Thời gian qua, xuất hiện nhiều ca dương tính với Covid-19 mới trong cộng đồng tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, nhất là thời điểm người dân về quê đón tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 từ các mốc, địa điểm, địa phương có công bố ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2. Qua theo dõi diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày gần đây nói riêng, các tỉnh/thành phố đang có dịch bệnh Covid-19 nói chung và để phù hợp với tình hình thực tiễn; Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam đã có văn bản đề nghị UBND/BCĐ các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện nghiêm các nội dung phòng chống dịch bệnh trong dịp tết.

Toàn văn chỉ đạo theo tập đính kèm.

 

 

 

 

Ngày 09/02/2021, đồng chí Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Sau khi nghe lãnh đạo Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) báo cáo tình hình dịch bệnh COVID-19, hoạt động khẩn cấp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và đề xuất một số giải pháp, Chủ tịch UBND tỉnh đã có kết luận yêu cầu các Sở, Ban, ngành; UBND/Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID 19 trong dịp tết nguyên đáng Tân Sửu.
Toàn văn kết luận theo tập đình kèm

Theo thông báo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính từ ngày 28/01/2021 đến 06h00 ngày 06/02/2021, cả nước ghi nhận tổng cộng 394 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng tại 12 tỉnh, thành phố: Hải Dương (290 ca), Quảng Ninh (46 ca), Hà Nội (23 ca), Gia Lai (18 ca), Bình Dương (05 ca), Bắc Ninh (03 ca), Điện Biên (03 ca), Hòa Bình (02 ca), Hải Phòng (01 ca), Bắc Giang (01 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (01 ca), Hà Giang (01 ca).
Căn cứ Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 07/8/2020 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19”; Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19”; Quyết định số 879/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú phòng, chống dịch Covid-19”; Quyết định số 5053/QĐ-BYT ngày 03/12/2020 của Bộ Y tế ban hành “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SAR-CoV-2 dương tính”;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Công văn số 931/VPCP-KGVX ngày 05/02/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc áp dụng biện pháp hạn chế đi lại, cách ly tại một số địa phương; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân/Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố thực hiện ngay các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Cách ly y tế tập trung 14 ngày (kể từ ngày cuối cùng tiếp xúc với F0/ngày cuối cùng đến/ở/về từ các địa điểm) và lấy mẫu xét nghiệm 02 lần (lần 1 vào ngày bắt đầu cách ly, lần 2 vào ngày kết thúc cách ly) đối với:
- Các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 (F1);
- Người có đến/ở/về từ các địa điểm, mốc thời gian theo thông báo khẩn của Bộ Y tế.
2. Cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày (kể từ ngày cuối cùng tiếp xúc với F1/ngày cuối cùng đến/ở/về từ các địa điểm) đối với:
- Các trường hợp tiếp xúc gần với F1 (F2). Nếu kết quả xét nghiệm PCR của F1 âm tính với SARS-CoV-2 thì F2 có liên quan được kết thúc việc cách ly và chuyển về trạng thái tự theo dõi sức khỏe;
- Người đến/ở/về từ tỉnh Hải Dương (trừ các địa điểm, mốc thời gian theo thông báo khẩn của Bộ Y tế) chưa qua 14 ngày.
3. Tự theo dõi sức khỏe (Phụ lục đính kèm) đối với:
- Người đến/ở/về từ tỉnh Hải Dương đã qua 14 ngày;
- Người sau khi hoàn thành cách ly y tế tập trung;
- Người đến/ở/về từ các địa phương có ca dương tính không thuộc đối tượng cách ly y tế tại điểm 1, 2 nêu trên. Trong khoảng thời gian cách ly/theo dõi sức khỏe yêu cầu nghiêm túc thực hiện 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế).

Đây là hướng dẫn tạm thời cách ly y tế, theo dõi sức khỏe người từ các địa phương có ca dương tính với COVID-19 về Quảng Nam trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục hướng dẫn khi có văn bản mới của cấp có thẩm quyền và tùy theo tình hình dịch bệnh COVID-19.
Toàn văn hướng dẫn theo tập đính kèm

Ngày 29/01/2021, Bộ Y tế có Công điện số 97/QĐ-BYT gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quyết liệt các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Công điện nêu rõ: Ngày 27/01/2021, sau 57 ngày không có dịch trong cộng đồng, tại Hải Dương, Quảng Ninh đã phát hiện ổ dịch mới trong cộng đồng. Những trường hợp ở Hải Dương có liên quan đến một trường hợp được khẳng định tại Nhật Bản đã nhiễm chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” B.1.1.7.

Trước tình hình diễn biến hết sức nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (BCĐQG),Tiểu ban điều trị điện đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tiếp tục khẩn trương thực hiện các nội dung sau:

1. Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương, duy trì và siết chặt công tác sàng lọc, phân luồng theo hướng dẫn tại Công văn 1385/BCĐQG ngày 19/3/2020; đánh giá lại theo Bộ tiêu chí bệnh viện an toàn ban hành tại Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 và Bộ tiêu chí phòng khám an toàn phòng chống dịch COVID-19 ban hành tại Quyết định số 4999/QĐ-BYT ngày 01/12/2020; cập nhật kết quả trên phần mềm trực tuyến, khắc phục ngay các vấn đề tồn tại và tiếp tục rà soát, củng cố thực hiện thật nghiêm các quy địnhvề các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành tại Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020. Nghiêm túc triển khai “Thông điệp 5K”; giao thủ trưởng đơn vị thực hiện xử phạt người không đeo khẩu trang.

2. Triển khai quyết liệt các biện pháp để bảo vệ lực lượng tuyến đầu chống dịch là nhân viên y tế, tuyệt đối không để lây nhiễm. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế. Rà soát lại máy thở và các trang thiết bị khác, cơ số thuốc, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch. Phối hợp với cơ quan Kiểm soát bệnh dịch các tỉnh (CDC)hoặc các bệnh viện có khả năng xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR để khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế (xem xét áp dụng phương pháp gộp mẫu).

3. Các cơ sở y tế thực hiện việc kê đơn, cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng (tối đa 03 tháng).

4. Chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh theo hướng dẫn tại Công văn số 5268//BYT-KCB ngày 01/10/2020 để phát hiện sớm và ngăn ngừa, cách ly triệt để, tuyệt đối không để dịch COVID-19 lây lan trong các bệnh viện; lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên người bệnh nội trú trong bệnh viện, ưu tiên các đối tượng có nguy cơ cao (áp dụng phương pháp gộp mẫu phù hợp với đánh giá nguy cơ).

5. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và đồng bằng sông Hồng:

- Tổ chức điều trị, phân luồng người bệnh nặng và không có diễn biếnnặng, chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết.

- Nâng cấp độ công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức cao nhất.

- Cho lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người bệnh tại các khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực và ngẫu nhiên người bệnh nội trú từ 30% trở lên của các khoa còn lại để phát hiện sớm các nguy cơ dịch bệnh (có thể áp dụng phương pháp gộp mẫu phù hợp với đánh giá nguy cơ).

Các địa phương rà soát và báo cáo thường xuyên về Tiểu ban điều trị (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh), trong đó có khó khăn và đề xuất cần chi viện, giúp đỡ từ tuyến trên (nếu có).

Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và khẩn trương tổ chức triển khai, thực hiện. Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Theo Suckhoedoisong.vn

Long Cảnh

Tại cuộc họp trực tuyến chiều ngày 2/2 với các điểm cầu có dịch COVID-19, riêng tại 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, việc kết nối được tiến hành đến tận các trung tâm y tế tuyến huyện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long liên tục nhấn mạnh, dịch COVID-19 đang diễn ra tại nhiều địa phương đã khác so với trước đây, chủng mới lây lan nhanh hơn 70%; Trong khi có đến 70-80% bệnh nhân không có triệu chứng cho nên sẽ dễ bị bỏ qua trong các công đoạn rà soát nên phải thay đổi phương thức.
Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải thay đổi chiến thuật và nâng cao hơn 1 mức, nhanh hơn một mức trong phòng chống dịch. “Các địa phương phải hết sức lưu ý vấn đề này”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

2.2. truc tuyen ALOng


Theo Bộ trưởng, nếu số lượng F1 vài trăm ca có thể truy vết được nhưng nếu lên tới 1.000 ca không thể truy vết được, mà có thể bỏ qua các mấu chốt về dịch tễ.
Trong 10 tỉnh đang có dịch, Bộ trưởng bày tỏ lo ngại tình hình tại Gia Lai và Bình Dương.
Trong bối cảnh dịch lan rộng như hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh có dịch cần nâng cao năng suất xét nghiệm, cần ưu tiên xét nghiệm F1 trước. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa cho các địa phương.
“Bài học thành công của Đà Nẵng chính là công suất xét nghiệm. Truy vết, lấy mẫu xét nghiệm nhanh nhưng xét nghiệm cũng phải đáp ứng được”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng yêu cầu các tỉnh rà soát lại các điểm nguy cơ, mở rộng xét nghiệm tại các các khoa phòng bệnh viện như khu vực phòng khám, khoa hô hấp, cấp cứu, tai mũi họng… tránh trường hợp bệnh nhân khi vào viện có thể chỉ viêm, đau họng thông thường.
Với người dân, Bộ trưởng khuyến cáo hạn chế tối đa sự kiện tập trung đông người, cài ứng dụng để phục vụ truy vết, đặc biệt chú ý đeo khẩu trang. Vừa qua, công nhân tại công ty Poyun ở Chí Linh, Hải Dương khi vào sản xuất không đeo khẩu trang nên lây nhiễm nhanh, phát hiện một lúc rất nhiều trường hợp.
Bộ Y tế điều động nhiều đơn vị chủ lực hỗ trợ toàn diện cho Gia Lai chống dịch
Báo cáo của ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai cho thấy, chỉ riêng ngày hôm nay tỉnh đã ghi nhận thêm 7 ca mắc, nâng tổng số ca mắc lên 13 trường hợp trong 3 ngày. Toàn tỉnh đã truy vết được 303 trường hợp F1, 634 F2.
Bước đầu lấy mẫu được 6.500 trường hợp song công suất xét nghiệm của tỉnh đang rất thấp, chỉ 200 mẫu/ngày nên phải nhờ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên hỗ trợ xét nghiệm thêm 500 mẫu/ngày.
Do 1 ca bệnh từng đến BVĐK tỉnh Gia Lai khám bệnh, tỉnh đã ra quyết định phong toả bệnh viện từ trưa nay, trong ngày mai sẽ lấy mẫu toàn bộ 300 nhân viên y tế, 1.200 bệnh nhân và người nhà để xét nghiệm.
Số lượng mẫu phải xét nghiệm tăng lên từng ngày, Sở Y tế Gia Lai tính phương án chuyển mẫu đến Viện Pasteur Nha Trang và Viện Sốt rét Ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn để hỗ trợ xét nghiệm.
Từ đầu cầu Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Gia Lai phải tính đến thực hiện xét nghiệm tại chỗ, Bộ Y tế sẽ điều động Viện Pasteur TP HCM ngay lập tức đưa nhân lực, máy móc lên Gia Lai thiết lập 1 labo xét nghiệm, hỗ trợ địa phương.
Ông Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết thêm, đội truy vết của tỉnh hiện có 200 người, mỗi ngày truy vết tối đa được 300-400 trường hợp F1, song ông Chiến cho biết việc điều tra dịch tễ đang gặp rất nhiều khó khăn. 13 ca bệnh tập trung tại 4 huyện miền múi, đi lại khó khăn nên không thể làm nhanh.
“Lần này hành động phải nhanh, nếu gửi mẫu về TP. HCM thì quá trễ. Nếu đợi thêm 1-2 ngày lại có thêm ca khác khi đó chật vật chạy theo. Vừa rồi dịch ở Hải Dương ban đầu phải gửi mẫu về Hà Nội xét nghiệm, rất mất thời gian”-Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng, chủng COVID-19 mới lây qua không khí nên khả năng lây nhiễm cao hơn. Bên cạnh đó, đồng bào Tây Nguyên lại có thói quen sinh hoạt chung với nhau nên phải gấp rút triển khai nhiều giải pháp để giảm lây nhiễm.
Về quyết định đóng cửa toàn bộ BVĐK tỉnh Gia Lai, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai cho rằng cần xem xét lại vì đây là nơi cứu chữa, điều trị tất cả bệnh nhân trong khu vực. Nếu đóng cửa toàn bộ sẽ là thảm hoạ.
Giám đốc BV Bạch Mai đề nghị chỉ cách ly những nhân viên tại khoa bệnh nhân đã đi qua, sau đó đóng cửa làm sạch bệnh viện và sớm mở cửa trở lại càng nhanh càng tốt. Đồng quan điểm, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo không cần phong toả cả bệnh viện, trừ trường hợp xuất hiện lây chéo trong bệnh viện. Yêu cầu cách ly tập trung ngay các y bác sĩ có tiếp xúc với bệnh nhân, xét nghiệm; cùng đó, giải phóng, làm sạch bệnh viện như Đà Nẵng đã làm, để đưa bệnh viện hoạt động trở lại.
Cùng đó, xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân. Trong ngày mai, sẽ có một lãnh đạo Bộ Y tế cùng đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai vào Gia Lai trực tiếp chỉ đạo về công tác phòng dịch.
Bộ trưởng đề nghị Gia Lai phải chuẩn bị ngay phương án điều trị tại chỗ, thành lập một bệnh viện dã chiến quy mô 200 giườnh, đưa tất cả bệnh nhân dương tính về đó điều trị. Bộ Y tế cũng điều đội truy vết có kinh nghiệm của Đà Nẵng, BV Chợ Rẫy, BV Bạch Mai “chi viện” cho Gia Lai về công tác truy vết, cách ly, điều trị.
Bộ trưởng giao Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên "cắm chốt" tại Gia Lai, làm sao truy vết, xét nghiệm thật nhanh.
Các địa phương không được phép lơ là, chủ quan trong chống dịch
Với 4 ca dương tính, tỉnh Bình Dương cũng xác định là điểm nóng, tình hình phức tạp. Trong đó ca bệnh là sinh viên (BN1843) rất phức tạp, Thủ Dầu Một là một trường đại học lớn, với trên 10.000 sinh viên, các em sinh viên năm thứ nhất học tín chỉ không biết nhau nhiều. Vì thế việc truy vết rất khó. Đến chiều 2/2, trong số các F1 của BN1801 tiếp tục có 2 ca dương tính.
Dù đã truy vết thần tốc, cách ly rộng, nâng mức cảnh báo lên một cấp, phong tỏa, giãn cách một số nơi tuy nhiên tỉnh dự đoán tình hình dịch tại Bình Dương rất phức tạp. Hiện tỉnh chưa được xét nghiệm khẳng định mà phải gửi mẫu lên Viện Pasteru TP HCM.
Về điều trị, tỉnh đã chuẩn bị bệnh viện dã chiến vài trăm giường, tuy nhiên nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp, có ca nặng thì tỉnh mong muốn Bộ Y tế hỗ trợ về con người, trang thiết bị.
Ngay lập tức, Bộ trưởng Y tế chỉ đạo Viện trưởng Viện Pasteur TP. HCM đánh giá năng lực xét nghiệm của CDC Bình Dương, nếu đủ điều kiện có thể cho xét nghiệm khẳng định ngay, không cần báo cáo về Bộ.
Về điều trị, tỉnh đã chuẩn bị bệnh viện dã chiến 400-500 giường, tuy nhiên nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp, có ca nặng, tỉnh mong muốn Bộ Y tế hỗ trợ về con người, trang thiết bị.
Theo Bộ trưởng, dù ca nhiễm còn ít nhưng bài học từ Hải Dương là cần hình thành ngay cơ sở điều trị, thành lập các bệnh viện dã chiến.
“Bộ Y tế nhấn mạnh với các địa phương nhất là các tỉnh chưa có dịch vẫn còn luống cuống, giờ không được phép lơ là, chủ quan vì lây nhiễm đã hoàn toàn khác. Các tỉnh không được dùng các biện pháp cũ như trước, phải dùng biện pháp mới nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn”, Bộ trưởng chỉ đạo.

Theo Suckhoedoisong.vn

Long Cảnh

Trước diễn biến hết sức nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19 tại 09 tỉnh/thành phố (Hải Dương, Quảng Ninh, Thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Thành phố Hải Phòng, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương), Bộ Y tế khuyến cáo mọi người hãy cùng nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và gia đình.

F0-F1-F2 Không tự giác khai báo, cần cộng đồng phát hiện bất thường và báo tin trực tiếp cho chính phủ

Việt Nam rơi vào đợt bùng dịch thứ 3, biết bao tổn thất không thể kể được bằng con số: trẻ em nghỉ học, trường học đóng cửa, lao động mất việc làm, toàn dân trong lo âu mất Tết.

Vậy mà trong hoàn cảnh đó có tới 20% các F0 (bệnh nhân mắc Covid-19), khi được phát hiện và liên hệ đã không hợp tác. Cá biệt có ca mắc, hàng trăm F1 đã không chủ động khai báo tình thế nguy cấp, từ chối giao tiếp với lý do “Tôi rất khoẻ, tôi có làm sao đâu".

Để giúp nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch, Chính Phủ cần người dân chung tay:

- Quan sát địa bàn sinh sống,

- Nếu phát hiện bất thường, truy cập antoancovid.vn/khaibao để báo tin ngay cho Tổ thông tin.

- Chia sẻ nội dung này tới người thân, bạn bè

Báo tin khi:

- Nghi ngờ bản thân (hoặc người thân trong gia đình) đã nhiễm COVID-19

- Biết người Đã tiếp xúc gần với F0, F1, F2

- Biết người vượt biên trái phép hoặc người đi từ vùng tâm dịch về nhưng không cách ly

- Biết một sự kiện đông người có nguy cơ lây nhiễm

- Muốn thông báo một nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khác các lựa chọn trên

Những nội dung được nhân dân báo về sẽ được xác minh ngay lập tức bởi hàng ngàn tình nguyện viên, được tổng hợp và chuyển đến đầu mối theo đúng quy trình truy vết F0-1-2 đã vận hành hiệu quả trong gần một năm qua.

Cùng báo tin để giúp Việt Nam đón Tết an toàn.

(Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế)

Long Cảnh 

Trước diễn biến hết sức nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19 tại 09 tỉnh/thành phố (Hải Dương, Quảng Ninh, Thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Thành phố Hải Phòng, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương), để chủ động ngăn chặn, phát hiện và xử trí kịp thời nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào địa bàn tỉnh, tiếp theo Công văn số 561/UBND-KGVX ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh về việc tăng cường cách ly, theo dõi người từ các địa phương có ca dương tính với COVID-19 về Quảng Nam; Thông báo số 37/TB-UBND ngày 29/01/2021 của UBND tỉnh về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19; UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND/Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp cách ly y tế và theo dõi sức khỏe người từ các địa phương có ca dương tính với covid-19 về Quảng Nam theo hướng dẫn.

Toàn văn hướng dẫn theo phụ lục đình kèm.

Sau các đợt bão lũ kéo dài từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11, nhiều tỉnh miền Trung đã ghi nhận số lượng ca mắc bệnh Whitmore tăng cao. Tại bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam, tính từ đầu tháng 12 đã ghi nhận 10 ca mắc bệnh. Theo đó, các bệnh nhân được nhập viện điều trị có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên, sinh sống chủ yếu ở các huyện như Tiên Phước, Thăng Bình, Phước Sơn… Hiện tại, sức khỏe các bệnh nhân đang dần ổn định.
Theo Ts.Bs Lê Viết Nhiệm, Trưởng khoa Y học Nhiệt đới, BVĐK Trung Ương Quảng Nam, bệnh Whitmore hay còn được gọi Melioidosis, là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong môi trường tự nhiên gây ra. Loài vi khuẩn này được tìm thấy trong đất và các vùng nước tù đọng, ô nhiễm. Bệnh đặc biệt xuất hiện vào mùa mưa, chủ yếu ở vùng nông thôn, nơi người dân thường xuyên tiếp xúc với bùn đất.
Cũng theo các chuyên gia y tế: Do điều kiện mưa lũ, nước dâng nên vi khuẩn theo nguồn nước lan rộng ra nhiều nơi. Người mắc bệnh Whitmore chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua các vị trí da, vết thương bị xây xước hoặc hít phải bụi, hơi nước, uống nước có nhiễm khuẩn. Chỗ xâm nhập chúng gây thành mụn mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là một ổ áp xe lớn. Đối với những người có sức đề kháng kém như người mắc bệnh nhiễm trùng mạn tính, sử dụng thuốc corticoid kéo dài, bệnh thận, bệnh tiểu đường hoặc người nghiện rượu, nghiện ma túy… khi vi khuẩn xâm nhập máu sẽ gây khuẩn huyết nặng. Vi khuẩn theo máu đi đến khắp cơ quan trong cơ thể, nhất lá gan, lách, phổi gây ra các ổ áp xe từ nhỏ đến lớn hoặc có thể liên kết với nhau. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến trầm trọng, có thể sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, bệnh nhân có thể tử vong. Bệnh có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác. Cộng thêm thời gian ủ bệnh từ 1 đến 21 ngày nên việc phát hiện bệnh này gặp khá nhiều khó khăn. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện khi xét nghiệm máu.
Bệnh nhân D.V.T, 46 tuổi, quê ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam cho biết: Bản thân tôi không nghĩ mình mắc bệnh Whitmore, tôi làm nghề phụ hồ nên lâu lâu bị trầy xước với nhiều vết bầm là chuyện bình thường, nhà tôi lại nằm trong vùng ngập lụt, nên 1 tháng trở lại đây, tôi có ngâm nước lũ, kèm theo thời gian dài dọn dẹp nhà cửa sau lũ cũng khiến tôi nổi vết sưng và nhức ở đùi .Tôi cứ nghĩ đó là bình thường, đến khi sốt cao kèm ớn lạnh, tôi mới được gia đình đưa vào cấp cứu, chẩn đoán và xét nghiệm máu, mới phát hiện mình mắc bệnh Whitmore.’’
Ts.Bs Lê Viết Nhiệm cho biết thêm: Điều trị Whitmore rất khó khăn do vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh thông thường. Quá trình điều trị gồm hai đoạn. Giai đoạn tấn công (điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch) mục đích ngăn tình trạng nhiễm khuẩn nặng để cứu sống bệnh nhân. Ở giai đoạn này, các bác sĩ điều trị với phát đồ đặc hiệu dùng kháng sinh phối hợp. Sau khi tình trạng toàn thân bắt đầu ổn định, bệnh nhân cần được điều trị bằng kháng sinh kéo dài, kết hợp với các biện pháp điều trị chuyên khoa tai mũi họng như: rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tai - mũi - họng. Tiếp đến là giai đoạn duy trì (kháng sinh uống), bệnh nhân tiếp tục dùng kháng sinh đường uống duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa. Những trường hợp nặng, điều trị duy trì có thể kéo dài đến 1 năm nhằm mục đích tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát. Nếu có biểu hiện Whitmore ở phổi và khi cấy vi khuẩn vẫn có dương tính sau 5 tháng, bệnh nhân cần xem xét đến việc phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi để lại bỏ các áp xe phổi.
Bệnh nhân L.H.S, 43 tuổi, ngụ xã Đại Thắng, Huyện Đại Lộc, Quảng Nam cho biết: Tôi làm nghề nông, vốn quen với việc đồng ruộng. Trước khi mắc bệnh, tôi có tham gia dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng sau lũ thì ngón chân bắt đầu có mủ, đau đớn và không đi lại được. Sau đó, tôi bị sốt và tiêu chảy kéo dài. Tôi được nhập viện điều trị ở Bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam, bác sĩ chẩn đoán nói tôi mắc bệnh Whitmore, sau đó tôi được chuyển đển Bệnh viện Đà nẵng. Hiện được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn và điều trị, sức khỏe tôi cũng dần ổn định lại rồi.
Sở Y tế Quảng Nam đã có công văn yêu cầu tất cả các địa phương trên toàn tỉnh, tuyên truyền đến người dân chủ động phòng bệnh Whitmore. Do bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, nên người dân cần hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm; sử dụng giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, nước lụt. Khi có vết thương hở ở da, vết loét hoặc bỏng, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải sử dụng băng chống thấm, găng tay cao su, ủng cao su… rửa sạch sẽ trước và ngay sau khi tiếp xúc. Ngoài ra, những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, gan mãn tính, phổi mãi tính, thận mãn tính, suy giảm miễn dịch … là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, cần được điều trị ổn định, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Đặc biệt, mùa mưa lũ là điều khiện thuận lợi cho bệnh Whitmore phát triển, do đó người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh và nhân viên y tế cần cảnh giác để chẩn đoán đúng, điều trị bệnh kịp thời. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời.

Viết Thạnh

Theo suckhoedoisong.vn - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay chiều 15/1: “Trong mọi trường hợp, người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ, cách ly tập trung ở quân đội, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đồng ý không thu phí”
Hop covid nhe

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay chiều 15/1

Giám sát y tế khép kín với người nhập cảnh.

 Tại Cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã rà soát lại việc tổ chức đưa đón, bàn giao, tiếp nhận người cách ly; có văn bản hướng dẫn các địa phương theo nguyên tắc, khi địa phương tiếp nhận người trở về từ các khu cách ly tập trung phải có đầy đủ các điều kiện, trong đó phải có giấy xác nhận kết quả xét nghiệm.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế chỉ đạo, các đơn vị, đặc biệt bộ phận y tế của các khu cách ly, hướng dẫn người được cách ly tập trung tiếp tục theo dõi sức khoẻ trong vòng 14 ngày tiếp theo tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh...

 Hệ thống quản lý thông tin về dịch COVID-19 và thông tin về những người nhập cảnh (Hệ thống) đã được hoàn thiện, bắt đầu thực hiện quy trình giám sát y tế khép kín.
Theo đó, Hệ thống sẽ ghi nhận thông tin ngay khi công dân, chuyên gia đăng ký với cơ quan ngoại giao Việt Nam và Hàng không để về nước. Tất cả trường hợp này phải khai báo y tế bắt buộc, trong đó phải nêu rõ sau khi cách ly về sẽ ở đâu. Từ đó, lực lượng phòng chống dịch bệnh trong nước sẽ chủ động chuẩn bị phương án đón-đưa người nhập cảnh đến khu cách ly tập trung và sau khi hoàn thành cách ly phải có bàn giao chi tiết giữa cơ quan y tế nơi tổ chức cách ly với địa phương đón người về.

Báo cáo về tình hình nhập cảnh trên đường thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, sau khi khảo sát, làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng - hai địa phương có nhiều điểm chung như đều có sân bay, đường thủy… Theo phản ánh, cả 2 địa phương đều xuất hiện tình trạng, người nhập cảnh vào Việt Nam không khai báo y tế trước khi lên máy bay, người nhập cảnh trái phép trên đường biển...
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Ban Chỉ đạo có các phương án hướng dẫn để Khánh Hòa, thành phố Đà Nẵng, cũng như các địa phương khác trên cả nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả tình trạng người nhập cảnh hợp pháp, không hợp pháp vào Việt Nam.

Người nhập cảnh vào Việt Nam từ một số nước, vùng lãnh thổ xuất hiện chủng mới của virus SAR-CoV-2 sẽ phải kéo dài thời gian cách ly tập trung

Phát biểu chỉ đạo tại Cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đến nay, công tác phòng, chống dịch vẫn giữ vững được kết quả, cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong nước. Tính đến ngày 15/1, Việt Nam có 45 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên thế giới với các ca mắc mới, ca tử vong tăng lên cao mỗi ngày, các thành viên Ban Chỉ đạo nêu rõ, nguyên nhân chủ yếu do sự xuất hiện của chủng mới của virus SARS-CoV-2; tâm lý khi có vaccine ngừa COVID-19; các nước nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch trong dịp nghỉ Lễ Giáng sinh, năm mới…

Ở trong nước, nhiều tháng qua, Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo giữ an toàn, đặc biệt trong thời gian tới, chuẩn bị Tết Nguyên đán 2021, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng…

Đối với các chuyến bay từ nước ngoài vào Việt Nam, các ý kiến nhận định, một số chuyến bay giải cứu công dân, đưa người Việt Nam kết hợp với chuyên gia nước ngoài vào trong nước đều thực hiện cách ly y tế nghiêm túc. Do đó, hầu hết những người này không tạo ra ổ dịch lớn trong cộng đồng. Tuy nhiên, do chủng mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện, Việt Nam hạn chế tối đa các chuyến bay từ nước ngoài vào Việt Nam.

Đến nay, do chưa có kết luận chính thức về chủng mới của virus SARS-CoV-2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị nâng cao tinh thần cảnh giác; người nhập cảnh vào Việt Nam từ một số nước, vùng lãnh thổ xuất hiện chủng mới của virus SAR-CoV-2 sẽ phải kéo dài thời gian cách ly tập trung. Đối với trường hợp người nước ngoài nhập cảnh được quy định có thể cách ly dưới 14 ngày, đến nay, phải cách ly tối thiểu 14 ngày.

Trước thực tế, một số trường hợp phát hiện dương tính với virus SAR-CoV-2 sau 14 ngày cách ly tập trung, Ban Chỉ đạo quyết định, người nhập cảnh vào Việt Nam từ một số nước, vùng lãnh thổ sẽ phải cách ly dài hơn 14 ngày.

Phó Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện, cập nhật lại hệ thống quản lý thông tin về dịch bệnh, đặc biệt những người nhập cảnh vào Việt Nam thực hiện theo quy trình khép kín. Theo đó, từ khi đăng ký để được cơ quan ngoại giao, hàng không Việt Nam bố trí về nước, các đối tượng này phải khai báo y tế bắt buộc, trong đó đăng ký rõ nơi cách ly, nơi ở sau khi hoàn thành cách ly. Từ đó, toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch bệnh trong nước chủ động, sẵn sàng chuẩn bị phương án.

"Kiên quyết không để lọt bất cứ trường hợp nào như thời gian vừa qua. Dứt khoát không được để tình trạng, về đến sân bay rồi mới phát hiện chưa khai báo y tế"- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
Bên cạnh yêu cầu tập huấn việc thực hiện hệ thống theo dõi thông tin người thực hiện cách ly, Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý chặt chẽ, ngăn chặn triệt để những người nhập cảnh bất hợp pháp. “Trong mọi trường hợp, người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ, cách ly tập trung ở quân đội, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đồng ý không thu phí”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ đường thủy, Phó Thủ tướng đề nghị, ngoài việc tăng cường lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, công an...; chính quyền cơ sở phải tích cực tuyên truyền, vận động để gia đình có người thân ở nước ngoài vận động người nhà khai báo y tế đầy đủ và thực hiện cách ly nghiêm túc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về nguy cơ dịch bệnh từ những người nhập cảnh bất hợp pháp; yêu cầu người dân báo cho chính quyền địa phương khi phát hiên người trở về từ nước ngoài.

“Đây là trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh của toàn cộng đồng. Nếu lơ là, có nghĩa vô hình chung đã sẽ tiếp tay cho việc nhập cảnh trái phép và có thể sẽ gieo rắc mầm bệnh vào trong cộng đồng”- Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đảm bảo an toàn chống dịch bệnh trên toàn quốc

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo nhận định, đến nay, cả nước đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh có tính chất dài hơi hơn trong cộng đồng như thực hiện thông điệp 5K, cập nhật thông tin trên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19... Cùng với đó, trong nước đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, sản xuất vắc xin, tuy nhiên, biện pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay vẫn là thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như đã triển khai trước đó.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn gửi tất cả các Bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong thời gian tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều đồng chí lãnh đạo, trong đó, có thể có những đồng chí đang là thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của các Bộ, ngành, địa phương sẽ tham gia đoàn Đại biểu dự Đại hội.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong điều kiện dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của chủng mới virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh hơn đã xuất hiện ở nhiều nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch; phân công cán bộ xử lý công việc thay các thành viên Ban Chỉ đạo tham gia Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các Bộ, ngành, địa phương rà soát kỹ các biện pháp, kịch bản phòng, chống dịch trong lĩnh vực, địa bàn. Các đồng chí hiện là Trưởng ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo nếu tham gia Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cần bàn giao, thống nhất cơ chế điều hành, cơ chế thông tin với các đồng chí được phân công thay mình xử lý công việc liên quan tới phòng, chống dịch, đảm bảo công tác phòng, chống dịch thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
ùng với việc phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh phải tăng cường biện pháp chống dịch ở bên ngoài trong thời gian diễn ra Đại hội và nhất là vào dịp giáp Tết.

Ban Chỉ đạo đã có văn bản gửi tất cả các bộ ngành, các tỉnh và các Ban Chỉ đạo địa phương… đề nghị trong thời gian này, các cấp uỷ đảng, chính quyền tăng cường tất cả các biện pháp chống dịch mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế đã có hướng dẫn.

Các địa phương phải rà soát lại toàn bộ các phương án và kịch bản phòng chống dịch, phải phân công, cử những người ứng trực chống dịch trong thời gian diễn ra Đại hội. Đặc biệt là cơ chế thông tin, báo cáo về tình hình phòng, chống dịch tại địa phương trong thời gian diễn ra đại hội. Chúng ta phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch không chỉ trong Đại hội mà còn trên toàn quốc.

Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế cùng với các bộ ngành rà soát lại tất cả các cơ chế thông tin điều hành, bảo đảm có các chỉ đạo, ứng phó tức thời với diễn biến dịch bệnh.

"Cố gắng đảm bảo an toàn chống dịch không chỉ trong Đại hội mà trên toàn quốc"- Phó Thủ tướng nêu rõ, đồng thời đề nghị Bộ Y tế cùng với Văn phòng Chính phủ, Văn Phòng Trung ương Đảng rà soát lại các cơ chế thông tin điều hành, đảm bảo góp phần giữ vững kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước.

Quá trình phòng chống dịch Covid-19 của Quảng Nam đã rút ra được những bài học quý giá, đó là sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, tích cực, quyết liệt, nhất quán, phát huy được vai trò của cộng đồng trong phòng chống dịch; công tác thông tin, tuyên truyền tích cực, hiệu quả; kịp thời phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch, truy vết, xét nghiệm,... nói về công tác chống dịch COVID-19 trong năm 2020 và những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế tỉnh trong năm 2021, sáng ngày 11/1/2021, TS.BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam đã dành thời gian trả lời với báo Đại đoàn kết về vấn đề này. 
PV: Thưa ông, Quảng Nam thời gian qua đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, xin ông cho biết những bài học được rút ra trong công tác này?

TS Mai Văn Mười: Năm 2020 có thể nói là một năm đặc biệt của ngành y tế Quảng Nam, bên cạnh hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên thì qua thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 đã đem lại cho ngành Y tế những bài học quý giá.

Trước hết phải nói rằng, năm 2020, tình hình khí hậu, môi trường, dịch bệnh diễn biến rất phức tạp; đặc biệt là đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn thế giới tác động trên tất cả các lĩnh vực đời sống và phát triển kinh tế - xã hội, làm quá tải hệ thống y tế và gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đến nay, Việt Nam cơ bản ngăn chặn và kiểm soát được dịch Covid-19, được các tổ chức quốc tế và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát và bài học quý giá, kinh nghiệm được rút ra khi chúng ta ứng phó với dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác đó là:

Đầu tiên phải nói đến sự vào cuộc cả hệ thống chính trị; các địa phương, Sở, Ban, ngành, đoàn thể, người dân đóng góp tích cực, nhanh chóng, kịp thời và đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Mọi người dân đều có ý thức chấp hành rất nghiêm túc, góp phần khống chế dịch ngay tại cộng đồng.

Cùng với đó, công tác truyền thông và tuyên truyền vận động đến từng cán bộ, đảng viên, nhân dân và đến từng hộ gia đình trên địa bàn tỉnh; thông tin tuyên truyền phổ biến rõ ràng, cụ thể và đầy đủ, với nhiều giải pháp để mọi người có thể hiểu và thực hiện theo.

Chúng tôi đã triển khai các phương án phòng, chống dịch theo từng cấp độ, thực hiện 5 chiến lược lớn xuyên suốt, nhất quán để phòng, chống dịch Covid-19 và đã được chứng minh qua thực tiễn là phù hợp và hiệu quả, cụ thể là: “ngăn chặn; phát hiện; cách ly; khoanh vùng dập dịch và điều trị hiệu quả”.

bai DDK bien gioi

Kiểm soát dịch bệnh Covid-19 vùng biên giới.

Tổ chức ngăn chặn nguồn lây bằng cách giám sát chặt chẽ người đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tỉnh, thành phố có dịch; phát hiện, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát nhóm người có nguy cơ và tổ chức cách ly hiệu quả tất cả những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng với tinh thần theo chỉ đạo là “Thần tốc và triệt để”.

Phối hợp với Sở, ngành liên quan tổ chức hiệu quả công tác cách ly tập trung, cách ly tại cơ sở y tế và cách ly tại nhà theo đúng quy định của Bộ Y tế. Chủ động tổ chức công tác giám sát và phòng, chống dịch bệnh ở cộng đồng, quy trình phản ứng nhanh được tiếp tục vận hành, ngày càng được bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó cũng đảm bảo năng lực thu dung và điều trị hiệu quả cho người mắc bệnh, Ngành y tế luôn chủ động sẵn sàng các phương án, nguồn lực để mở rộng khả năng thu dung người bệnh, kịp thời ứng phó khi dịch bệnh lan rộng và bùng phát. Các bệnh viện tổ chức tốt công tác phân luồng, thu dung cấp cứu điều trị những trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở và đặc biệt là có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh Covid-19…

Thực hiện nghiêm quy trình cách ly, điều trị bệnh nhân, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn tránh lây nhiễm giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, người phục vụ trong bệnh viện và cán bộ y tế theo Quyết định 3088 BYT.

PV. Thưa ông, nhiệm vụ chính cần tập trung của ngành Y tế Quảng Nam trong năm 2021 là gì?

TS Mai Văn Mười: Tôi phải nói ngay rằng, năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, năm đầu tiên thực Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025, dự báo đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp.

Nhưng kế thừa những kết quả quan trọng và toàn diện đã đạt được, cũng như những bài học về phòng, chống dịch Covid-19, theo tôi ngành y tế tỉnh nhà tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể, đó là, phấn đấu đạt chỉ tiêu chủ yếu năm 2021 được Bộ Y tế, UBND tỉnh giao; tiếp tục xây dựng các chương trình, đề án phát triển ngành phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Tiếp tục nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng để ứng phó với các tình huống khẩn cấp và sự cố y tế công cộng, bảo đảm an ninh y tế, an toàn thực phẩm. Phòng, chống dịch bệnh chủ động, phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, đặc biệt là kiểm soát tốt dịch Covid-19.

Tăng cường và đổi mới mạnh mẽ y tế cơ sở trong tình hình mới hướng tới thực hiện bao phủ sức khỏe toàn dân: Tăng cường năng lực cho y tế cơ sở; triển khai đề án đào tạo nhân lực y tế vùng khó khăn. Triển khai quản lý sức khỏe toàn dân; các chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng.

Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh; Đẩy mạnh triển khai Đề án Khám chữa bệnh từ xa, Đề án Bệnh viện vệ tinh, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Đẩy nhanh việc thực hiện chăm sóc toàn diện đối với người bệnh. Phát huy lợi thế và kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại.

bai ĐK chan dung 10

TS.BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam.
Triển khai quyết liệt chuyển đổi số ngành y tế với các chương trình như hồ sơ sức khỏe điện tử; theo dõi, cảnh báo dịch bệnh; hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh; hệ thống quản trị y tế thông minh.

Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế cả về chuyên môn nghiệp vụ và y đức, đào tạo nhân lực y tế vùng khó khăn. Nâng cao đạo đức ngành Y thông qua việc giáo dục y đức.

Tăng cường công tác quản lý dược, thực phẩm, trang thiết bị y tế để chủ động trong phòng, chống dịch bệnh và điều trị, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển dược liệu.

Chúng tôi tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác dân số trong tình hình mới. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em có chất lượng, sàng lọc trước sinh, sơ sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Chúng tôi luôn chú trọng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5188/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hướng dẫn này thay thế “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Cụ thể, hướng dẫn nêu rõ, SARS-CoV-2 chủ yếu lây truyền qua đường giọt bắn trong phạm vi gần với người nhiễm SARS-CoV-2 và qua đường tiếp xúc. Lây truyền qua đường không khí có thể xảy ra tại các khu vực thực hiện các thủ thuật tạo ra khí dung, đặc biệt trong phạm vi gần (<2 mét) và trong khu vực kín, thông khí kém. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin đang nghiên cứu và sử dụng ở một số quốc gia nên các biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 vẫn là mang khẩu trang, vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt môi trường, giữ khoảng cách, tránh tụ tập đông người.
Trường hợp bệnh xác định là trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 được thực hiện bởi các cơ sở xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định.
Các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được nêu rõ như sau:

Phòng ngừa chuẩn bao gồm các biện pháp sau:
- Vệ sinh tay (VST) theo 5 thời điểm VST và theo kỹ thuật VST 6 bước.
- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) phù hợp tùy theo tình huống như khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết.
- Thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp khi ho, hắt hơi.
- Thực hiện dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn trong khi chăm sóc người bệnh
- Xử lý dụng cụ chăm sóc người bệnh (NB) tái sử dụng đúng quy trình.
- Thu gom, vận chuyển, xử lý đồ vải bẩn, an toàn.
- Vệ sinh môi trường chăm sóc NB.
- Xử lý chất thải đúng quy định.
- Sắp xếp NB an toàn:
+ Xếp NB nhiễm SARS-CoV-2 có tình trạng bệnh nặng vào phòng cấp cứu khu cách ly hoặc phòng cách ly có đầy đủ phương tiện cấp cứu riêng biệt.
+ Xếp NB không có biểu hiện nặng vào buồng riêng hoặc có thể sắp xếp theo nhóm cùng bệnh chung buồng.
+ Không xếp người có xét nghiệm SARS-CoV-2 (+) với những người nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.
Phòng ngừa dựa theo đường lây truyền:
- Cho NB nằm buồng riêng. Nếu không có buồng riêng, xếp NB ở cùng phòng với NB nhiễm cùng tác nhân gây bệnh.
- Mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân khi vào phòng cách ly. Trong quá trình chăm sóc NB cần thay găng sau khi tiếp xúc với vật dụng có khả năng chứa nồng độ vi rút, vi khuẩn cao (phân, dịch dẫn lưu, dịch tiết…).
- Mang áo choàng và bao giày sạch khi vào phòng NB và cởi bỏ trước khi ra khỏi phòng đệm. Sau khi đã cởi áo choàng và bao giày, phải chú ý không được để áo quần chạm vào bề mặt môi trường hay những vật dụng khác.
- Tháo găng, áo choàng và VST trước khi ra khỏi buồng cách ly. Sau khi đã tháo găng và VST, không được chạm vào bất cứ bề mặt môi trường hay vật dụng nào trong phòng đệm.
- Hạn chế tối đa việc vận chuyển NB ra ngoài buồng cách ly. Cố gắng sử dụng các kỹ thuật tại giường (X-quang, siêu âm…), nếu cần phải vận chuyển thì phải thông báo trước với nơi sẽ chuyển đến, cho NB mang khẩu trang y tế trong quá trình vận chuyển, trong trường hợp có tổn thương da phải che phủ tránh phát tán nguồn nhiễm, sử dụng các lối đi vận chuyển riêng được xác định trước để giảm thiểu phơi nhiễm cho nhân viên y tế (NVYT), NB khác và người khác.
- Dụng cụ, thiết bị dùng trong khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc NB: Nên sử dụng một lần cho từng NB riêng biệt. Nếu không thể, cần làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn trước khi sử dụng cho NB khác.
Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn cần chú ý các điểm sau:
- Cho NB nằm phòng cách ly riêng. Nếu không có phòng riêng, xếp NB ở cùng phòng với NB nhiễm cùng tác nhân gây bệnh nhưng phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.
- Mang khẩu trang y tế, kính bảo vệ mắt hoặc tấm che mặt nhất là khi tiếp xúc gần với NB.
- Hạn chế tối đa vận chuyển NB ra ngoài buồng cách ly, nếu cần phải vận chuyển thì phải cho NB mang khẩu trang y tế, sử dụng lối đi riêng để vận chuyển người bệnh nhằm tránh lây nhiễm cho NVYT, NB khác và người khác.

DIUE TRI DIEN BAN 2

Ảnh bác sỹ phòng khám Đa khoa KV Điện Nam Điện Ngọc thăm khám bệnh nhân COVID-19
Những biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí bao gồm:
- Xếp NB nằm phòng cách ly riêng. Trường hợp không thể bố trí phòng riêng cần sắp xếp NB cùng nhóm đã xác định nhiễm chung phòng.
- Đảm bảo thông khí an toàn: thông khí tự nhiên, thông khí cơ học hoặc phối hợp nhưng lưu lượng không khí trao đổi tối thiểu phải đạt ≥12 luồng khí /giờ. Có thể dùng hệ thống hút khí ra ngoài (thấp bên dưới, cách nền nhà 10-15cm) ra khu vực không có người qua lại và tránh cho không khí đã ô nhiễm tái lưu thông vào khu vực buồng bệnh.
- Bất kỳ người nào vào phòng cách ly phải mang khẩu trang có hiệu lực lọc cao (ví dụ khẩu trang N95).
- Hạn chế vận chuyển NB. Chỉ vận chuyển trong những trường hợp hết sức cần thiết. Mang khẩu trang y tế cho NB khi ra khỏi phòng.
- Tiến hành thủ thuật trong phòng riêng với cửa ra vào phải đóng kín, thông khí an toàn và cách xa những NB khác.
- Khi thực hiện các thủ thuật có xâm lấn cho người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, NVYT cần tuân thủ mang đủ phương tiện PHCN đầy đủ. Trường hợp cần phẫu thuật, thủ thuật vô khuẩn thì mang phương tiện PHCN bên trong bộ quần áo choàng vô khuẩn để thực hiện phẫu thuật thủ thuật.
- Các ca bệnh cần cho thở máy, đặt nội khí quản, thở máy không xâm nhập (CPAP) cũng cần mang phương tiện PHCN đầy đủ (Khẩu trang N95...) dự phòng lây qua không khí và giọt bắn.
- Lựa chọn dụng cụ và phương pháp hút đờm kín cho NB có thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định hút đờm.
Trưởng Hoa
(Tổng hợp từ Quyết định 5188/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.)