TS.BS Mai Văn Mười – TUV, Giám đốc Sở Y tế

Dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới, theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 27/4 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 510.587.373 ca COVID-19, trong đó có 6.248.113 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 586.990 và 2.536 ca tử vong mới. Số bệnh nhân bình phục đã đạt 463.955.742 người, 41.412.967 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 42.693 ca nguy kịch. Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 135.699 ca; Pháp đứng thứ hai với 97.498 ca; tiếp theo là Hàn Quốc (80.301 ca). Anh đứng đầu về số ca tử vong mới, với 451 người trong ngày; tiếp theo là Đức 307 ca và Nga với 176 ca. Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 82.757.704 người, trong đó có 1.018.730 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.065.666 ca nhiễm, bao gồm 522.374 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 30.378.061 ca bệnh và 662.866 ca tử vong.

Tiem Vac Xin Ngua Co 01

Tuy dịch COVID-19 thế giới vẫn còn nhiều biến động, Việt nam ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và trở về trạng thái bình thường mới. Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế cho biết, đến 6 h ngày 27/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.431 ca nhiễm mới tại 56 tỉnh, thành phố (có 6.341 ca trong cộng đồng). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.212 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.620.203 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam chỉ đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.357 ca nhiễm). Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.612.454 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.582.620), TP. Hồ Chí Minh (608.112), Nghệ An (480.366), Bắc Giang (384.856), Bình Dương (383.281). Đến nay tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi là 9.116.225 ca. Số ca tử vong giảm, trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua (kể từ ngày 19/4) là 8 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.029 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Quảng Nam, cho đến nay (27/4/2022) toàn tỉnh có 49.149 ca mắc COVID-19, tuy nhiên số ca mắc giảm mạnh trong thời gian gần đây, mỗi ngày chỉ từ hàng chục ca (từ 16h00 ngày 26/4/2022 đến 16h00 ngày 27/4/2022, Quảng Nam ghi nhận 29 ca mắc mới (giảm 06 ca so với hôm qua), trong đó: 28 ca cộng đồng và 01 ca đã được giám sát, cách ly từ trước). Bên cạnh đó số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tăng đáng kể (155 ca khỏi bệnh trong ngày 27/4).

Như vậy, dịch COVID-19 tại Quảng Nam cơ bản được kiểm soát, đưa tất cả các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội,… trên địa bàn toàn tỉnh về trạng thái bình thường mới.

Trên cơ sở đó, Sở Y tế Quảng Nam - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong phòng, chống dịch COVID-19 thời gian tới, đặc biệt là quyết liệt chỉ đạo phân bổ, và tiêm chủng vắc xin theo địa bàn trọng điểm là những nơi đang có dịch bùng phát mạnh, nguy cơ bùng phát cao, nhiều khu công nghiệp,... ưu tiên tiêm cho các đối tượng người già, người có nguy cơ cao, mở rộng chỉ định tiêm cho một số đối tượng như phụ nữ mang thai trên 13 tuần, trẻ em, mở rộng mạng lưới tiêm chủng bao gồm cố định và lưu động. Đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Quảng Nam.

Kết quả cho đến nay, Quảng Nam có 1.103.795 người trên 18 tuổi có nhu cầu tiêm vắc xin phòng Covid-19; số người được tiêm ít nhất 1 mũi: 1.103.795 người tiêm, đạt tỷ lệ 100% số người cần tiêm; Số người đã tiêm đủ liều cơ bản: 1.077.143 người tiêm, đạt tỷ lệ: 98,3% số người cần tiêm; Số người đã tiêm mũi nhắc lại, bổ sung: 795.700 người, đạt tỷ lệ: 72,6%.

Về tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi, Quảng Nam có 133.495 trẻ có độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi có nhu cầu tiêm vắc xin phòng COVID-19. Kết quả số trẻ được tiêm ít nhất 1 mũi: 132.608 mũi, đạt tỷ lệ 99,3%; số trẻ được tiêm đủ liều cơ bản: 130.377 mũi, đạt tỷ lệ 97,7%.

Thời gian tới, công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại Quảng Nam cần đẩy mạnh với những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

- Thực hiện tốt Công văn số 2007/BYT-DP ngày 20/4/2022 của Bộ Y tế, đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vắc xin; đảm bảo hoàn thành tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên (hoàn thành trong tháng 4/2022).

- Triển khai thực hiện Công văn số 1815/BYT-CNTT ngày 08/4/2022 của Bộ Y tế, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được phân bổ vắc xin; triển khai tiêm chủng đảm bảo an toàn, khoa học với phương châm “tiêm đến đâu, an toàn đến đó”.

- Toàn ngành Y tế nâng cao trách nhiệm, thực hiện đầy đủ quy trình tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Bố trí các điểm tiêm chủng tập trung, lưu động một cách khoa học, hợp lý, linh hoạt để mọi đối tượng được tiêm chủng miễn phí, kịp thời, đúng quy định với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” và tiêm chủng “vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước”.

- Các bệnh viện tích cực tham gia phối hợp xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, các cơ sở tiêm chủng tăng cường quản lý tốt đối tượng, đảm bảo người dân được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch trình, an toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả phòng chống dịch bệnh.

- Chủ trì, phối hợp với Công an, các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai cấp “Hộ chiếu vắc xin”; thực hiện “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID19, khẩn trương cập nhật đối tượng tiêm chủng các mũi tiêm còn thiếu lên phần mềm https://tiemchungcovid19.moh.gov.vn phục vụ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thời gian hoàn thành trước ngày 05/5/2022 theo yêu cầu tại Công văn số 1975/BYT-CNTT ngày 19/4/2022 của Bộ Y tế.

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cần rà soát, xử lý dứt điểm các phản ánh của người dân về thông tin tiêm chủng COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 và duy trì việc xử lý phản ánh theo quy trình của Bộ Y tế tại Công văn số 9458/BYT-CNTT ngày 08/11/2021; bổ sung thông tin sai lệch, còn thiếu của đối tượng tiêm chủng phòng COVID-19 trên “Nền tảng tiêm chủng” và thực hiện ký số chứng nhận tiêm chủng vắc xin trên “Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19” theo Công văn số 1908/BYT-CNTT ngày 15/4/2022 của Bộ Y tế. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/4/2022.

- Phòng Nghiệp vụ Y theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp kết quả báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh theo quy định.

Ts.Bs Mai Văn Mười - TUV, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam

Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và là mối quan tâm của toàn xã hội. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế là đơn vị đi đầu, đóng vai trò là nòng cốt. Xác định được vai trò, nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, ngành y tế Quảng Nam đã nỗ lực hết mình trong điều kiện có thể, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp chuyên môn phù hợp. Thời gian qua, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực y tế.

Ts. Bs Mai Van Muoi bao cao cong tac nganh y te

Báo cáo UBND tỉnh về công tác y tế trong Hội nghị tình hìnhKinh tế - Xã hội 6 tháng đầu năm 2021 tỉnh Quảng Nam (ảnh TT)

Kết quả đạt được

Công tác phòng, chống dịch COVID-19: Năm 2021, một năm đương đầu với đại dịch, cùng với cả nước, ngành y tế tỉnh Quảng Nam đang từng bước nỗ lực khống chế, ngăn chặn đại dịch COVID-19 thành công, bảo đảm chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong năm qua, các đợt dịch COVID-19 được phát hiện tại Quảng Nam đều cơ bản được khống chế thành công. Ngành Y tế cũng đã kịp thời tăng cường năng lực xét nghiệm SARS-CoV2 để truy vết thần tốc, tầm soát diện rộng. Hiện nay, toàn tỉnh có 5 cơ sở xét nghiệm bằng phương pháp PCR, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV2. Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch các cấp, tăng cường năng lực các Tiểu ban giúp việc cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh. Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các khu cách ly tập trung, các cơ sở khám chữa bệnh và các khu công nghiệp. Tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và đã kiểm soát được dịch bệnh,…
Đặc biệt, Công tác tiêm vắc xin COVID-19 đảm bảo đạt kế hoạch theo số lượng vắc xin cung ứng thực tế về tỉnh. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ tiêm mũi 2 vắc xin COVID-19 đã trên 71% số người cần tiêm. Tháng 11/12/2021, Quảng Nam bắt đầu triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, bước đầu đã triển khai tiêm có hiệu quả.

Một số công tác khác: Trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp, bên cạnh công tác chống dịch, công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân càng được chú trọng hơn, Ngành y tế Quảng Nam quyết tâm không để dịch chồng dịch. Vì vậy trong năm 2021, công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm như Sốt xuất huyết, Sốt rét, Lao, Sức khỏe tâm thần giảm so với cùng kỳ 2020. Công tác khám chữa bệnh ở các tuyến được nâng cao về chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ,… Đặc biệt, trước đại dịch đối tượng là người già, người có bệnh nền đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn, trẻ em, người khuyết tật, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ mang thai được cán bộ y tế tư vấn, quan tâm, chăm sóc về dinh dưỡng, sức khỏe và giúp họ vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Theo đó, kết quả phòng chống các dịch, bệnh nguy hiểm đạt tốt; không có ca tử vong do HIV/AIDS, Sốt xuất huyết,… Công tác thanh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm được tăng cường, người mắc bệnh nền được cán bộ y tế hỗ trợ tiêm vắc xin phòng COVID-19, bệnh nhân đi lại khó khăn, điều trị tại nhà được cán bộ y tế thăm khám tư vấn chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc tận tình, chu đáo,…

Nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến

Công tác phòng, chống dịch COVID-19 thích ứng, linh hoạt:  Trước tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến, số ca mắc tăng hằng ngày, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam. Sở Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt, mạnh mẽ công tác phòng, chống dịch cũng như công tác điều trị, giảm tối đa ca bệnh nặng và tử vong, giảm tải áp lực đối với bệnh viện tuyến tỉnh, phân tầng, phân luồng cụ thể nhằm đáp ứng công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 một cách tốt nhất. Dự báo đến những tình huống xấu như có thể xuất hiện biến chủng mới lây nhanh hơn, độc lực không thấp hơn đáng kể so với các chủng virus hiện tại, thậm chí có những biến chủng có thể “lẩn tránh” vắc xin, thuốc điều trị.
Tiếp tục tập trung ưu tiên công tác điều trị tầng 2, tầng 3, giảm tối đa bệnh nặng và tử vong do COVID-19; công tác chuyển tuyến, bố trí bệnh nhân vào các tầng điều trị phù hợp, khoa học, linh hoạt, đúng quy định, quy trình và đúng với mức độ, tình trạng của bệnh.
Cụ thể:
- Tầng 1 (thể nhẹ, không triệu chứng): điều trị tại nhà, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 do BCĐ phòng, chống dịch cấp huyện chỉ đạo và quản lý.
- Tầng 2: điều trị tại: Bệnh viện/Trung tâm Y tế cấp huyện, thị xã, thành phố; các bệnh viện chuyên điều trị COVID-19.
- Tầng 3: thực hiện điều trị tại 03 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Tổng hợp đánh giá, khẩn trương tham mưu UBND tỉnh banh hành Kế hoạch Phân tầng thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới. Tiếp tục chỉ đạo công tác điều tiết nhân lực cán bộ y tế từ các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện ngoài công lập/Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố cho các Trạm y tế lưu động để triển khai điều trị F0 tại nhà đạt hiệu quả cao nhất. Tăng cường nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các cơ sở điều trị COVID-19 bệnh nặng, các bệnh viện/Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố theo Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 của Bộ Y tế bằng cách đào tạo Ê kíp chuyên sâu. Hoàn thiện hệ thống oxy y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 4308/QĐ-BYT ngày 07/9/2021 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án Tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19; tiếp tục triển khai, sử dụng thuốc Molnupiravir 200mg điều trị COVID-19 cho bệnh nhân tại cơ sở thu dung điều trị và tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Các trường hợp bệnh nhân thể nặng, nguy kịch dương tính với COVID19 vượt khả năng điều trị của các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh thì kịp thời chuyển tuyến theo quy định của Bộ Y tế. k) Kịp thời ban hành hướng dẫn điều trị F0 tại nhà và thực hiện quy trình xử lý thi hài do nhiễm COVID-19 tử vong tại nhà để thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh. Kịp thời hướng dẫn về chuyên môn và phác đồ điều trị COVID-19 mọi lứa tuổi theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế. Làm việc và ký phụ lục hợp đồng với BHXH giải quyết những vướng mắc trong thanh toán kinh phí khám, chữa bệnh từ nguồn bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19; đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19 có bệnh nền. Củng cố hạ tầng kỹ thuật về ô xy y tế để bảo đảm cung cấp ô xy y tế tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và hệ thống ô xy trung tâm để cung cấp ô xy hóa lỏng, khí nén tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.

Công tác trọng tâm 2022

Về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân: Ngành Y tế phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong do bệnh và dịch, bệnh gây ra, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác dân số trong tình hình mới.

Theo đó, tỷ lệ xã có bác sỹ làm việc là 58,5%, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em giảm từ 22% xuống còn 21,4%, tỷ xuất tử vong trẻ em giảm từ 23,6% xuống còn 23,2%,… Tập trung phát triển mạnh y tế cơ sở và y tế dự phòng. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, trong khám, chữa bệnh, Nâng cao chất lượng công tác dự báo, giám sát, phát hiện, khống chế, ngăn chặn hiệu quả không để dịch bệnh lớn xảy ra. Phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm HIV, cùng với cả nước tiến tới chấm dứt bệnh dịch AIDS trước năm 2030. Thực hiện đào tạo chuyên sâu và sửa đổi bổ sung nghị quyết 01/2021/NQ-HĐND. Rà soát, củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc ngành y tế theo quy định.

Sẵn sàng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, điều kiện để đảm bảo hoàn thành tiêm mũi vắc xin cho trẻ em và tiêm mũi 3 có người từ 18 tuổi trở lên. Đẩy nhanh tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi. Thực hiện tiêm chủng vắc xin tại các Trạm y tế xã/phường/thị trấn. Rà soát số đối tượng chưa tiêm vắc xin để tiêm.

Về tiếp tục công tác phòng chống dịch COVID-19: tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát dịch trong tình hình mới, thích ứng, linh hoạt, an toàn phòng chống dịch theo Nghị quyết 128/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế và chỉ đạo của Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam. Tiếp tục mở rộng sử dụng cơ sở vật chất hiện có để thành lập cơ sở cách ly tập trung tiếp nhận, điều trị bệnh nhân F0 thể nhẹ, không triệu chứng tại tuyến huyện/xã/thành phố. Xây dựng kịch bản điều trị F0 thể nhẹ tại nhà đồng thời xây dựng quy trình hướng dẫn, chăm sóc người mắc COVID-19 chủ động trong mọi tình huống dịch bệnh. Xây dựng các phương án khuyến khích người dân chủ động tự xét nghiệm tại nhà, cơ quan, đơn vị. Xây dựng và hướng dẫn sử dụng gói thuốc an sinh sử dụng cho điều trị F0 tại nhà nếu dịch bệnh bùng phát và đảm bảo tinh thần “F0 phải được điều trị sớm nhất, không phải đi viện sớm nhất”,…

Với những kết quả đạt được thời gian qua và mục tiêu, định hướng đặt ra trong năm 2022, Ngành Y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh “Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân” tỉnh nhà được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó, quyết tâm khẳng định được tâm thế, vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trước tính mạng và sức khoẻ của người dân. Đặc biệt, qua những đợt đối phó với “giặc” COVID-19, sẽ là những bài học, kinh nghiệm quý báu để rút ra và từ đó có những định hướng đúng đắn trong công tác phòng, chống dịch. Cùng với cả nước, Ngành Y tế Quảng Nam quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, tăng cường bao phủ vắc xin COVID-19, giúp nhân dân Quảng Nam có thể yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế và ổn định cả đời sống vật chất lẫn tinh thần./.

Đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng mùa xuân là nhiệm vụ mới của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam hiện nay về phòng, chống dịch COVID-19 trong điều kiện thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đối với dịch COVID-19. Hơn 2 năm chiến đấu với dịch COVID-19, CDC Quảng Nam đã trãi qua một chặng đường dài với nhiều gian nan và thử thách.

xe tiem vx

CDC tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động bằng xe tiêm tại các khu công nghiêp trên địa bàn tỉnh (ảnh VT)

Hoàn thành nhiệm vụ của những cuộc chạy đua thần tốc

Từ đẩy nhanh truy vết: 2020, đỉnh cao là 2021 trong lúc COVID-19 trong và ngoài nước liên tục có những diễn biến hết sức phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của Nhân dân và ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội. CDC Quảng Nam đã tham mưu Sở Y tế, UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định, giải pháp kịp thời nhằm thực hiện quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch. Trong những thời điểm căm go, Chiến lược thần tốc trong phòng chống COVID-19 của tỉnh Quảng Nam đã phát huy hiệu quả; các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm được phát hiện sớm, truy vết, khoanh vùng kịp thời. Trong sự nỗ lực chung của toàn tỉnh có sự đóng góp của cán bộ, y bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Quảng Nam), nơi được xem là lực lượng tuyến đầu trong phòng chống COVID-19 của tỉnh nhà. Chỉ tính riêng trong năm 2021, Quảng Nam đã trải qua 2 đợt bùng phát dịch lớn tại các huyện miền núi, giữa lúc mà độ bao phủ vắc xin COVID-19 toàn tỉnh vẫn còn mức rất khiêm tốn. Xuyên suốt công tác phòng, chống dịch, CDC Quảng Nam là 06 đội cơ động và hơn 150 cán bộ y, bác sĩ lưu động thực hiện hàng triệu ca xét nghiệm để phát hiện, bóc tách F0 khỏi cộng đồng; qua đó góp phần cùng toàn tỉnh khống chế thành công đại dịch COVID-19, ngăn ngừa sức tàn phá của đại dịch khi chưa bao phủ được vắc xin trên địa bàn tỉnh.

Đến duy trì công tác giám sát ca bệnh xâm nhập: cũng trong thời điểm nguy cơ tử vong của dịch bệnh khi chưa có sự bảo vệ của vắc xin, đứng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại các tỉnh thành trên cả nước. CDC Quảng Nam đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, nắm bắt thông tin các ca bệnh, tình hình dịch bệnh tại các tỉnh; tiếp tục tăng cường giám sát, nhất là trong việc giám sát các trường hợp có liên quan đến các ca bệnh dương tính, các trường hợp F1, F2; khoanh vùng, xử lý triệt để theo quy định. Chỉ đạo, hỗ trợ giám sát và xem xét lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ, các trường hợp tiếp xúc/có liên quan khác với các ca dương tính để có hướng xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế; tiếp tục duy trì các Tổ truy vết, lấy mẫu COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam thường trực sẵn sàng phản ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh, kể cả ngoài giờ, thứ bảy, chủ nhật, kêu gọi sự hỗ trợ sinh viên tình nguyện của trường Cao đẳng Y tế và Phan Châu Trinh hỗ trợ. Chỉ đạo và thực hiện công tác điều tra giám sát dịch; Truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, tham mưu chỉ đạo về chuyên môn trong công tác xử lý dịch; Thần tốc, truy vết, giám sát, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nếu có tại các khu công nghiệp; nhanh chóng truy vết tất cả các trường hợp F1, F2, không bỏ sót bất cứ đối tượng nào; thực hiện cách ly tập trung, cách ly tại nhà/nơi lưu trú, giám sát y tế theo quy định lúc bấy giờ.

Kết thúc những cuộc chạy đua thần tốc, CDC Quảng Nam nói riêng, các CDC trên cả nước nói chung đã để lại trong lòng người dân những ấn tượng tốt đẹp về tinh thần hy sinh cao cả, vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân tỉnh nhà.

Tiếp tục sứ mệnh kiểm soát bệnh tật, phòng, chống dịch COVID-19

Hiện nay cả nước đã bước sang giai đoạn bình thường mới, ứng phó linh hoạt với dịch bệnh, CDC với vai trò tư vấn của nhằm tham mưu, giúp ngành y tế tiếp tục vững vàng triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Trước tình hình số ca mắc cộng đồng và tử vong do COVID-19 tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương. CDC tham mưu ngành y tế tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19, tiếp tục phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tham gia công tác phòng chống dịch ngay từ những ngày đầu năm 2022, không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, coi công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ trọng tâm.

Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, chú trọng tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thần tốc mùa Xuân năm 2022; rà soát, tiêm vét các đối tượng nguy cơ cao, không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; bảo đảm an toàn tiêm chủng. Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine mũi 3 (mũi bổ sung/mũi nhắc lại) cho người dân từ 18 tuổi trở lên, đẩy mạnh tiêm cho trẻ em. Tiếp tục rà soát, đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để tổ chức các biện pháp đáp ứng dịch phù hợp,...

Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao ý thức người dân thực hiện triệt để 5K, tiêm vắc xin phòng bệnh, truyền thông về công tác điều trị, chăm sóc F0 theo hướng dẫn của Bộ y tế,.. truyền thông thống nhất nhận thức thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Bên cạnh công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, CDC Quảng nam tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động y tế và các nhiệm vụ chuyên môn được giao, nỗ lực kiểm soát chặt chẽ các bệnh theo mùa, không để xảy ra tình trạng dịch chồng dịch. Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng, tiêm chủng mở rộng; truyền thông giáo dục sức khỏe; khám phát hiện; điều trị dự phòng được duy trì...

Hơn 2 năm trôi qua, cả hệ thống chính trị cùng nhân dân tỉnh nhà đương đầu với đại dịch COVID-19, CDC Quảng Nam là một trong những lực lượng tuyến đầu, đã phải trãi qua hành trình căm go, phức tạp nhưng cũng đã khẳng định một chặng đường dài, mang lại những thành công nhất định. Kết quả có được trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của CDC Quảng Nam thời gian qua có sự đóng góp tích cực, sự đồng lòng chung sức của đội ngũ cán bộ, nhân viên CDC toàn đơn vị. Với sự nỗ lực không ngừng, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới, CDC tiếp tục cùng các lực lượng chức năng kiểm soát tốt dịch bệnh, triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 diện rộng; đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn,… góp phần kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong tình hình mới.

Long Cảnh

Không có thành công nào mà không trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện. Mỗi khó khăn đều là thử thách và cơ hội để bản thân khẳng định được mình. Đó là quan điểm sống và công tác của Bác sĩ nội trú Nhãn khoa Nguyễn Khoa Vỹ - công tác tại Bệnh viện Mắt Quảng Nam. Dù ở lĩnh vực nào, là công tác chuyên môn hay công tác Đoàn, Hội anh cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhất là trong công tác phòng, chống dịch COVID – 19, anh là người xung phong tình nguyện dẫn đầu đoàn công tác vào hỗ trợ tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Là một bác sĩ trẻ, sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học Y dược Huế, năm 2018 anh về nhận nhiệm vụ công tác tại Bệnh viện Mắt Quảng Nam. Trong suốt quá trình làm việc, anh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và không ngừng nổ lực hoàn thành tốt công tác khám, chữa bệnh và phẫu thuật mắt tại đây. Bên cạnh đó, anh cũng dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tài liệu, trao dồi những đồng nghiệp đi trước. Anh còn là một trong những người hăng hái đi đầu trong các hoạt động từ thiện của đơn vị như khám, tư vấn và cấp phát thuốc điều trị các bệnh về Mắt miễn phí cho người dân trên địa bàn Quảng Nam, tham gia giúp đỡ các trường hợp khó khăn, tặng quà, bánh trung thu cho các em thiếu nhi, …

Với vai trò là Phó Bí thư Đoàn Sở Y tế Quảng Nam, anh còn cùng tập thể Ban thường vụ Đoàn Thanh niên tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh thiếu niên và người dân chủ động phòng, chống dịch qua 3 đợt cao điểm hướng dẫn các biện pháp phòng dịch như rửa tay, đeo khẩu trang, … bằng các phương pháp trực quan, thông qua tờ rơi, pano cho bệnh nhân đến khám, chữa bệnh hoặc khách đến liên hệ công tác tại đơn vị. Ngoài ra, còn tổ chức cuộc thi "Xung kích – Phòng COVID" trên mạng xã hội bằng mã QR – Code thông qua ứng dụng Google Form, đồng thời triển khai đồng loạt "Ngày chủ nhật xanh", “Giờ làm việc thứ 9” thực hiện 7000 “Mũ chống giọt bắn”, 1.500 “Tai giả”, 20.000 que tăm bông lấy dịch ngoáy mũi ủng hộ tuyến đầu chống dịch và vận động Đoàn viên, thanh niên xung kích tình nguyện tham gia lực lượng phòng, chống dịch. Nhờ đó, Đoàn thanh niên Sở Y tế đã nhận được 01 Bằng khen của BCH Tỉnh Đoàn Quảng Nam về công trình thanh niên "Mũ chống giọt bắn" và 01 Bằng khen của BCH Tỉnh Đoàn Quảng Nam về phòng, chống dịch COVID-19.

BAC SI VY CUNG DONG NGHIEP NOI TUYEN DAU CHONG DIVCH 1

 Bác sĩ nội trú Nhãn khoa Nguyễn Khoa Vỹ cùng đồng nghiệp của mình nơi tuyến đầu chống dịch 

Đặt biệt, trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, tuy không phải đơn vị trực tiếp tuyến đầu chống dịch, song hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế, với tinh thần xung kích của thanh niên, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và tấm lòng của người thầy thuốc. Anh đã viết đơn tình nguyện xin được tham gia hỗ trợ chống dịch, được sự tin tưởng của Lãnh đạo tỉnh và Ngành anh được giao trách nhiệm là trưởng đoàn cùng với 30 cán bộ gồm bác sỹ, điều dưỡng và kỹ thuật viên có trình độ, năng lực và lòng nhiệt huyết lên đường chi viện tại Bệnh viện Dã chiến quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Trực tiếp tham gia vào vùng tâm dịch, nơi có nhiều bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhất, đồng nghĩa bản thân phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, rủi ro. Chống dịch không chỉ là cuộc chiến với vi rút, anh cùng đồng nghiệp còn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn, vất vả, áp lực đè nặng lên vai nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là trách nhiệm của người thầy thuốc với Nhân dân, với người bệnh. Chính vì lẽ đó, khi được giao nhiệm vụ giám sát quản lý, theo dõi cách ly, truy vết các ca bệnh dương tính với COVID-19, anh luôn thực hiện nghiêm công tác vô khuẩn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế để phòng tránh lây nhiễm vì sự an toàn của người bệnh và cộng đồng. Nhờ vậy, sau gần 2 tháng tham gia hỗ trợ chống dịch, anh cùng đồng nghiệp đã điều trị thành công và cho xuất viện 1.324 bệnh nhân COVID-19. Tổ chức đảm bảo thực hiện tốt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cho tất cả thành viên trong đoàn không bị lây nhiễm SARS – CoV-2. Song song với đó, anh còn tham gia một số hoạt động thiện nguyện tại chỗ như giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và tặng quà cho các em thiếu nhi trong khu phố tại nơi Đoàn lưu trú. Tại đây, anh và các thành viên trong Đoàn đều được Sở Y tế và người dân Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận và đánh giá cao.

Chính nhờ những cố gắng, nỗ lực từ bản thân, cũng trong năm 2021, anh đã có 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu. Tại đơn vị, anh còn đạt giải nhất hội thi nghề và được khen thưởng đột xuất quý 1 của bệnh viện. Niềm vui lại còn trọn vẹn hơn khi anh được đơn vị đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nhận được bằng khen chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Với tinh thần xung kích, nhiệt tình, trách nhiệm, hết mình trong công tác chống dịch, anh đã nhận được bằng khen của UBND thành phố Hồ Chí Minh, huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh cùng giấy khen của UBND tỉnh Quảng Nam vì có thành tích xuất sắc trong công tác hỗ trợ TP HCM phòng, chống dịch COVID-19 và tham gia điều trị bệnh nhân COVID- 19 tại Quảng Nam. Đây là sự ghi nhận, đóng góp cho những cố gắng, cống hiến của người bác sĩ trẻ vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Viết Thạnh

 

 

CUỘC SỐNG RA SAO SAU ĐẠI DỊCH COVID-19?

khau trang

Các chuyên gia chính sách và sức khỏe cộng đồng đưa ra dự đoán xã hội sẽ hoạt động như thế nào sau khi con người thoát khỏi tình trạng nguy cấp do coronavirus gây ra.

Các chuyên gia cảnh báo rằng cuộc chiến chống lại căn bệnh này sẽ tiếp tục kéo dài sau khi đại dịch chính thức kết thúc. Bài viết trên báo Sức khỏe đời sống - Cơ quan ngôn luận Bộ Y tế:

XEM TẠI ĐÂY

 

TS.BS Trần Văn Kiệm - GĐ CDC Quảng Nam

Vắc xin giúp bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Vắc xin đã đã cứu hàng triệu mạng người mỗi năm và được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới là biện pháp can thiệp y tế thành công và hiệu quả nhất hiện nay.

Trong làn sóng đại dịch COVID-19 gần đây, vắc xin phòng COVID-19 đã và đang chống lại sự lây lan của vi-rút gây bệnh khắp toàn cầu. Tuy nhiên, đã có các trường hợp tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19 vẫn dương tính với SAR-CoV-2 khiến nhiều người thắc mắc và lo lắng. Nếu không nắm được cốt lõi của vấn đề, chúng ta dễ hoang mang và nghi ngờ vào hiệu quả của vắc xin.

TIÊM ĐỦ LIỀU VẮC XIN PHÒNG COVID 19

Hiệu quả Vắc xin phòng COVID-19?

Tiêm Vắc xin phòng COVID-19 tức là giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Vì thế, khi vi-rút xâm nhập vào cơ thể, kháng thể sẽ tiêu diệt nó khiến người đó không mắc bệnh. Nếu người nào tạo miễn dịch chưa đầy đủ, kháng thể trong cơ thể sẽ tiêu diệt một phần virus SARS-CoV-2 khiến lượng vi-rút khi bị nhiễm trong cơ thể người được tiêm cũng thấp hơn lượng vi-rút trong cơ thể của những người chưa tiêm vắc xin.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo, khi có từ trên 75% người dân trong khu vực/địa phương chích ngừa vắc xin thì khu vực đó đã đạt miễn dịch cộng đồng, người dân trong khu vực đạt miễn dịch cộng đồng sẽ không phải quá lo lắng, sợ hãi khi đối mặt với dịch bệnh COVID-19

Vắc xin có bảo vệ tuyệt đối người tiêm và cộng đồng trước đại dịch?

Câu trả lời ở đây là không:

Lý do thứ nhất: cũng như tất cả các loại khác, vắc xin COVID-19 đều không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bắt đầu có tác dụng bảo vệ và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 14 ngày trở đi thì vắc xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu khoảng 70% đến hơn 90% tùy theo loại vắc xin. Như vậy vẫn còn một tỷ lệ nhỏ người tiêm đủ 2 liều vắc xin vẫn mắc bệnh.

Tuy nhiên, trong số người đã tiêm 2 mũi vắc xin mắc bệnh thì trên 90% sẽ được bảo vệ, chỉ nhiễm bệnh thể nhẹ hoặc không có triệu chứng, không cần thở oxy,... số ít còn lại khoảng 10% bệnh diễn biến nặng hơn nhưng cũng hạn chế tối đa tử vong. Những trường hợp bệnh nặng có nhiều lý do, trong đó không phải trường hợp nào kháng thể cũng có thể bảo vệ được cơ thể trước tác động của vi-rút, với người lớn tuổi tỉ lệ bảo vệ có thể thấp hơn.

Lý do thứ 2: đối với cộng đồng, vắc xin không bảo vệ tuyệt đối nhất là khả năng bảo vệ việc mang mầm bệnh, điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc xin có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang vi-rút và lây bệnh cho người khác”.

Vắc xin với biến thể Delta:

Biến thể Delta có khả năng lây nhiễm nhiều hơn và nhanh hơn so với các biến thể trước đó của vi-rút gây bệnh COVID-19, nó có thể gây tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn so với các chủng trước đây ở những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên ở người đã tiêm chủng vắc xin vẫn có khả năng làm giảm nguy cơ cả biến thể này. Vắc xin có hiệu quả cao để phòng bệnh và hạn chế nhập viện và tử vong.

Vậy cần lưu ý gì để vắc xin phòng COVID-19 có hiệu quả bảo vệ tốt nhất

Người đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhất là những người mới chỉ được tiêm 1 mũi vắc xin vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là biện pháp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.

Với người đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 cũng cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Dù hiệu lực của vắc xin không phải 100%, nhưng theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, đây vẫn là vũ khí hữu hiệu nhất giúp phòng ngừa COVID-19 hiện nay.

 

Thuốc lá như con dao hai lưỡi gây nên bao nhiêu căn bệnh nguy hiểm và lấy đi sinh mạng của người hút bất cứ lúc nào. Đặc biệt đối với học sinh mức độ nguy hiểm của thuốc lá còn nghiêm trọng hơn. Hơn thế, thuốc lá cũng hình thành những thói quen xấu ở các em.

thuoc la vơi sk hs

Tại sao tác hại của thuốc lá đối với học sinh lại nguy hiểm đến vậy?

 Trong thuốc lá có đến 7000 chất hóa học độc hại, trong đó có gần 70 chất gây ung thư như: Nicotin, hắc ín, Cacbonmonoxit, Hay chất phụ gia (Amoniac)… Khi hút thuốc, khói thuốc hít vào sẽ tạo điều kiện đưa các chất độc hại này theo đường miệng vào bên trong cơ thể con người.

Các chất độc hại tích tụ dần, phá hủy dần dần các tế bào cơ thể, gây nên những bệnh nguy hiểm. Điển hình nhất là các bệnh về phổi như: lao phổi, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phế quản phổi…

Độ tuổi học sinh khi cơ thể đang phát triển, các bộ phận cơ thể dễ bị các chất độc tàn phá nhanh chóng. Khi thể trạng của các em chưa phát triển toàn diện, cơ thể không đủ kháng thể để chống lại những tác nhân độc hại từ khói thuốc lá. Tỷ lệ các em mắc các bệnh trên sẽ cao hơn rất nhiều so với những người trưởng thành hút thuốc.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến người hút mắc các bệnh về tim mạch, các bệnh ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này, và gây nên những biến chứng nguy hiểm khác.

Không chỉ học sinh thôi đâu mà bất kì ai hút thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc cũng đều dễ dàng gặp phải những căn bệnh như trên.

Thuốc lá không chỉ tác động đến cơ thể, sức khỏe các em mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và trí lực của các học sinh.

Độ tuổi mới lớn là độ tuổi dễ bị cám dỗ và sa đà, nếu dấn thân vào thuốc lá các em sẽ dễ bị hủy hoại cả tương lai. Trong khói thuốc lá có chất nicotin gây nghiện, nó tác động trực tiếp đến hệ thần kinh còn non nớt của các em.

Đa số những em học sinh hút thuốc lá thường bị thay đổi tâm tính, từ hiền lành mà trở nên cộc cằn, thô lỗ, dễ dàng nổi cáu, bẳn tính và có những hành động tỏ ra mình “nguy hiểm”.

Không chỉ thế, để hút thuốc lá các em phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đáp ứng nhu cầu của mình. Trong khi đang tuổi ăn, tuổi mặc, mọi thứ đều phải ngửa tay xin bố mẹ thì lấy đâu tiền để hút thuốc?

Tiết kiệm, nói dối và thậm chí là ăn cắp để có tiền mua thuốc hút.

Những thói quen xấu bắt đầu hình thành từ đó. Trong nhà trường, những học sinh này sẽ thường xuyên trốn học để tụ tập hút thuốc.

Tác hại của thuốc lá đối với học sinh trong trường hợp này là việc hình thành nên các tính cách xấu cho các em – một điều rất nghiêm trọng trong tương lai.Thuốc lá không chỉ gây nên những căn bệnh nguy hiểm mà còn hủy hoại nhân cách học đường.

Nguyên nhân của việc hút thuốc lá ở học sinh

-Người thân trong gia đình hút

Tâm sự về câu chuyện “bén duyên” với thuốc lá, một em học sinh chia sẻ: “Trước đây em có biết hút thuốc lá đâu. Nhưng thấy bố với mấy chú hút nhìn họ phê phê sao ấy, em cũng muốn thử một lần cho biết. Rồi bọn bạn em tụi nó cũng hút thuốc nữa, em là con trai mà không hút thuốc tụi nó bảo “ba đê” à! Rồi em cũng tập tành hút, ban đầu em ho sặc sụa, nhưng sau đó thì quen dần và đâm ra nghiện. Cảm giác tê tê thích lắm!”

-Thích thể hiện bản thân

Lứa tuổi mới lớn đa số đều thích thể hiện bản thân nên rất dề bị lôi kéo, rủ rê hút thuốc lá và đặc biệt là rất tò mò muốn thử. Có những cậu học trò mới lớn cũng khá tò mò về thứ gọi là “thuốc lá”, xem thử cảm giác khi hút thuốc như thế nào. Cũng có khi các bạn bị những bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo tập hút thuốc cho đúng là “đàn anh, đàn chị”. Hay ngay trong cuộc sống, trong gia đình có những người nghiện thuốc lá, làm cho các bạn trẻ học theo những tấm gương đó.

- Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc tới chính là sự thiếu quan tâm, sự giáo dục còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường.

Các bạn vẫn còn non nớt trong tư duy và nhận thức, chưa hiểu hết được tác hại của thuốc lá đối với học sinh như thế nào. Hơn nữa, các bạn đang ở giai đoạn ngộ nhận, tự cho rằng mình đã trưởng thành, chín chắn. Hay nói đúng hơn, các bạn đang có tâm lý muốn học làm người lớn, muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình cho mọi người thấy. Họ muốn thể hiện “bản lĩnh người lớn”, muốn ra oai với các bạn đồng trang lứa. Hay đó cũng có thể là các bạn trẻ gặp quá nhiều những áp lực từ nhiều phía, bị bế tắc nên tìm phương thức giải tỏa bằng cách hút thuốc lá…

 Hậu quả khi hút thuốc lá thường xuyên

- Sẽ gây khó khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi,

- Ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho các mô của cơ thể,

- Làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động --> làm tăng nhịp tim

- Giảm khả năng học tập: vì khói thuốc lá khi giải phóng vào trong máu, tích lũy lâu sẽ --> tổn thương hệ thần kinh --> bào mòn tư duy chất xám --> làm giảm khả năng sáng tạo của các em học sinh dẫn đến chán học, thích chơi và có biểu hiện lôi kéo các bạn cùng hút cho vui -->chất lượng và hiệu quả học tập sa sút.

- Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có thể gặp phải các bệnh như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,  hen, tim mạch, đột quỵ,... 

- Phụ nữ mang thai hút thuốc lá hay hít khói thuốc lá của người khác sẽ dễ gây sẩy thai, sinh non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra thiếu cân, trẻ dễ tử vong ngay sau sinh...

- Đối với trẻ em hít khói thuốc lá sẽ dễ bị viêm mũi, xoang, viêm phế quản phổi, hen,.. viêm tai giữa. Làm cho trẻ không tập trung để học tập.

Để không bị mắc các bệnh do thuốc lá gây ra, chúng ta không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá của người khác đang hút nữa nhé.

Học sinh cần trang bị kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc mọi người. Nói không với thuốc lá. 

Long Hoa

Nhiều địa phương đã đạt tiến độ tiêm chủng vắc xin Vero Cell theo yêu cầu từ Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 cấp tỉnh.

Tại huyện Đại Lộc, từ ngày 13 - 17.10 tiêm gần 34 nghìn liều vắc xin Vero Cell trong tổng số 46 nghìn liều đã nhận và chưa xảy ra trường hợp phản ứng nặng. Bà Võ Thị Đà - cán bộ Trung tâm Y tế huyện Đại Lộc cho biết: “Chúng tôi tăng cường tuyên truyền bằng xe lưu động, loa phát thanh, treo pa nô, áp phích, tư vấn tại điểm tiêm. Với số lượng vắc xin nhiều, người đăng ký tiêm cũng nhiều nên các địa phương phải huy động lực lượng y tế thôn bản, tình nguyện viên tham gia hỗ trợ để kịp tiến độ” - bà Đà cho biết.

Tiem vaccin Verro Cell tại UBND xa Binh Nam 1

Huyện Đông Giang trong 2 ngày 15 & 16.10 đã tiêm hết 2.500 liều vắc xin được nhận. Bà Đinh Thị Quỳnh - phụ trách tiêm chủng huyện Đông Giang cho biết: “Chúng tôi thông báo cho tất cả y tế thôn bản bằng mọi cách vận động người dân đến điểm tiêm vắc xin. Chúng tôi phổ biến cụ thể cho người dân về lợi ích của việc tiêm vắc xin, loại vắc xin sẽ được tiêm và tỷ lệ phản ứng của vắc xin Vero Cell. Sau khi tiếp nhận và hiểu rõ thông tin, hầu hết người dân tự nguyện tham gia. Có người còn vận động người thân hưởng ứng tiêm vắc xin”.

Ở điểm tiêm vắc xin UBND xã Bình Nam (Thăng Bình), nhân viên y tế hướng dẫn người dân tuân thủ giãn cách theo đúng quy định. Người dân được khám sàng lọc sức khỏe, tư vấn trước khi tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm. Theo ông Nguyễn Vĩnh Tuyển - Trưởng trạm Y tế xã Bình Nam cho biết, địa phương nhận được 1.000 liều vắc xin Vero Cell. Những ngày trước khi triển khai tiêm, đơn vị liên tục tuyên truyền trên loa phát thanh xã kết hợp y tế thôn tới nhà vận động người dân.

Với phương châm “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”, các địa phương được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Điều này nhằm nhanh chóng đạt độ bao phủ vắc xin trong cộng đồng. Ông Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, ngành y tế đã yêu cầu các địa phương huy động sự tham gia của cơ sở y tế tư nhân cũng như cán bộ y tế cùng hỗ trợ công tác tiêm chủng.

“Trước khi phân bổ vắc xin, chúng tôi yêu cầu các địa phương chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để thành lập nhiều đội tiêm chủng cố định và lưu động theo tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo đủ năng lực tiêm 5.000 - 10.000 liều/ngày ở mỗi địa phương.

Mỗi điểm tổ chức tiêm tối thiểu 200 - 300 liều/ngày và không quá 5 ngày/đợt tiêm chủng vắc xin. Mỗi đội tiêm có ít nhất 4 cán bộ y tế. Nhiều địa phương huy động lực lượng thanh niên, phụ nữ, dân quân tự vệ, y tế thôn bản, cộng tác viên dân số... phục vụ công tác đón tiếp, hướng dẫn người dân đến tiêm chủng và nhập dữ liệu phần mềm tiêm chủng theo quy định” - ông Trần Văn Kiệm nói.

Tính đến ngày 18.10, Quảng Nam đã nhận hơn 666 nghìn liều vắc xin, đạt 64,5% so với quyết định về số vắc xin được phân bổ theo kế hoạch. Số vắc xin thực tế đã tiêm cho đến ngày 18.10 là gần 600 nghìn liều với hơn 519 nghìn người được tiêm. Đối với vắc xin Vero Cell của Sinopharm, toàn tỉnh có 151.886 người được tiêm và chưa ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Hiền Minh

Phụ nữ khi mang thai luôn cần được chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kì để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh vì sức khỏe của mẹ trong suốt thời kỳ mang thai ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ và sức khỏe của thai nhi sau này. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, phụ nữ mang thai cần tuân thủ nghiêm ngặt thông điệp 5K, chỉ nên đến các cơ sở y tế khám thai trong những giai đoạn quan trọng của thai kỳ để hạn chế tiếp xúc, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tiêm phòng vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

cham soc phu nu mang thai mua covid

Đảm bảo dinh dưỡng

Bác sỹ Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam cho biết, trong mùa dịch COVID-19 phụ nữ mang thai cần ăn uống cân đối, đủ chất dinh dưỡng, khoảng 15 thực phẩm mỗi ngày để giúp chế độ dinh dưỡng đa dạng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch. Chú ý ăn đầy đủ các nhóm chất như: tinh bột (gạo, ngô, khoai, sắn…); chất đạm có trong (thịt, cá, trứng, sữa, các loại hải sản, đậu, đỗ); ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi; uống đầy đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày giúp cho các chức năng chuyển hóa, miễn dịch của cơ thể mẹ; ngủ sớm trước 10h tối, cố gắng duy trì giấc ngủ sâu khoảng 7 - 8 tiếng. Ngoài việc uống thêm thuốc bổ như Canxi, viên Sắt cho phụ nữ mang thai, thì phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm các loại vitamin C, vitamin D, Kẽm, các loại vitamin B để hỗ trợ phát triển hệ xương thai nhi, tăng cường hệ miễn dịch. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp thai phụ và thai nhi tránh được các vấn đề liên quan đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng mà còn giúp tăng đề kháng của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19, bảo vệ mẹ và con tốt hơn trước đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên rửa tay xà phòng, xúc họng thường xuyên bằng nước muối loãng giúp giảm đi triệu chứng viêm họng; tăng cường vận động bằng các động tác thư giãn nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày; giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, tay cầm nắm nên lau sạch; đeo khẩu trang đúng cách và không nên đi ra ngoài khi không cần thiết.

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ nên đến bệnh viện để khám thai vào các mốc quan trọng: thai khoảng 12 tuần; 20-22 tuần; 28-30 và 36 tuần đến khi sinh. Vì trong những giai đoạn này, ngoài việc khám kiểm tra sức khỏe thai phụ và thai nhi thì cần phải thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp phát hiện có các dấu hiệu bất thường phải đến ngay các cơ sở khám, chữa bệnh để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Tiêm phòng vắc xin COVID-19

Hiện nay, tiêm vắc xin phòng COVID-19 được xem là một trong những giải pháp căn bản giúp đẩy lùi sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh. Ngày 10/8, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn tạm thời về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Bộ Y tế cũng lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho thai phụ cần hỏi rõ tuổi thai và giải thích lợi ích, nguy cơ; phải cân nhắc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên; thai phụ cần ký cam kết nếu đồng ý tiêm và được tiêm vắc xin COVID-19 ở các cơ sở y tế có cấp cứu sản khoa.

Bác sỹ Kiều Trinh cũng cho rằng, bà bầu là đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao và buộc phải đối mặt với những triệu chứng nghiêm trọng khi nhiễm phải virus gây bệnh. Thêm vào đó, nếu chẳng may mắc COVID-19, Phụ nữ mang thai sẽ có các triệu chứng nặng hơn phụ nữ không mang thai và cần được chăm sóc y khoa bằng chế độ chăm sóc đặc biệt. Khi mang thai tử cung sẽ to lên đẩy cơ hoành lên nên phụ nữ mang thai dễ suy hô hấp hơn, tình trạng thiếu oxy cũng nhiều hơn. Do vậy, bên cạnh việc chăm sóc về mặt dinh dưỡng hợp lý, phụ nữ mang thai nên tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh khi có cơ hội, vì việc tiêm ngừa sẽ giúp thai phụ hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cũng như tình trạng chuyển nặng khi chẳng may mắc COVID-19. Trước khi tiêm vắc xin, thai phụ sẽ được khám sàng lọc, xem xét hồ sơ bệnh lý và các yếu tố khác sau đó bác sỹ đưa ra quyết định có tiến hành chích ngừa cho mẹ hay không.

Hiện nay, Theo hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vắc xin COVID-19 của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai và đang cho con bú chống chỉ định với vắc xin COVID-19 Sputnik V còn lại tất cả các vắc xin COVID-19 đều có thể tiêm phòng cho phụ nữ mang thai và vắc xin đó không chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

 Thùy An

Hiện nay, mới chỉ có vaccine COVID-19 dành cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Nhiều phụ huynh lo lắng liệu con em mình có an toàn không trong đại dịch? Khi nào có vaccine COVID-19 cho trẻ dưới 12 tuổi? Trước khi có vaccine, có cách nào để bảo vệ trẻ?

Các chuyên gia Y tế cho hay, trẻ em có hệ miễn dịch tốt với SARS-COV-2 và ít rủi ro với bệnh COVID-19 nặng. Thống kê từ tháng 3/2020 đến đầu tháng 8/2021 trên toàn nước Mỹ cho thấy, chưa đến 2% bệnh nhân nhập viện do COVID-19 là dưới 18 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra lý do vì sao trẻ em hầu như không bị bệnh COVID-19 nặng là do hệ miễn dịch trẻ em đối phó với SARS-CoV-2 tốt hơn người lớn.

TIEM VAC XIN TRE EM

Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, có 2 loại miễn dịch: Miễn dịch tự nhiên (có sẵn trong cơ thể) và miễn dịch thu được (cơ thể tạo thêm kháng thể và tế bào miễn dịch qua quá trình tương tác với virus, vi khuẩn, từ đó cơ thể học cách nhớ mặt các bệnh này). Hệ miễn dịch tự nhiên là miễn dịch phản ứng tại chỗ, nhanh, nhưng không cụ thể, không rõ ràng, không có sự lựa chọn hay trí nhớ miễn dịch. Trong khi đó miễn dịch thu được là phản ứng chậm hơn, có lựa chọn và có trí nhớ miễn dịch thông qua tương tác kháng thể với các tế bào khác. Cả người lớn và trẻ em đều có 2 loại miễn dịch này nhưng cách phản ứng của hai loại miễn dịch có thể có kết quả khác nhau với virus SARS-CoV-2.

Ở trẻ em, bảo vệ cơ thể ban đầu chủ yếu là hệ miễn dịch tự nhiên, gồm: Làn da, tế bào đại thực bào, tế bào bạch cầu... Hệ miễn dịch thu được gồm tế bào T, tế bào B, Natural Killer T cell - có khả năng nhận biết virus, nhớ virus vi khuẩn, nhớ bệnh và có thể gọi là lực lượng tinh nhuệ trung ương. 

Khi virus vào cơ thể trẻ em, nơi hệ miễn dịch tự nhiên lập tức phản ứng nhanh, nhiều và mạnh… Có thể lập tức đánh bại virus ngay lúc virus vừa xâm nhập, khi virus chưa kịp nhân bản nhiều trong lúc đợi miễn dịch thu được phát triển. Do đó, biến thể Delta có thể gây khó khăn cho hệ miễn dịch trẻ em do tính lây lan cao và khả năng nhân bản cao.- Ts Mười chia sẻ thêm.

Các nhà khoa học có nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên của Pfizer trên 2.260 trẻ em (12-15 tuổi), cho thấy vaccine Pfizer hiệu quả đến 100%. Nghiên cứu nhóm đối chứng ngẫu nhiên của Moderna thử nghiệm trên 3.732 trẻ em (từ 12-17 tuổi) cho thấy hiệu quả 100%, với số ca nhiễm là 0 ở nhóm tiêm vaccine và 4 ca ở nhóm không tiêm vaccine.

Như vậy, có thể thấy là vaccine bảo vệ hiệu quả trẻ em ở tuổi 12-15, thậm chí còn có thể cao hơn và so với người lớn. Cả hai nghiên cứu vaccine COVID-19 trên trẻ em đều không có tác dụng phụ nguy hiểm hay tử vong. Vì vậy, trẻ em trên 12 tuổi được khuyến khích tiêm vaccine COVID-19 như người lớn.

Hiện tại, chưa có vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ dưới 12 tuổi, ngành y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm rủi ro trẻ mắc và nhiễm bệnh Covid-19.

Cần xét nghiệm ngay khi trẻ em có triệu chứng để theo dõi và chữa trị. Các triệu chứng Covid-19 ở trẻ em có thể tương tự như người lớn. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em sẽ ít bị triệu chứng nặng nên các bậc cha mẹ cần theo dõi kỹ nếu trẻ có bất kỳ thay đổi nào, ví dụ như sổ mũi hay cảm sốt, mệt mỏi, biếng ăn.

Trẻ em có bệnh mạn tính như hen suyễn, béo phì, đái tháo đường sẽ dễ mắc COVID-19 hơn, vì vậy, cha mẹ nên theo dõi cẩn thận và chữa trị các bệnh cho tốt.

Minh Hoa

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh khiến cho người dân chủ quan trong phòng chống Sốt xuất huyết (SXH). Bởi khi mắc bệnh, người bệnh vì ngại đến cơ sở Y tế hoặc vì lý do trở ngại ở các khu vực cách ly, phong tỏa,... nên không được thăm khám và điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng nguy kịch cho sức khỏe.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 8 tháng đầu năm 2021, cả nước ghi nhận 43.952 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 13 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc sốt xuất huyết giảm 9,35% nhưng số ca tử vong lại tăng 10 trường hợp.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho hay, từ đầu năm đến nay, Quảng Nam ghi nhận 320 trường hợp mắc Sốt xuất huyết ở 84 xã/phường/thị trấn tại 14/18 huyện/thị/thành phố, số mắc giảm 78,3 % so với cùng kỳ năm 2020 (1474 ca mắc), đã phát hiện và xử lý 05 ổ dịch nhỏ tại 05 xã/phường/thị trấn; không có tử vong SXH. Mặc dù số ca mắc SXH giảm song vẫn tiềm ẩn nguy cơ do đây là thời điểm dịch bệnh dễ xảy ra, số ca mắc có thể sẽ tăng lên nếu người dân không chủ động các biện pháp phòng, chống.

PHUN THUOC PHONG SXH

   Dịch Sốt xuất huyết có thể bùng phát theo mùa

Bs Huỳnh Công Quang - PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho biết: "Lý do làm cho dịch Sốt xuất huyết thường gia tăng mạnh trong mùa mưa là vào mùa này, muỗi có điều kiện đẻ trứng và thời tiết lúc này thuận lợi để trứng muỗi phát triển thành bọ gậy/loăng quăng. Do vậy, để phòng ngừa bệnh Sốt xuất huyết thì hiện vẫn chưa có biện pháp gì mới, chủ yếu là phun thuốc diệt muỗi khi phát hiện ổ dịch và tuyên truyền, vận động người dân diệt bọ gậy/loăng quăng, diệt muỗi."

Tuy nhiên, cho dù các cấp chính quyền, địa phương thường xuyên tuyên truyền mạnh mẽ nhưng ý thức của người dân vẫn chưa cao, còn chủ quan, lơ là với bệnh Sốt xuất huyết, nhất là khi mà dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh như hiện nay thì vấn đề sức khỏe, tính mạng của nhiều người sẽ bị đe dọa nếu dịch chồng dịch. 

Cảnh giác, không chủ quan

Chị Nguyễn Thị Hồng Diễm, 40t, trú thôn An Thái, xã Bình An, huyện Thăng Bình bị đau đầu, nhức mỏi, sốt cao mấy ngày nay nhưng vì đang mùa dịch COVID-19 nên chị ngại đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Sau 4 ngày sốt cao, mệt mỏi quá nên chị được gia đình đưa vào Bệnh viện Minh Thiện cấp cứu, điều trị, chị chia sẻ: "Tôi nhập viện trong tình trạng bị sốt nóng, mỏi người, buồn nôn, họng xung huyết, bác sỹ kiểm tra, xét nghiệm cho biết tôi bị dương tính với vi-rút Dengue. Vì ngại phải đến bệnh viện, sợ lây nhiễm COVID-19 nên tôi cứ ráng nằm ở nhà, uống thuốc hạ sốt, lau mát,... tự theo dõi sức khỏe nhưng mãi không thấy khỏe. Cũng may mà tôi nhập viện kịp thời, chứ chậm trễ là sẽ dẫn đến nguy kịch cho sức khỏe."

Bác sỹ Nguyễn Văn Long - Bệnh viện Minh Thiện Quảng Nam cho biết: “Triệu chứng của Sốt xuất huyết là sốt cao liên tục (39-40 độ C), kéo dài 2-7 ngày, kèm theo đau đầu dữ dội vùng trán, sau nhãn cầu, đau cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết hoặc phát ban, xuất huyết dưới da kèm nôn dai dẳng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chảy máu lợi hoặc chân răng…. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, Sốt xuất huyết có thể biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng như: tràn dịch màng phổi, viêm phổi, sốc do thoát huyết tương nặng, chảy máu nội tạng, chảy máu não, tổn thương các tạng, tổn thương gan, rối loạn đông máu…”

Chủ động phòng bệnh

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Do bệnh lây từ người sang người qua đường muỗi đốt nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi.

Bs Huỳnh Công Quang - PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam khuyến cáo các biện pháp phòng chống Sốt xuất huyết hiệu quả như: Loại bỏ vật trung gian truyền bệnh đó là muỗi Aedes, người dân nên diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy quanh khu vực mình sinh sống; Thường xuyên vệ sinh môi trường bằng những công việc như: đậy kín các dụng cụ chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng, cọ rửa và thay nước ít nhất 1 tuần/lần với các dụng cụ chứa nước xô, chum vại, lọ hoa, bể chứa đựng nước, đặc biệt lưu ý các loại cây cảnh thủy sinh trong nhà cũng cần được thay nước và cọ rửa bình 1 tuần/lần.  Đối với các dụng cụ chứa nước lớn hay các bể chứa nên thả cá ăn bọ gậy, người dân cần thực hiện thu gom, hủy bỏ các loại phế thải có thể chưa nước như lốp xe cũ, chai lọ, vỏ đồ hộp, gáo dừa… Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo trên tường để giảm bớt chỗ trú ngụ của muỗi, ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần dài, áo dài tay đặc biệt khi làm vườn, ngủ màn kể cả ban ngày. Sử dụng các loại thuốc bôi chống muỗi trong những khung giờ sáng sớm và chiều tối, phun hóa chất diệt muỗi định kì tại nhà.

Sốt xuất huyết được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính phức tạp, khả năng lây nhiễm nhanh trong cộng đồng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tiết trời giao mùa kèm theo những đợt mưa ẩm là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Chính vì vậy, song song với phòng chống dịch COVID-19, người dân cũng cần trang bị kiến thức và phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Sốt xuất huyết.

Trưởng Hoa

Trước diến biến phức tạp của dịch COVID-19, vắc xin là vũ khí đắt lực để ngăn chặn và mang lại cho thế giới điều hy vọng kết thúc đại dịch trong tương lại không xa.

Việt Nam, sau những nỗ lực đàm phán nguồn cung và đẩy mạnh tiêm vắc xin, đến nay (22/10) đã có tổng số liều vaccine đã được tiêm là 71.889.209 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 51.157.792 liều, tiêm mũi 2 là 20.731.417 liều. Quảng Nam, (đến 23/10) số người được tiêm: 696.306 người tiêm (62,4% số người cần tiêm); trong đó 73.394 đối tượng đã tiêm đủ 2 mũi. Có 324.535 người được tiêm vắc xin VeroCell của Sinopharm Trung Quốc và chưa ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm chủng.

BAI vero cell CANH

Đảm bảo được tính an toàn

Hiện nay, Quảng Nam đang đẩy mạnh triển khai tiêm Vắc xin Vero Cell của Sinopharm, Vắc xin Vero Cell do Sinopharm, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng một triệu liều đã được sử dụng. Tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 . Hiện nay vắc xin Vero Cell đã được Bộ Y tế triển khai đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy vắc xin COVID-19  (Vero Cell)
bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19  là 79%.

Vắc xin COVID-19  (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần. Phản ứng sau tiêm chủng được ghi nhận hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn. Ngày 7/5/2021, vắc xin Sinopharm được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78,2%, đây cũng là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO.

Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vắc xin Covid-19 mang ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa vắc xin bị bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc. Việc cấp phép khẩn cấp vắc xin Covid-19 hiện nay vẫn đảm bảo được tính an toàn của vắc xin, khi thực hiện đầy đủ quy trình nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Tất cả các loại vắc xin khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ quy trình thử nghiệm lâm sàng gồm 3 giai đoạn trên nguyên tắc đảm bảo được 3 yếu tố: an toàn, sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ.

Nhiều đối tượng được chỉ định tiêm

Vắc xin Sinopharm được khuyến cáo cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Trong Sổ tay Hướng dẫn thực hành tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 (vero cell) bất hoạt của Sinopharm do Bộ Y tế ban hành cũng chỉ rõ việc thực hiện tiêm chủng vắc xin  này cho một số nhóm đối tượng đặc biệt.

1. Nhóm người từ 60 tuổi trở lên: Hồ sơ hiệu quả và an toàn của vắc xin có thể không được đầy đủ vì chỉ có một số lượng nhỏ người trên 60 tuổi tham gia trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, ở các nhóm tuổi lớn, tính sinh kháng thể sau tiêm vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm là tương tự như ở người trẻ tuổi, trong khi hiệu giá kháng thể trung hòa là đáng kể mặc dù có thấp hơn ở các nhóm tuổi lớn. Cần cân nhắc việc sử dụng vắc xin này ở những người lớn tuổi và chủ động giám sát phản ứng sau tiêm chủng.

2. Với nhóm người mắc bệnh nền: Tiêm chủng được khuyến nghị cho những người mắc loại bệnh nền mà được xác định là có nguy cơ bị nặng nếu bị nhiễm COVID-19.

3. Với nhóm người phụ nữ mang thai: Đây là vắc xin bất hoạt với chất bổ trợ thường được sử dụng trong nhiều loại vắc xin khác và hồ sơ an toàn tốt đã được ghi nhận, bao gồm cả ở phụ nữ có thai. Cho đến khi có dữ liệu để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch ở phụ nữ có thai, WHO khuyến cáo sử dụng Sinopharm cho phụ nữ có thai khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ rủi ro.

4. Nhóm người phụ nữ cho con bú: Vì đây không phải là vắc xin vi rút sống, nên nó không có khả năng gây ra nguy cơ cho trẻ bú mẹ. Hiệu quả của vắc xin được mong đợi là tương tự giữa phụ nữ đang cho con bú và những người trưởng thành khác. WHO không khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm phòng.

5. Nhóm người bị HIV: Có thể tiêm vắc xin nếu đối tượng thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng, cân nhắc đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ đối với từng cá nhân. Không cần thiết phải xét nghiệm HIV trước khi tiêm vắc xin.

6. Nhóm người bị suy giảm miễn dịch, người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch: Có thể tiêm vắc xin nếu họ thuộc nhóm nguy cơ, các thông tin, hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và rủi ro cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng.

7. Đối với những người đang điều trị nhận kháng thể đơn dòng hoặc đang dùng huyết tương như một phần của điều trị COVID-19: Nên hoãn tiêm chủng ít nhất 90 ngày.

8. Nhóm người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó: Có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có thể tiêm vắc xin sau 6 tháng khỏi bệnh.

Ít tác dụng phụ

Đánh giá chung về vắc xin Vero Cell của Sinopharm, các chuyên gia cho biết vắc xin phát huy hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp, là một mắc xích trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm vắc xin Covid-19 trên toàn cầu.

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell của Sinopharm được tiêm ít gấy tác dụng phụ, một số tác dụng phụ phổ biến có thể kể đến như:

- Đau, mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm;

- Mệt mỏi;

- Đau đầu, đau cơ;

- Sốt, ớn lạnh, buồn nôn.

Để giảm bớt tác dụng phụ khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể chườm mát tại vị trí tiêm. Uống thật nhiều nước và mặc trang phục nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu do sốt. Trong hầu hết các trường hợp những tác dụng phụ sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng mẩn đỏ, cơn đau gia tăng ở vị trí tiêm sau 24 giờ.

Cho đến nay theo Bộ Y tế, vắc xin + 5K là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Vắc xin COVID-19 tốt nhất là vắc xin có sẵn khi đến lượt. Vắc xin giúp bảo vệ bạn và cả những người xung quanh bạn. Vắc xin cũng sẽ làm giảm nguy cơ các biến thể đang lan truyền trong cộng đồng và các biến thể mới.

Long Cảnh