Trong bối cảnh hiện nay, tâm lý lo lắng khi nào đến lượt mình được tiêm vắc xin là tâm lý chung của không ít mọi người. Tuy nhiên, theo TS.BS Trần Văn Kiệm - GĐ trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, khi số lượng người tiêm gia tăng, người chưa được tiêm cũng được hưởng lợi từ những người đã tiêm chủng theo cơ chế miễn dịch cộng đồng. Mục tiêu của Chính phủ là đến hết quý 1/2022, vắc xin phải đạt độ phủ >70% để có miễn dịch cộng đồng, và “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

 Vì vậy, mọi người hãy thấu hiểu, chia sẻ và hợp tác để giúp Chính phủ, ngành y tế triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 đảm bảo an toàn và hiệu qủa. Mọi người cần tuân thủ theo thứ tự ưu tiên theo số lượng vắc xin được phân bổ.

Hiện nay, thì Bộ Y tế đã và đang tích cực đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin, các tổ chức quốc tế để mua và nhập khẩu số lượng lớn vắc xin đồng thời đẩy mạnh việc sản xuất vắc xin trong nước để đảm bảo nhu cầu VX hiện nay. Trong khi chờ bao phủ vắc xin để đạt miễn dịch cộng đồng, hãy tiếp tục và tuyệt đối tuân thủ “5K” của Bộ Y tế, chờ đợi đến lượt tiêm của mình. “Mọi người dân Việt Nam đều được tiêm miễn phí vắc xin ngừa COVID-19”.

BTV. TTGDSK

   Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin là một trong những biện pháp hiệu quả, chủ động để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp giảm các biến chứng, di chứng nặng và tử vong. Cũng giống như các loại vắc xin giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm khác. Vắc xin COVID-19 giúp cơ thể chúng ta phát triển khả năng miễn dịch chống lại vi rút gây bệnh COVID-19.

Ngoài tác dụng giảm số người nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các loại vắc xin phòng COVID-19 sẽ giúp làm giảm số trường hợp bị biến chứng nặng do mắc bệnh, giảm số người phải nhập viện điều trị do bệnh nặng và giảm nguy cơ tử vong. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp hữu hiệu giúp cuộc sống của chúng ta trở lại bình thường.

 

Tiêm vắc xin COVID-19 là quyền lợi đối với bản thân là trách nhiệm đối với cộng đồng.

Mỗi người hãy đi tiêm khi đến lượt.

Long Cảnh

Do nguồn cung cấp vắc xin hạn chế, dịch COVID-19 lại bùng phát đã dẫn đến khoảng cách giữa hai liều vắc xin COVID-19 bị kéo giãn ra xa hơn so với khuyến nghị tại một số nước. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về điều này.

A TRANG

Các nước có thu nhập thấp và trung bình, phải đối mặt với sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm COVID-19, đồng thời, nguồn cung cấp vắc xin vẫn bị hạn chế nghiêm trọng. Điều này đã dẫn đến khoảng cách giữa liều vắc xin đầu tiên và liều thứ hai kéo dài hơn so với khuyến cáo, làm dấy lên lo ngại về đáp ứng miễn dịch không đầy đủ.
Với vắc xin AstraZeneca, một trong những loại vắc xin được phân phối rộng rãi nhất trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị khoảng cách thời gian giữa liều đầu tiên và liều thứ hai là 8-12 tuần. Nhưng tại các nước nói trên, khoảng cách này có thể kéo dài hơn nhiều.
Thật may, một nghiên cứu mới từ Đại học Oxford(Vương quốc Anh) mới đây đã đưa ra sự đảm bảo rằng liều thứ hai của vắc xin vẫn có hiệu quả cao ngay cả sau khoảng thời gian lên đến 45 tuần.
Nghiên cứu cho thấy, trên thực tế, phản ứng miễn dịch của những người tình nguyện sau một thời gian trì hoãn kéo dài thậm chí đã vượt trội hơn so với phản ứng tại thời gian tiêm được khuyến cáo.
Kết quả đáng khích lệ
Nghiên cứu phát hiện ra rằng việc trì hoãn kéo dài giữa các lần tiêm vắc xin có thể đem đến kết quả có lợi hơn: Nhiều kháng thể đối với SARS -CoV-2 hơn, và tăng cường phản ứng miễn dịch tế bào. Phát hiện này cũng trùng hợp với những dữ liệu thu thập được từ các loại vắc-xin khác ngoài vắc xin AstraZeneca .
Nghiên cứu cho thấy với một liều vắc xin duy nhất, mức độ kháng thể vẫn tiếp tục tăng lên đến 1 năm sau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng, không loại trừ nguy cơ lây nhiễm SARS -CoV-2 trong khoảng thời gian kéo dài do kháng thể chưa đạt mức cao như với liều tiêm thứ hai. Tuy nhiên, theo đánh giá, kết quả này ”rất đáng khích lệ đối với những quốc gia có nguồn cung vắc xin COVID-19 hạn chế trong ngắn hạn” . Dù nghiên cứu chưa khẳng định thời gian kéo dài tối ưu là bao lâu để đảm bảo mức bảo vệ tốt cho người dùng nhưng, các nhà khoa học chắc chắn có thể dài hơn 3 tháng.
Ảnh hưởng của liều "tăng cường"
Bên cạnh đó, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cũng chỉ ra rằng, 6 tháng sau liều vắc xin thứ hai, nếu tiêm bổ sung thêm liều thứ ba với cùng một loại vắc xin sẽ taọ sự tăng cường miễn dịch chống lại SARS-CoV-2, bao gồm cả các biến thể phổ biến nhất.
Liều thứ ba dẫn đến lượng kháng thể có khả năng vô hiệu hóa các biến thể alpha, beta và delta cao hơn so với mức thấy được sau liều thứ hai. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, câu hỏi liệu mọi người có cần đến liều "tăng cường" thứ ba hay không vẫn còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn. Cụ thể, nghiên cứu này mới chỉ thực hiện trên những người trẻ tuổi, nên một nghiên cứu tương tự trên người cao tuổi cũng đang được tiến hành.
Các dữ liệu mới nhất từ Anh cho biết, hai liều vaccine AstraZeneca cung cấp 92% khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ bệnh nặng (phải nhập viện) với các biến thể SARS -CoV-2 phổ biến hiện nay. Hai liều vắc-xin Pfizer-BioNTech cung cấp khả năng bảo vệ 96%.
Sau cuộc họp báo về nghiên cứu này, chính phủ Vương quốc Anh đã ra thông báo, những người dễ bị tổn thương bởi COVID-19 thể nặng có thể được cung cấp một liều vắc xin tăng cường từ tháng 9 năm 2021.

theo suckhoedoisong.vn

Trước tình trạng một số người tỏ ra chủ quan, lơ là trong thực hiện thông điệp 5K để phòng, chống dịch khi có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính. Vậy giá trị xét nghiệm COVID-19 âm tính là gì và nguy cơ khi không thực hiện nghiêm phòng chống dịch?

 

LAY MAU XET NGHIEM CHO CAN BO Y TE

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại CDC Quảng Nam

Theo TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc SYT Quảng Nam: “Xét nghiệm COVID-19 âm tính chỉ có giá trị chứng nhận tại thời điểm thực hiện xét nghiệm, người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2. Sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường”.
Lý giải về vấn đề này TS.BS Mai Văn Mười cho biết: Xét nghiệm âm tính chỉ chứng nhận ở thời điểm xét nghiệm (nghĩa là không có thời hạn lâu dài), sau xét nghiệm mọi người vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh bởi xét nghiệm âm tính không có nghĩa là một người không thể nhiễm mới. Ví dụ một người vừa nhận kết quả âm tính SARS-CoV-2 nhưng nếu lên xe, tàu, hoặc tiếp xúc người khác mà không tuân thủ 5K thì rất có thể nhiễm bệnh.
Đó là chưa kể, với trường hợp mới mắc COVID-19 trong 1-2 ngày đầu, việc xét nghiệm chưa thể phát hiện ra ngay hoặc trong xét nghiệm cũng có sai sót bởi không có xét nghiệm nào đạt chính xác 100%.
Vậy để phòng dịch hiệu quả, một người dù có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 nhưng không có nghĩa là tuyệt đối an toàn mà vẫn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch. Đặc biệt, với hoạt động đi lại, lưu thông đường dài, người dân càng phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung đông người - Khai báo y tế,… bởi hiện nay dịch đã lây lan trong cộng đồng nên bất kỳ người nào cũng có thể là F0.
“Đối với các lực lượng chức năng cần lưu ý không được căn cứ giấy xét nghiệm âm tính mà chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp giám sát y tế. Cần đặc biệt lưu ý tại các chốt kiểm soát tránh tình trạng người chen lấn, tập trung đông người để khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm,... tạo thành nguy cơ lây nhiễm giữa người này với người khác nếu chẳng may có trường hợp F0”. TS.BS Mai Văn Mười cho biết thêm.

Long Cảnh

Trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh COVID-19, việc tiếp tục rà soát, tăng cường, củng cố công tác bảo đảm chất lượng xét nghiệm SARS-CoV-2 trong bệnh viện, cơ sở y tế là rất cần thiết.
Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các đơn vị tuân thủ nghiêm ngặt Hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm. Ưu tiên lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, trường hợp không lấy được dịch tỵ hầu thì tiến hành lấy các loại mẫu khác theo Hướng dẫn.

Xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR tại CDC Quảng Nam


Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị tuân thủ nghiêm ngặt Hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm ban hành tại Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 07/8/2020 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống COVID-19, đặc biệt lưu ý tuân thủ:
- Ưu tiên lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, trường hợp không lấy được dịch tỵ hầu thì tiến hành lấy các loại mẫu khác theo Hướng dẫn.
- Mẫu ngoáy họng phải được lấy đúng vị trí, kỹ thuật.
- Sử dụng que lấy mẫu có đầu là sợi tổng hợp.
- Không dùng que lấy mẫu có cán bằng calcium hay gỗ để lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, dịch ngoáy họng và mẫu ngoáy dịch mũi (nhằm tránh trường hợp có thể gây ức chế phản ứng PCR làm ảnh hưởng đến độ nhạy và đặc hiệu, kết quả xét nghiệm).
- Không được bỏ sót các bước khi thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm.
Đồng thời rà soát lại toàn bộ quy trình thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 đơn lẻ cũng như gộp mẫu. Đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm theo Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học được ban hành tại Quyết định 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 của Bộ Y tế. Các phòng xét nghiệm chưa tiến hành xác nhận về giá trị chẩn đoán/sử dụng xét nghiệm đơn lẻ hay phương pháp xét nghiệm gộp thì cần tiến hành thực hiện ngay.
Xét nghiệm SARS-CoV-2 theo hướng dẫn tại Công văn số 5268/BYT- KCB ngày 01/10/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường phát hiện sớm người bệnh nhiễm SARS-CoV-2 trong bệnh viện, ngăn ngừa triệt để dịch COVID-19 lây lan trong các bệnh viện.
Sử dụng/áp dụng xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên SARS-CoV-2 phù hợp theo hướng dẫn tại Quyết định số 2202/QĐ-BYT ngày 28/4/2021 về sử dụng sinh phẩm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2 để phát hiện các trường hợp nghi nhiễm.


BTV. TTGDSK (theo suckhoedoisong.vn)

 

 

 

 

Ngày 01/6/2021 UBND tỉnh Quảng nam có Công căn hướng dẫn số 72/HD-UBND về Quy trình tiếp đón, giám sát và cách ly y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh vào tỉnh Quảng Nam
Theo đó, hướng dẫn tại cơ sở cách ly tập trung:
a.Đối với người nhập cảnh:
- Mở kết nối liên tục các ứng dụng đã cài đặt trước khi nhập cảnh.
- Tự theo dõi sức khỏe, cập nhật tình hình sức khỏe hằng ngày trên các ứng dụng đã khai báo hoặc trực tiếp cho cán bộ y tế tại khu cách ly.
- Thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân.
- Tự thu gom rác, chất thải theo quy định của cơ sở cách ly.
- Phối hợp với cán bộ y tế để lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy
định và cách ly tối thiểu 21 ngày.
- Được cấp giấy xét nghiệm 03 lần âm tính với vi rút SARS-CoV-2 và có quyết định hoàn thành cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung.
b) Đối với địa phương, cơ sở cách ly và cán bộ y tế
- Ban Chỉ đạo cấp huyện Phòng, chống dịch COVID-19 ban hành quyết
định cách ly y tế tập trung.
- Thực hiện tốt Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19”; Quyết định số 57/QĐ-BCĐ ngày 12/5/2021 của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Phòng, chống dịch COVID-19 và các văn bản phòng, chống dịch COVID-
19 liên quan.
- Lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 theo quy định

Mốc thời gian lấy mẫu xét nghiệm theo sơ đồ sau:

Sơ đồ hướng dẫn cách ly 19.6 CDC

 

cách ly COVID 19 05.6

Toàn văn hướng dẫn theo tập đính kèm

 

 

PV. TTGDSK

Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại một số tỉnh thành, để giữ vững thành công trong phòng chống dịch của cả nước, chủ động ngăn chặn, phát hiện và xử trí kịp thời nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ đạo chống dịch COVID-19 cấp huyện, chỉ đạo thực hiện xác định đối tượng cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo Hướng dẫn tạm thời về xác định đối tượng cách ly y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-COV-2.

lay mau qx 1

Toàn văn hướng dẫn theo tập đính kèm.

Thực hiện Công văn số 287-CV/TU ngày 14/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về chấp hành  nghiêm công tác phòng chông dịch COVID19; thực hiện Công văn số 2831/UBND-KGVX ngày 14/5/2021 của  UBND tỉnh Quảng Nam về chấp hành  nghiêm công tác phòng chông dịch COVID19.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát nhanh, diễn biến hết sức phức tạp tại các địa phương trong nước, trong đó có thành phố Đà Nẵng; để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan vào cơ quan cùng như các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam yêu cầu các đồng chí lãnh đạo trung tâm, lãnh đạo khoa phòng, viên chức, người lao động của trung tâm thực hiện nghiêm các nội dung phòng chống dịch COVID-19 tròng thời gian này như sau:

1. Không đi, về thành phố Đà Nẵng dịp cuối tuần và khồng đi công tác đến các địa phương có dịch (nếu không thật sự cần thiết).

2. Chấp hành nghiêm các quyết định về công tác phòng chống dịch COVID-19 theo văn bàn chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, không đi đến những địa phương đang có dịch (trừ trưởng hợp thật cần thiết) đồng thời vận động gia đình, người thân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế không đi đến những địa phương có dịch và từ địa phương có dịch về Quảng Nam. Thực hiện cho đến khi các địa phương khống chế, kiểm soát được dịch bệnh và trở lại trạng thái bình thường mới.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K để phòng chông dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế KHẨU TRANG, KHỬ KHUẨN, KHOẢNG CÁCH, KHÔNG TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI, KHAI BÁO Y TẾ. Đặc biệt đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng và tại đơn vị.

5K phien ban moi

Toàn văn Công văn theo các tập đính kèm.

PV. TTGDSK

Ngày 04/5/2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam ban hành Quyết định số 49/QĐ-KSBT về việc thành lập Đội cơ động phản ứng nhanh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nhiệm vụ các Đội cơ động phản ứng nhanh: thường trực, sẳn sàng phản ứng nhanh, chỉ đạo và thực hiện công tác điều tra, giám sát dịch, truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm, kiểm dịch sân bay, bến cảng, cửa khẩu, hoạt động truyền thông về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Toàn văn Quyết định theo tập đính kèm.

PV. TTGDSK

Không được để lây lan dịch bệnh trong khu công nghiệp, không để đứt gãy sản xuất là yêu cầu cấp bách hiện nay của các địa phương.

a sep 10 KCN

TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam đang kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các KCN Quảng Nam (ảnh PV)


Tỉnh Quảng Nam hiện có 10 khu công nghiệp, với khoảng 53.000 công nhân. Trước tình hình dịch bệnh đang áp sát, thông tin với PV.SK&ĐS, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết về công tác phòng chống dịch tại KCN của tỉnh Quảng Nam hiện nay là nhiệm vụ cấp bách:
Ngày 12/5, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn 2765/UBND-KTN yêu cầu các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngành y tế Quảng Nam được giao, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Sở Công Thương, các cơ quan chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch COVD-19. Ngày 13/5, Sở Y tế sẽ phối hợp với các ngành chức năng, sẽ đi kiểm tra, đồng thời tổ chức hướng dẫn và kiểm tra công tác phân luồng cách ly y tế, thiết lập phòng cách ly y tế tạm thời khi có trường hợp nghi ngờ COVID-19 cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp.


Về kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, TS.BS Mai Văn Mười thông tin: “Chúng tôi chủ trì cùng với Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp. Xây dựng phương án cách ly xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 trong doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp và sẽ tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch COVID - 19 tại khu, cụm công nghiệp, trong đó, ngành y tế đặc biệt hướng dẫn cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đúng yêu cầu 5K của Bộ Y tế và sử dụng các chế phẩm sát khuẩn tay nhanh, chế phẩm sát khuẩn bề mặt để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người sử dụng”.


Về những khó khăn khi phòng chống dịch tại các nhà máy, khu công nghiệp: "Đặc thù của các khu công nghiệp và nhà máy rất đông công nhân. Chỉ một người lơ là, chủ quan, không chủ động khai báo y tế trung thực hậu quả sẽ rất lớn. Vì vậy, vai trò và trách nhiệm của các chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp là quan trọng. Thêm nữa, chủ doanh nghiệp, nhà máy phải thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, biện pháp phòng chống dịch, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 của mình tại nơi làm việc và quản lý chặt công nhân, người lao động. Văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam đã nếu rất rõ, yêu cầu chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp ký cam kết thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại cơ sở, đơn vị của mình theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo sức khỏe người lao động. Về phía ngành y tế chúng tôi cũng tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, nhà máy, chính quyền địa phương để hướng dẫn, giám sát kịp thời cung cấp thông tin, đồng thời sẽ tham mưu cho lãnh đạo tỉnh xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch theo quy định". TS.BS Mai Văn Mười cho biết thêm.

PV. TTGDSK

Cách ly ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARSCoV-2

cachly 1555

Ngày 5/5/2021 căn cứ theo Công điện khẩn số 600/CĐ-BCĐ của Bộ Y tế về việc điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn về việc điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng chống dịch COVID-19 từ ít nhất 14 ngày lên ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARSCoV-2 và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 14 và ngày thứ 20 trong thời gian cách ly tập trung. Điều chỉnh thời gian tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày xuống còn 07 ngày sau khi kết thúc cách ly tập trung và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung).
Toàn văn Công văm theo tập đình kèm.