Sáng ngày 9.9.2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025.

a TONG KET 5 NAM CT MT YT DS

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 - 2020

Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số (YT-DS) giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017, thời gian qua, ngành y tế đã triển khai Chương trình hiệu quả và đạt nhiều kết quả tích cực.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng kinh phí phân bổ là 118.814,3 triệu đồng, thực hiện 110.103,9 triệu đồng. Tỉ lệ giải ngân đạt 92,,7%. Trung bình kinh phí cấp và thực hiện chương trình mỗi năm là 23.762,9 triệu đồng/ 22.020,8 triệu đồng.

Trong 05 năm qua, Quảng Nam đã triển khai 06 dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - dân số (YT-DS) gồm: Dự án Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến; Dự án Tiêm chủng mở rộng; Dự án Dân số và phát triển; Dự án An toàn thực phẩm; Dự án phòng, chống HIV/AIDS; Dự án đảm bảo máu an toàn về phòng, chống một số bệnh lý huyết học; Dự án Quân y kết hợp; Dự án theo dõi, giám sát, đánh giá và truyền thông y tế. Nhìn chung, các Chương trình mục tiêu Quốc gia về lĩnh vực YT-DS được triển khai trong toàn tỉnh thu được kết quả tốt. Việc triển khai các hoạt động của Chương trình cơ bản đảm bảo về tiến độ và chất lượng so với Kế hoạch đề ra.
Dự án Tiêm chủng mở rộng trong giai đoạn 2016-2020 đã được ngành y tế đặc biết chú trọng triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó Ngành y tế đã quản lý các đối tượng trong diện tiêm chủng mở rộng, duy trì được thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh nhiều năm liền; Tỷ lệ tiêm chủng đẩy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm chủng uốn ván cho phụ nữ mang thai, các loại vắc xin VNNB, Sởi- runella, DPT4 từ năm 2016-2019 đạt chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt trong 3 năm gần đây có xảy ra dịch bạch hầu nhưng tỉnh đã kịp thời chiến dịch tiêm vắc xin Td phòng, chống bệnh cho đối tượng 5-40 tuổi tại 6 huyện miền núi và 2 xã Duy Hải, Duy Nghĩa- huyện Duy Xuyên, triển khai tiêm vắc xin Td cho đối tượng trẻ 7 tuổi trên phạm vi toàn tỉnh nhằm ngăn chặn bùng phát dịch Bạch hầu. Dự án phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai thực hiện đạt mục tiêu 90-90-90 thông qua thực hiện đồng bộ giải pháp như truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng; số lượng nhiễm mới HIV hằng năm giảm. Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn ma túy mại dâm; đội ngũ chuyên trách các cấp tử tỉnh về huyện, xã được duy trì thường xuyên, và nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế được cập nhập hằng năm. Các dự án được triển khai thực hiện trong chương trình cũng đạt nhiều kết quả tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Tại hội nghị các đại biểu tham dự đã cùng đưa ra nhiều tham luận và ý kiến đóng góp nhằm có phương hướng mới ở giai đoạn 2021-2025.
Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025, Sở Y tế đưa ra các mục tiêu để tiếp tục duy trì chương trình, bao gồm: chủ động phòng chống dịch bệnh; phát hiện sớm, kịp thời khống chế không để dịch lớn xảy ra; Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng; Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm; Khống chế và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng; Tiếp tục duy trì xu thế giảm sinh một cách hợp lý, duy trì tỷ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng tự nhiên; Bảo đảm cung cấp máu, an toàn trong truyền máu;Tăng cường công tác quân dân y kết hợp;...

Trưởng Hoa

Ngày 29 tháng 7 năm 2020 Bộ Y tế đã ban hành quyết định về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2) với nhiểu điểm mới, đáng chú ý là tiêu chuẩn xuất viện:
- Hết sốt ít nhất 3 ngày.
- Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.
- Ba mẫu bệnh phẩm (các mẫu lấy cách nhau ít nhất 1 ngày) xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp realtime RT-PCR.

Toàn văn quyết đinh theo phụ lục đính kèm.

Long Cảnh

Tệp đính kèm
Download this file (HD dieu tri covid.pdf)HD dieu tri covid.pdf

Nhằm cung cấp thông tin phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho cộng đồng, hướng dẫn cách xử trí khi cá nhân có biểu hiện Sốt, ho, đau họng, khó thở, Bộ Y tế xây dựng tài liệu khuyến cáo:
Ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở:

1. Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét;

2. Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế;
3. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khan giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng;

4. Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy;

5. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…

6. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học;

7. Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.

Theo suckhoedoisong.vn 

7 viec can lam ngay khi bi sot ho dau hong kho tho

Ngày 14 tháng 8 năm 2020, Sở Y tế Quảng Nam có công văn số 1537/SYT-NVY về việc tăng cường rà soát, xét nghiệm PCR nhằm phát hiện sớm người nhiễm SARS-CoV-2.

Theo đó, những người từ Đà Nẵng về Quảng Nam kể từ ngày 10/7/2020 mà có đến 03 bệnh viện (Bệnh viên C, Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình) và các địa điểm, mốc thời gian được Bộ Y tế công bố ca bệnh (+) với SARS-CoV-2 thì triển khai giám sát y tế, thực hiện cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm. Những người từ Đà nẵng về từ ngày 01/8/2020  mà không đến 03 bệnh viên trên thì khuyến cáo khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm.

Toàn văn công văn theo phụ lục đính kèm.

 

Long Cảnh

Tệp đính kèm
Download this file (LAY MAU tu 1 81537cv.pdf)Công văn 1537/SYT-NVY

 

Ngày 12/08/2020, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành thông báo kết luận của đồng chí Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch Covid-19 tại buổi làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về tình hình hoạt động và một số kiến nghị, đề xuất có liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào ngày 10/8.

Theo đó đồng chí Trần Văn Tân chỉ đạo:

- Thành lập thêm đội phản ứng nhanh (từ 6 đội lên 10 đội), phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang, Đội Y tế dự phòng Quân khu V, Viện Sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn, Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Trường Đại học Phan Chu Trinh, Bệnh viện Vĩnh Đức,… nâng cao năng lực xét nghiệm lên ít nhất 6.000 mẫu/ngày, tập trung xét nghiệm các trường hợp F1, những người trong khu vực phong tỏa, khu cách ly tập trung, F2. Triển khai ngay kỹ thuật gộp mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 theo Quyết định số 3486/QĐ-BYT ngày 07/8/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2”.

- Tiếp tục tăng tốc điều tra, truy vết, xác minh các trường hợp F1, F2 theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại điểm 1, Thông báo số 301/TB-UBND ngày 09/8/2020 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh làm việc với Tiểu ban Giám sát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và những chỉ đạo khác về công tác điều hành, giám sát, hậu cần, trang thiết bị,…để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian đến.

Cùng chung tay phòng chống dịch, bệnh COVID-19, người dân cần thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế như sau:

 

Long Cảnh (tổng hợp)

Mới đây, Bộ Y tế đã công bố phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 lần sửa đổi thứ 4 với nhiều điểm mới, trong đó có việc lần đầu tiên cho phép sử dụng huyết tương người bệnh đã khỏi để điều trị. Theo các chuyên gia, trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy thuốc điều trị người bệnh, đặc biệt là những trường hợp tiến triển nặng và bệnh nặng. Điều quan trọng nhất trong Hướng dẫn này là lựa chọn người hiến huyết tương như thế nào và vấn đề sử dụng huyết tương.

Bên cạnh đó, việc bảo đảm an toàn việc hiến huyết tương của người điều trị khỏi bệnh COVID-19 cũng được đặt lên hàng đầu để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm SAR-CoV-2 và các tác nhân gây bệnh khác cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

Theo TS. Văn Đình Tráng - Phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Điều phối chính của nghiên cứu:
- Người đủ điều kiện hiến huyết tương là người từ 18-65 tuổi, cân nặng trên 50kg đối với nam và 45kg với nữ, từng mắc COVID-19 nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày. Các đối tượng này sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai... và các xét nghiệm cần thiết khác nhằm đảm bảo hiến tặng nguồn huyết tương sạch.
- Người nhận huyết tương là bệnh nhân COVID-19 từ 18 tuổi đến 75 tuổi được chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR từ bệnh phẩm hầu họng, đáp ứng tất cả tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.
"Đây là việc làm rất ý nghĩa, vì một người mắc COVID-19 khỏi bệnh nếu hiến huyết tương thì có thể giúp ích việc điều trị cho ít nhất một bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng khác, trao cho họ cơ hội được chữa khỏi bệnh. Người bệnh đã khỏi COVID-19 có thể chủ động liên hệ tới đường dây nóng 19003228 của BV để được tư vấn, giải đáp. Việc hiến này là hoàn toàn tự nguyện. Người cho có quyền chấm dứt tham gia hiến tặng bắt cứ lúc nào" - chuyên gia khoa Vi sinh - Sinh học phân tử cho hay. 

Theo suckhoedoisong.vn

Ngày 4/8/2020, Viện Pasteur Nha Trang đã có Quyết định 1830/QĐ-IPN công nhận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) được phép khẳng định các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại Khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng của trung tâm.
Theo đó Viện Trưởng viện Pasteur Nha Trang yêu cầu Khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng của CDC Quảng Nam có trách nhiệm khẳng định các trường hợp SARS-CoV-2 dương tính trên địa bàn tỉnh, thực hiện khẳng định cho các địa phương khác khi có yêu cầu và báo cáo số liệu xét nghiệm theo quy định hiện hành.

 Phong xét nghiệm RT CDC

Phòng xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 tại CDC Quảng Nam, ảnh T.A
Toàn văn quyết định theo tập đình kèm.
Long cảnh

Tệp đính kèm
Download this file (QĐ may RT.jpg)Quyết định

 Chiều ngày 3/8, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam về công tác điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

A nts HOP ubnd

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm việc với tỉnh Quảng Nam về công tác điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh T.A


Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Tân - Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chia sẻ và đánh giá tình hình dịch bệnh tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. Qua đó, mong muốn đoàn công tác Bộ Y tế hỗ trợ cho Quảng Nam về nhân lực từ tuyến trung ương (tổ chuyên gia về dịch tễ, điều trị); tăng cường thêm gường bệnh điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam; mở rộng cơ sở điều trị; hỗ trợ triển khai xét nghiệm RT-PCR(sinh phẩm, hóa chất, trang thiết bị, bảo hộ cá nhân, khẩu trang, kinh phí…)
Về phía CDC Quảng Nam, ông Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC Quảng Nam mong rằng thời gian đến đoàn chuyên gia Bộ Y tế sẽ giúp Quảng Nam khống chế và ngăn chặn ổ dịch hiệu quả; nâng cao năng lực xét nghiệm; hỗ trợ các chuyên gia chuyên sâu về dịch tễ,…

Sau khi lắng nghe những chia sẻ, kiến nghị từ phía Quảng Nam, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn biểu dương và ghi nhận những nỗ lực của Ngành Y tế nói riêng và sự quyết tâm phòng chống dịch của toàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. Thứ trưởng cũng đề nghị tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy mọi nguồn lực để phòng chống dịch bệnh hiệu quả; quyết tâm không để mất dấu nguồn lây nhiễm; bằng mọi cách truy vết cho bằng được các đối tượng tiếp xúc F1 đưa đi cách ly; quan tâm đến các khu cách ly và địa phương đang bị phong tỏa; tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm đối với những đối tượng nghi ngờ. Thời gian đến Bộ Y tế sẽ hỗ trợ 10 máy thở, 2 máy lọc, khẩu trang N95, các thiết bị y tế khác cho Quảng Nam.

a nguy Truwogf sơn thăm XN

Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra công tác Xét nghiệm SARS-COV2 tại Khu xét nghiệm CDC Quảng Nam

Kết thúc buổi làm việc, Đoàn công tác Bộ Y tế đã đến thăm Khu xét nghiệm Covid-19, CDC Quảng Nam, qua đó đánh giá chung về công tác xét nghiệm để kịp thời đưa ra những lời khuyên, giải pháp và hỗ trợ để CDC Quảng Nam làm tốt công tác xét nghiệm trong thời gian đến.

Thùy An - Ánh Minh

 


Sáng ngày 29/7/2020, Sở Y tế tổ chức họp trực tuyến với 23 điểm cầu ở các đơn vị trong toàn ngành về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn tỉnh. Bs. CKII Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống Covid -19 chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, các đơn vị báo cáo các trường hợp nhiễm, nghi ngờ nhiễm; việc chủ động thành lập các đội phản ứng nhanh, duy trì trực chống dịch 24/24h, triển khai khu cách ly, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm y tế, vật tư, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn bảo đảm sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh; song vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số đơn vị đề xuất Sở y tế tăng cường thêm mẫu xét nghiệm và trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch trong thời gian đến.
Phát biểu chị đạo tại cuộc họp, Bs. CKII Nguyễn Văn Hai nhấn mạnh, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid -19 hết sức phức tạp, các ca bệnh lây nhiễm chủ yếu từ các cơ sở y tế. Như vậy, toàn ngành cần kiểm soát tốt, chủ động trong mọi tình huống, thực hiện phương châm "4 tại chỗ", khẩn trương, quyết liệt nhưng thật bình tĩnh, không để dịch lây lan rộng. Theo đó, các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của Bộ Y tế về sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh; chủ động truy tìm các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh, khẩn trương phối hợp lấy mẫu các trường hợp này; điều động nhân lực tham gia các điểm chốt chặn tại địa phương; nhân viên phải đảm bảo bảo hộ đầy đủ; chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly, điều trị,..
ÁNH MINH