu chỗ tiêm bằng đắp khăn mát mà không dắp bất cứ lá hay thuốc gì lên chỗ tiêm.
Đau đầu: Có 30% trường hợp bị đau đầu, nếu tác dụng phụ này xảy ra, có thể dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc pacetaminophen (tylenol).
Mệt mỏi: Mệt mỏi có thể xảy ra sau một trong hai liều vắc-xin. Có thể giảm mệt mỏi bằng cách thư giãn và nghỉ ngơi sau tiêm.
Sốt và/hoặc ớn lạnh: Tác dụng phụ này là kết quả của việc hệ thống miễn dịch được kích hoạt. Nếu bị sốt và ớn lạnh nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát. Có thể dùng thuốc hạ sốt không kê đơn như aspirin hoặc acetaminophen theo chỉ định.
Đau cơ: Việc mắc COVID-19 có thể khiến người bệnh bị đau nhức cơ và vắc -xin COVID -19 cũng vậy. Đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể, tùy thuộc từng trường hợp mà có thể thấy đau hay không.
Sưng hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết sưng lên khi tiêm vắc-xin giống như khi bị bệnh. Tình trạng sưng tấy này xảy ra ở ở vùng dưới cánh tay gần vết tiêm. Nguyên nhân là do các hạch bạch huyết đang hoạt động quá mức tạo ra các kháng thể chống nhiễm trùng, khiến chúng tăng kích thước.
Buồn nôn: Khoảng 20% cho biết bị buồn nôn sau khi tiêm. Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn sẽ không kéo dài. Để giảm bớt tình trạng này, hãy cân nhắc nghỉ ngơi, ăn thức ăn nhạt nếu đói và có thể sử dụng thuốc chống buồn nôn không kê đơn theo chỉ định.
Chóng mặt: Khoảng 17% trường hợp cảm thấy chóng mặt sau khi tiêm COVID-19. Đây là tác dụng phụ phổ biến mà mọi người gặp phải sau khi tiêm vắc-xin, nên nghỉ ngơi nhiều để tránh bị ngã.
Sốc phản vệ: Đây là một phản ứng dị ứng có thể đe dọa tính mạng, cực kỳ hiếm gặp. Phản ứng nguy hiểm thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm phòng. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm khó thở, nổi mề đay hoặc sưng tấy, khó thở, chóng mặt và ngất xỉu. Vì vậy việc theo dõi sau tiêm 30 tại điểm tiêm là nghiêm ngặt để được chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bị sốc. Những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai.
Giảm Tiểu Cầu, Huyết Khối: hiếm gặp (khoảng 1/1triệu người tiêm) xuất biện muộn sau 4-28 ngày sau tiêm, dấu hiệu đầu tiên thường gặp là đau đầu mức độ trung bình đến nặng, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường, tiếp theo là các triệu chứng thần kinh khu trú như co giật, rối loạn ý thức. Muộn hơn có đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa), đau phù chi dưới hoặc biểu hiện chảy máu, xuất huyết da,... Khi thấy 1 trong các dấu hiệu trên cần đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Hiện nay Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19.
Lưu ý:
Theo các chuyên gia, tác dụng phụ thường xảy ra từ 12 đến 24 giờ sau khi tiêm, có thể lên đến hai ngày ở một số người. Nếu các tác dụng phụ không biến mất sau vài ngày hãy liên hệ với bác sĩ để có hướng giải quyết.
Để tránh bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi trong ngày tiêm. Tránh làm những việc cần nhiều năng lượng hoặc sự tập trung sau khi tiêm. Tuyệt đối không uống thuốc giảm đau, kháng viêm trước khi tiêm để cố gắng ngăn ngừa tác dụng phụ, bởi thuốc sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch.