SKĐS, Sáng 13/8 Theo thông tin từ Bộ Y tế số ca COVID-19 gia tăng trong thời gian gần đây, đã 4 ngày liên tiếp trên mốc 2.000 ca/ ngày; số bệnh nhân nặng cũng gia tăng; Nhiều tỉnh đã ghi nhận các biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn.
Chỉ tỉnh riêng ngày 12/8 có 2.192 ca COVID-19 mới, 01 trường hợp tại Quảng Ninh tử vong.

C COVID 19 năng9

Tình hình dịch COVID-19 trong nước

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.362.540 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.562 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.009.451 ca; trong số bệnh nhân đang theo dõi, điều có 116 trường hợp thở ô xy trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 86 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 10 ca; Thở máy không xâm lấn: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 18 ca. Như vậy số bệnh nhân nặng tăng thêm 51 trường hợp so với ngày trước đó.
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.
Các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; chỉ đạo đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.
Ban Chỉ đạo quốc gia: Địa phương phải đánh giá nghiêm túc tình hình COVID-19
Theo kết luận Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại phiên họp thứ 16, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới. Dịch đang bùng phát trở lại tại nhiều nước phát triển, có nền y tế hiện đại.
Tại Việt Nam, nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn. Một số địa phương tiêm vaccine COVID-19 chưa đảm bảo tiến độ đề ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, cùng với đó là nguy cơ suy giảm khả năng bảo vệ của vaccine theo thời gian.
Do vậy, các ngành, các cấp, địa phương cần tập trung nắm chắc tình hình, diễn biến dịch bệnh; đánh giá nghiêm túc, thực tế, khách quan về tình hình dịch bệnh; không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thỏa mãn với những kết quả bước đầu đạt được.
Đồng thời chủ động chỉ đạo triển khai các phương án phòng, chống dịch theo thẩm quyền được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Trong một tháng qua, Kiên Giang có 338 ca mắc COVID -19 mới, trong đó, có 29 ca nhiễm biến chủng BA.2, 6 trường hợp nhiễm biến thể BA.5.
Theo báo cáo ngành y tế Kiên Giang, những địa phương ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhiễm biến thể BA.5 và BA.2 là huyện An Biên, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Kiên Hải và TP Phú Quốc.
Hầu hết các trường hợp mắc COVID-19 gần đây đều ở thể nhẹ, ít triệu chứng nên các bệnh nhận được quản lý, điều trị tại nhà.
Trước đó sáng 2/8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương phát đi thông báo khẩn về kết quả giải trình tự gen virus SASR-CoV-2 của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh khẳng định vừa phát hiện hai trường hợp nhiễm dòng phụ BA.5 trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trước đó, ngày 30/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang cho biết: Đơn vị vừa ghi nhận ca nhiễm biến chủng BA.5 của Omicron ở Khu phố 2, Phường 5, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là ca nhiễm đầu tiên thuộc chủng BA.5 trên địa bàn tỉnh vừa được ghi nhận.
Tại TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ cũng đã phát hiện các ca bệnh COVID-19 nhiễm biến thể BA.4, BA.5.

Tình hình dịch COVID-19 thế giới vẫn diễn biến phức tạp

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 593,4 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này đã ghi nhận thêm 128.714 ca mắc mới COVID-19 (trong đó có 464 ca nhập cảnh), nâng tổng số ca bệnh lên 21.111.840 ca. Số ca mắc mới nghi nhận ngày 12/8 giảm so với 137.241 ca ghi nhận ngày 11/8, song vẫn cao hơn so với 112.858 ca ghi nhận 1 tuần trước đó. Số ca bệnh thể nặng tăng từ 35 ca một ngày trước đó lên 453 ca, mức cao nhất kể từ ngày 24/5.
Ngày 10/8, Nhật Bản ghi nhận 250.403 ca mắc mới COVID-19, mức cao kỷ lục theo ngày, trong bối cảnh có nhiều quan ngại về nguy cơ quá tải đối với hệ thống y tế do bùng phát làn sóng dịch mới. Tổng số ca mắc mới trong ngày 10/8 thậm chí còn vượt mức kỷ lục 249.830 ca ghi nhận ngày 3/8.
Đã có 20 trong tổng số 47 tỉnh thành ghi nhận số ca mắc mới theo ngày cao chưa từng có, trong đó thủ đô Tokyo tới 34.243 ca; 2 tỉnh Osaka và Aichi lần lượt là 23.730 ca và 18.862 ca.
Bộ Y tế Nhật Bản cũng cho biết trên cả nước đã có thêm 251 ca tử vong, số ca COVID-19 phải nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng tăng 16 ca so với ngày 9/10 lên 597 ca, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh ghi nhận trong mùa Hè vừa qua (hơn 2.000 ca bệnh nặng trong nhiều tuần).

TT-GDSK

Sáng ngày 9/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin IPV2 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). BS.CKI Huỳnh Công Quang - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cùng đại diện các cán bộ chuyên trách làm công tác tiêm chủng thuộc các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh tham dự.

e24f46e7c4a601f858b716

Toàn cảnh buổi tập huấn hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin IPV2 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR)

Tại buổi tập huấn, các báo cáo viên đã báo cáo tình hình giám sát bệnh Bại liệt, quá trình thực hiện tiêm chủng vắc xin IPV mũi 1 năm 2018 - 2022; hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin IPV mũi 2 với mục tiêu trẻ dưới 1 tuổi trên địa bàn tỉnh được tiêm mũi 2 vắc xin IPV trong chương trình TCMR đạt tỷ lệ trên 90%. Theo đó, từ tháng 8/2022, 100% các trạm y tế xã/phường thực hiện tiêm mũi 2 cho trẻ từ 9 đến dưới 1 tuổi đã tiêm mũi 1; công tác tiêm chủng phải đảm bảo an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế như: đảm bảo quy trình tiêm chủng, theo dõi sau tiêm 30 phút, hướng dẫn gia đình theo dõi tại nhà trong vòng 1 đến 2 ngày đầu sau tiêm chủng, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm…; Dự kiến, sẽ có 9.230 liều IPV được phân bổ về cho 18 trung tâm y tế thuộc 18 huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh để thực hiện tiêm cho trẻ. 

Để đảm bảo miễn dịch đầy đủ để phòng bệnh bại liệt ngoài việc uống đủ liều vắc xin bại liệt OPV trẻ cần được tiêm vắc xin bại liệt IPV. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các bậc cha mẹ ngoài việc đưa trẻ đến tiêm vắc xin bại liệt uống (OPV) đủ 03 liều thì cần sử dụng tiêm liều IPV tiêm trong lịch tiêm chủng thường xuyên, hoặc ở các đợt chiến dịch tiêm bổ sung để phòng bệnh cho trẻ./.

Thùy An - Viết Thạnh

 

 

1. CÁC LOẠI VI RÚT VIÊM GAN VÀ ĐƯỜNG LÂY

Cho tới nay ít nhất đã có 6 loại virut viêm gan (Hepatitis virus) được ghi nhận và ký hiệu là: HAV – virut viêm gan A;  HBV –  virut viêm gan B; HCV- virut viêm gan C ;  HDV – virut viêm gan D (còn gọi virut delta) ;  HEV – virut viêm gan E và  HGV – virut viêm gan G.

1.1. Virut viêm gan A (HAV)

HAV thuộc họ Picornaviridae, có acid nhân là RNA. Phần lớn các trường hợp nhiễm HAV không có triệu chứng lâm sàng. Bệnh viêm gan A thường diễn biến lành tính, khỏi hoàn toàn, không chuyển thành mạn tính, không có tình trạng người mang virut mạn tính.Tuy nhiên có thể vẫn bị tái nhiễm HAV, gây viêm gan A tái nhiễm.

Có thể phát hiện người nhiễm HAV bằng xét nghiệm tìm kháng thể Anti-HAV. Kháng thể Anti-HAV týp IgM có ngay trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh, hiệu giá kháng thể cao nhất ở huyết thanh 1-3 tháng, giảm dần và hết sau 6-12 tháng.

1.1.2. Viêm gan vi rút B (HBV)

HBV thuộc họ Hepadnavirut là những virut có kích thước nhỏ. Đây là virut viêm gan duy nhất có axit nhân là DNA. HBV có cấu trúc đặc biệt nhỏ gọn, có nhiều gen: S, C, P và X cho nên có khả năng tổng hợp được nhiều loại Protein quan trọng của virut.

HBV có một số kháng nguyên (KN) quan trọng là:

–  HBsAg (Hepatitis B surface Antigen): là KN bề mặt của HBV. Đây là KN xuất hiện sớm nhất trong huyết thanh sau khi nhiễm HBV. Sự có mặt của HBsAg trong huyết thanh phản ánh tình trạng một người đã bị nhiễm HBV. Trong viêm gan virut B cấp HBsAg thường đạt đỉnh cao khi có các triệu trứng lâm sàng rồi biến mất sau 2- 3 tháng. Nếu sau 6 tháng kể từ khi nhiễm mà HBsAg vẫn còn tồn tại trong huyết thanh được coi như mang kháng nguyên mạn tính.

–  HBeAg (Hepatitis B e Antigen): là KN xuất hiện sớm thứ hai tiếp sau hoặc đồng thời với HBsAg. Sự có mặt của HBeAg cùng với HBV-DNA trong huyết thanh phản ánh tình trạng đang nhân lên của virut và bệnh đang ở thời kỳ lây lan mạnh.

–  HBcAg (Hepatitis B core Antigen): là KN lõi của HBV, nằm riêng biệt trên bề mặt nucleocapsid. HBcAg không tồn tại ở dạng tự do mà tập trung chủ yếu trong tế bào gan. Trong huyết thanh HBcAg bị bao bọc bởi HBsAg nên không tìm thấy HBcAg huyết thanh.

– DNA Polymerase: nằm trong nucleocapsid nhân của HBV. Nó có thể điều khiển sự sao chép và thay đổi của HBV-DNA. Phát hiện HBV-DNA trong huyết thanh bằng phản ứng khuếch đại gen PCR là biện pháp có giá trị nhất đánh giá tình trạng nhân lên của virut.

Sau khi nhiễm HBV, cơ thể sinh ra các kháng thể tương ứng là:

+  Anti – HBs (Hepatitis B surface Antibody): là kháng thể kháng KN bề mặt của HBV. Anti – HBs thường xuất hiện trong huyết thanh sau khi HBsAg biến mất. Sự có mặt của Anti – HBs cùng với sự mất đi của HBsAg phản ánh quá trình hồi phục của cơ thể nhiễm virut, cơ thể đã loại trừ được HBV và bệnh nhân đã có đáp ứng miễn dịch đầy đủ đối với bệnh. Cũng có khi HBsAg đã trở về (-) nhưng Anti – HBs chưa xuất hiện, khoảng thời gian này được gọi là “thời kỳ cửa sổ”.

Anti – HBe (Hepatitis B e Antibody): là kháng thể xuất hiện thứ 2 trong huyết thanh, thường thấy vào giai đoạn cấp tính của bệnh và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Sự xuất hiện của Anti – HBe là 1 dấu hiệu chứng tỏ sự nhân lên của virut đã bị khống chế, người bệnh đã bắt đầu hình thành đáp ứng miễn dịch (bước vào giai đoạn chuyển đảo huyết thanh – Seroconversion).    +  Anti – HBc(Hepatitis B core Antibody): là kháng thể có mặt sớm nhất trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể sau khi nhiễm HBV, trong đó Anti – HBc – IgM (+) có giá trị chẩn đoán viêm gan virut B cấp, còn khi Anti -HBc -IgG (+) thường là giai đoạn mạn của bệnh.

1.1.3. Virut viêm gan C (HCV)

HCV có sự đa dạng về gen (tương tự HIV): ít nhất có 6 kiểu gen  và 50 phân typ dã được xác định. Nhờ đó virut có khả năng né tránh đáp ứng miễn dịch của vật chủ dẫn đến tỷ lệ nhiễm HCV mạn cao (>80%)

Khoảng 75% số trường hợp sau khi nhiễm HCV không có biểu hiện lâm sàng. Tỷ lệ chuyển từ viêm gan C cấp thành viêm gan C mạn tính khá cao (khoảng 50 – 70%).

1.1.4. Virut viêm gan D (HDV)

HDV muốn nhân lên phải có HBsAg để làm vỏ mới thành được virut hoàn chỉnh vì chỉ có phần nhân ARN, còn phần vỏ bọc là HBsAg của HBV. Do vậy HDV không thể độc lập gây bệnh được. Có thể HDV cùng xâm nhập vào cơ thể người bệnh một lúc với HBV gọi là đồng nhiễm (Coinfection) hoặc nhiễm HDV trên nền một bệnh nhân nhiễm HBV gọi là bội nhiễm (Surinfection). Khi đồng nhiễm HDV và HBV dễ có nguy cơ thành viêm gan ác tính  cao. Khi bội nhiễm HDV ở người nhiễm HBV sẽ có nguy cơ thành viêm gan mạn tính.

 

1.1.5. Virut viêm gan E (HEV)

Virut được phát hiện trong phân, mật ở những người nhiễm bệnh và bài tiết ra ngoài theo phân vào cuối thời kỳ ủ bệnh. Ngoài ra, còn có thể phát hiện được HEV trong huyết thanh hoặc trong phân bằng phương pháp PCR (phát hiện Anti – HAV).

Bệnh do VRVG E gây ra cũng thường diễn biến lành tính và khỏi hoàn toàn.

1.1.6. Virut viêm gan G (HGV)

Là một thành viên thuộc họ Flaviviridae, trong thành phần có 25% sự đồng nhất với HCV nhưng vai trò gây bệnh chưa rõ ràng. Thường trên 70% trường hợp nhiễm HGV không có biểu hiện lâm sàng.

1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học

1.2.1. Nguồn bệnh

Hầu như chỉ là bệnh nhân và người mang virut (carrier). Một số virut viêm gan tìm thấy ở khỉ, tinh tinh nhưng chưa có bằng chứng lây nhiễm sang người.

1.2.2. Sức thụ bệnh

Mọi lứa tuổi và giói đều có thể bị bệnh, tuy nhiên:

– Đối với virut viêm gan A và E : Lứa tuổi mắc nhiều là trẻ em và thanh thiếu niên, ở người lớn đa số miễn dịch bền vững nhưng không có miễn dịch chéo.

– Đối với virut viêm gan B, D và C: thường đa số gặp ở người lớn, một số trẻ em mắc là do truyền từ mẹ sang con. Đáp ứng miễn dịch với virut phụ thuộc vào từng cá thể. Một số trường hợp đáp ứng miễn dịch bảo vệ kém do vậy virut tồn tại trong cơ thể suốt đời.

– Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, với máu và các chế phẩm máu… thường dễ nhiễm virut viêm gan. Hiện nay, bệnh viêm gan virut được xếp vào nhóm bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm .

2. GIẢI PHẪU BỆNH VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

2.1. Giải phẫu bệnh

Hình ảnh đại thể của gan khi soi ổ bụng thấy “gan to, đỏ”. Những trường hợp diễn biến kéo dài thì màu đỏ sẫm sẽ dần dần nhạt màu thành “gan to, trắng”, hoặc vàng nhạt. Các tế bào gan bị trương to và sau đó bị hoại tử: Lúc đầu trương lên, sau đó là thoái hoá rỗ hoặc đông đặc bào tương và hoại tử tế bào. Nghiên cứu những biến đổi tổ chức học theo thời gian có thể thấy qua các thời kỳ sau:

–  Ở tuần 1 đặc trưng là tăng sinh các tế bào Kupffer và hoại tử tế bào gan.

– Sang tuần thứ 2 hoại tử tế bào gan phát triển mạnh và tạo thành các ổ hoại tử tế bào và xuất hiện tăng sinh tổ chức liên kết.

– Trong tuần thứ 3 hoại tử tế bào gan đến mức tối đa nhưng bắt đầu có tái tạo với dấu hiệu tăng sự phân chia các Mitochondria tế bào gan.

– Thời kỳ tiếp theo quá trình hoại tử từng bước giảm dần cùng với sự tăng sinh tế bào gan tái tạo. Tuy vậy những ổ hoại tử rải rác có thể còn kéo dài tuỳ theo thể bệnh.

Những trường hợp vàng da ứ mật thường thấy xuất hiện những cục nghẽn trong các vi quản mật và giãn các vi quản mật. Có hiện tượng viêm thâm nhiễm ra xung quanh đường mật.

2.2. Cơ chế bệnh sinh

Quá trình sinh bệnh có thể chia ra các thời kỳ sau:

– Thời kỳ thâm nhập của vi rút: với vi rút A và E thâm nhập theo đường tiêu hoá. Vi rút B, C, D thâm nhập theo đường máu.

– Thời kỳ nhân lên của vi rút: tại các tổ chức của đường tiêu hoá và sau đó là các hạch lympho mạc treo, vi rút được nhân lên. Do tác động của vi rút đến các tổ chức này làm tăng tính thấm của tế bào, thoái hoá – hoại tử tổ chức và tạo ra những biến đổi không đặc hiệu, đặc biệt là ở các hạch lympho (trong 2 thời kỳ trên chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh lý).

– Thời kỳ nhiễm vi rút huyết tiên phát (tương ứng với thời kỳ khởi phát trên lâm sàng): vi rút từ hạch lympho vào máu gây ra phản ứng của cơ thể biểu hiện bằng sốt.

– Thời kỳ lan tràn tổ chức: vi rút từ máu thâm nhập vào tất cả các cơ quan mà chủ yếu là gan. Quan trọng nhất trong thời kỳ này là vi rút gây tổn thương gan. Tổn thương gan biểu hiện ở 3 mặt: Phân huỷ tế bào nhu mô gan, tổn thương tế bào trung diệp và ứ tắc dịch mật. Trên lâm sàng, thời kỳ này tương ứng với thời kỳ toàn phát của bệnh.

– Thời kỳ nhiễm vi rút huyết thứ phát: vi rút từ gan trở lại máu gây nên những đợt bột phát, hiện tượng nhiễm độc dị ứng, phát sinh biến chứng và tái phát.

3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CHUNG CỦA BỆNH VIÊM GAN VI RÚT CẤP THỂ THÔNG THƯỜNG ĐIỂN HÌNH

3.1. Thời kỳ nung bệnh

Chưa có triệu chứng lâm sàng, phụ thuộc vào loại virut viêm gan:

– Viêm gan vi rút A: thường 1 – 6 tuần

– Viêm gan vi rút B: thường 1 – 6 tháng

3.2. Thời kỳ khởi phát (còn gọi là thời kỳ trước vàng da)

Thời kỳ này thường kéo dài khoảng 1 tuần. Bệnh nhân thường có sốt nhẹ hoặc vừa vài ngày, đau tức vùng hạ sườn phải. Nổi bật là tình trạng không tương xứng giữa mức độ nhiễm khuẩn với nhiễm độc: tuy sốt nhẹ, ngắn ngày, có khi không sốt nhưng bệnh nhân cảm giác thấy mệt nhiều, không muốn đi lại, không muốn làm kể cả các việc nhẹ…

Đa số bệnh nhân ngay thời kỳ này đã thấy nước tiểu vàng thẫm; xét nghiệm nước tiểu xuất hiện Urobilinogen (+).

3.3. Thời kỳ toàn phát (thời kỳ vàng da)

Vàng da thường xuất hiện sau khi hết sốt. Ở mức độ nhẹ và vừa bệnh nhân thường cảm thấy dễ chịu hẳn lên, ăn được, hết đau khớp… Ngược lại, với những bệnh nhân mức độ nặng bước vào thời kỳ vàng da các triệu chứng bệnh phát triển và nặng hẳn lên: gan to, đau, một số trường hợp có lách to, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá… Xét nghiệm thấy Transaminase tăng cao, đặc biệt là SGPT (hay ALT), Bilirubin máu toàn phần tăng, trong đó Bilirubin trực tiếp tăng nhiều hơn Bilirrubin gián tiếp, Urobilinogen nước tiểu đang từ (+) chuyển thành (-) tính.

Biểu hiện vàng da thường đạt mức tối đa trong vòng 2-5 ngày và kéo dài từ  2 – 4 tuần. Trong thời kỳ này các triệu chứng về lâm sàng và cận lâm sàng tăng lên tới mức tối đa. Ở những bệnh nhân vàng da nặng thường có biểu hiện phân bạc màu, nước tiểu ít và sẫm màu như nước vối đặc, bệnh nhân rất ngứa nên có nhiều vết gãi trên da.

3.4. Giai đoạn hồi phục

Thường bắt đầu bằng hiện tượng đa niệu (hay cơn đa niệu). Các triệu chứng lâm sàng cùng với các rối loạn sinh hoá bắt đầu giảm.

Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, các triệu chứng của bệnh mất dần, ăn ngủ được, nước tiểu trong, gan thu dần về bình thường, các xét nghiệm Transaminase, Bilirubin và các chỉ tiêu sinh hoá khác dần dần trở về bình thường.

20190901 150742 620522 viem gan b.max 800x800

4. CHẨN ĐOÁN

4.1. Chẩn đoán xác định viêm gan vi rút cấp

4.1.1. Căn cứ lâm sàng

– Bệnh thường diễn biến qua 2 thời kỳ rõ rệt: thời kỳ khởi phát thường có sốt và thời kỳ vàng da sau khi hết sốt.

– Bệnh có tính chất không tương xứng giữa mức độ nhiễm khuẩn với nhiễm độc: sốt nhẹ, sốt ngắn ngày nhưng rất mệt mỏi, mệt kéo dài.

– Các triệu chứng khác: gan to, mềm, đau tức vùng gan, phân lỏng…

4.1.2. Căn cứ xét nghiệm

– Transaminase (SGOT, SGPT) tăng cao, trong đó SGPT thường cao hơn SGOT, chỉ số De Ritis < 1.

–  Bilirubin máu tăng (Bilirubin trực tiếp tăng nhiều hơn Bilirrubin gián tiếp).

– Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên: có thể tìm kháng nguyên hoặc kháng thể (markers) của các virut viêm gan (HBsAg, anti HCV, anti -HBc IgM….

4.1.3. Căn cứ tiền sử, dịch tễ

– Chưa bị vàng da, vàng mắt bao giờ

– Xác định yếu tố liên quan (tiêm truyền, phẫu thuật, người xung quanh bị bệnh tương tự, tiền sử nghiện rượu hoặc dùng các thuốc, hóa chất có hại cho gan…)

4.2.  Chẩn đoán phân biệt

Tuỳ theo từng thời kỳ của bệnh viêm gan vi rút mà cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác như:

– Thời kỳ khởi phát: cần chẩn đoán phân biệt với cúm hoặc nhiễm vi rút đường hô hấp cấp. Ở những bệnh nhân có ỉa lỏng, đau vùng thượng vị cần chẩn đoán phân biệt với nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống hoặc viêm dạ dày cấp…

– Giai đoạn vàng da: cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh có vàng da khác như vàng da do huyết tán trong lòng mạch, vàng da do nhiễm độc hoá chất hoặc do thuốc, bệnh Leptospirosis v.v..

5. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT CẤP

5.1. Nguyên tắc chung

– Nghỉ ngơi hợp lý tại giường bệnh trong thời kỳ toàn phát, sau đó hoạt động nhẹ nhàng.

– Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần: thuốc giải độc và bảo vệ tế bào gan; lợi mật, truyền dịch, lợi tiểu khi có vàng da đậm; thuốc làm tăng cường sức đề kháng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể…

– Chế độ ăn giàu đạm, đường, vitamin; giảm mỡ động vật đặc biệt là các món xào, rán. Tăng cường ăn hoa quả tươi, sữa chua.

– Kiêng rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hoá chất gây độc cho gan.

 

5.2. Một số thuốc điều trị

– Thuốc có tác dụng giải độc, bảo vệ tế bào gan: thuốc tổng hợp BDD (Biphenyl Dimetyl Dicarboxylate, có nhiều biệt dược: Grocel, Fortec, Nissel, Omitan…); thuốc có nguồn gốc acid amin (Eganin, Arginin, Ornicetin…); thuốc có nguồn gốc thảo mộc (cây cà gai leo, cây chó đẻ răng cưa…)

– Thuốc lợi tiểu: Aldactone, Spironolacton…. Có thể dùng các thuốc lợi tiểu nguồn gốc thực vật như: rễ cỏ sước, bông mã đề, râu ngô…

Thuốc nhuận mật được sử dụng khi có vàng da: các thuốc thường được sử dụng là các thuốc lợi mật có Magie, Sorbitol hoặc các thuốc lợi mật có nguồn gốc thực vật như cây nhân trần, bồ bồ, dành dành, actiso…

– Thuốc làm tăng sức đề kháng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể: Thymomodium (Vitro, Immurong, Benkis…)

– Một số thuốc được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt:

+ Corticoid được ứng dụng cho những trường hợp viêm gan ác tính hoặc những trường hợp vàng da ứ mật kéo dài. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ vì dùng Corticoid kéo dài, tạo điều kiện cho virut phát triển mạnh hơn.

+Thuốc ức chế vi rút

Lamivudin, Ribavirin, Adefovir, Famciclovir, Entecavir, Tenofovir… được dùng cho bệnh nhân viêm gan virut B và C. Để tăng hiệu quả điều trị thuốc chống virut thường được dùng kết hợp với Interferon-alpha… Hiện tại, các thuốc này ít được chỉ định trong viêm gan virut cấp mà thường dùng phổ biến trong viêm gan virut B và C mạn tính.

5.3. Dự phòng

5.3.1. Những biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu

– Đối với vi rút viêm gan lây theo đường tiêu hoá (HAV và HEV) cần phải giữ vệ sinh thực phẩm và nước uống. Quản lý và khử trùng phân của bệnh nhân để tránh lây lan.

– Đối với các vi rút viêm gan lây theo đường máu (HBV, HCV, HDV) cần phải đảm bảo khử trùng tốt các dụng cụ tiêm truyền, phẫu thuật. Sử dụng máu và các chế phẩm của máu cần được kiểm tra chặt chẽ để loại trừ các vi rút viêm gan. Virut viêm gan B có  thể lây truyền qua đường sinh dục do vậy  trong quan hệ tình dục cũng phải có dụng cụ bảo vệ như đối với HIV/AIDS.

5.3.2. Phòng bệnh đặc hiệu

– Đối với viêm gan A

Phòng bệnh khẩn cấp bằng Gammaglobulin miễn dịch, hiệu quả bảo vệ chỉ được 4-6 tháng. Ở nước ta, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã sản xuất thành công Vacxin phòng bệnh viêm gan A.

– Đối với viêm gan B

Vacxinviêm gan B đã được sử dụng khá rộng rãi và đã nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta.

Hiện nay có 3 loại Vacxin viêm gan B: Vacxin viêm gan B chế tạo từ huyết tương người nhiễm vi rút (hiện nay loại vác xin này tuy rẻ tiền nhưng ít sử dụng vì độ an toàn không cao); Vacxin viêm gan B tái tổ hợp AND và Vacxin viêm gan B tổng hợp chuỗi polypeptit. Vacxin được chỉ định cho trẻ em và những người có nguy cơ lây nhiễm.

Đối với viêm gan do các vi rút khác đang nghiên cứu sản xuất Vacxin.

BÀI VIẾT PHÁT THANH

PTV1. Mời quý vị và các bạn lắng nghe Chương trình phát thanh phòng chống dịch bệnh SXH 

Thưa quý vị và các bạn! Luỹ tích từ đầu năm đến tuần 26, khu vực miền Trung đã ghi nhận 10.389 trường hợp mẳc sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong; Riêng tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 30/6/2022 đã ghi nhận 2.287 ca mắc sốt xuất huyết tại 17/18 huyện, thị xã, thành phố, cao hơn so với năm 2019 và tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2021 với 79 ổ dịch tại Điện Bàn, Núi Thành, Tam Kỳ, Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Quế Sơn, Bắc Trà My, Nông Sơn, Hiệp Đức,... SXH bắt đầu tăng nhanh từ tuần thứ 21 (hơn 100 ca/tuần) và tăng đột biến bắt đầu từ tuần thứ 24 (tăng hơn 300 ca/tuần), và chưa có xu hướng giảm. Hiện nay là thời điểm thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi và bọ gậy phát triển; nguy cơ gia tăng các ca bệnh và lan rộng ra nhiều địa phương nếu không có các biện pháp chủ động phòng chống dịch.

PTV2. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Ytế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

PTV1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

PTV2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

PTV1. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

PTV2. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

PTV1. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

PTV2. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

PTV1. Quý vị và các bạn vừa nghe Chương trình phát thanh phòng chống dịch bệnh SXH./.

 

ĐĨA TIẾNG 

(Tải clip tại đây hoặc vào địa chỉ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. để tải các đĩa phát thanh)

 

  

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM

(Các biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết)

 

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM

(Sốt xuất huyết khi nào cần nhập viện?)

 

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM

(Sai lầm chết người khi điều trị sốt xuất huyết sai cách)

 

KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM

(Sốt xuất huyết ở người lớn: Triệu chứng, biến chứng và cách xử trí đúng khi mắc sốt xuất huyết)

Long Cảnh

Ngày 7/4, UBND tỉnh ban hành chương trình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022-2023.

tren 55000 nguoi da tiem vac xin covid 19 l

Mục tiêu của chương trình nhằm bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19.

Phấn đấu đến hết tháng 4/2022 hoàn thành việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; tiêm mũi 03 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm. Bảo đảm đủ vắc xin và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo đúng thời gian quy định.

UBND tỉnh yêu cầu UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng kịch bản phòng, chống dịch COVID-19. Tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn. Giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và 100% Trung tâm Y tế cấp huyện, Trạm Y tế cấp xã, y tế tại các cơ sở giam giữ, bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được tăng cường năng lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong phòng, chống dịch.

Bảo đảm số giường hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế và có kế hoạch huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở ngoài công lập) tham gia phòng, chống dịch COVID-19 (kể cả điều trị).

100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định. Tổ chức triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc COVID-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh COVID-19.

Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

Chủ động trong định hướng dư luận; bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch để người dân hiểu, đồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện.

Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều sử dụng mã QR để quản lý thông tin người ra vào và hướng dẫn người dân thực hiện việc khai báo thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng để thực hiện phòng, chống dịch.

100% các cơ sở tiêm chủng, xét nghiệm, điều trị cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, kết quả điều trị của tất cả các trường hợp có liên quan.

Bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của nhân dân.

BTV TTGDSK