Sáng ngày 24/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức tập huấn sử dụng ký số văn bản trên phần mềm Q-Office cho lãnh đạo đơn vị, Trưởng/phó các khoa/phòng, cán bộ văn thư và chuyên viên của đơn vị.

d1b5aee0f9f039ae60e1

Ts.Bs Trần Văn Kiệm khai mạc lớp tập huấn

Tại lớp tập huấn, báo cáo viên của Sở thông tin & Truyền thông Quảng Nam phổ biến, hướng dẫn các thao tác sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc Q-Office. Cụ thể, các thao tác về cách đăng nhập; quản lý văn bản đến, văn bản đi và hồ sơ công việc; lập phiếu yêu cầu, đề xuất; trao đổi nội bộ; tra cứu văn bản; ký số văn bản trực tiếp trên phần mềm đối với lãnh đạo, gửi nhận văn bản liên thông trên phần mềm Q-Office...

 Lãnh đạo trung tâm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và chỉ đạo điều hành, nhằm thay đổi thói quen làm việc và triển khai các nhiệm vụ có hiệu quả, cũng như triển khai các hoạt động của ngành; yêu cầu cán bộ, viên chức và người lao động tham gia lớp tập huấn thực hiện nghiêm túc chương trình tập huấn, chủ động, tích cực học tập để đạt kết quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan.

 Ánh Minh

Rất nhiều người nhiễm SARS-CoV -2, sau khi có kết quả kháng nguyên âm tính (test nhanh) mà vẫn bị ho, vì sao vậy?


1. Vì sao vẫn bị ho khi đã âm tính với SARS-CoV-2?

Ho là một phản xạ làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác khỏi đường thở của bạn (họng – thanh quản – khí quản - phổi), nên ho được coi là phản xạ bảo vệ có lợi của cơ thể nên bác sĩ chỉ cắt cơn ho khi ho quá nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ.

Sau khi không còn sự có mặt của kháng nguyên ở vùng mũi họng, bạn có thể tiếp tục bị ho khan trong một thời gian.

Ho có thể xuất hiện thành cơn, khi ho quá nhiều sẽ gây kích ứng, gây đau rát họng, đau dọc theo đường giữa xuống ngực.

Ho dẫn tới không ăn, không ngủ được và làm bệnh nhân lo lắng nghĩ rằng mình bị tổn thương ở phổi, do hậu COVID-19…

c8db1b3d0075e92bb064

Những cơn ho dai dẳng ở người đã âm tính với SARS-CoV-2 (ảnh minh họa).


Ho kéo dài cũng có thể làm tổn thương biểu mô đường hô hấp dẫn tới sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm… có sẵn tại đường thở và gây viêm, làm cơn ho trầm trọng hơn, ho sâu, ho trở nên có đờm đặc dần và vàng xanh...

Mặt khác, người nhiễm SARS-CoV -2 có thể bị ngạt mũi, nếu không điều trị làm bạn thở bằng miệng, bạn sẽ hít nhiều không khí khô, không được hệ thống làm sạch, làm ấm và làm ẩm của mũi và đi thẳng vào phổi, ảnh hưởng đến niêm mạc của đường thở và gây ho.

Zalo

Một trong những nguyên nhân gây ho sau mắc COVID-19.


2. Bạn xử trí cơn ho của mình như thế nào?

2.1. Các biện pháp không dùng thuốc

- Hít vào và thở ra bằng mũi, thở chậm cho đến khi hết ho.

- Ngậm miệng và nuốt liên tục đến khi hết cơn ho.

- Uống những ngụm nhỏ nước ấm đến khi cơn ho dừng.

Tùy theo đáp ứng của cá nhân mà bạn lựa chọn các phương pháp này cho phù hợp.

Kỹ thuật giảm ho sau COVID-19:

Ngồi thẳng lưng và thoải mái.Hít vào sâu và từ từ bằng mũi và giữ đếm 3-4 (nếu bạn có thể), sau đó nhẹ nhàng thở ra khỏi miệng. Lặp lại 3-4 lần.Thở nhẹ nhàng, thư thái trong 20-30 giây (kiểm soát nhịp thở), lặp lại bước 2 và bước 3 đến 3 lần.Hít sâu từ từ vào bằng mũi, sau đó thở nhanh không khí ra bằng miệng, lặp lại điều này trong 3-4 chu kỳ hoặc cho đến khi bạn cảm thấy đờm đã sạch.

Đôi khi bạn có thể cảm thấy chóng mặt khi thực hiện thì tạm thời dừng nghỉ 30 phút rồi lặp lại.

Bạn có thể cần sử dụng kỹ thuật này nhiều lần trong ngày - tìm một thời điểm thuận tiện cho bạn và cố gắng sử dụng nó vào những thời điểm trong ngày mà bạn cảm thấy hiệu quả nhất.

2. 2. Sử dụng thuốc

Phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ vì tùy theo nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ có những chỉ định thuốc nhất định.

2.2.1. Nguyên nhân ho do kích thích , sử dụng các thuốc sau theo chỉ định của bác sĩ:

+ Thuốc ức chế thần kinh trung ương làm giảm cơn ho.

+ Thuốc ngậm giảm kích thích.

2.2.2. Nguyên nhân ho do viêm nhiễm, sử dụng các thuốc sau theo chỉ định của bác sĩ:

+ Dùng thuốc kháng sinh và/hoặc kháng viêm steroid đường uống và/hoặc đường hít – xịt.

+ Thuốc làm loãng đờm, tránh bám dính của dịch tiết trên biểu mô đường hô hấp, loại bỏ điều kiện phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc ho long đờm hay thuốc tiêu chất nhầy được sử dụng để làm long tiết dịch từ niêm mạc phế quản, khí quản. Thuốc có tác dụng làm thay đổi cấu trúc, giảm độ quánh nhớt của đờm nhầy, từ đó khiến đờm có thể tống ra khỏi đường hô hấp bằng hành động khạc nhổ hoặc thông qua hệ thống lông chuyển.

Nhóm thuốc long đờm bao gồm các loại sau: Eprazinon, carbocystein, bromhexin, acetylcystein, ambroxol...

2. 3. Nhập viện điều trị

Nếu trong trường hợp bác sĩ xác định có tổn thương đường hô hấp nặng hoặc theo dõi mà người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng đường uống.

Nguồn: Bộ Y tế

Thuốc chứa Molnupiravir là thuốc mới, được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.

thuoc molnupiravir

Theo cập nhật hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, thuốc Molnupiravir được chỉ định cho bệnh nhân COVID-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Thời gian sử dụng Molnupiravir

Thuốc Molnupiravir sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính.

Riêng bệnh nhân cần nhập viện đã được khởi trị Molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.

Những đối tượng cần lưu ý khi dùng thuốc Molnupiravir

- Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.
- Đối với phụ nữ cho con bú, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 4 ngày sau khi sử dụng liều Molnupiravir cuối cùng.
- Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều molnupiravir cuối cùng…

5 "KHÔNG" cần nhớ liên quan đến thuốc Molnupiravir

1. Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp.
2. Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19.
3. Không sử dụng Molnupiravir cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.
4. Người dân không nên lo lắng, không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị và sức khỏe của chính mình.
Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ về các phản ứng có hại của thuốc.

Theo suckhoedoisong.vn

Ngày 21/02/2022 , Sở Y tế Quảng Nam ban hành Hướng dẫn số 416/SYT-NVY về việc áp dụng các biện pháp cách ly y tế đối với đối tượng tiếp xúc gần với F1, ca bệnh F0 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Căn cứ Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID -19; Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Đồng thời, thực hiện Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần. Trên đó, Sở Y tế hướng dẫn điều chỉnh về việc áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với những ca bệnh COVID-19 (F0) và đối tượng tiếp xúc gần với ca bệnh (F1), cụ thể:

ht

a1

a2

a3

Toàn văn Hướng dẫn theo tập đính kèm 

Tệp đính kèm
Download this file (416 CV.pdf)416 CV.pdf

F0 điều trị tại nhà thực hiện tự theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng, chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị...
Bộ Y tế vừa ban hành "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" (Báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin). Theo đó, cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 hướng dẫn người mắc COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà (Phiếu theo dõi theo mẫu quy định của Bộ Y tế tại phụ lục 2 của hướng dẫn này), 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.

ed0bd5ed4cafa5f1fcbe

Những việc F0 cần làm để theo dõi sức khỏe hàng ngày:

- Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

Bộ Y tế lưu ý khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, F0 đang điều trị tại nhà phải thông báo ngay với Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

- Nhịp thở: Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút

Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

(Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

- SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

- Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

- Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

- Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

"Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế"- Hướng dẫn của Bộ Y tế nhấn mạnh.

Nếu F0 điều trị tại nhà bị sốt:

+ Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

+ Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.

Nếu F0 ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế lưu ý người mắc COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái...

* Theo "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" do Bộ Y tế vừa ban hành nêu rõ đối với khám bệnh, kê đơn điều trị tại nhà cho F0 được thực hiện bởi Trạm y tế lưu động hoặc Đội y tế lưu động: Căn cứ vào số ca mắc và khu vực có ca mắc trên địa bàn phường, xã để thành lập các Trạm y tế lưu động hoặc Đội y tế lưu động sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh tại nhà.

Về kê đơn, cấp phát thuốc điều trị triệu chứng cho F0 tại nhà

Nếu F0 sốt:

+ Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

+ Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.

Nếu F0 bị ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

Về thuốc hạ sốt, giảm đau

Paracetamol:

+ Cho trẻ em: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg;

+ Cho người lớn: viên nén 250 mg hoặc 500 mg.

Thuốc kháng virus: lựa chọn một trong các thuốc sau:

+ Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên).

+ Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).

Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

+ Dexamethason 0,5 mg (viên nén).

+ Methylprednisolon 16 mg (viên nén).

Thuốc chống đông máu đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

+ Rivaroxaban 10 mg (viên).

+ Apixaban 2,5 mg (viên).

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra 1 số lưu ý về thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu.

Thuốc kháng virus dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc COVID-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vaccine, có bệnh nền không ổn định…

Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh COVID-19 có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19.

Theo đó các dấu hiệu suy hô hấp là:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, và/hoặc

- Nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc):

≥ 20 lần/phút ở người lớn;

≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi;

≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi;

và/hoặc

SpO2 ≤ 96% (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

Khi kê đơn, lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

Theo "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" có 3 tiêu chí lâm sàng đối với F0 được điều trị tại nhà

Thứ nhất, là người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

Thứ hai, không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Thứ ba, không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Nguồn: Theo Bộ Y tế

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh COVID-19 (F0) đều trị tại nhà cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người mắc COVID-19; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời...

Bộ Y tế vừa ban hành "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà". Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 31/1/2022 và thay thế Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về quản lý người mắc COVID-19 tại nhà và Quyết định số 4109/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc COVID-19 tại nhà.

"Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" được xây dựng với mục đích cung cấp các hướng dẫn và quy định về quản lý, hỗ trợ và chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2 và người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà.

chăm sóc F0 tại nhà

Nhân viên y tế đến chăm sóc F0 tại nhà

3 tiêu chí lâm sàng đối với người mắc COVID-19 được điều trị tại nhà

Thứ nhất, là người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

Thứ hai, không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Thứ ba, không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày gồm: Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

Theo hướng dẫn do Bộ Y tế vừa ban hành, có 11 dấu hiệu người bệnh cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời
Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2) Nhịp thở
- Người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút
- Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút,
- Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút
(Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

3) SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9) Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

10) Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Bộ Y tế nêu rõ người mắc COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Toàn Văn Hưỡng dẫn theo tập đính kèm 

Nguồn Sức khỏe và đời sống

Ngày 17/12/2021, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 3707/QĐ-UBND về "Phương án thực hiện cách ly, quản lý, theo dõi, khám, điều trị và chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà trên địa bàn tỉnh Quảng Nam", cụ thể:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án thực hiện cách ly, quản lý, theo dõi, khám, điều trị và chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. UBND/Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố; UBND/Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 các xã, phường, thị trấn; cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện đúng nội dung Phương án được phê duyệt và quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; UBND/Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố; UBND/Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 các xã, phường, thị trấn.

article

Nội dung thực hiện đối với F0 tại nhà:

1. Tiêu chí người nhiễm COVID-19 (F0) quản lý tại nhà

a) Là người nhiễm COVID-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm Real time RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.
b) Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 97% khi thở khí trời; không có thở bất thường như: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
c) Tuổi: trẻ em trên 3 tháng tuổi, người lớn ≤ 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền (
Phụ lục VI), đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường; không đang mang thai.
d) Đối tượng khác: với ca bệnh phát hiện tại cộng đồng có kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR dương tính nếu tải lượng vi rút thấp (giá trị Ct ≥ 30 trở lên) thì cách ly tại nhà và theo dõi, sau 48h làm lại xét nghiệm Real time RT-PCR nếu tiếp tục có tải lượng vi rút thấp (giá trị Ct ≥ 30 trở lên) hoặc kết quả xét nghiệm âm tính (NoCt) thì được xem là khỏi bệnh và được tiếp tục theo dõi giám sát y tế tại nhà, nơi lưu trú theo quy định.

Nội dung Quyết định và nội dung thực hiện đối với F0 tại nhà theo tập đính kèm

    Để đạt được mục tiêu từ nay đến cuối năm 2021 tiêm chủng bao phủ cho toàn bộ dân số từ 18 tuổi trở lên và triển khai tiêm cho đối tượng từ 12 đến dưới 18 tuổi đảm bảo an toàn, đúng tiến độ; ngày 6/12/2021 UBND tỉnh Quảng Nam ban hành văn bản số 8748/UBND-KGVX về việc ''đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nhằm tiêm bao phủ toàn bộ dân số trên 18 tuổi và triển khai tiêm cho đối tượng từ 12 đến dưới 18 tuổi đảm bảo tiến độ, an toàn'' yêu cầu Sở, Ban, ngành của tỉnh, UBND/Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ.

cụ thể:

CHAM SOC NGUOI CAO TUOI.00 10 52 19.Still051

1. Sở Y tế
- Xây dựng kế hoạch và triển khai việc tiêm mũi tăng cường, mũi bổ sung cho những người đã tiêm chủng đủ liều cơ bản theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình triển khai tiêm chủng tại địa phương và rà soát số lượng vắc xin đã được phân bổ để điều hành, đôn đốc việc tiếp nhận vắc xin và triển khai tiêm chủng kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thừa vắc xin với hạn dùng ngắn hoặc quá hạn sử dụng phải huỷ bỏ gây lãng phí.
- Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tăng cường thực hành an toàn tiêm chủng, theo dõi người được tiêm ít nhất 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm; hướng dẫn người được tiêm theo dõi sức khoẻ sau khi tiêm và liên hệ với cơ quan y tế gần nhất khi cần thiết; xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thường xuyên cập nhật, báo cáo tiến độ tiêm chủng trên địa bàn tỉnh về UBND tỉnh, Bộ Y tế; không để xảy ra tình trạng để tiến độ tiêm chung trên địa bàn tỉnh thấp do không cập nhật báo cáo.

Toàn văn văn bản theo tập đính kèm

Ngày 06/11/2021, UBND tỉnh có thông báo số 500/TB-UBND về kết luận của đồng chí Trần Văn Tân, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ,Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chỉ huy trưởng thường trực Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam chủ trì cuộc họp trực tuyến với UBND/Trung tâm Chỉ huy 04 huyện, thị xã, thành phố (Núi Thành,Tam Kỳ, Điện Bàn, Thăng Bình) về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

CDC HO TRO LAY MAU BOC F0

Theo đó UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế - Căn cứ hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế, Sở Y tế khẩn trương ban hành hướng dẫn cách ly F1 tại nhà đối với các trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định và phù hợp tình hình thực tế; theo dõi, đôn đốc thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly y tế tại nhà theo quy định.

Cũng theo đó, về giải quyết đề nghị của các địa phương UBND tỉnh chỉ đạo:

1. Sở Y tế trên cơ sở đề xuất của các địa phương xem xét, cân đối số lượng và

kịp thời bố trí, hỗ trợ bộ kít test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho thành phố Tam Kỳ và huyện Núi Thành một cách phù hợp để phục vụ công tác xét nghiệm trên địa bàn.

2. Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, làm việc với các Sở, ngành liên quan cập nhật điều chỉnh lại cấu hình các bản đồ COVID-19 của tỉnh, đảm bảo đồng bộ, phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo phòng chống dịch và tra cứu thông tin về tình hình dịch bệnh cho người dân đảm bảo thuận lợi, hiệu quả.

3. Giao Công an tỉnh chỉ đạo các Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi người dân đi qua các chốt này. Theo đó, người dân chỉ cần sử dụng 01 trong 3 ứng dụng: PCCovid , VN-eID, Sổ sức khoẻ điện tử là được đảm bảo điều kiện qua chốt.

Về quy định cách ly với người ra/vào Quảng Nam theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Quảng Nam XEM TẠI ĐÂY

Toàn văn Kết luận theo tập đính kèm

BTV. TTGDSK 

Hiện nay chính phủ đang xem xét đề xuất việc tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi, mặc dù trẻ em ít có nguy cơ nhiễm COVID-19 tuy nhiên trẻ em vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 và lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình và trong cộng đồng. Xung quanh vấn đề tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp của các bậc phụ huynh. Những nội dung sau đây được trích dẫn từ khuyến cáo của trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, nơi đang tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em trên 12 tuổi, về loại vắc xin và những lưu ý về sức khỏe khi tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em.

fpayzer

Loại vắc xin nào được sử dụng để tiêm cho trẻ em trên 12 tuổi?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 cho trẻ em trên 12 tuổi.
Hiện nay chính phủ đang xem xét đề xuất việc tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi, mặc dù trẻ em ít có nguy cơ nhiễm COVID-19 tuy nhiên trẻ em vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 và lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình và trong cộng đồng. Xung quanh vấn đề tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp của các bậc phụ huynh, bài viết sau đây được trích dẫn từ khuyến cáo của trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, nơi đang tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em trên 12 tuổi, về loại vắc xin và những lưu ý về sức khỏe khi tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em.

Loại vắc xin nào được sử dụng để tiêm cho trẻ em trên 12 tuổi?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 cho trẻ em trên 12 tuổi.
Tác dụng phụ trên toàn cơ thể

Mệt mỏi

Đau đầu

Đau cơ

Ớn lạnh

Sốt

Buồn nôn

Sau khi được tiêm vắc xin COVID-19, trẻ sẽ được theo dõi trong vòng 15 đến 30 phút để đội ngũ y tế tại cơ sở tiêm chủng có thể can thiệp kịp thời với những trẻ bị dị ứng với vắc xin được tiêm.

Tương tự như người lớn, trẻ em có các tác dụng phụ thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số trẻ không có tác dụng phụ.

Phụ huynh nên trao đổi với bác sỹ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc giảm đau không aspirin và các bước khác mà bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm các tác dụng phụ của vắc xin với trẻ, không nên sử dụng thuốc giảm đau trước khi tiêm chủng với mục đích ngăn ngừa các phản ứng phụ.

Vắc xin COVID-19 có thể ảnh hưởng đến tim mạch không?

Tại Hoa Kỳ, đã có sự gia tăng các trường hợp được báo cáo về viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc xin mRNA COVID-19 , đặc biệt là ở nam thanh niên và thanh niên từ 16 tuổi trở lên. Những báo cáo này rất hiếm, trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đang điều tra xem liệu có bất kỳ mối quan hệ nào với việc tiêm chủng COVID-19 hay không .

Trong số các trường hợp được báo cáo, vấn đề xảy ra thường xuyên hơn sau khi tiêm liều thứ hai của vắc-xin COVID-19 vài ngày. Hầu hết những người này đều nhanh chóng cảm thấy khỏe hơn sau khi được uống thuốc và nghỉ ngơi. Các triệu chứng cần theo dõi bao gồm:

Tức ngực

Khó thở

Cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực

Nếu trẻ sau khi tiêm vắc xin có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này trong vòng một tuần sau khi chủng ngừa COVID-19 , hãy liên hệ với trung tâm tiêm chủng để được hướng dẫn và chăm sóc y tế cho trẻ.

Có sự khác biệt nào về thành phần hoặc liều lượng của vắc xin Pfizer-BioNTech cho người từ 16 tuổi trở lên và cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi không?

Câu trả lời là không, các thành phần và liều lượng của vắc xin này giống nhau cho tất cả các nhóm tuổi.

Vắc xin COVID-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc kinh nguyệt không?

Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản.

Một số ít phụ nữ cho biết họ có những thay đổi kinh nguyệt tạm thời sau khi chủng ngừa COVID-19 . Một nghiên cứu nhỏ cũng chỉ ra rằng một số phụ nữ bị thay đổi kinh nguyệt tạm thời sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 . Không rõ liệu việc tiêm vắc-xin COVID-19 hay COVID-19 có gây ra những thay đổi này hay không, tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Trên thực tế nhiều điều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm nhiễm trùng, căng thẳng, các vấn đề về giấc ngủ và những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc tập thể dục

Khi nào trẻ em được coi là tiêm chủng đầy đủ vắcxin COVID-19?

Trẻ em được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần kể từ khi tiêm liều thứ hai của vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 .

Hiện tại, Bộ y tế Việt Nam bắt đầu có chính sách tiến hành tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi tại một số thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bạn nên đến tư vấn và đăng ký tại các cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hướng dẫn việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho con em mình.

Ngày 10/9/2021, UBND ban hành công văn hướng dẫn cách ly phòng, chống dịch COVID-19 đối với trẻ em.
Theo đó UBND tỉnh giao Sở Y tế theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác cách ly phòng, chống dịch COVID-19 đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn, thuận lợi theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 7020/BYT-MT ngày 25/8/2021.

cach ly tre em

Nội dung về cách ly phòng, chống dịch COVID-19 đối với trẻ em theo công văn văn 7020/BYT-MT cụ thể như sau:

1. Cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em1 được đi cùng trẻ em đến cơ sở y tế/cơ sở thu dung điều trị COVID-19 (sau đây gọi là cơ sở y tế)/cơ sở cách ly tập trung hoặc được ở cùng với trẻ em tại nơi cách ly tại nhà, nơi lưu trú (sau đây gọi là cách ly tại nhà) để chăm sóc trẻ và phải có cam kết tự nguyện cách ly cùng trẻ em và thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Trường hợp Cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em không thể đi cùng, ở cùng để chăm sóc trẻ thì chính quyền địa phương bố trí người chăm sóc cho trẻ, và/hoặc chỉ định cán bộ trong cơ sở y tế/cơ sở cách ly tập trung hoặc người tình nguyện chăm sóc trẻ và người đó phải có kiến thức, kỹ năng trong chăm sóc, hỗ trợ trẻ em và đảm bảo đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em số 102/2016/QH13; đảm bảo trẻ em được duy trì liên lạc thường xuyên với gia đình, người thân để giảm tối đa sự khủng hoảng, căng thẳng, lo âu của trẻ em.

2. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi là người Việt Nam, có tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19 Thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với người nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, tiếp tục theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày tiếp theo; Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho trẻ em và cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em theo quy định về cách ly tại nhà. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

3. Đối với trường hợp trẻ em dưới 18 tuổi là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cùng cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em:

a) Đối với trẻ em và cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19:
- Điều kiện: có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận, đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy chứng nhận tiêm chủng; Hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 và đã khỏi bệnh (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính 1 Khoản 3, Khoản 4 Điều 4 Chương I Những quy định chung, Luật trẻ em năm 2016 với SAR-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp).
- Trẻ em và cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em cùng thực hiện cách ly tập trung 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh, tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà trong 07 ngày tiếp theo theo quy định tại Công văn số 6288/BYT-MT ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Bộ Y tế.

b) Đối với trẻ em chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19
- Trường hợp cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Công văn số 6288/BYT-MT ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Bộ Y tế thì trẻ em cùng cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em thực hiện cách ly tập trung 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh, tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà trong 07 ngày tiếp theo và tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 28 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARSCoV-2 cho trẻ em và cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7, ngày thứ 14 kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.
- Trường hợp cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19: trẻ em thực hiện cách ly tập trung 14 ngày cùng cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em kể từ ngày nhập cảnh; tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày tiếp theo. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho trẻ em và cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em vào ngày thứ nhất, ngày thứ 14 kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

4. Đối với trẻ em dưới 18 tuổi là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh nhưng cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em đang ở Việt Nam: trẻ em thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú cùng cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em trong 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho trẻ em và cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em vào ngày thứ nhất, ngày thứ 14 kể từ ngày trẻ em nhập cảnh. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

5. Đối với trường hợp trẻ em được đưa đến cơ sở y tế để cách ly, theo dõi và điều trị COVID-19: cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em được đến cơ sở y tế để chăm sóc trẻ em và phải ký cam kết tự nguyện vào chăm sóc trẻ sau khi được giải thích về các nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ sở y tế.

6. Yêu cầu về cách ly tại nhà thực hiện theo quy định tại Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế. Trường hợp nhà ở/nơi lưu trú không đáp ứng các điều kiện cách ly tại nhà hoặc trẻ em không có nhà ở/nơi lưu trú thì chính quyền địa phương chịu trách nhiệm bố trí, sắp xếp cách ly phù hợp cho trẻ em.

7. Các cơ sở cách ly tập trung có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ bảo đảm an toàn cho trẻ em tại khu cách ly; thông tin kịp thời đến cá nhân, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ trẻ em (Công an, cơ quan lao động- thương binh và xã hội các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em. Các cơ sở cách ly cần đảm bảo có đủ nước sạch, an toàn vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng, bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại bạo lực bao gồm xâm hại tình dục, chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cho trẻ em đang thực hiện cách ly tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Công văn này thay thế Công văn số 897/BYT-MT ngày 07 tháng 02 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cách ly y tế cho trẻ em dưới 15 tuổi.