[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng cho cộng đồng và người lao động: tải TẠI ĐÂY

CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP TRONG MÙA NẮNG NÓNG

Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp là: Say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng.
Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
Một số đối tượng có nguy cơ cao gồm:
Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức: người lao động nông nghiệp, công nhân làm việc ở các lò gạch, lò luyện gang thép, v.v.
Những người mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường, v.v.

BIỂU HIỆN

Biểu hiện của các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể.
+ Mức độ nhẹ: Mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút.
+ Mức độ nặng: Đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt, …) và có thể tử vong

CÁCH XỬ TRÍ

Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp như sau:
Mức độ nhẹ:
Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió.
Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước mát hoặc nước đá tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể.
Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.
Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút.
+ Lưu ý không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10 - 15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần.
2. Mức độ nặng:
Nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng, cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG

1. Khuyến cáo chung

Hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.
Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi.
Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống tối thiếu 1,5 – 2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.
Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết nắng nóng.

2. Đối với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng

Bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút.
Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.
Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc, khi uống nước cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như sử dụng mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống quạt thông gió phù hợp.

 

Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Về thông tin này, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng dù WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nhưng "không có nghĩa chúng ta sẽ bỏ rơi, không hành động gì".

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, từ khẩn cấp sang phòng ngừa dài hạn XEM TẠI ĐÂY

Bệnh Thủy đậu hay còn gọi là bệnh đậu mùa là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do vi rút thủy đậu (Varicellavirus) thuộc họ Herpesviridae gây ra. Vi rút thủy đậu là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn nên còn có tên là vi rút thủy đậu - zona (VZV).

Thuy dau

Bệnh Thủy đậu (ảnh minh họa)

Ở nước ta xảy ra quanh năm, thường tăng cao vào mùa xuân, đây là khoảng thời gian mà độ ẩm trong không khí khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát tán và lây bệnh.

Tại Quảng Nam, trong 3 tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận 238 ca bệnh thủy đậu, cao hơn gấp 3 lần so với cùng kì năm 2022; bệnh thủy đậu đã được ghi nhận ở 15/18 huyện, thị xã, thành phố. Các đại phương có số mắc bệnh thủy đậu cao nhất là Đại Lộc, Tây Giang, Điện Bàn, Quế Sơn…

Biểu hiện của bệnh Thủy đậu

Các triệu chứng bệnh Thủy đậu sẽ nặng nhẹ tùy trường hợp, người bệnh bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24 – 48 giờ; một số trường hợp có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai. Sau 24 - 36h người bệnh sốt, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói và có phát ban; ban đỏ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong. Các tổn thương ban đầu thường mọc ở đầu và mặt, sau đó lan ra thân mình và các chi, mọc nhiều ở vùng ít tỳ ép như: vùng liên bả vai, bên sườn, nách, kheo, có khi dày đặc ở mặt và thân mình, ít hơn ở các chi, riêng bàn chân và bàn tay hiếm khi bị.

Ban thủy đậu thường có dạng vết chấm, nổi sẩn phù, trong vòng 24 - 48h, mụn nước sẽ như giọt nước, nông, có thành mỏng, có quầng viêm đỏ xung quanh, thường kèm theo các cơn ngứa ran. Từ 8 - 12h sau, dịch mụn nước chuyển màu vàng nhạt, trở nên lõm xuống và nhanh chóng trở thành mụn mủ màu trắng mịn, sau chuyển thành vảy tiết màu đỏ nâu. Vảy tiết rụng sau 1-3 tuần, lúc khỏi để lại vết hồng, một số có nền hơi lõm, có thể thành sẹo một thời gian dài hay sẹo vĩnh viễn(nếu bị bội nhiễm).

Phương thức lây truyền bệnh

Thủy đậu là một trong những bệnh rất dễ lây. Bệnh thủy đậu lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng.

Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.

Thời kỳ lây truyền bệnh thủy đậu: Dài nhất là 5 ngày, nhưng thường là từ 1-2 ngày trước phát ban và không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên.

Phòng bệnh thủy đậu

Theo Cục Y tế dự phòng, để phòng tránh bệnh thủy đậu cần thực hiện các biện pháp sau:

- Bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh không có miễn dịch, người suy giảm miễn dịch tránh bị phơi nhiễm bằng cách tiêm chủng cho những người trong gia đình, cho những người tiếp xúc gần.

- Người từng mắc bệnh thủy đậu sau khi khỏi bệnh sẽ không mắc lại bệnh thủy đậu. Đối với những người chưa từng mắc thủy đậu cần thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng thủy đậu. Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên mới có thể tiêm vắc xin ngừa bệnh thủy đậu; Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu như sau:

+ Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml dưới da.

+ Trẻ từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.

Phòng tránh lây lan

- Cách ly: Cách ly trẻ em mắc thủy đậu ở nhà trong 7 ngày. Những trẻ có tiếp xúc với người bị thủy đậu cần cách ly 11 - 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Người lớn mắc bệnh không được đi làm, tránh tiếp xúc với những người khác.

- Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng.

- Người tiếp xúc: Globulin miễn dịch thủy đậu - zona (VZIG) có tác dụng phòng bệnh cho người tiếp xúc nếu tiêm trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm.

Điều trị bệnh thủy đậu:

- Điều trị triệu chứng: Chống ngứa bằng thuốc chống ngứa tại chỗ hoặc toàn thân.

- Vệ sinh thân thể, thay quần áo hàng ngày. Bôi thuốc sát trùng, dùng kháng sinh nếu có dấu hiệu bội nhiễm.

- Dùng thuốc kháng vi rút: Vidarabine (adenine arabinoside), acyclovir.

Tài liệu tham khảo: https://vncdc.gov.vn/benh-thuy-dau-nd14515.html)

Mai Loan – Khoa PC BTN

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, số ca mắc gần đây có xu hướng tăng tại các địa phương trên cả nước.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 2213/BYT-KCB ngày 17/4/2023 V/v tăng cường công tác thu dung, điều trị ca bệnh COVID-19. Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19, Sở Y tế đề nghị các các cơ sở Khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thực hiện một số nội dung sau:

 

1. Rà soát kế hoạch thu dung điều trị người bệnh COVID-19 theo nguyên tắc 04 tại chỗ; bố trí giường bệnh điều trị nội trú, nhân lực theo dõi, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân; dự trù thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phù hợp với các phương án thu dung, kế hoạch điều trị bệnh nhân theo từng cấp độ dịch bệnh.

2. Chủ động nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại đơn vị; có phương án điều phối ô xy y tế khi nhu cầu điều trị tăng cao; triển khai tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho nhân viên y tế, tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn.

3. Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tăng cường bảo vệ nhóm có nguy cơ cao, các khu vực hồi sức tích cực, chạy thận nhân tạo…Tăng cường vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh bệnh viện.

4. Đối với ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại bệnh viện, khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19 khuyến cáo cần phải xét nghiệm Realtime RT-PCR để chẩn đoán, tránh bỏ sót ca bệnh. Các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng và gửi kết quả xét nghiệm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Sở Y tế để xem xét báo cáo Bộ Y tế điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn phù hợp.

5. Triển khai Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/3/2023 và Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 03/3/2023 của Chính phủ đảm bảo thuốc, vật tư y tế trong điều trị.

6. Tiếp tục báo cáo số liệu hàng ngày trên hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý KCB, BYT theo địa chỉ cdc.kcb.vn.

Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tăng trở lại tại một số địa phương trên cả nước, Sở Y tế Quảng Nam chỉ đạo giám sát chặt chẽ tình hình dịch; phát hiện kịp thời ca bệnh; chuẩn bị nhân lực, vật lực sẵn sàng điều trị bệnh nhân nặng.

     Theo thống kê, trong 7 ngày qua (từ 9/4- 15/4), cả nước đã ghi nhận 2.653 ca mắc COVID-19 mới, trung bình 379 ca mắc mới/ ngày. Đây là tuần có số ca mắc cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến thời điểm này ở nước ta, có 2 ngày liên tiếp số ca mắc ở con số 780 và 775 ca/ ngày. Trong khi các tuần trước đó, số mắc COVID-19 mỗi ngày chỉ vài ca, nếu cao nhất cũng chỉ vài chục ca/ ngày.

Trước thực trạng đó, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Sở Y tế đã có văn bản số 823/SYT-NVY về việc, tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, theo đó, chỉ đạo các đơn vị liên quan, thực hiện Công văn số 2116/BYT-DP ngày 12/4/2023 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Ngành y tế tiếp tục thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ; Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao; Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất kinh doanh, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2; Đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, tiếp tục đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc điều trị hiệu quả các trường hợp mắc COVID-19; chú trọng các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng nặng và tử vong. 

td sxh.00 03 31 08.Still015

Tiêm vắc xin COVID-19

 

Để tiếp tục đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc điều trị hiệu quả các trường hợp mắc COVID-19. Đồng thời, sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là cấp cứu, hồi sức tích cực. Chuẩn bị hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hoá chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng chống dịch, các bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh đã sẳn sàng khởi động lại các khu điều trị. Ông Nguyễn Đình Hoàng – Phó giám đốc  BVĐK Khu vực miền núi Phía  Bắc Quảng Nam chia sẻ: “Hiện bệnh viện vẫn duy trì khu điều trị COVID-19 tại khoa Truyền nhiễm, có đủ phương tiện hồi sức cấp cứu tại khoa, nhân viên sẽ tăng cường điều trị khi có yêu cấu cho khu điều trị COVID-19. Trường hợp ca COVID-19 tăng cao sẽ xin mở Bệnh viện dã chiến 3 tầng tại khu B Quân sự như trước đây”.

Nhằm chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh, Ts. Bs Trần Văn Kiệm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho biết: “Trung tâm đang tập trung đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng vắc xin phòng COVID-19, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trung tâm đã khởi động lại công tác đánh giá cấp độ dịch theo theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch”. 

Bên cạnh đó, công tác truyền thông lồng ghép hoạt động phòng chống dịch cũng đang được đẩy mạnh, mạng lưới truyền thông tỉnh tăng cường truyền thông trực tiếp, gián tiếp lồng ghép với công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tiêm chủng thường xuyên để đầy lùi dịch bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong 2 ngày từ 17-18/04, CDC tỉnh đã tổ chức tập huấn giảng viên về một số phương pháp và kỹ năng chính trong đào tạo, lồng ghép thực hành tiêm chủng, truyền thông và cập nhật kiến thức về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi kết hợp tiêm chủng thường xuyên. Với các nội dung về hướng dẫn và cập nhật tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi, kết hợp tiêm chủng thường xuyên trong chăm sóc sức khỏe ban đầu; Cập nhật, sử dụng một số vắc xin trong tiêm chủng thường xuyên, tổ chức tiêm chủng, bảo quản vắc xin; Cập nhật Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023 về việc ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em thay thế cho Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019; Quản lý AEFI cho trẻ dưới 12 tuổi, thống kê báo cáo, giám sát hỗ trợ cho tuyến tỉnh và huyện; Một số phương pháp và kỹ năng chính trong đào tạo người lớn lồng ghép thực hành tiêm chủng, truyền thông, bảo quản và khắc phục sự cố thường gặp của dây chuyền lạnh tuyến xã; Hướng dẫn và thống nhất kế hoạch hoạt động, sử dụng các công cụ, biểu mẫu báo cáo của dự án MOMENTUM 2.

Khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe

SKĐS - Trước tình hình số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, các địa phương chỉ đạo giám sát chặt chẽ ca bệnh, chuẩn bị nhân lực, vật lực sẵn sàng điều trị bệnh nhân nặng.
Tại Quảng Nam, TS.BS Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế thông tin đến PV Báo SK&ĐS cho biết, ngành y tế tiếp tục thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ.

Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.
Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất kinh doanh, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

tiem 1681777797702683693823

Đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, tiếp tục đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc điều trị hiệu quả các trường hợp mắc COVID-19; chú trọng các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng nặng và tử vong.

Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị các đơn vị y tế trong tỉnh chủ động giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh, chùm ca bệnh, điều tra dịch tễ; khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan trên diện rộng.
Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo ở địa phương hướng dẫn các nhà trường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là những nhóm có nguy cơ cao. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hoá chất, trang thiết bị chống dịch, sẵn sàng ứng phó khi dịch lây lan trên diện rộng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đã lấy 8 mẫu xét nghiệm test nhanh COVID-19 khẳng định lại và 6 mẫu đạt tiêu chuẩn gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị giải trình tự gen.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành công văn chỉ đạo hỏa tốc số 1819/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Sở Y tế Bắc Giang được giao chủ động nâng cao năng lực điều trị COVID-19 tại các tuyến, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị trong trường hợp số ca nhập viện, chuyển nặng tăng, hạn chế thấp nhất tử vong.

Tổ chức đánh giá cấp độ dịch 1 tuần/1 lần (vào thứ Hai hàng tuần) theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lấy mẫu các trường hợp mắc, gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk có Văn bản 1084/SYT-NVYD về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, các bệnh viện công lập, ngoài công lập và các phòng khám đa khoa, tư khoa trên địa bàn tỉnh phổ biến và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Các đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cũng đã có văn bản khẩn cấp số 897/SYT-NVY&QLHN về tăng cường phòng, chống dịch COVID -19.

Theo đó, yêu cầu nghiêm trọng UBND các huyện, thành thị tiếp tục quán triệt và thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng loại vaccine phòng COVID-19 theo phân bổ của Sở Y tế để đạt được mục tiêu hoàn thành mục tiêu >95% các đối tượng được tiêm chủng loại đầy đủ các mũi vaccine phòng COVID-19 đã được UBND tỉnh giao.

Quyết định chỉ đạo huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các lệnh cấm, ngành, đoàn thể để rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.

Sở Y tế TP. Cần Thơ đã xây dựng 2 phương án phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, Sở Y tế cũng khuyến cáo người chưa tiêm, đặc biệt là trẻ em và những người trên 50 tuổi có bệnh nền cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện việc tiêm chủng, đảm bảo sức khoẻ cho bản thân.

Được biết, Y tế Cần Thơ đã tiếp nhận từ Bộ Y tế hơn 30.000 liều vaccine AstraZeneca thế hệ mới. Hiện tại, tiến độ tiêm, thành phố Cần Thơ đã tiêm được 89% đối với người lớn trên 18 và trẻ em dưới 18 cũng đã tiêm được khoảng 88%, phấn đấu trong ít ngày sẽ tiêm hết liều vaccine được cấp và sẽ tiếp tục tiếp nhận liều vaccine mới để tiếp tục triển khai thực hiện tiêm bổ sung.

Báo Sức khỏe và Đời sống

Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đếnnay; số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng, trung bình ghi nhận 1 đến 2 ca nặng mỗi ngày; đồng thời tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra.

Đến thời điểm hiện tại Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng vi rút, các biến thể mới trong tương lai.

tiem vx Minh

Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Sở Y tế Quảng Nam - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 đã ban hành Công văn số 823/SYT-NVY ngày 17/4/2022 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, đề nghị BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung như sau:

1. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ.cấp tỉnh đề nghị BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung như sau:

2. Thúc đẩy tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.

3. Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất kinh doanh, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

4. Tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.

5. Tăng cường truyền thông phòng bệnh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch như deo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Lễ Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động ngày 01/5 trong thời gian tới. Tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vắc xin; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao tự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

6. Đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh: (i) Tiếp tục đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc điều trị hiệu quả các trường hợp mắc COVID-19; chú trọng các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng nặng và tử vong. (ii) Tiếp tục thực hiện Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng; Kế hoạch số 1080/KH-UBND ngày 28/02/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam Về việc phân tầng thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2022 của Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19; Quyết định số 528/QĐ-BYT ngày 03/03/2022 của Bộ Y tế Ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em. (iii) Thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn,
không dễ lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị. (iv) Sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là cấp cứu, hồi sức tích cực. (v) Chuẩn bị hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hoá chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng chống dịch.

7. Thực hiện đúng chế độ về thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch COVID-19 theo quy định./.

Trước tình hình dịch COVID-19 có xu hường gia tăng, đặc biệt tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,... Bộ Y tế đã có Công văn số 2116/BYT-DP ngày 12/4/2023 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 nhằm tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tỉnh hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại.

Tại Quảng Nam, để tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, nhất là trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4 - 01/5/2023; UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn số 2208/UBND- KGVX ngày 13/3/2022 V/v tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu:

1. Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tiếp tục tập trung nắm chắc tình hình, diễn biến dịch bệnh tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình; chủ động giám sát, đánh giá nghiêm túc, thực tế, khách quan về tình hình dịch bệnh, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác đối với dịch bệnh COVID-19, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có  thể xảy ra của dịch bệnh. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19, UBND tỉnh trong công tác phòng, chống dịch và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ- CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng;

tiem vaccine covid 19 cho hoc sinh ng 1667458262849621772520

- Triển khai quyết liệt, thúc đẩy chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19; huy động sự tham gia của các Ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao (bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai…). Phát huy tính chủ động, gương mẫu của các lực lượng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ, quân nhân, người lao động trong việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 (riêng đảng viên phải đạt tỷ lệ 100%).

2. Sở Y tế

- Tập trung triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng vắc xin phòng COVID-19 (tuyệt đối không sử dụng vắc xin hết hạn, kém chất lượng), không để tình trạng vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí, đồng thời đáp ứng yêu cầu về chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.2

- Tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ
nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu  dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị.

- Bảo đảm hậu cần, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nói chung và
phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Cổng thông tin điện tử tỉnh phối hợp với ngành Y tế tăng cường  truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và nghỉ lễ 30/4 - 01/5/2023. Tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vaccine; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao sự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

4. Sở Tài chính chủ động tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đề nghị của ngành Y tế và các địa phương.

Toàn văn Công văn theo tập đính kèm

Hiện nay, Tình hình bệnh Ghẻ đang lây lan nhanh trong học sinh trên địa bàn các huyện Nam Trà My và Bắc Trà My, dự báo tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp, khả năng các ca phơi nhiễm tiếp tục phát triển trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay. Ngày 13/4/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có công văn 2193/UBND-KGVX về việc kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình dịch bệnh Ghẻ trên địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh Ghẻ trên địa bàn tỉnh, nhanh chóng dập dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng và diễn biến phức tạp.

Toàn văn công văn theo tập đính kèm.

ghe lo 2

Theo đó, Sở Y tế Quảng Nam đã chỉ đạo TTYT Nam Trà My và Bắc Trà MY cần theo dõi giám sát chặt chẽ, đánh giá tình hình, dự báo diễn biến của bệnh; chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế; kịp thời báo cáo tình hình về Sở Y tế.

Hiện tại, TTYT các huyện Nam và Bắc Trà My đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống. Theo thông tin báo cáo từ phòng Tổ chức TTYT huyện Bắc Trà My, hiện tại TTYT đã tổ chức tuyền truyền bằng nhiều hình thức để người dân kịp thời nắm bắt thông tin phòng và điều trị bệnh, TTYT cũng đã phối hợp với Bệnh viện Da liễu Quảng Nam khám, điều trị cho các xã có số ca bệnh tăng cao, ngày 12/4/2022, đã khám cho hơn 200 người dân xã Trà Bui và các trường tiểu học, trung học cơ sở của xã; hiện TTYT đang triển khai tuyên truyền và khám bệnh cho các xã khác.

 

Khoa Truyền thông - Giáo duc sức khỏe

Theo GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, một trong những nhiệm vụ hiện nay trong phòng chống dịch COVID-19 là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao. Các địa phương cần rà soát lại tất cả các đối tượng này để tiêm phòng đủ liều, đúng lịch theo các khuyến cáo của Bộ Y tế.

Trao đổi với chí chiều 13/4, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay: Hiện Việt Nam chưa thay đổi khuyến cáo về tiêm vaccine COVID-19. Vaccine COVID-19 hiện nay dù còn hạn chế trong hiệu quả phòng lây nhiễm biến chủng Omicron, nhưng vẫn phòng được ca nặng và nhập viện, tử vong một cách hiệu quả.

gs phan trong lan 16813778481922060126631

Đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 266 triệu liều vaccine COVID-19 các mũi khác nhau. Với liều cơ bản, chúng ta bao phủ gần như 100% cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên; mũi 3, 4 cũng đạt tỷ lệ cao 80-90%, việc tiêm cho trẻ từ 5 đến - dưới 12 tuổi mũi 1 cũng lên đến 90%, mũi 2 là gần 77%. Việt Nam là một trong số quốc gia tiêm chủng COVID-19 cao trên thế giới. Tuy nhiên có nơi, có chỗ tỷ lệ tiêm chưa đạt như mong muốn, đặc biệt ở đối tượng nguy cơ cao.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, vaccine vẫn là biện pháp hiệu quả, tăng miễn dịch với biến chủng Omicron, giảm ca tăng nặng và tử vong.

- Phần lớn người dân nước ta tiêm mũi 3 đã rất lâu, có khi cả năm. Vậy hiện giờ khả năng bảo vệ của vaccine như thế nào, thưa ông?

GS.TS Phan Trọng Lân: Đánh giá về khả năng bảo vệ của vaccine phòng COVID-19 thì mục tiêu của vaccine là giảm nặng, nhập viện, giảm tử vong.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về miễn dịch trên các đối tượng đã tiêm các mũi 1,2,3 và 4 vaccine COVID-19 đến nay còn chưa đầy đủ. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những nghiên cứu trên thế giới và khuyến cáo của

Tổ chức Y tế thế giới để tiếp tục đưa ra lịch tiêm chủng phù hợp. Sắp tới chúng ta sẽ rà soát để làm thế nào có khuyến cáo kịp thời và đúng thời điểm.

Thực tế số lượng vaccine hiện nay dựa trên nhu cầu đề xuất của các địa phương. Vì thế nơi nào có đề xuất, Bộ Y tế sẽ tham mưu để làm cân đối đầy đủ. Chúng ta căn cứ trên bối cảnh từng đặc điểm dịch tễ để tiêm phòng cho người dân.

Đôi khi tiêm sớm quá trong bối cảnh dịch đang được kiểm soát sẽ làm lãng phí nguồn lực. Chúng ta cần sự thận trọng, sử dụng hiệu quả vaccine.

- Ông có khuyến cáo gì với người dân và cộng đồng trong công tác phòng chống dịch COVID-19 hiện nay?

GS.TS Phan Trọng Lân: Theo dự báo của các nhà khoa học và Tổ chức Y tế thế giới, virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại. Để điều này không ảnh hưởng đến cuộc sống, cần tập trung bảo vệ tối đa đối tượng nguy cơ cao, lực lượng y tế tuyến đầu...

Mục tiêu giai đoạn tới là giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế, giữ vững thành quả phòng chống dịch, do đó một trong những nhiệm vụ hiện nay là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai), tiêm phòng đủ liều, đúng lịch theo các khuyến cáo của Bộ Y tế. Các địa phương cần rà soát lại tất cả các đối tượng này.

Để giảm bớt sự lây nhiễm, chúng tôi khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện 2K (Khẩu trang-Khử khuẩn) + Vaccine.

Việc đeo khẩu trang trong các cơ sở khám chữa bệnh; Trên các phương tiện công cộng là yêu cầu phòng chống dịch.

Với những người có nguy cơ cao dễ chuyển biến nặng và có nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19 (như: người cao tuổi, người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai) khi đến nơi đông người, môi trường ít thông thoáng thì nên đeo khẩu trang; đồng thời phải tiêm chủng vaccine đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tôi cũng nói thêm, một trong những điểm Tổ chức Y tế thế giới băn khoăn, có nhiều ý kiến trái chiều là dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

Trong cuộc họp vào tháng 1, Tổ chức Y tế thế giới xác định tiếp tục nghiên cứu giai đoạn chuyển đổi trong khi các biện pháp chống dịch của các nước chưa đầy đủ để tránh rủi ro. Từ tháng 1 đến nay số mắc, tử vong do COVID-19 trên thế giới giảm nhiều.

Vì thế, chúng ta hy vọng tháng 5 sắp tới Tổ chức Y tế thế giới họp sẽ có quyết định đầy đủ. Với diễn biến hiện nay, dịch có thể đi theo kịch bản dù có các biến thể phụ nhưng vẫn ổn định, tiến tới có thể trở thành bệnh có thể mắc, có thể nhập viện, có thể tử vong đặc biệt trên đối tượng nguy cơ cao nhưng nó sẽ không làm xáo trộn xã hội. Lúc đó nó trở thành coi như bệnh thông thường.

Ngày 12/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Bộ Y tế, trong 7 ngày vừa qua (từ 5/4 - 11/4/2023), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc COVID-19 mới, trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó; trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới). Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày. Bộ Y tế cũng cho hay, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một số địa phương chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong khi đó, hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus các biến thể mới trong tương lai.

tiem M4

Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm.... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chống dịch.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu: Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống dịch COVID-19; cần tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Toàn văn Công văn theo tập đính kèm.

Khoa Tuyền thông - Giáo dúc sức khỏe