Chiều ngày 30/01, Đoàn công tác Bộ Y tế và Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam về công tác phòng chống Sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Quảng Nam trong năm 2022. Tham dự có Gs.Ts Vũ Sinh Nam - Chuyên gia cao cấp WHO, đại diện Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, Viện Pasteur Nha Trang, Ts.Bs Nguyễn Văn Văn - Phó giám đốc Sở Y tế, đại diện Lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác phòng chống Sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam.

thffgvbbg

Đại diện CDC Quảng Nam đã báo cáo công tác phòng chống Sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong năm 2022

Tại đây, đại diện CDC Quảng Nam đã báo cáo chung về công tác phòng chống Sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong năm 2022. Theo đó, năm 2022 số ca mắc là 21.306 ca, Quảng Nam xếp vào tỉnh có số ca bệnh Sốt xuất huyết cao nhất ở khu vực miền Trung; 18/18 huyện/thị xã/thành phố đều có ca bệnh và ổ dịch; Sốt xuất huyết đã xuất hiện tại các khu vực miền núi như: Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang,...; Quảng Nam đã ghi nhận chủng vi rút DEN-3 tại thành phố Tam Kỳ; ghi nhận 1 trường hợp tử vong. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thất thường trong năm khiến cho dịch bệnh Sốt xuất huyết bùng phát diện rộng; sự hiểu biết của người dân về chủ động phòng bệnh chưa đầy đủ; giao thông phát triển thuận lợi khiến cho tình hình Sốt xuất huyết dễ lan rộng,…

Qua báo cáo và trao đổi, đoàn công tác cũng có những góp ý, thảo luận về công tác phòng bệnh, nghiên cứu đặc điểm sinh thái từng địa phương, công tác giám sát tại các huyện miền núi, vai trò của công tác truyền thông tuyên truyền đến với người dân, cách áp dụng các phần mềm cảnh báo các ổ dịch,… 

Được biết, để nắm bắt rõ hơn về tình hình cũng như công tác giám sát Sốt xuất huyết, ngày 31/1, đoàn công tác sẽ có buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên để kiểm tra hệ thống giám sát ca bệnh, báo cáo ca bệnh, công tác điều trị, nhập dữ liệu, phát hiện và khoanh vùng ổ dịch,…; đi thực địa tại các xã ghi nhận ổ dịch, ca bệnh để giám sát ca bệnh, véc tơ và các hoạt động phòng chống Sốt xuất huyết tại cộng đồng./.

 

SKĐS - Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới; Các địa phương tiêm vaccine COVID-19 thấp cần đẩy nhanh tiêm chủng; Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

xet nghiem omicron 2 1642600179749162727367
Bệnh nhân COVID-19 nặng thấp nhất trong khoảng 2 năm qua
Bộ Y tế cho biết, ngày 3/1 có 71 ca mắc COVID-19, tăng nhẹ so với ngày trước đó. Bệnh nhân nặng giảm thấp nhất trong khoảng 2 năm qua, hiện chỉ còn 9 ca đang điều trị, trong khi có những thời điểm cách đây vài tháng số bệnh nhân COVID-19 nặng nhiều gấp hàng chục đến vài chục lần.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.525.408 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.473 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.611.338 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 9 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 7 ca, Thở máy xâm lấn: 2 ca.
Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023
Đến nay Việt Nam đã tiêm 265.519.661 liều vaccine COVID-19, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.219.798 liều: Mũi 1 là 71.080.948 liều; Mũi 2 là 68.692.161 liều; Mũi bổ sung là 14.492.826 liều; Mũi 3 là 51.670.772 liều; Mũi 4 là 17.283.091 liều;
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.861.797 liều: Mũi 1 là 9.127.071 liều; Mũi 2 là 8.955.925 liều; Mũi 3 là 5.778.801 liều;
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 18.438.066 liều: Mũi 1 là 10.242.255 liều; Mũi 2 là 8.195.811 liều.
Hiện vẫn còn nhiều địa phương tiêm chậm, thấp trong khi diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới khó dự đoán, nhiều biến thể phụ đang lưu hành, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.
Tiếp tục tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc triển khai các hoạt động tăng cường tiêm cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT.
Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng thời tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh" với thông điệp "Thực hiện – 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine+ thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác".
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 665,7 triệu ca, gần 6,7 triệu ca tử vong.
Theo Bộ Y tế Chile, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 2.309 trường hợp mắc mới COVID-19. Với hơn 5 triệu ca nhiễm và 63.000 ca tử vong kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Chile là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh tại khu vực Mỹ Latinh.
Bộ Y tế Malaysia (MOH) đang lên kế hoạch siết chặt các biện pháp kiểm tra y tế như một phần của chính sách kiểm soát biên giới nhằm phòng, chống dịch COVID-19. Việc kiểm tra thân nhiệt hành khách cũng đã được áp đặt trở lại tại các sân bay. Ngoài ra, giới chuyên gia y tế cũng khuyến nghị chính phủ áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trong trong giờ làm việc đối với những nhân viên sản xuất và chế biến thực phẩm.

 Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống

SKĐS - Bộ Y tế cho biết hiện có gần 40 ca COVID-19 nặng đang thở máy, oxy; Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch; Việt Nam đã tiêm gần 265,5 triệu liều vaccine COVID-19.

anh chup man hinh 2022 02 17 luc 145056 1645084275406889615709
Gần 40 ca COVID-19 nặng đang thở máy, oxy
Bộ Y tế cho biết ngày 27/12 có 211 ca mắc mới COVID-19, tiếp tục đà tăng ca mắc của những ngày trước đó. Trong ngày có 86 bệnh nhân khỏi, tiếp tục không ghi nhận ca tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.524.647 ca nhiễm, đứng thứ 13/230quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.465 ca nhiễm).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta đến nay là 10.610.917 trường hợp. Trong số hơn 850 nghìn người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 39 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 31 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca.
Dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới. Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch.

Thời gian tới là dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Do đó, Bộ Y tế yêu cầu cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19

Việt Nam đã tiêm gần 265,5 triệu liều vaccine COVID-19
Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 cả nước đến nay là 265.429.825

Nhóm từ 18 tuổi trở lên:

- Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.667.814 mũi tiêm (80,1%),

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (62,8%); Bình Định (60,4%); Phú Yên (62,3%); Đồng Nai (53,8%); Đồng Tháp (60%).
6 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Thanh Hóa (96,8%); Bắc Giang (98,1%); Quảng Ninh (96,8%) Nghệ An (100%); Lào Cai (97,1%); Sóc Trăng (100,4%).
- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.276.202 mũi tiêm (86,9%)

Nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.778.380 mũi tiêm (68,5%)

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,4%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (43%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Nhóm từ 5- dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.359.601 mũi tiêm

- Mũi 1: 10.230.216 mũi tiêm (92,5%)

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,2%); Quảng Trị (78,8%); Đà Nẵng (68,4%); TP Hồ Chí Minh (64,5%), BRVT (73,3%)
- Mũi 2: 8.129.385 mũi tiêm (73,5%) tăng 0,2%

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (54,9%); Đà Nẵng (36,7%); Quảng Nam (48,8%); TP HCM (40,5%), Bà Rịa- Vũng Tàu (44,6%)
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tăng cường tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc triển khai các hoạt động tăng cường tiêm cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT ngày 18/11/2022.

Israel coi COVID-19 là bệnh cúm từ ngày 31/1/2023

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, kênh truyền hình Kan tối 26/12 đưa tin các cơ sở xét nghiệm của Bộ Tư lệnh Mặt trận Nội địa sẽ đóng cửa từ ngày 18/1/2023 và hoạt động xét nghiệm COVID-19 sẽ được chuyển cho các cơ sở chăm sóc y tế.

Theo đó, từ ngày 31/1/2023, COVID-19 sẽ được Israel coi là một bệnh do virus gây ra, tương tự như cúm. Cũng từ thời điểm này, Trung tâm kiểm soát đại dịch COVID-19 sẽ đóng cửa và các bệnh nhân COVID-19 sẽ không còn phải cách ly theo dõi.

Kế hoạch của chính phủ Israel vấp phải sự phản đối từ các cơ sở y tế, họ yêu cầu có thêm thời gian và ngân sách, cũng như hướng dẫn cụ thể bằng văn bản. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của kênh i24NEWS, Giáo sư Cyrille Cohen, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Miễn dịch thuộc Đại học Bar Ilan, cho biết việc hạ cấp dịch COVID-19 xuống cúm đã được xác định từ lâu và tốc độ điều chỉnh này là bình thường.

 

SKĐS - Theo Bộ Y tế, virus Adeno gây bệnh ở người thường nhẹ, trừ một số trường hợp diễn biến nặng khi có bệnh kèm theo như suy giảm miễn dịch, bệnh phổi mạn, bệnh tim bẩm sinh, ung thư, ghép tạng...
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do virus Adeno.

Tại hướng dẫn do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành nêu rõ, virus Adeno gây bệnh ở người gây bệnh thường nhẹ, trừ một số trường hợp diễn biến nặng khi có bệnh kèm theo như suy giảm miễn dịch, bệnh phổi mạn, bệnh tim bẩm sinh, ung thư, ghép tạng...

Virus adeno gây bệnh ở người lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp trong phạm vi gần, hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với dịch cơ thể có chứa virus. Nguy cơ lây nhiễm giống như một số virus cảm lạnh thông thường, nhưng thấp hơn virus hợp bảo hô hấp (RSV), cúm mùa, SARS-CoV-2.

virus adeno 22 166384532816361485413


Y bác sĩ thăm khám, chăm sóc trẻ mắc virus Adeno tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Virus Adeno thường gây dịch ở nơi có điều kiện sống kém, đông đúc, có thể do nhiễm trùng bệnh viện qua bàn tay người chăm sóc, dụng cụ thăm khám chăm sóc, đặc biệt ở Khoa hồi sức, Sơ sinh, đơn vị ghép tạng.

Bệnh bắt đầu lây truyền vào cuối thời kỳ ủ bệnh và kéo dài đến 14 ngày sau khi phát bệnh hoặc có thể lâu hơn. Virus Adeno ở người mang có thể tồn tại trong vài tuần đến vài tháng, cư trú trong mô bạch huyết, nhu mô thận hay các mô khác thậm chí vài năm. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, xuân và đầu hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm.

Thời gian ủ bệnh của nhiễm virus Adeno khoảng từ 2 - 12 ngày, trung bình là 8 ngày, nhưng cũng có thể dài hơn 12 ngày. Triệu chứng bệnh biểu hiện qua phản ứng đáp ứng viêm hệ thống không đặc hiệu, viêm kết mạc, phản ứng hạch lympho, tổn thương đường tiêu hoá, và thường gây nặng bằng tổn thương đường hô hấp gây viêm phổi, suy hô hấp tiến triển...

Giải pháp điều trị chính là điều trị triệu chứng, điều trị theo sinh lý bệnh, có một số liệu pháp điều trị kháng virus nhưng vẫn đang là các nghiên cứu thử nghiệm làm sàng, có thể hóa điều trị ở một số trường hợp bệnh nặng và nguy kịch. Dự phòng bệnh chủ yếu là các giải pháp phòng ngừa lây nhiễm.

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm virus Adeno gây bệnh ở người rất đa dạng, sau thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể xuất hiện một hay nhiều triệu chứng như: sốt, đau đầu, họ khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, buồn nôn, đau bụng.

Nguyên tắc điều trị virus Adeno

Áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian - điều trị, chăm sóc.
Phân loại và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh.
Điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm ho, giảm đau...
Điều trị hỗ trợ khác: đảm bảo trẻ được bú mẹ và dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, dinh dưỡng...
Luôn tuân thủ nguyên tắc cấp cứu A-B-C: kiểm soát đường thở, thở, tuần hoàn
Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ cá thể hóa các biện pháp điều trị, đặc biệt là các ca bệnh nặng nguy kịch.

Kháng sinh/kháng nấm: Chỉ sử dụng khi có chỉ định.
Điều trị bệnh nền, bệnh kèm theo nếu có.
Điều trị triệu chứng tại nhà, theo dõi và phát hiện dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến viện kịp thời.

Hạ sốt: paracetamol liều 10 – 15 mg/kg/lần nếu sốt ≥ 38,5° C cách 4-6 giờ nếu trẻ sốt lại 2 38,5°C.
Cho trẻ mặc thoảng, phòng thoáng khí, khi sốt ngoài uống hạ sốt có thể kết hợp kèm chườm nước ấm (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 3-5 C)
Cho trẻ uống thêm dung dịch diện giải oresol, ăn nhiều bữa, ăn lỏng.
Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế cho biết trong 10 tháng năm 2022, cả nước ghi nhận 12.119 trường hợp mắc bệnh do virus Adeno; 20 trường hợp tử vong/nặng. Số mắc ghi nhận chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc.

Riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhi đến khám được chẩn đoán mắc bệnh do vi rút Adeno và nhập viện có xu hướng tăng cao (7.000 trường hợp mắc bệnh trong tháng 9, 10/2022 trong tổng số 7.233 trường hợp mắc của 10 tháng năm 2022).

Nguồn Sức khỏe và Đời sống


SKĐS - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy hiện có gần 60 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở oxy, thở máy; Việt Nam đã tiêm hơn 264,7 triệu liều vaccine, tuy nhiên vẫn còn hàng chục tỉnh, thành tiêm thấp, tiêm chậm; WHO khẳng định tiêm vaccine vẫn là giải pháp chiến lược nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Ca mắc COVID-19 giảm xuống thấp nhất trong hơn 40 ngày qua
Bộ Y tế cho biết ngày 4/12 số ca mắc COVID-19 giảm còn 204 ca, thấp nhất trong hơn 40 ngày qua; trong ngày không có bệnh nhân tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.517.722 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.395 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 10.608.922 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, gíam sát số bệnh nhân đang thở oxy là 56 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 45 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 1 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.177 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

111
Bộ Y tế đề nghị tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả việc tiêm vaccine COVID - 19
Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 ở nước ta đến nay là: 264.720.297.
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 3 đạt tổng số có 51.635.024 mũi tiêm (79,8%);
• 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (62,8%); Bình Định (60,4%); Phú Yên (62,2%); Đồng Nai (53,8%); Đồng Tháp (60%).
• 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (100%); Sóc Trăng (100%).
Tiêm mũi 4 đạt tổng số có 17.204.820 mũi tiêm (87,8%);
Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3 đến nay đạt 5.750.158 trẻ (67,8%)
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (39,3%); Phú Yên (48,4%); Bình Thuận (43,4%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (42,9%).
3 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,1%); Lâm Đồng (94,8%); Bến Tre (94,1%).
Đối với nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 17.792.532, trong đó mũi 1: 10.154.603 trẻ (91,9%)
• 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (76,8%); Quảng Trị (78,8%); Thừa Thiên Huế (83%); Đà Nẵng (67,9%); TP HCM (64,2%).
• 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Sơn La (100%); Hoà Bình (100%); Long An (99,9%).
Mũi 2 là 7.637.929 trẻ (đạt tỷ lệ 69,1%)
• 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (33,4%); Quảng Nam (40,9%); TP HCM (37,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (50,6%); Đồng Nai (48,3%).
• 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (100%); Sóc Trăng (100%); Cà Mau (99,3%).
Tại Hội nghị tổng kết công tác ngoại giao vaccine diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Tổ chức Y tế Thế giới tiếp tục khẳng định đến thời điểm hiện tại, tiêm vaccine vẫn là giải pháp chiến lược nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ vaccine trên cả nước cao, song tại một số địa phương, việc tiêm vaccine chưa bảo đảm yêu cầu, tiến độ tiêm chủng còn chậm….
Do đó tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả việc tiêm vaccine phòng COVID-19, hoàn thành sớm nhất việc tiêm vaccine cho các lứa tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhất là các tỉnh, thành phố có tỉ lệ tiêm chủng mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi còn thấp, không để lãng phí vaccine.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 649,7 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.
Nhiều thành phố ở Trung Quốc đã nới lỏng hạn chế phòng dịch COVID-19. Cụ thể, chính quyền thủ đô Bắc Kinh đã dỡ bỏ các quầy xét nghiệm COVID-19 và ngừng yêu cầu người dân cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính khi đến siêu thị.
Ga tàu điện ngầm cũng sẽ ngừng yêu cầu kết quả xét nghiệm từ ngày 5-12. TP.Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông) tuyên bố sẽ không yêu cầu người dân xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính khi sử dụng phương tiện công cộng hoặc vào công viên, sau các động thái tương tự đến từ TP.Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) và TP.Thiên Tân.
Thâm Quyến cũng sẽ không yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính đối với khách du lịch nhập cảnh vào thành phố.

 

 

SKĐS - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; hiện có 82 ca nặng đang thở máy, oxy; Bệnh nhân ung thư máu nếu điều trị ghép tế bào gốc máu đồng loài, tỉ lệ sống trên 5 năm lên tới 50%; Cần sớm đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý...

cac y bac si dieu tri cho benh nhan nang tai benh vien hoi suc covid 19 tp ho chi minh anh hai an 16293606162721431831472
Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng nhẹ
Bộ Y tế cho biết ngày 24/11 có 489 ca mắc mới COVID-19, giảm nhẹ so với ngày trước đó; Sau vài ngày không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong, hôm nay đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong tại Bình Thuận; trong ngày tiêm hơn 100.000 liều vaccine COVID-19.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.513.173 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.349 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi là: 10.607.682 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở ô xy là 82 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 69 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 7 ca. Như vậy số bệnh nhân nặng có tăng nhẹ so với ngày 23/11. Đây cũng là ngày thứ 2 trong tháng 11 tính đến thời điểm này số ca nặng tăng lên, trước đó thường dao động từ hơn 40 ca - hơn 60 ca.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai Chương trình tiếp tục phối hợp tăng cường triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

Chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị...

Bệnh nhân ung thư máu nếu điều trị ghép tế bào gốc máu đồng loài, tỉ lệ sống trên 5 năm lên tới 50%
Bên lề Hội nghị khoa học huyết học - truyền máu năm 2022, tổ chức ngày 24-25/11 tại Hà Nội, TS Bạch Quốc Khánh - Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam chia sẻ mỗi năm Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiếp nhận 1.000 - 1.500 bệnh nhân các bệnh ung thư máu mới. Tại khoa điều trị hóa chất bệnh viện thường là khoa đông bệnh nhân nhất, trung bình điều trị cho khoảng 250 bệnh nhân.

Hiện nay, viện đã có những bước tiến quan trọng, áp dụng kỹ thuật mới để điều trị cho bệnh nhân. Tính đến nay viện đã ghép tế bào gốc cho gần 600 ca bệnh, trong đó 2/3 là ghép tế bào gốc máu đồng loài (từ anh chị em ruột, cha mẹ, máu dây rốn). Đối với những bệnh nhân ung thư máu, nếu điều trị hóa trị liệu đơn thuần thì thời gian sống đến 5 năm khoảng 20-30%. Nhưng với phương pháp điều trị ghép tế bào gốc máu đồng loài, tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên tới 50%.

Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm những phương pháp điều trị hiệu quả hơn như thuốc điều trị nhắm đích. Loại thuốc này khi vào cơ thể sẽ tìm những tế bào ung thư để tiêu diệt, không gây độc cho cơ thể như hóa trị liệu.

Bên cạnh đó là liệu pháp tế bào trị liệu, mở ra nhiều hứa hẹn điều trị khỏi bệnh ung thư máu trong một số trường hợp.

Hiện nay Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã triển khai điều trị nhắm đích cho bệnh nhân ung thư máu. Bảo hiểm y tế cũng có chi trả một phần cho phương pháp này nên đã tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với phương pháp hiện đại. Với liệu pháp tế bào trị liệu, viện đang hợp tác với các chuyên gia của Bỉ để giúp bệnh viện triển khai những công nghệ này trong tương lai.

Cần sớm đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý
Tăng cường phối hợp, quyết liệt đẩy nhanh hơn tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh
Tại hội thảo "Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới" do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 24/11 nhằm cập nhật thông tin mới từ đại diện các bộ, ngành liên quan về tiến độ quản lý thuốc lá thế hệ mới, ông Đinh Dũng Sỹ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) cho biết từ năm 2017, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức liên quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 67 năm 2013 về một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.

Theo ông Sỹ, cho đến nay, tiến độ xây dựng, thống nhất ý kiến giữa các bộ để trình Chính phủ xem xét, thông qua đã là muộn đồng thời dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 67 về kinh doanh thuốc lá vẫn chưa được hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành.

Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội cũng cho biết, tại Việt Nam, tình trạng tội phạm ma túy trộn các loại ma túy vào các sản phẩm thuốc lá điện tử, hướng vào đối tượng học sinh, sinh viên và giới trẻ đang rất phức tạp, một số vụ việc đã được điều tra, phát hiện.

Theo quy định Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá thì thuốc lá làm nóng/nung nóng được hiểu là thuốc lá và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Đối với thuốc lá điện tử thì chưa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, pháp luật hiện nay chưa có quy định. Đến nay thuốc lá thế hệ mới vẫn chưa có biện pháp quản lý phù hợp, Bộ Công Thương cần phối hợp với các bộ có liên quan sớm trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 644,5 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.

Nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản về ứng phó với đại dịch COVID-19 nhận định có một số dấu hiệu cho thấy làn sóng lây nhiễm thứ 8 ở nước này sẽ sớm chạm đỉnh trong bối cảnh tốc độ tăng số ca nhiễm mới đang có dấu hiệu chậm dần. Nhằm khống chế dịch COVID-19, ngày 22/11, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã cấp phép khẩn cấp cho thuốc điều trị COVID-19 dạng uống Xocova của hãng Shionogi.

Đây là thuốc chữa COVID-19 dạng uống thứ 3 được lưu hành ở Nhật Bản nhưng là sản phẩm nội địa đầu tiên được cấp phép. Dự kiến, Xocova, sẽ bắt đầu có mặt trên thị trường vào nửa cuối của tháng 12.

Tại Hàn Quốc, giới chức nước này đã hối thúc người dân tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát mạnh vào mùa Đông. Hàn Quốc cũng đã giảm khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm tăng cường vaccine ngừa COVID-19 đối với người trưởng thành từ 120 ngày xuống còn 90 ngày.

SKĐS - Theo thống kê của Bộ Y tế đến nay hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; hiện 107 bệnh nhân nặng đang điều trị, cao nhất từ trước đến nay; TP HCM yêu cầu tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 trong 2 tuần cuối tháng 11/2022...

covid ngay 7 16677812826141585256390

Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng cao nhất từ đầu tháng 11 đến nay
Bộ Y tế cho biết ngày 20/11 có 274 ca mắc COVID-19 mới, đây là ngày thứ 5 trong tháng 11 tính đến thời điểm này, số ca mắc mới COVID-19 ở con số dưới 300. Ngày 20/11 cũng là ngày có số bệnh nhân nặng cao nhất từ đầu tháng 11 đến nay với 107 trường hợp đang điều trị, gấp đôi ngày trước đó (những ngày qua, số bệnh nhân nặng thường chỉ dao động trong khoảng từ 50- gần 70 trường hợp/ ngày)

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.511.452 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.332 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.606.901 người; trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở ô xy là 107 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 63 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 21 ca; Thở máy không xâm lấn: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 21 ca.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai Chương trình tiếp tục phối hợp tăng cường triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

UBND TP HCM yêu cầu tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 trong 2 tuần cuối tháng 11/2022
UBND TPHCM vừa có công văn gửi sở, ban, ngành TP; UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức về tiếp tục triển khai đợt tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 trong 2 tuần cuối tháng 11/2022.

Theo đó, UBND TPHCM giao Sở Y tế đảm bảo cung ứng nguồn vaccine, nhân sự tham gia các đội tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân. Chỉ đạo Trung tâm Cấp cứu 115 hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương bố trí xe cấp cứu với đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, thuốc cấp cứu theo đúng cơ số quy định; kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc cấp cứu tại các điểm tiêm lưu động trên địa bàn.

Cùng với đó, chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng hướng dẫn hoặc tiếp nhận xử trí kịp thời khi có trường hợp phản ứng sau tiêm vaccine liên hệ hoặc trực tiếp đến cơ sở; báo cáo đầy đủ thông tin tình hình tiếp nhận, xử trí các trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm tại cơ sở theo quy định.

Tiếp tục chỉ đạo Bệnh viện đa khoa TP, bệnh viện chuyên khoa sản, nhi, bệnh viện quận, huyện, trung tâm y tế, trạm y tế phải duy trì tổ chức điểm tiêm cố định tại cơ sở để tiêm cho người dân trên địa bàn bao gồm người lớn và trẻ em, kể cả thứ bảy, chủ nhật.

UBND TP yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân bằng nhiều hình thức khác nhau; đồng thời công khai lịch tiêm vaccine phòng COVID-19 hằng ngày trên trang tin điện tử của ngành nhằm tăng cường vận động người dân và phụ huynh đưa trẻ trong độ tuổi tiêm chủng đến các điểm tiêm.

TP HCM hiện vẫn có tên trong danh sách những địa phương tiêm chậm mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 642,9 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.

Báo cáo từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cảnh báo cặp đôi BQ.1 và BQ.1.1 đã chiếm tới 49,7% trình tự gien SARS-CoV-2 được giải mã giám sát ở nước này trong tuần vừa qua.

Đây là mức tăng nhanh so với con số 39,5% trong tuần trước. BQ.1 và BQ.1.1 được cho là chỉ mới xuất hiện ở Mỹ cách đây 2 tháng. Trong đó, BQ.1.1 gây chú ý vì tuy xuất hiện sau nhưng đã chiếm tỉ lệ ngang ngửa với BQ.1. BQ.1.1 chiếm 24,2% , trong khi BQ.1 chiếm 25,5% các ca bệnh đang lưu hành tại Mỹ.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Sydney và Viện Centenary của Australia đã phát triển một loại vaccine dạng nhỏ mũi có thể giúp cơ thể tăng cường khả năng bảo vệ trước virus gây bệnh COVID-19 và giảm thiểu sự lây truyền của virus.

Báo cáo kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng đối với loại vaccine mới này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.

SKĐS - Theo Bộ Y tế đến nay hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi; hiện đang có hơn 60 bệnh nhân nặng thở oxy, thở máy; Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới.

tiem vaccine covid 19 cho hoc sinh ng 1667458262849621772520
Hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi
Bộ Y tế cho biết có 509 ca mắc COVID-19 trong ngày 17/11, đây là ngày thứ 3 liên tiếp ca mắc mới vượt mốc 500; trong ngày không có bệnh nhân tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.510.484 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.322 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.606.460 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 62 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 52 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 9 ca.
Biến thể phụ BQ.1 của COVID-19 tăng từ 13,3% lên 16,2%
Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, chưa ổn định và khó dự đoán. Miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Đồng thời, virus liên tục biến đổi với các biến chủng mới, biến chủng phụ tiềm ẩn khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị, không loại trừ nguy cơ tăng nặng, tử vong trở lại.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.

Đồng thời chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Trong báo cáo mới nhất của WHO cho thấy kết quả phân tích dữ liệu dựa trên các trình tự gen SARS-CoV-2 được khắp thế giới tổng hợp về cơ sở dữ liệu chung GISAID đã khiến WHO lưu ý đặc biệt một số dòng Omicron mới nổi. Trong đó BQ.1 tăng từ 13,3% lên 16,2%; trong khi BA.5 với các đột biến thoát miễn dịch bổ sung tăng từ 22,4% lên 23,2%. Toàn cầu cũng có khoảng 14,4% trình tự gien chưa được xác định cụ thể.

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rạng sáng 17/11 (giờ Việt Nam), cho thấy tuần qua cả thế giới ghi nhận 2,345 triệu ca COVID-19 mới, tăng nhẹ 2% so với tuần trước đó. Số ca tử vong giảm tận 30%, chỉ còn 7.457 ca.

Điểm nóng của dịch COVID-19 tiếp tục là Tây Thái Bình Dương. Tuần qua khu vực này có 1,163 triệu ca COVID-19 mới, tăng 18% và cũng là mức tăng lớn nhất trong 6 khu vực của WHO. Số ca tử vong tăng 14%, tương đương 643 ca.

Khu vực có số ca cao thứ 2 thế giới là châu Âu với gần 697.000 ca mới, tuy nhiên đã là mức giảm sâu 21% so với tuần trước dù một số nước còn bị tô đậm với các sắc độ từ cam đến đỏ sậm trên bản đồ tỉ lệ mắc.

Khu vực có số ca cao thứ 3 là châu Mỹ với hơn 418.000 ca mới, trong đó riêng Mỹ đã chiếm 282.000 ca. Ba khu vực còn lại của WHO (Đông Nam Á, Đông Địa Trung Hải và châu Phi) ghi nhận số ca không đáng kể, chỉ vài ngàn đến vài chục ngàn cho cả khu vực.

Ngày 17/11, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết các ca lây nhiễm từ một số mầm bệnh kháng kháng sinh được gọi là siêu vi khuẩn đã tăng hơn 2 lần tại các cơ sở y tế ở châu lục này. Đây là bằng chứng mới cho thấy các tác động sâu rộng của đại dịch COVID-19.

SKĐS - Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể diễn biến nặng, tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch…

20190917 160839 202838 benh whitmore co la max 1800x1800 1668081109976200159271
Đã có trường hợp tử vong vì bệnh Whitmore
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của Bệnh viện Nhi TW và của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh Whitmore (tên gọi khác là bệnh Melioidosis) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, trong đó có 2 trường hợp là trẻ em tại thị xã Nghi Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và 1 trường hợp là người lớn tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Liên quan đến bệnh này, cuối tuần qua Bệnh viện Nhi TW cho biết đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong vì bệnh này đó là bé trai 15 tuổi (SN 2007 ở xã Mai Lâm, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) mắc bệnh Whitmore đã tử vong vào đêm 11/11, trong tình trạng suy đa tạng, hoại tử ruột.

Trước đó, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi TW vào ngày thứ 12 sau khi khởi phát trong tình trạng nặng; phổi tổn thương, suy hô hấp, vẫn còn ban sẩn xuất huyết ở 2 bàn tay, trẻ tiếp tục được thở máy, duy trì vận mạch, sử dụng IVIG, tiến hành lọc máu, xét nghiệm tìm căn nguyên.

Mẫu cấy máu ngay từ khi vào viện đã phát hiện ra trực khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei vào ngày 3/11/2022. Các bác sĩ đã chẩn đoán trẻ bị shock nhiễm khuẩn/suy đa tạng/Whitmore.
Theo các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi TW, bệnh Whitmore (bệnh Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 và đến hiện nay vẫn xuất hiện rải rác ở một số địa phương

Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là những vùng ngập úng sau lũ lụt. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi lội trong nước, bùn thời gian dài hoặc có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm vi khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người và không lây lan thành dịch lớn.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể diễn biến nặng, tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch … Điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với vi khuẩn, hiện chưa có vaccine phòng bệnh.

Điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh Whitmore.

Các biểu hiện lâm sàng hay gặp về bệnh Whitmore
Viêm phổi là thể bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện lâm sàng giống với các viêm phổi mắc phải trong cộng đồng do các căn nguyên khác. Bệnh nhân có sốt cao, sốt rét run, ho đờm mủ. Tổn thương có thể tiến triển thành viêm phổi hoại tử dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn huyết cũng là thể bệnh hay gặp, có thể không xác định được đường vào, dễ diễn biến thành sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng gây tử vong.
Áp xe hoặc viêm mủ tuyến mang tai.
Các biểu hiện lâm sàng ít gặp hơn gồm:

Ổ áp xe trong ổ bụng: áp xe gan, áp xe lách, áp xe cơ thắt lưng chậu.
Da và mô mềm: tổn thương đa dạng không đặc hiệu như loét da, áp xe dưới da, mụn mủ rải rác, viêm mô tế bào, viêm cân mạc, áp xe cơ.
Thận tiết niệu: Viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến, áp xe tiền liệt tuyến.
Xương khớp: Viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng.
Thần kinh: viêm màng não mủ, áp xe não, viêm màng não – tủy.
Tim mạch: viêm màng ngoài tim, phình mạch.
Viêm hạch bạch huyết.
Tại da, tổn thương là các u hạt, loét da khó lành.
Đối với trẻ em, các bác sĩ cho biết thể bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra nhưng không thường xuyên. Ngược lại, thường gặp các tổn thương da hoặc viêm mủ, áp xe tuyến mang tai.

Điều trị bệnh Whitmore thế nào?
Sử dụng kháng sinh đặc hiệu

Tất cả các trường hợp nhiễm B. pseudomalei từ nhẹ đến nặng đều cần được điều trị ban đầu bằng kháng sinh tĩnh mạch ít nhất hai tuần, sau đó là điều trị duy trì kháng sinh đường uống trong tối thiểu ba tháng. Kháng sinh được khuyến cáo sử dụng gồm: Ceftazidim (lựa chọn ưu tiên); Meropenem; Imipenem/cilastatin.

Các bác sĩ lưu ý với phụ nữ có thai ưu tiên lựa chọn amoxicillin/clavulanic trong giai đoạn duy trì.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh Whitmore như sau:

1) Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.

2) Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

3) Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/ gần nơi bị ô nhiễm.

4) Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.

5) Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

6) Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch … cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

7) Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

SKĐS - Những nơi đã từng phát sinh dịch sốt xuất huyết thì khả năng cao sẽ lại tiếp tục phát sinh dịch do quần thể muỗi gây bệnh vẫn còn, cần đặc biệt quan tâm các biện pháp phòng ngừa.

muoi gay benh sot xuat huyet 16683278018101068266150
Không mở cửa sổ lúc sáng sớm

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết ngày càng có sức sống dai dẳng hơn, thậm chí có những con muỗi đã kháng thuốc. Nên có những nơi, dù đã phun thuốc diệt muỗi, vẫn bị sốt xuất huyết.

TS Phạm Thị Khoa, nguyên cán bộ Viện Sốt rét, ký sinh trùng Trung ương cho hay, khi đi điều tra về thực trạng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thì thấy rằng, những khu vực mà có số lượng muỗi chỉ 0,3 con/hộ gia đình là những khu vực ít/gần như không có khả năng bị bệnh sốt xuất huyết.

Do vậy, trong một hộ gia đình, chỉ cần có từ 1 con muỗi trở lên là có thể có nguy cơ bị lây nhiễm. Điều đặc biệt là quần thể muỗi gây bệnh sốt xuất huyết tồn tại rất dai dẳng. Nếu năm ngoái đã bị mắc sốt xuất huyết thì khả năng lớn năm nay lại tiếp tục có người mắc ở khu dân cư đó.

Để phòng ngừa sốt xuất huyết, TS Phạm Thị Khoa cho hay nguyên tắc đầu tiên là phải diệt hết loăng quăng, không để các chum, vại chứa nước hoặc các chậu cây cảnh có nước. Những chậu cây phát lộc trong nhiều gia đình lâu ngày không thay nước cũng có thể là nơi phù hợp để muỗi sinh sôi.
Nếu xung quanh nhà có các ao, mương nước… thì phải sử dụng chất diệt bọ gậy Hantephot hoặc Apat để rắc lên vùng có nước mỗi tuần 1 lần.

Đặc điểm của muỗi sốt xuất huyết là chỉ hoạt động vào ban ngày nên để phòng muỗi vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa lúc sáng sớm. Đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất.

Trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều, khi có nắng lên là muỗi ít hoạt động hơn. Khoảng thời gian nhập nhoạng tối, muỗi có thói quen bay vào nhà để tìm nơi trú ngụ nên cũng hạn chế mở cửa thời điểm này.

Muỗi thường thích tập trung ở nơi râm mát, ẩm ướt. Đối với các gia đình có vườn cây quanh nhà rộng, có thể diệt muỗi bằng cách phun cồn y tế vào gốc cây. Nếu nhà có nhiều rãnh nước thải xung quanh, hãy dùng dầu hỏa đổ lên mặt nước của rãnh nước thải, muỗi sẽ không thể đẻ trứng.

Dùng hương muỗi, chế phẩm thảo dược
TS Khoa khuyên, để phòng bệnh sốt xuất huyết, có thể sử dụng hương muỗi để đuổi muỗi ra khỏi nhà. Tuy nhiên hương muỗi chỉ làm muỗi ngất hoặc bay đi nơi khác chứ muỗi không chết, do đó khi dùng hương muỗi phải dùng liên tục ít nhất trong vòng 1 tuần. Sau khi đốt hương thì phải quét nhà để dọn sạch muỗi ngất đi. Khi nào không nhìn thấy có muỗi trong nhà thì mới ngừng đốt hương.

Ngoài ra có thể sử dụng các loại dung dịch đuổi muỗi thảo dược để lau nhà cũng có tác dụng chống muỗi rất tốt. Đối với trẻ em có thể sử dụng các loại chế phẩm xịt chống muỗi thảo dược an toàn cho sức khỏe.

Việc phun hóa chất phải được thực hiện bởi các cơ quan y tế, nguyên tắc chỉ phun ở các khu đã phát sinh ổ dịch chứ không phun hóa chất để phòng ngừa vì nó ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.
Nếu gia đình bạn có điều kiện, có thể lắp đặt cửa chống muỗi ở tất cả các cửa và ô thoáng. Việc này giúp ngăn chặn muỗi xâm nhập vào bên trong nhà bạn, bảo vệ mọi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên cách này nên thực hiện đồng thời với nhiều cách khác, vì muỗi có thể không bay được vào nhà, nhưng bạn thì chắc chắn sẽ có lúc phải ra khỏi nhà. Khi đó cửa chống muỗi không thể bảo vệ được bạn nữa.

Nếu có sở thích trồng cây cảnh, thay vì các chậu cây cảnh kín mít, bạn hãy xen vào đó những cây đuổi muỗi hữu ích. Cây đuổi muỗi đó là cây ngũ gia bì, loài cây này có đặc tính ngăn không cho muỗi sinh sản. Ngoài ra còn có sả, húng lụi, húng quế, bạc hà, cây tùng thơm... Bạn có thể trồng nó ở cửa sổ, cửa chính hoặc trong vườn tùy thích.

Miếng dán chống muỗi được nhiều gia đình sử dụng. Miếng dán này thường được chiết xuất từ tinh dầu sả hay bạch đàn chanh. Cần lưu ý nguy cơ bị mần ngứa, phồng rộp da là rất gần, đặc biệt là đối với da của trẻ em còn non nớt, sức đàn hồi kém thì rất dễ phản tác dụng. Nếu sử dụng miếng dán chống muỗi, chỉ nên dùng sản phẩm của hãng có uy tín, ghi rõ thành phần.
Kem bôi chống muỗi cũng được nhiều gia đình lựa chọn. Thị trường sản phẩm kem bôi chống muỗi rất phong phú, đa dạng. Bôi kem chống muỗi là một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa sốt xuất huyết. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng xấu với các hóa chất có trong kem chống muỗi, vì vậy, bạn nên kiểm tra thành phần của loại sản phẩm này trước khi sử dụng.

GS Bùi Công Hiển, Hội Côn trùng học Việt Nam khuyên, nếu nhà không trồng cây húng lủi, bạn có thể ra chợ mua một nắm húng lủi, vò nát, đặt trong góc nhà, nóc tủ, bệ cửa sổ… cũng có tác dụng ngăn muỗi trong 1-2 ngày. Mùi hương của bông và lá cây cúc vạn thọ là mùi mà muỗi rất không ưa. Trồng một vài chậu hoa cúc vạn thọ quanh nhà, ngoài vườn cũng là cách để hạn chế muỗi tấn công con người.

Người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi cắn như dùng kem chống muỗi, ngủ màn, tránh xa nơi có muỗi cắn để không bị nhiễm bệnh. Hiện nay tại Quảng Ninh và miền Bắc, sốt xuất huyết đang là đỉnh điểm của dịch nên người dân cần lưu ý chủ động phòng bệnh sớm.

Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh, Việc phòng chống bênh sốt xuất huyết cần sự tham gia chung tay của tất cả các ban ngành đoàn thể hạt nhân chính là sự tham gia tích cực của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình thực hiện diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy triệt phá tận gốc nguồn sinh sản củamuỗi truyền bệnh.

SKĐS - Bộ Y tế vừa có quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Quyết định số 3044/QĐ-BYT của Bộ Y tế bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành ngày 9/11 căn cứ trên đề xuất của Cục Y tế Dự phòng; Các hoạt động phòng, chống bệnh được thực hiện theo quy định của luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và căn cứ vào tính chất nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ.

dau mua khi tre em 1667651377713973640382

Tại nước ta, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm.

Trong đó, nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh bao gồm các bệnh bại liệt, cúm gia cầm A(H5N1), bệnh đậu mùa, bệnh COVID-19, bệnh sốt vàng…

Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu…

Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (giang mai, lậu, bệnh sốt mò, sán lá gan, sốt xuất huyết do virus Hanta…).

Tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài.

Đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu.
Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Năm 2003, đợt dịch đầu tiên bên ngoài châu Phi là ở Mỹ liên quan đến cầy thảo nguyên (chó đồng) đã dẫn đến hơn 70 ca mắc và sau đó bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo rải rác.

Từ tháng 5 đến nay dịch có diễn biến bất thường, lan ra nhiều quốc gia. Thời gian ủ bệnh thường 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.

Các triệu chứng thường thấy như là: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

SKĐS - Cùng với dịch sốt xuất huyết, cúm B vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương khiến nhiều người lo lắng.
Dấu hiệu nào để phân biệt cúm B và sốt xuất huyết? Chăm sóc tại nhà thế nào để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe?

sot cum b 1667055514213220053515

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm TS. BS Bùi Thị Thu Hoài, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E sẽ lý giải.

1. Tại sao thời điểm này cúm B lại trở nên rầm rộ hơn?
Theo TS. BS Bùi Thị Thu Hoài, bệnh cúm B có thể gặp quanh năm nhưng ít khi gặp mùa hè, tuy nhiên năm nay điều bất thường là từ tháng 4, tháng 5 đã ghi nhận rải rác các ca bệnh cúm và đến thời điểm này thì đông hơn, rầm rộ hơn.
Rất khó để lý giải tại sao ca bệnh cúm B năm nay lại tăng cao hơn mọi năm, thậm chí có những ổ dịch phức tạp. Tuy nhiên, ở góc độ chuyên môn cũng có một số giả thuyết được đưa ra.

Thứ nhất, chu kỳ virus gây bệnh thường có giai đoạn vài năm lại bắt đầu quay trở lại, có thể là 2 năm, 5 năm… các bệnh truyền nhiễm thường như vậy, cúm B cũng không phải ngoại lệ.

Nguyên nhân thứ hai đây đang là thời điểm giao mùa nên khi có các dấu hiệu sổ mũi, ho, hắt hơi… mọi người thường nghĩ là bị cảm cúm thông thường nên không có ý thức trong việc phòng lây nhiễm, thăm khám muộn khiến bệnh lây lan nhanh hơn.

Thêm nữa mọi năm việc tiêm phòng vaccine cúm được thực hiện đầy đủ, hai năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID, tất cả tập trung chống dịch, lo tiêm phòng vaccine COVID-19 nên cũng lơ là trong việc tiêm vaccine phòng các bệnh khác. Vaccine cúm cần phải tiêm nhắc lại hàng năm, do vậy việc không tiêm phòng vaccine cũng là một căn nguyên mà khi có virus gây bệnh dễ khiến bệnh lây lan nhanh hơn.

Có ý kiến cho rằng sau thời gian dịch COVID-19, sức đề kháng giảm sút nên dễ mắc các bệnh về hô hấp… Tuy nhiên đây cũng chỉ là các giả thuyết, để xem chính xác năm nay cúm B có khác thường, mức độ lây lan như thế nào cần nhiều nghiên cứu hơn, TS. Hoài cho biết.

Theo TS. Hoài, virus cúm có 2 type phổ biến là cúm A, cúm B. Cúm A có thể lây từ gia cầm, động vật sang người nên khó kiểm soát hơn, dễ gây thành đại dịch. Cúm B chỉ lây qua người với người nên trên phương diện lý thuyết việc kiểm soát nguồn lây dễ dàng hơn.

Trước đây khi nhắc đến các trường hợp biến chứng nặng thường nhắc đến cúm A, cúm B thông thường nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, gần đây một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ tử vong, biến chứng nặng của cúm B không phải kém so với cúm A, do vậy cũng cần phải đề phòng.
2. Làm thế nào để phân biệt được cúm B với sốt xuất huyết?
Theo TS. BS Bùi Thị Thu Hoài, hiện nay không chỉ cúm B, sốt xuất huyết mà cả COVID-19 vẫn lưu hành song song với nhau. Các triệu chứng của những căn bệnh này đều có các biểu hiện gần giống nhau có sốt, viêm long đường hô hấp (hắt hơi, sổ mũi, đau họng), cảm giác ớn lạnh, đau mỏi người… Cả 3 căn bệnh này đều có các triệu chứng không đặc trưng như vậy…. Do vậy với bệnh nhân thông thường rất khó nhận biết.

Với các bác sĩ có những trường hợp phải làm xét nghiệm mới nhận biết được. Tuy nhiên mỗi bệnh cũng có những đặc trưng riêng như sốt xuất huyết với người trẻ tuổi thường sốt cao 39-40 độ C, người già sốt có thể nhiệt độ thấp hơn. Thời gian sốt của bệnh sốt xuất huyết thường dài có trường hợp sốt 5-7 ngày. Với cúm thời gian sốt ngắn hơn từ 3-5 ngày, nhiệt độ có thể sốt cao liên tục 39-40 độ C.

Cúm B cũng như các loại virus khác có thể tự khỏi nếu thể trạng tốt và không có biến chứng. Tuy nhiên nếu là cúm đa phần bệnh nhân sẽ đau mỏi người nhiều, nhiều trường hợp cho biết đau người hơn bị COVID. Còn sốt xuất huyết thường đau người, mệt lả, li bì.

Đặc trưng của cúm là có kèm theo viêm long đường hô hấp. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết cũng bị viêm long đường hô hấp, nguyên nhân là do người bệnh đồng thời mắc cả sốt xuất huyết và viêm đường hô hấp trên, hoặc đồng thời mắc virus cúm.

Do vậy, người dân khi có các dấu hiệu sốt, đau mỏi người, viêm long đường hô hấp, ớn lạnh nên đi làm xét nghiệm cho chắc chắn. Việc dựa vào các triệu chứng nhiều khi không đặc hiệu. Một số bệnh nhân đợi 5,6 ngày xem có phát ban để biết chính xác là sốt xuất huyết hay không thì sẽ chuẩn đoán và điều trị muộn, TS. Hoài khuyến cáo.

Với bệnh nhân cúm dù qua giai đoạn sốt có thể ho kéo dài, tức ngực, khó thở, viêm phổi bội nhiễm, viêm cơ tim, tim mạch, nhiễm khuẩn huyết… những trường hợp nặng rất khó cho quá trình điều trị sau này.

Đặc biệt với các trường hợp người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có bệnh về hô hấp như hen phế quản, COPD, lao phổi cũ nếu bị cúm bệnh sẽ dễ trở nặng hơn… Do vậy cần thăm khám, phát hiện sớm.

Việc thăm khám, phát hiện bệnh sớm rất quan trọng, giúp ngăn ngừa sự lây lan cho cộng đồng. Có nhiều gia đình một người mắc sau đó lây lan cho cả các thành viên khác, nếu bệnh nhân được thăm khám, phát hiện sớm để có thuốc điều trị và các biện pháp dự phòng sớm sẽ ngăn chặn được sự lây lan của mầm bệnh, BS. Hoài cho biết.

3. Chăm sóc bệnh nhân cúm B tại nhà thế nào để nhanh chóng hồi phục sức khỏe?
TS. BS Bùi Thị Thu Hoài khuyến cáo, khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị cúm, người bệnh cần thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm. Những trường hợp sốt cao liên tục, có bệnh nền, trẻ nhỏ sốt cao co giật nên được theo dõi tại bệnh viện.

Còn các bệnh nhân mắc cúm B thông thường có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cần giải thích cho người bệnh biết đây là căn bệnh do virus gây ra, không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị dứt điểm được ngay thời điểm sốt mà theo diễn biến tự nhiên, điều trị triệu chứng.

Nhiều trường hợp bác sĩ có chỉ định điều trị tại nhà nhưng 2, 3 ngày không thấy hạ sốt lại yêu cầu được vào viện điều trị. Với bệnh nhân cúm B yêu cầu hết sốt ngay khi gặp bác sĩ là không thể, mà triệu chứng sốt thường kéo dài 3-5 ngày. Nếu chưa có các dấu hiệu nguy hiểm thì cứ yên tâm điều trị tại nhà.

Các dấu hiệu nguy hiểm gồm những bệnh nhân sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, tức là uống thuốc hạ sốt không giảm, li bì, bệnh nhân khó thở, thở nhanh, tay chân co quắp, tím tái, tức ngực… cần phải nhập viện ngay.

Còn các triệu chứng sốt, đau mỏi người là triệu chứng chung của cúm B, bệnh nhân nên yên tâm điều trị tại nhà.

Việc chăm sóc tại nhà rất quan trọng giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Có thể chườm mát, nhiệt độ chườm thấp hơn nhiệt độc cơ thể 3-4 độ C, không chườm lạnh quá hoặc nóng quá cơ thể không hạ sốt do không có tác dụng truyền nhiệt.

Uống nhiều nước, nên ăn lỏng, uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định cách 4-6 tiếng, uống đúng liều cho phép.

Bệnh nhân có viêm long đường hô hấp ngoài dùng thuốc theo đơn bác sĩ có thể chăm sóc đường hô hấp bằng cách súc miệng họng bằng nước muối, vệ sinh mũi họng, giảm bớt các thực phẩm gây kích ứng hầu họng như cay, chua, nóng. Điều quan trọng cần nâng cao thể trạng để trải qua giai đoạn bệnh từ 7-10 ngày. Tăng sức đề kháng bằng cách bổ dung các loại vitamin C, vitamin tổng hợp.

Cần có người ở cùng chăm sóc theo dõi để phát hiện các trường hợp diễn biến nặng.

Tiêm vaccine phòng cúm là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Nếu đã bị cúm rồi thì không cần tiêm vaccine trong năm đã mắc do cơ thể đã sinh ra kháng thể, nhưng nên tiêm vaccine phòng cúm hàng năm trong những năm sau, thời điểm tiêm nên trước mùa cúm từ 2 đến 3 tuần hàng năm.