BÀI VIẾT PHÁT THANH

PTV1. Mời quý vị và các bạn lắng nghe Chương trình phát thanh phòng chống dịch bệnh SXH 

Thưa quý vị và các bạn! Luỹ tích từ đầu năm đến tuần 26, khu vực miền Trung đã ghi nhận 10.389 trường hợp mẳc sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong; Riêng tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 30/6/2022 đã ghi nhận 2.287 ca mắc sốt xuất huyết tại 17/18 huyện, thị xã, thành phố, cao hơn so với năm 2019 và tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2021 với 79 ổ dịch tại Điện Bàn, Núi Thành, Tam Kỳ, Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Quế Sơn, Bắc Trà My, Nông Sơn, Hiệp Đức,... SXH bắt đầu tăng nhanh từ tuần thứ 21 (hơn 100 ca/tuần) và tăng đột biến bắt đầu từ tuần thứ 24 (tăng hơn 300 ca/tuần), và chưa có xu hướng giảm. Hiện nay là thời điểm thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi và bọ gậy phát triển; nguy cơ gia tăng các ca bệnh và lan rộng ra nhiều địa phương nếu không có các biện pháp chủ động phòng chống dịch.

PTV2. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Ytế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

PTV1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

PTV2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

PTV1. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

PTV2. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

PTV1. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

PTV2. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

PTV1. Quý vị và các bạn vừa nghe Chương trình phát thanh phòng chống dịch bệnh SXH./.

 

ĐĨA TIẾNG 

(Tải clip tại đây hoặc vào địa chỉ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. để tải các đĩa phát thanh)

 

  

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM

(Các biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết)

 

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM

(Sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện?)

 

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM

(Sai lầm chết người khi điều trị sốt xuất huyết sai cách)

 

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM

(Sốt xuất huyết ở người lớn: Triệu chứng, biến chứng và cách xử trí đúng khi mắc sốt xuất huyết)

Long Cảnh

Ngày 7/4, UBND tỉnh ban hành chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022-2023.

tren 55000 nguoi da tiem vac xin covid 19 l

Mục tiêu của chương trình nhằm bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19.

Phấn đấu đến hết tháng 4/2022 hoàn thành việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; tiêm mũi 03 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm. Bảo đảm đủ vắc xin và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo đúng thời gian quy định.

UBND tỉnh yêu cầu UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng kịch bản phòng, chống dịch COVID-19. Tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn. Giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và 100% Trung tâm Y tế cấp huyện, Trạm Y tế cấp xã, y tế tại các cơ sở giam giữ, bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được tăng cường năng lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong phòng, chống dịch.

Bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế và có kế hoạch huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở ngoài công lập) tham gia phòng, chống dịch COVID-19 (kể cả điều trị).

100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định. Tổ chức triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc COVID-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh COVID-19.

Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

Chủ động trong định hướng dư luận; bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu, đồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện.

Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều sử dụng mã QR để quản lý thông tin người ra vào và hướng dẫn người dân thực hiện việc khai báo thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng để thực hiện phòng, chống dịch.

100% các cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, kết quả điều trị của tất cả các trường hợp có liên quan.

Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của nhân dân.

BTV TTGDSK

1. Nguyên nhân gây ho khan

Ho khan là tình trạng ho không ra đờm, xảy ra do đường hô hấp bị viêm hoặc kích ứng nhưng không có chất nhầy dư thừa để ho ra. Người bệnh có thể cảm thấy nhột ở phía sau cổ họng, kích hoạt phản xạ ho, gây ra những cơn ho kéo dài.

Ho khan thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Ở cả trẻ em và người lớn, ho khan thường kéo dài trong vài tuần sau khi cảm lạnh hoặc cúm qua đi.

Các nguyên nhân khác có thể gây ra ho khan bao gồm:

Viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, hen suyễn, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc (đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển trị tăng huyết áp) Tiếp xúc với các chất kích thích như ô nhiễm không khí, bụi hoặc khói…

2. Ho khan - Triệu chứng phổ biến của COVID-19

Ho khan là một triệu chứng ban đầu thường gặp của COVID-19. Theo một số ước tính, có đến 60-70% người phát triển các triệu chứng COVID-19 bị ho khan. Các dấu hiệu nhận biết khác của COVID-19 bao gồm sốt và khó thở.

e1a7266d2c25c57b9c34

Ho khan là triệu chứng ở người mắc COVID-19.


Ho khan có thể kèm theo các triệu chứng khác ở người bệnh COVID-19, bao gồm:

Đau đầu, đau cơ hoặc khớp, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa, khó thở, mất vị giác và khứu giác, chán ăn, kiệt sức không giải thích được hoặc bất thường, sốt

Ho khan cũng là một triệu chứng có thể tiếp tục phát triển sau khi hồi phục COVID-19 (hậu COVID-19).

Nếu ho khan kèm theo: Khó thở, nặng hoặc tức ngực, môi hơi xanh, hoang mang… cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

3. Các biện pháp chữa ho khan

Các biện pháp điều trị ho khan tùy thuộc vào tuổi và nguyên nhân gây ho khan:

- Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi: Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, ho khan thường không cần điều trị. Dùng máy tạo độ ẩm có thể giúp trẻ thoải mái hơn.

- Trẻ lớn: Máy tạo độ ẩm sẽ giúp hệ hô hấp của chúng không bị khô. Trẻ lớn hơn cũng có thể dùng thuốc trị ho để làm dịu cơn đau họng. Nếu tình trạng ho tiếp tục kéo dài hơn 3 tuần, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm các nguyên nhân khác, có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine hoặc thuốc điều trị bệnh hen suyễn…

- Người lớn: Ho khan kéo dài mãn tính ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân. Hãy cho bác sĩ biết nếu người bệnh có triệu chứng như đau và ợ chua. Người bệnh có thể sẽ cần đến thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit, thuốc hen suyễn hoặc xét nghiệm thêm...

Lưu ý , trao đổi với bác sĩ về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn hiện đang sử dụng trước khi dùng thuốc điều trị ho.

4. Thuốc trị ho không kê đơn (OTC)

Ho là phản xạ có lợi để tống dị vật ra khỏi đường thở. Nếu ho gây khó chịu, làm người bệnh mệt, có nhiều loại thuốc không kê đơn (OTC) có sẵn tại hiệu thuốc có thể giúp làm dịu cơn ho.

4.1 Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi là thuốc không kê đơn để điều trị nghẹt mũi và xoang. Khi bị nhiễm virus, niêm mạc mũi sẽ sưng lên và ngăn không khí đi qua gây ngạt mũi. Thuốc thông mũi hoạt động bằng cách làm co thắt các mạch máu trong mũi, làm giảm lưu lượng máu đến mô bị sưng. Khi sưng giảm bớt, người bệnh sẽ dễ thở hơn. Thuốc thông mũi cũng có thể giúp giảm chảy nước mũi sau.

Một số loại thuốc thông mũi như: Pseudoephedrine, oxymetazoline, phenylephrine.

Lưu ý:

Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng thuốc thông mũi vì tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ của thuốc. Không dùng thuốc thông mũi cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như co giật và nhịp tim nhanh.Không dùng thuốc trị cảm lạnh của người lớn cho trẻ. Thay vào đó, hãy chọn thuốc không kê đơn được bào chế đặc biệt cho trẻ em và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc trao đổi với bác sĩ.

4.2 Thuốc ức chế ho (giảm ho)

Thuốc ức chế ho (thuốc chống ho) làm dịu cơn ho bằng cách ngăn chặn phản xạ ho. Điều này rất hữu ích đối với những cơn ho khan gây khó chịu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc sinh hoạt hàng ngày.

Thuốc giảm ho không kê đơn được lựa chọn như dextromethorphan. Hoạt chất này có nhiều trong các sản phẩm với tên gọi khác nhau, nên người dùng cần đọc kỹ thành phần của thuốc.

5. Thuốc kê đơn

Nếu các phương pháp điều trị OTC không giúp giảm ho, hãy liên hệ với bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng cơ bản gây ra ho, bác sĩ có thể kê đơn:

Thuốc kháng histamine uống, cho nguyên nhân ho khan do dị ứng. Corticosteroid dạng hít, cho người bệnh hen suyễn, thuốc kháng sinh cho nguyên nhân gây ho do các bệnh nhiễm trùng, thuốc chẹn axit cho trường hợp ho khan do trào ngược axit dạ dày.

Khi nguyên nhân gây ho được giải quyết thì tình trạng ho khan cũng sẽ hết.

BỘ Y TẾ

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về F0 điều trị tại nhà, trong đó bổ sung quy định về khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm tại nhà.
Theo hướng dẫn mới nhất do Bộ Y tế vừa ban hành liên quan đến điều trị F0 tai nhà, tiêu chí lâm sàng của người mắc Covid-19 điều trị tại nhà được bổ sung thêm một trường hợp.

Đó là người bệnh Covid-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị, nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi Covid-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc".

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng bổ sung mục "Khai báo y tế" với F0 điều trị tại nhà.
Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về F0 điều trị tại nhà trong đó bổ sung quy định về khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm tại nhà.

a24ea1453207db598216

Trong đó, F0 hoặc người chăm sóc thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý F0 tại nhà... theo hướng dẫn của địa phương về thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc Covid-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà.

Bộ Y tế hướng dẫn các vật dụng cần thiết với F0 điều trị tại nhà là nhiệt kế; máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); khẩu trang y tế; phương tiện vệ sinh tay; vật dụng cá nhân cần thiết; thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy;

Phương tiện liên lạc gồm: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện...);

Thuốc điều trị tại nhà gia đình cần chuẩn bị khi có F0 là thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày;

Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác;

Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin...., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc;

Dung dịch nhỏ mũi: Natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày;

Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 1- 2 tuần).

Tại Hướng dẫn mới, Bộ Y tế bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm.

Theo đó, F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau: F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác;

Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0;

Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa...) tại khu vực này…

Liên quan tới việc điều trị F0 tại nhà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, việc đầu tiên F0 cần làm ngay khi phát hiện dương tính là khai báo ngay cho y tế xã, phường để được quản lý, phân tuyến.

Theo bà Hà, đa số F0 sẽ diễn tiến từ không triệu chứng tới nhẹ, có thể điều trị tại nhà, do y tế cơ sở chịu trách nhiệm theo dõi, chăm sóc cũng như cấp thuốc.

Trường hợp có cần thiết phải đi viện hay không, tới bệnh viện thuộc tầng mấy cũng do y tế cơ sở phân loại, quyết định dựa vào điều kiện cách ly, tiền sử bệnh nền, triệu chứng lâm sàng.

Trong những trường hợp liên hệ y tế cơ sở không được do quá tải, quá đông thì người dân có thể đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Tất cả các bệnh viện đều tham gia công tác phòng chống dịch.

Ngay cả bện viện tuyến quận, huyện cũng có các khu thu dung điều trị bệnh nhân ở mức độ vừa, ngoài ra còn có những bệnh viện tầng 3 chuyên tiếp nhận bệnh nhân nặng.

Đồng thời, người dân cần tuân thủ triệt để chỉ dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế; sử dụng thuốc theo chỉ định, đặc biệt là các thuốc chống viêm, chống đông máu, kháng sinh, kháng virus...; vệ sinh đường hô hấp đúng cách, vận động, thể dục đúng mức, chế độ ăn uống nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Nhiều người đã khỏi COVID -19 nhưng sau đó lại tái nhiễm lại. Do đó, nhiều F0 luôn lo lắng về khả năng bệnh sẽ nặng hơn nếu tái nhiễm.
Các chuyên gia y tế cho rằng, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh. SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, những đợt tái nhiễm sẽ nhẹ hơn so với lần mắc bệnh đầu tiên, dù F0 trước đó gặp bất cứ biến chủng nào. Hoặc ngay cả khi kháng thể không đủ mạnh để bảo vệ người bệnh khỏi lần lây nhiễm thứ hai nhưng cũng vẫn có tác dụng ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và giảm nguy cơ tử vong.

Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng sau tái nhiễm COVID-19, điều này phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh quá gần nhau và cơ địa bệnh nền của mỗi bệnh nhân.

BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM cũng cho rằng, trong khoảng thời gian ngắn sau khi mắc COVID, việc bị tái nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra, bởi người bệnh có thể nhiễm hai biến chủng khác nhau. Tuy nhiên, BS Khanh lưu ý mọi người, nếu chẳng may tái nhiễm thì cũng không nên quá hoang mang. Bởi lẽ, tái nhiễm đa phần sẽ nhẹ hơn so với mắc lần đầu, đặc biệt là người đã tiêm đủ vaccine COVID-19.

6f69ecfcfdb414ea4da5

Một số biến thể của virus SARS- CoV-2.

Bên cạnh đó, nhóm người trên 65 tuổi, người hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cũng thuộc nhóm nguy cơ cao tái nhiễm COVID-19.

Theo các bác sĩ, dù tỷ lệ tái nhiễm COVID-19 không cao và thường có triệu chứng nhẹ hơn nhưng không được chủ quan, xem thường vì những người bị tái nhiễm là người có cơ địa miễn dịch giảm, tuổi cao, nhiều bệnh nền. Đây là cơ hội để các bệnh này tái phát gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh cũng không được chủ quan, âm tính không có nghĩa là đã tạo được miễn dịch suốt đời. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể vẫn cần hồi phục sau đợt tấn công của virus. Do đó, cần tăng cường miễn dịch bằng tập luyện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, theo dõi và thăm khám sớm khi có triệu chứng hậu COVID và đặc biệt là cần tuân thủ nguyên tắc 5K.

Một nghiên cứu công bố cho thấy, nhiễm trùng sơ cấp ở những người được tiêm chủng (những người có một số miễn dịch COVID) thường ít nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng sơ cấp ở những người chưa được tiêm chủng (những người không có bất kỳ khả năng miễn dịch nào).

Do đó, có nhận định rằng, nhiễm trùng tái nhiễm sẽ ít nghiêm trọng hơn nhiễm trùng ban đầu, vì người bị tái nhiễm sẽ có một số khả năng miễn dịch từ trước đối với nhiễm trùng sơ cấp của họ. Thêm vào đó, nhiều người sẽ được chủng ngừa giữa các lần nhiễm trùng của họ, điều này sẽ giúp nâng cao hơn nữa mức độ miễn dịch của họ.

Và mặc dù khả năng miễn dịch chống lại việc bị nhiễm virus coronavirus và phát triển các triệu chứng COVID suy yếu, khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật nghiêm trọng và tử vong có vẻ lâu bền hơn nhiều.

Tuy nhiên, lần tái nhiễm của bạn có nghiêm trọng như lần đầu tiên hay không có thể phụ thuộc vào thời điểm bạn bị nhiễm bệnh. Dữ liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) của Vương quốc Anh cho thấy tỷ lệ người báo cáo các triệu chứng khi họ tái nhiễm khác nhau tùy thuộc vào biến thể mà họ có khả năng bị nhiễm ở lần thứ hai. ONS ước tính rằng tái nhiễm alpha chỉ gây ra triệu chứng cho mọi người 20% thời gian, còn tái nhiễm chủng delta gây ra các triệu chứng là 44% trường hợp và omicron là 46%.

Mức độ nghiêm trọng của COVID thay đổi từ biến thể này sang biến thể khác. Tuy nhiên, rất khó để phân biệt mức độ khác biệt ở trên là do sức mạnh khác nhau của các biến thể và mức độ là do mức độ miễn dịch COVID từ nhiễm trùng trước và tiêm chủng hiện có ở người tại thời điểm đó.

Bộ Y tế.