Chiều nay 08/8/2020, 38 bác sỹ và điều dưỡng tình nguyện của tỉnh Phú Thọ đã đến Quảng Nam nhằm hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh ta trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

CAN BO P T TD

BSCKII Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở y tế Quảng nam phát biểu chào mừng và thay mặt ngành y tế tặng hoa, cảm ơn các cán bộ y tế của tỉnh Phú Thọ đã tình nguyện hỗ trợ Quảng Nam bất chấp những khó khăn nguy hiểm.

CAN BO PHU THO

Chỉ trong một ngày Sở Y tế tỉnh Phú Thọ phát động phong trào tình nguyện, hàng trăm y bác sỹ của tỉnh này đã xung phong tình nguyện đăng ký tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Quảng Nam. Mặc dù rất mệt mỏi sau chuyến bay nhưng tinh thần các Y bác sỹ vẫn hăng hái, sẵn sàng "chia lửa" cùng với y bác sỹ và nhân dân Quảng Nam. Bs. CKI Bùi Thị Đến - Thành viên Đoàn y bác sỹ tình nguyện tỉnh Phú Thọ chia sẻ:Mặc dù hơi có một chút lo lắng nhưng cả đoàn có một quyết tâm không hề thay đổi. Đó là sớm chiến thắng được dịch bệnh, chúng tôi mong muốn đóng góp chút công sức cùng với ngành y tế Quảng Nam đẩy lùi dịch bệnh, không cho lây lan ra cả nước

 Đoàn tình nguyện Phú Thọ gồm 38 y bác sĩ, trong đó có 18 bác sĩ, 20 điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thuộc các chuyên ngành: Nội khoa, Hồi sức cấp cứu, Tim mạch, Hô hấp và Truyền nhiễm. Các Y bác sỹ này sẽ được phân công về hỗ trợ cho các đơn vị: Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, BVĐKKVMN phía Bắc Quảng Nam, BVĐKKV Quảng Nam, BVĐK TP Hội An.  Bs. CKII Lê Văn Tiến - Trưởng phòng TCHC Sở Y tế cho biết: “Khi số lượng bệnh nhân COVID tăng lên thì lượng bác sĩ ngành y tế tỉnh Quảng Nam sẽ không đủ để đáp ứng được. Chính vì vậy, đoàn y bác sĩ ở tỉnh Phú Thọ hỗ trợ lúc này là rất cần thiết. Đây là nguồn nhân lực rất tốt, chất lượng cao giúp việc chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh nhà nói chung, phòng COVID nói riêng một cách tốt nhất”

 Với tinh thần  chia sẻ sự vất vả, khó khăn cùng đồng nghiệp trên tuyến đầu chống dịch, mong muốn cùng Quảng Nam nhanh chóng khống chế dịch bệnh Covid-19, thay mặt đoàn cán bộ y tế tỉnh Phú Thọ, Bs. CKII Trần Xuân Quang  - Trưởng Đoàn y bác sỹ tình nguyện Phú Thọ cho biết: “Đến 17h chiều hôm qua chúng tôi có quyết định đầy đủ 38 anh em. Chúng tôi chuẩn bị một cách nhanh nhất quân tư trang và lên đường trong buổi sáng hôm nay để cùng “chia lửa” với Quảng Nam. Qua đây cũng là dịp để chúng tôi học hỏi thêm kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh sau chuyến công tác này. Với lòng nhiệt huyết, chúng tôi quyết tâm sẽ cùng với ngành y tế Quảng Nam chiến thắng dịch COVID lần này”

 Phát biểu tại buổi Lễ gặp mặt các y bác sỹ tình nguyện Phú Thọ, Bs Nguyễn Văn Hai gửi lời cảm ơn trân trọng đến Lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã quan tâm, yêu thương và chia sẻ cùng ngành Y tế Quảng Nam nói riêng, nhân dân tỉnh Quảng Nam nói chung. Đồng chí GĐ Sở cũng đã trao tặng bó hoa tươi thắm cho đại diện Đoàn tình nguyện và mong rằng với tinh thần tương thân, tương ái cùng với những kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt và lòng nhiệt huyết của đội ngũ thầy thuốc từ quê hương Đất Tổ Phú Thọ sẽ "chia lửa" cùng thầy thuốc Quảng Nam cứu chữa người bệnh, tích cực cùng với Y tế và nhân dân Quảng Nam nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

CAN BO PT TANG QUA

Dịp này, tỉnh Phú Thọ cũng đã trao tặng ngành Y tế Quảng Nam 2.000 bộ trang phục phòng chống dịch.

Trưởng Hoa - Ánh Minh

 

 

 

Sáng nay ngày 08/8/2020 Trung tâm kiểm soát bệnh tật quảng Nam tiếp nhận nguồn lực ủng hộ phòng chống dịch bệnh Covid-19 từ Câu lạc bộ Hoa Lan Quảng Nam với tổng số tiền 100 triệu đồng.

100 tr tang 2           

100 tr


Đại diện lãnh đạo BS.CKI. Nguyễn Thị Kim Vân - Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật quảng Nam đã phát biểu bày tỏ lòng cảm ơn đến Câu lạc bộ Hoa Lan Quảng Nam đã kịp thời đồng hành cùng trung tâm trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Với nhiều nhu cầu bức thiết trong công tác phòng chống dịch của trung tâm hiện nay, thì đây là nguồn lực có ý nghĩa thiết thực, góp phần cùng trung tâm chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

100 tr tang

BS.CKI. Nguyễn Thị Kim Vân đại diện lãnh đạo trung tâm nhận trao tặng từ Câu lạc bộ Hoa Lan Quảng Nam

Long Cảnh

        Ngày 12/10, tại Hội trường Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Đào tạo Y khoa liên tục - kiến thức, kỹ năng căn bản về cố định ngoài”. Tham dự có PGS.TS.BS Cao Thỉ - Phó trưởng Bộ môn CTCH – PHCN, Trường ĐH Y dược Hồ Chí Minh; TS.BS Lê Đình Hải, Khoa CTCH, Bệnh viện Chợ rẫy; lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cùng các y bác sĩ của các bệnh viện khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng.

Các chuyên gia tham dự Hội thảo tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

Các chuyên gia tham dự Hội thảo “Đào tạo Y khoa liên tục - kiến thức, kỹ năng căn bản về cố định ngoài”

        Cố định ngoài là một phương pháp điều trị trong y học, được sử dụng rất nhiều trong hoạt động điều trị hằng ngày của ngành chấn thương chỉnh hình, dùng để ổn định và cố định xương gãy hoặc tổn thương.

        Cố định ngoài sử dụng một hệ thống khung bên ngoài để duy trì vị trí của xương gãy, kết nối với xương thông qua các đinh hoặc ốc vít, giúp giữ cho xương ổn định.

ab6b4e6be2a95bf702b8

BS CKII. Phạm Ngọc Ẩn – Giám đốc BVĐK Quảng Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

      Tại Hội thảo, các y bác sĩ được các chuyên gia chia sẻ các chuyên đề về lý thuyết và ứng dụng cố định ngoài; Damage Control Orthopaedics và cố định ngoài; chăm sóc vết thương và chân đinh cố định ngoài mang đến những kiến thức chuyên sâu về phương pháp cố định ngoài trong điều trị chấn thương.

293fcece610cd852811d

PGS.TS.BS Cao Thỉ - Phó trưởng Bộ môn CTCH – PHCN, Trường ĐH Y dược Hồ Chí Minh chia sẻ các lý thuyết và ứng dụng cố định ngoài

Ảnh chụp màn hình 2024 10 13 093313

TS.BS Lê Đình Hải, Khoa CTCH, Bệnh viện Chợ rẫy chia sẻ Damage Control Orthopaedics và cố định ngoài

      PGS.TS.BS Cao Thỉ - Phó trưởng Bộ môn CTCH – PHCN, Trường ĐH Y dược Hồ Chí Minh, người đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất khung cố định ngoài dạng khối cặp và đánh giá kết quả ứng dụng điều trị gãy hở thân 2 xương cẳng chân” hướng dẫn cho các y bác sĩ về khung cố định ngoài dạng khối cặp, góp phần nâng cao hiệu quả chữa bệnh cho các bệnh nhân gãy xương

66011852b4900dce5481

Bên cạnh các nội dung kiến thức trong chuyên đề, các y bác sĩ còn được thực hành cố định ngoài trên xương mẫu

        Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn, phương pháp này đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong y học hiện đại. Hội thảo đem lại cho các y bác sĩ cập nhật thêm các kiến thức mới, kỹ năng căn bản về cố định ngoài, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị các chấn thương do tai nạn giao thông, sinh hoạt và nhiều nguyên nhân khác.

Tấn Trường

           Sáng ngày 25/9, Đảng ủy Khối các cơ quan tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề và quán triệt các văn bản của Đảng. Các đơn vị y tế trên địa bàn đã tham gia kết nối trực tuyến với điểm cầu chính tại Đảng ủy khối các cơ quan để đảng viên và quần chúng toàn đơn vị nghe phổ biến thông tin. 

CDC

Điểm cầu CDC Quảng Nam

          Tại hội nghị, các đảng viên và quần chúng được nghe đồng chí Hà Kim Ngọc - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình quốc tế, trong nước và công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước; quán triệt của Thường vụ Tỉnh ủy: Chỉ thị 50-CT/TU ngày 29/7/2024, kế hoạch số 469-CT-TU ngày 13/9/2024, hướng dẫn một số nội dung tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXIII; quán triệt Quy định số 178-QĐ/TW, ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Nghị quyết số 35-QN/TU, ngày 12/4/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới; Chương trình số 54-CTr/TU, ngày 12/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; kết luận số 84-KL/TW, ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2028 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới,…

SYT

Điểm cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Nam

PNT

Điểm cầu bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

BV NHI

Điểm càu Bệnh viện Phụ Sản - Nhi

  Thông qua hội nghị nhằm giúp các đảng viên và quần chúng nắm vững nội dung các văn bản của Đảng. Từ đó, nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ và Nhân dân./.

 

Từ ngày 25 -27/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam tổ chức lớp tập huấn cho nhân viên y tế tỉnh, huyện, trại giam tham gia chương trình can thiệp giảm hại trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong Kế hoạch năm 2024 về việc thực hiện hoạt động dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024-2026.”

91aa3b0588d52e8b77c4

TS.BS Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC Quảng Nam báo cáo tại buổi tập huấn cho nhân viên y tế tỉnh, huyện, trại giam tham gia chương trình can thiệp giảm hại trên địa bàn tỉnh

Tại đây, các học viên được các báo cáo viên của CDC Quảng Nam truyền đạt các nội dung về tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam và tại địa phương; tổng quan về chương trình tiếp cận cộng đồng, quy trình tiếp cận cộng đồng dự phòng lây nhiễm HIV; nguy cơ lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy; nguy cơ nhiễm HIV trong quan hệ tình dục. 

Đồng thời học viên cũng được giới thiệu dịch vụ phân phát, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm và bao cao su; dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện; dịch vụ điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS; dịch vụ khám và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục (STI). Được hướng dẫn kỹ năng chuyển gửi khách hàng tới các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và hướng dẫn sử dụng sổ ghi chép, thẻ chuyển gửi và cơ chế giám sát, báo cáo trong chương trình can thiệp giảm tác hại Dự án Quỹ toàn cầu.

Qua đó, giúp các học viên nâng cao kiến thức, kỹ năng triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, góp phần đạt hiệu quả trong công tác phòng chống HIV tại đại phương để hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030./.

 

            Chiều ngày 12/9/2024, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC, CNCH) nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp khi xảy ra cháy cho Đội PCCC và CNCH và một số nhân viên y tế tại bệnh viện nhằm mục tiêu nâng cao kỹ thuật, kỹ năng, độ nhạy bén và tính sẵn sàng cho Đội PCCC và CNCH, đảm bảo xử trí tốt và an toàn tính mạng cho người bệnh, nhân viên y tế trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn... Buổi diễn tập có sự phối hợp hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Quảng Nam.

tải xuống

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Quảng Nam hướng dẫn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 

           Trong buổi diễn tập, các thành viên Đội  PCCC và CNCH được hướng dẫn thực hành các kỹ năng xử lý khi phát hiện đám cháy, sử dụng các thiết bị chữa cháy, vận hành họng nước cứu hỏa và tổ chức sơ tán con người an toàn, nhanh chóng. Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã hướng dẫn tận tình và hỗ trợ giải quyết các tình huống giả định một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

tải xuống 1

Thực hành Phòng cháy chữa cháy

          Buổi diễn tập không chỉ giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH mà còn rèn luyện kỹ năng, sự phối hợp giữa các bộ phận trong bệnh viện. Đây là một hoạt động thiết thực, cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn cho Bệnh viện trong các tình huống hỏa hoạn.

         Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tương tự để nâng cao năng lực phản ứng nhanh của Đội PCCC và CNCH và toàn thể nhân viên y tế giúp người bệnh yên tâm điều trị, tạo môi trường làm việc an toàn, hiệu quả cho nhân viên y tế tại đơn vị.

 

Sáng ngày 16/7, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức tập huấn về “Đào tạo chuyên môn về đảm bảo máu an toàn và phòng chống một số bệnh lý huyết học”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Y tế cùng các học viên là Bác sỹ, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng, Hộ sinh, Y sỹ thuộc các đơn vị y tế trên địa bàn.

2e3d05c2876925377c78

Giảng viên thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng truyền đạt các nội dung liên quan tại lớp tập huấn

          Tại buổi tập huấn, học viên được nghe các giảng viên thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng truyền đạt các nội dung về an toàn truyền máu gồm: cập nhật an toàn truyền máu và các giải pháp đảm bảo an toàn truyền máu, nhóm máu hệ ABO, hệ Rh, tư vấn người có nhóm máu Rh(D) âm, tầm quan trọng sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường truyền máu, chỉ định truyền máu và chế phẩm máu, truyền máu và chế phẩm máu cấp cứu, truyền máu khác nhóm và truyền máu khối lượng lớn, các phản ứng truyền máu thường gặp và cách xử trí, định nhóm máu tại gường; một số nội dung về bệnh lý Hemophilia như: giới thiệu về bệnh Hemophilia (dịch tễ, cơ chế di truyền, tư vấn di truyền và phòng bệnh), chấn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh nhân Hemophilia; các kiến thức về bệnh lý Thalassemia: giới thiệu về bệnh (dịch tễ, cơ chế di truyền, triệu chứng,…), xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán bệnh Thalassemia.

55eaabea0741a51ffc50

Lãnh đạo Sở Y tế, các giảng viên thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng cùng các học viên chụp hình lưu niệm 

      Buổi tập huấn lần này nhằm bổ sung các kiến thức bổ ích cho đội ngũ y bác sỹ trên địa bàn, từ đó, nâng cao chất lượng chẩn đoán, khám và điều trị cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh lý huyết học, Thalassemia, Hemophilia. Dự kiến các buổi tập huấn chia làm 3 đợt với 150 học viên tham gia, diễn ra từ ngày (16/7 - 29/7) tại hội trường Khách sạn Ven sông Bàn Thạch./.

Thùy An - Tấn Trường

Chiều ngày 14/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) tổ chức tập huấn triển khai Thông tư số 26/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý thuốc Methadone và giao ban chương trình điều trị Methadone. Tham dự có lãnh đạo trung tâm, khoa Phòng chống HIV/AIDS, các cán bộ làm công tác điều trị Methadone thuộc CDC Quảng Nam; đại diện lãnh đạo Trung tâm, các cán bộ làm việc tại các cơ sở cấp phát thuốc các huyện: Tiên Phước, Thăng Bình, Phước Sơn, Quế Sơn, Điện Bàn. 

74B4CAFA 0430 4693 93EB 24610489F813
Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật phát biểu tại buổi giao ban

 
 

Tại buổi giao ban, cán bộ làm công tác điều trị Methadone thuộc CDC Quảng Nam báo cáo kết quả thực hiện chương trình điều trị Methadone, trong đó nêu rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai tại các cơ sở cấp phát thuốc; báo cáo những tồn tại hạn chế về quản lý, bảo quản, công tác báo cáo và quy trình cấp phát thuốc Methadone tại các cơ sở cấp phát thuốc trên địa bàn tỉnh, đồng thời, đề ra những giải pháp khắc phục; nêu rõ những bệnh nhân không thực hiện nghiêm túc việc điều trị Methadone, quy trình uống thuốc; triển khai thu phí Methadone thực hiện theo Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về quy định mức thu dịch vụ và chính sách hỗ trợ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; tập huấn công tác quản lý thuốc Methadone tại các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc theo Thông tư số 26/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý thuốc Methadone.

Được biết, hiện nay toàn tỉnh tổng số bệnh nhân tham gia điều trị là 469 bệnh nhân, tại cơ sở điều trị methadone: 177 bệnh nhân. Trung tâm y tế huyện: Tiên Phước: 137 bệnh nhân, Quế Sơn: 53 bệnh nhân, Điện Bàn 39 bệnh nhân, Thăng Bình 20 bệnh nhân, Phước Sơn 23 bệnh nhân. 

 Những năm qua, công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả giúp giảm tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS, người nghiện cải thiện sức khỏe, cải thiện cuộc sống, sớm hòa nhập cộng đồng./.

 

 

Quyết định việc cấp Chứng chỉ đào tạo liên tục về Người thực hiện mô hình nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng kèm danh sách. Chi tiết nhấn vào link dưới để xem.

Sáng ngày 22.12, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam, TS.BS Lê Viết Nhiệm, Phó trưởng khoa Khoa Y dược, Đại học Đà Nẵng – Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Thực trạng nhiễm giun móc/mỏ và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Quảng Nam và hiệu quả can thiệp”.

Đề tài do Trung tâm do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam chủ trì thực hiện; TS.BS Trần Văn Kiệm – Giám đốc CDC Quảng Nam làm chủ nhiệm đề tài. Qua nghiên cứu 1.980 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 6 xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2021 - 2022 về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh giun móc/mỏ và hiệu quả can thiệp của biện pháp truyền thông cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Quảng Nam là 13,94%; cường độ nhiễm trứng giun móc/mỏ tại các điểm nghiên cứu đều ở mức độ nhẹ với số lượng trứng/1 gam phân trung bình 154,33 trứng/gam phân; có 7,78% phụ nữ tuổi sinh đẻ tại tỉnh Quảng Nam thiếu máu; thiếu máu nhẹ chiếm 6,67% thiếu máu nặng chiếm 0,05% và thiếu máu vừa 0,96%; phụ nữ dùng nước từ ao, hồ, sông, suối có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ gấp 1,9 lần người khác; truyền thông giáo dục sức khỏe về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh giun móc/mỏ ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đã mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ đúng về kiến thức, thái độ, thực hành ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng; … 

GGHUYTGG

TS.BS Trần Văn Kiệm chủ nhiệm Đề tài báo cáo tại phiên họp đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Thực trạng nhiễm giun móc/mỏ và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Quảng Nam và hiệu quả can thiệp”.

Tại đây, các thành viên Hội đồng tư vấn đã thảo luận, đánh giá, nghiệm thu đề tài. Bên cạnh đó, đề xuất nhóm nghiên cứu cần chỉnh sửa, bổ sung một số điểm, yếu tố để làm chặt chẽ, hoàn thiện hơn cho chủ thể của đề tài được nghiên cứu. 

Kết luận phiên họp, TS.BS Lê Viết Nhiệm – Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao tinh thần nghiêm túc của các thành viên Hội đồng. Đồng chí cũng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng, khắc phục khó khăn của nhóm nghiên cứu để thực hiện tốt đề tài có ý nghĩa thực tiễn này. Đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến góp ý, phản biện của các thành viên Hội đồng thẩm định, đồng thời chỉnh sửa lại đề tài nghiên cứu đảm bảo chất lượng tốt nhất, để các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân. Qua đó loại bỏ giun móc/mỏ và cải thiện tình trạng thiếu máu tại cộng đồng.