Trả lời Báo Người Lao động, ngày 31.3, ông Nguyễn Hữu Trung – Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam cho biết, tại Khoa Cấp cứu bệnh viện tiếp nhận 18 bệnh nhân nhi ngộ dộc thức ăn từ trường Trần Hưng Đạo xã Điện Phong, huyện Điện Bàn.

ngodoc 4633

Tình hình sức khỏe của các em học sinh bị ngộ độc thực phẩm đã ổn định.  Ảnh: BND


Được biết 33 em hs lớp 5 của trường Trần Hưng Đạo ở Điện Phong, ăn liên hoan lớp gồm trà sữa và xoài lắt do phụ huynh tự chế biến và mang đến lớp, sau ăn khoản 2 giờ có 18 em xuất hiện đau bụng kèm nôn ói và được đưa vào khoa Cấp cứu. Qua ghi nhận ngoài đấu hiệu đau bụng và nôn ói chưa dấu hiệu đi cầu lỏng, chí có 1 em sốt cao 39 độ, 1 em có mệt ngực khó thở, còn lại là sinh hiệu ổn.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam, hiện tại sức khỏe tất cả bệnh nhân nhi đều ổn,Trung tâm Y tế Điện Bàn đã thu thập mẫu thức ăn trong vụ ngộ độc nói trên gửi Viện Pasteur Nha Trang kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân.

Theo báo cáo của TTYT huyện Phước Sơn, trưa 28/3, Trung tâm Y tế tiếp nhận bệnh nhân H. T. Đ (13 tuổi) và bệnh nhân Y. N. (40 tuổi) thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân vào khoa cấp cứu trong tình trạng đau bụng, nôn mửa, chóng mặt sau khi trưa với món cá ủ chua.

Trước đó từ ngày 07 đến 17/3, liên tiếp các trường hợp ngộ độc thức ăn tại huyện phước sơn nhập viện điều trị tại BVĐK Khu vực miền núi phía Bắc Quảng nam do ngộ độc Botulinum liên quan đến món chép ủ chua, vốn là món ăn truyền thống của người dân vùng cao.

NGo do tho may

Một bệnh nhân đang điều trị ngộ độc cá chép ủ chua tại BVĐK KV Miền núi phía Bắc Quảng Nam 

Để ngăn chặn các vụ ngộ độc tương tự, theo chỉ đạo của Sở Y tế Quảng Nam, TTYT huyện phước sơn đã tổ chức tuyên truyền và kiểm tra công tác an toàn thực phẩm tại các xã trên địa bàn huyện để loại bỏ các món cá ủ chua. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ gia đình vẫn chủ quan chưa nghiêm túc thực hiện.

Xe ttefkhua hieu PS7e

TTYT huyện Phước Sơn Tăng cường tuyên truyền phòng chống ngộ dộc hực phẩm (ảnh VĐ)

02 trường hợp ngộ độc ở thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân là do ăn món cá Rô phi ủ chua đã hỏng, bốc mùi hôi.

ca u chua2

Mẫu cá ủ chua tại thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân, Phước Sơn (ảnh VĐ)

Chiều 30/3, theo Báo Quảng Nam về 02 trường hợp ngộ độc ở thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân, ông Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế cho biết, 2 ca ngộ độc do cá ủ chua hiện đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn đang chờ kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện. Hiện tại các bệnh nhân này chưa có biểu hiện liên quan đến độc tố Botulinum như các vụ ngộ độc trước đó. Hiện tại, Viện Pasteur Nha Trang đang phối hợp với Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) tiến hành truy vết và lấy mẫu cá muối ủ chua trên địa bàn huyện vùng cao Phước Sơn để điều tra, giám sát, xử lý nguồn độc.

Được biết, đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của 02 bệnh nhân bị ngộ độc cá Rô phi ủ chua đang điều trị tại TTYT huyện Phước Sơn cơ bản đã ổn định, cả 02 bệnh nhân cũng chưa có biểu hiện liên quan đến ngộ độc Botulinum.

Khoa TT-GDSK

2 người dân ở Quảng Nam có triệu chứng nôn mửa, chóng mặt sau khi ăn cá ủ chua.
Ngày 30/3, ông Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết đơn vị đang điều trị cho hai bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn cá ủ chua.

Theo ông Long, trưa 28/3, Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn tiếp nhận bệnh nhân Hồ Thanh Đảm (13 tuổi, trú xã Phước Chánh) và chị Y Ngái (40 tuổi, trú xã Phước Xuân) cấp cứu trong tình trạng bị nôn mửa, chóng mặt sau khi ăn cá ủ chua.

0ab2d168af25467b1f34
Bệnh nhân Hồ Thanh Đảm đang được theo dõi, điều trị. (Ảnh: Y.T)

"Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của hai bệnh nhân cơ bản đã ổn định. Hai bệnh nhân bị ngộ độc cũng chưa có biểu hiện liên quan đến ngộ độc Botulinum" - ông Long thông tin thêm.

Trong khi đó, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết trong chiều hôm qua (29/3), đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế tỉnh Quảng Nam) tiến hành truy vết và lấy mẫu cá muối ủ chua trên địa bàn huyện vùng cao Phước Sơn - địa phương trước đó có 10 người ngộ độc sau khi ăn cá chép muối ủ chua nhằm điều tra, giám sát, xử lý nguồn độc.

Như VTC News đưa tin, từ ngày 7-16/3, trên địa bàn huyện miền núi Phước Sơn xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cá chép muối ủ chua làm 1 người tử vong, 9 người nhập viện cấp cứu.

Vụ thứ nhất khoảng 9h ngày 7/3, 11 người ăn tại lễ cúng đâm trâu tại nhà bà HTN (ngụ xã Phước Đức). Sau khi ăn, bốn người bị ngộ độc chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Phước Sơ cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam. Đến ngày 13/3, một trong bốn bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tử vong.

Vụ thứ hai xảy ra lúc 12h ngày 16/3, năm người dùng cơm trưa tại nhà anh H.V.Đ. (xã Phước Kim, huyện Phước Sơn). Đến chiều 17/3, bốn người bị ngộ độc và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn với triệu chứng đau đầu, đau họng, người mệt, buồn nôn…

Ngành Y tế đã lấy mẫu món cá chép muối ủ chua gửi Viện Pasteur Nha Trang kiểm nghiệm. Qua đó xác định, mẫu món cá chép ủ chua dương tính với vi khuẩn Clostridium botulinum type E.

Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của 9 bệnh nhân nhập viện cấp cứu đang tiến triển tốt.

Độc tố Clostridium botulinum là một vi khẩn Gram dương có hình què, kỵ khí, sinh bào tử, di chuyển được có khả năng sản xuất các chất độc thần kinh botulinum.

Độc tố botulinum có thể gây ra bệnh liệt mềm nghiêm trọng ở người và động vật, là độc tố mạnh nhất, có từ tự nhiên hoặc tổng hợp, với liều lượng gây chết người là 1,3-2,1 nano g/kg. Nhiễm botulinum là rối loạn hiếm gặp, nguy hiểm đến tính mạng xảy ra khi độc tố Botulinum lan theo đường máu.

Nguồn tin: Thanh Ba - Báo Mới

Thông tin từ bệnh viện BVĐK Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, bệnh nhân thở máy cuối cùng do ngộ độc cá chép muối ủ chua hôm nay đã dừng thở máy.

H V D5fe

Theo đó, bệnh nhân H.V.Đ, 57 tuổi đã cai được thở máy lúc 18h ngày 23/3, tuy nhiên vẫn đang phải thở HFNC (thở oxy lưu lượng cao). 08 bệnh nhân còn lại vẫn đang được tiếp tuc theo dõi. Hiện BVĐK Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam vẫn thường xuyên hội chẩn với chuyên gia bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ chí minh để tiếp tục theo dõi và xác định thời gian ra viện. 

Được biết, hiện chưa dự kiến được bệnh nhân nào và thời gian nào ra viện vì để phòng biến chứng ngừng tim đột ngột (theo thời gian thải của độc tố Botulinum). BVĐK Khu vực miền núi Bắc Quảng Nam vẫn luôn sẵn sàng đảm bảo đáp ứng đủ về thuốc và các vật tư y tế cho bệnh nhân đang điều trị.

Botulinum là gì?

Botulinum là một chất cực độc được sản sinh ra trong quá trình phát triển của vi khuẩn yếm khí Clostridium botulinum.
Ngộ độc botulinum còn có tên gọi là botulism, có đặc điểm gây yếu liệt cơ toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào lượng độc chất xâm nhập cơ thể. Bệnh nhân bị nhiễm độc nặng có khả năng tử vong nhanh (vài giờ sau khi tiếp xúc độc tố) trong bệnh cảnh suy hô hấp do liệt cơ. Bệnh có chẩn đoán khó khăn, chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiến sử tiếp xúc độc chất. Botulism là căn bệnh “dễ bị lãng quên”.

Clostridium botulinum

Vi khuẩn Clostridium botulinum dưới kính hiển vi điện tử

Clostridium botulinum là vi khuẩn Gram (+) kỵ khí, có dạng thẳng hoặc hơi cong, kích thước 0,5-2 µm x 1,6-22 µm, có khả năng di động. Vi khuẩn Clostridium botulinum có thể chuyển sang dạng bào tử và có thể tồn tại ở dạng này trong thời gian khoảng ≥ 30 năm. Bào tử Clostridium botulinum phân bố khắp nơi trong môi trường tự nhiên như đất, nước, sông, biển và cả trong không khí. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng tái hoạt động và có khả năng sinh ra botulinum – một độc tố thần kinh cực mạnh. Botulinum có 7 type huyết thanh (từ A – G). Các độc tố type A, B, E, F gây bệnh ở người, mức độ độc xếp theo thứ tự. Vi khuẩn Clostridium botulinum bị diệt trong nhiệt độ 1000C > 10 phút, 800C > 30 phút. Bất hoạt trong môi trường có oxy, acid đậm đặc (pH <4,6) hay rất mặn (NaCl >5%). Chất độc botulinum không màu, không mùi, rất khó phát hiện, bị phá hủy ở nhiệt độ 80 - 1000C trong vòng 5 - 15 phút.

Các loại ngộ độc Botulinum

- Ngộ độc ở trẻ sơ sinh: xảy ra nếu các bào tử của vi khuẩn xâm nhập vào ruột của trẻ sơ sinh, tái hoạt và tạo ra độc tố gây bệnh.
- Ngộ độc vết thương: xảy ra nếu các bào tử của VK xâm nhập vào vết thương và tạo ra độc tố.
- Ngộ độc thực phẩm: xảy ra khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc tố botulinum.
- Ngộ độc do điều trị: xảy ra nếu tiêm quá nhiều độc tố botulinum.
- Ngộ độc ruột ở người trưởng thành: rất hiếm gặp, cơ chế tương tự như ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
Đối với ngộ độc thực phẩm, triệu chứng lâm sàng khởi phát sau ăn trung bình 12 – 36 giờ, tuy nhiên tùy theo lượng độc tố xâm nhập triệu chứng lâm sàng có thể xảy ra nhanh khoảng vài giờ hay chậm hơn đến vài ngày sau ăn, điển hình gồm có buồn nôn, nôn ói, đau bụng, vẻ mặt đờ đẫn mất nếp nhăn, nhìn mờ hoặc nhìn đôi sụp mí mắt, khó nói, khó nuốt, khó thở, yếu liệt cơ đối xứng, toàn thân.

Chẩn đoán ngộ độc Botulinum:

Chẩn đoán ngộ độc Botulinum chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Ngộ độc Botulinum rất nguy hiểm nên không đợi xác nhận của phòng thí nghiệm mà nên bắt đầu điều trị ngay.
- Về lâm sàng: điều tra dịch tễ là rất quan trọng để hướng tới chẩn đoán và phòng ngừa. Ngộ độc Botulinum khác với các bệnh liệt mềm khác ở chỗ thường biểu hiện ban đầu với liệt dây thần kinh sọ, xuất hiện nhanh, tiến triển giảm dần không đổi; luôn yếu liệt đối xứng và không có rối loạn chức năng thần kinh cảm giác.
- Cận lâm sàng: Cấy bệnh phẩm từ thức ăn dư thừa, phân, dịch vết thương…vv. làm xét nghiệm PCR vi khuẩn, độc chất; thử nghiệm trung hòa độc tố trên chuột MRI; đo điện cơ, chọc dò dịch não tủy…vv chủ yếu là để chẩn đoán phân biệt.

Điều trị ngộ độc Botulinum::

Điều trị đặc hiệu: Trung hòa độc tố (BAT): được chỉ định khi có bằng chứng tình trạng yếu liệt cơ tiến triển. Điều trị hỗ trợ: thở máy, chống bội nhiễm, dinh dưỡng, tập vật lý trị liệu.
Hậu quả của ngộ độc botulinum
Hậu quả ngộ độc botulinum thường là thương tật lâu dài; ngộ độc nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân phải thở máy trong nhiều tuần, sau vài tuần, tình trạng liệt cơ mới dần được cải thiện; chỉ một số ít bệnh nhân ngộ độc phục hồi được sức khỏe như trước khi bị nhiễm bệnh; đối với những người hồi phục hoàn toàn, sức mạnh cơ bắp cải thiện sau ba tháng, tuy nhiên sự cải thiện liệt cơ khoảng một năm; những bệnh nhân ngộ độc cấp tính có thể dẫn đến rối loạn chức năng tâm lý dai dẳng. Phần lớn sau ngộ độc, người bệnh có những hạn chế đáng kể về sức khỏe, chức năng và tâm lý xã hội gồm mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, khô miệng và khó nâng vật nặng.

Dự phòng ngộ độc botulinum

- Phòng ngộ độc thực phẩm: cần làm lạnh thực phẩm trong hai giờ sau khi nấu nếu chưa sử dụng ngay, làm lạnh đúng cách sẽ ngăn vi khuẩn tạo ra bào tử; nấu chín kỹ thức ăn; tránh ăn thức ăn đóng hộp khi có biểu hiện hư hỏng hoặc phồng lên; tiệt trùng thực phẩm đóng hộp tại nhà trong nồi áp suất ở 250°F (121°C) trong 30 phút; vứt bỏ thực phẩm có mùi hôi; tránh ăn các thực phẩm lên men, ủ chua không đúng cách.
- Ngộ độc ở trẻ em: Không nên cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong. Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ có thể làm chậm sự phát triển của bệnh nếu bị ngộ độc.
- Phòng ngộ độc vết thương: Không lạm dụng thuốc tiêm; điều trị tích cực nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm đỏ, đau, sưng hoặc có mủ; làm sạch vết thương bị ô nhiễm bởi bụi bẩn và đất triệt để.
- Ngộ độc do điều trị: Chỉ tiêm Botox từ các chế phẩm được các chuyên gia y tế được cấp phép.

TS.BS Trần Văn Kiệm - GĐ CDC Quảng Nam

Ngày 24.2.2023, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch số 315/KH-SYT về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Năm 2022 vừa qua, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xảy ra tại nhiều quốc gia đã ghi nhận số ca mắc và tử vong. Trong đó, đặc biệt là đại dịch COVID-19 trên toàn cầu xuất hiện nhiều biến chủng mới đáng quan ngại với tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, ca bệnh COVID-19 xâm nhập đầu tiên vào ngày 09/3/2020. Tính đến nay, Quảng Nam đã ghi nhận 49.449 ca bệnh COVID-19 (không kể hơn 200.000 người không có triệu chứng, tự điều trị tại nhà); có 45.413 người khỏi bệnh, 189 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc: 0,4%). Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 21.306 trường hợp, tăng gấp 20,1 lần so với năm 2021 (1.059 trường hợp). Đối với các
bệnh khác tuy chưa ghi nhận trên địa bàn tỉnh hoặc có số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2021, nhưng các bệnh, dịch vẫn có nguy cơ xuất hiện và gia tăng trong năm 2023, cũng như những năm tiếp theo. Để chủ động triển khai các hoạt động phòng chống bệnh dịch trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại do dịch bệnh gây nên, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023.

Mục tiêu chung của kế hoạch nhằm:
- Chủ động nắm bắt diễn biến tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dịch bệnh mới nổi trên thế giới, kịp thời triển khai các biện pháp ngăn chặn từ xa, từ sớm, khống chế không để dịch, bệnh mới xâm nhập và bùng phát trên địa bàn tỉnh.
- Giảm 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2016-2020. Khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.

Toàn văn kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhấn vào link bên dưới:

155ddca26c01b65fef10

Chiều ngày 30/01, Đoàn công tác Bộ Y tế và Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam về công tác phòng chống Sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Quảng Nam trong năm 2022. Tham dự có Gs.Ts Vũ Sinh Nam - Chuyên gia cao cấp WHO, đại diện Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, Viện Pasteur Nha Trang, Ts.Bs Nguyễn Văn Văn - Phó giám đốc Sở Y tế, đại diện Lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác phòng chống Sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam.

thffgvbbg

Đại diện CDC Quảng Nam đã báo cáo công tác phòng chống Sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong năm 2022

Tại đây, đại diện CDC Quảng Nam đã báo cáo chung về công tác phòng chống Sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong năm 2022. Theo đó, năm 2022 số ca mắc là 21.306 ca, Quảng Nam xếp vào tỉnh có số ca bệnh Sốt xuất huyết cao nhất ở khu vực miền Trung; 18/18 huyện/thị xã/thành phố đều có ca bệnh và ổ dịch; Sốt xuất huyết đã xuất hiện tại các khu vực miền núi như: Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang,...; Quảng Nam đã ghi nhận chủng vi rút DEN-3 tại thành phố Tam Kỳ; ghi nhận 1 trường hợp tử vong. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thất thường trong năm khiến cho dịch bệnh Sốt xuất huyết bùng phát diện rộng; sự hiểu biết của người dân về chủ động phòng bệnh chưa đầy đủ; giao thông phát triển thuận lợi khiến cho tình hình Sốt xuất huyết dễ lan rộng,…

Qua báo cáo và trao đổi, đoàn công tác cũng có những góp ý, thảo luận về công tác phòng bệnh, nghiên cứu đặc điểm sinh thái từng địa phương, công tác giám sát tại các huyện miền núi, vai trò của công tác truyền thông tuyên truyền đến với người dân, cách áp dụng các phần mềm cảnh báo các ổ dịch,… 

Được biết, để nắm bắt rõ hơn về tình hình cũng như công tác giám sát Sốt xuất huyết, ngày 31/1, đoàn công tác sẽ có buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên để kiểm tra hệ thống giám sát ca bệnh, báo cáo ca bệnh, công tác điều trị, nhập dữ liệu, phát hiện và khoanh vùng ổ dịch,…; đi thực địa tại các xã ghi nhận ổ dịch, ca bệnh để giám sát ca bệnh, véc tơ và các hoạt động phòng chống Sốt xuất huyết tại cộng đồng./.

 

SKĐS - Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới; Các địa phương tiêm vaccine COVID-19 thấp cần đẩy nhanh tiêm chủng; Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

xet nghiem omicron 2 1642600179749162727367
Bệnh nhân COVID-19 nặng thấp nhất trong khoảng 2 năm qua
Bộ Y tế cho biết, ngày 3/1 có 71 ca mắc COVID-19, tăng nhẹ so với ngày trước đó. Bệnh nhân nặng giảm thấp nhất trong khoảng 2 năm qua, hiện chỉ còn 9 ca đang điều trị, trong khi có những thời điểm cách đây vài tháng số bệnh nhân COVID-19 nặng nhiều gấp hàng chục đến vài chục lần.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.525.408 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.473 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.611.338 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 9 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 7 ca, Thở máy xâm lấn: 2 ca.
Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023
Đến nay Việt Nam đã tiêm 265.519.661 liều vaccine COVID-19, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.219.798 liều: Mũi 1 là 71.080.948 liều; Mũi 2 là 68.692.161 liều; Mũi bổ sung là 14.492.826 liều; Mũi 3 là 51.670.772 liều; Mũi 4 là 17.283.091 liều;
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.861.797 liều: Mũi 1 là 9.127.071 liều; Mũi 2 là 8.955.925 liều; Mũi 3 là 5.778.801 liều;
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 18.438.066 liều: Mũi 1 là 10.242.255 liều; Mũi 2 là 8.195.811 liều.
Hiện vẫn còn nhiều địa phương tiêm chậm, thấp trong khi diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới khó dự đoán, nhiều biến thể phụ đang lưu hành, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.
Tiếp tục tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc triển khai các hoạt động tăng cường tiêm cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT.
Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng thời tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh" với thông điệp "Thực hiện – 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine+ thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác".
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 665,7 triệu ca, gần 6,7 triệu ca tử vong.
Theo Bộ Y tế Chile, trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 2.309 trường hợp mắc mới COVID-19. Với hơn 5 triệu ca nhiễm và 63.000 ca tử vong kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Chile là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh tại khu vực Mỹ Latinh.
Bộ Y tế Malaysia (MOH) đang lên kế hoạch siết chặt các biện pháp kiểm tra y tế như một phần của chính sách kiểm soát biên giới nhằm phòng, chống dịch COVID-19. Việc kiểm tra thân nhiệt hành khách cũng đã được áp đặt trở lại tại các sân bay. Ngoài ra, giới chuyên gia y tế cũng khuyến nghị chính phủ áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trong trong giờ làm việc đối với những nhân viên sản xuất và chế biến thực phẩm.

 Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống

SKĐS - Bộ Y tế cho biết hiện có gần 40 ca COVID-19 nặng đang thở máy, oxy; Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch; Việt Nam đã tiêm gần 265,5 triệu liều vaccine COVID-19.

anh chup man hinh 2022 02 17 luc 145056 1645084275406889615709
Gần 40 ca COVID-19 nặng đang thở máy, oxy
Bộ Y tế cho biết ngày 27/12 có 211 ca mắc mới COVID-19, tiếp tục đà tăng ca mắc của những ngày trước đó. Trong ngày có 86 bệnh nhân khỏi, tiếp tục không ghi nhận ca tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.524.647 ca nhiễm, đứng thứ 13/230quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.465 ca nhiễm).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta đến nay là 10.610.917 trường hợp. Trong số hơn 850 nghìn người mắc COVID-19 đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 39 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 31 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca.
Dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới. Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch.

Thời gian tới là dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Do đó, Bộ Y tế yêu cầu cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19

Việt Nam đã tiêm gần 265,5 triệu liều vaccine COVID-19
Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 cả nước đến nay là 265.429.825

Nhóm từ 18 tuổi trở lên:

- Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.667.814 mũi tiêm (80,1%),

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (62,8%); Bình Định (60,4%); Phú Yên (62,3%); Đồng Nai (53,8%); Đồng Tháp (60%).
6 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Thanh Hóa (96,8%); Bắc Giang (98,1%); Quảng Ninh (96,8%) Nghệ An (100%); Lào Cai (97,1%); Sóc Trăng (100,4%).
- Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.276.202 mũi tiêm (86,9%)

Nhóm từ 12-17 tuổi: Số tiêm mũi 3 có 5.778.380 mũi tiêm (68,5%)

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,4%); Bình Thuận (44,1%); TP. HCM (36,4%); Đồng Nai (43%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Nhóm từ 5- dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.359.601 mũi tiêm

- Mũi 1: 10.230.216 mũi tiêm (92,5%)

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,2%); Quảng Trị (78,8%); Đà Nẵng (68,4%); TP Hồ Chí Minh (64,5%), BRVT (73,3%)
- Mũi 2: 8.129.385 mũi tiêm (73,5%) tăng 0,2%

5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (54,9%); Đà Nẵng (36,7%); Quảng Nam (48,8%); TP HCM (40,5%), Bà Rịa- Vũng Tàu (44,6%)
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tăng cường tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc triển khai các hoạt động tăng cường tiêm cho trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT ngày 18/11/2022.

Israel coi COVID-19 là bệnh cúm từ ngày 31/1/2023

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, kênh truyền hình Kan tối 26/12 đưa tin các cơ sở xét nghiệm của Bộ Tư lệnh Mặt trận Nội địa sẽ đóng cửa từ ngày 18/1/2023 và hoạt động xét nghiệm COVID-19 sẽ được chuyển cho các cơ sở chăm sóc y tế.

Theo đó, từ ngày 31/1/2023, COVID-19 sẽ được Israel coi là một bệnh do virus gây ra, tương tự như cúm. Cũng từ thời điểm này, Trung tâm kiểm soát đại dịch COVID-19 sẽ đóng cửa và các bệnh nhân COVID-19 sẽ không còn phải cách ly theo dõi.

Kế hoạch của chính phủ Israel vấp phải sự phản đối từ các cơ sở y tế, họ yêu cầu có thêm thời gian và ngân sách, cũng như hướng dẫn cụ thể bằng văn bản. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của kênh i24NEWS, Giáo sư Cyrille Cohen, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Miễn dịch thuộc Đại học Bar Ilan, cho biết việc hạ cấp dịch COVID-19 xuống cúm đã được xác định từ lâu và tốc độ điều chỉnh này là bình thường.