Như chúng ta đã biết, dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới trong hơn một năm qua đến nay vẫn đang còn là thách thức toàn cầu. Số ca lây nhiễm trên toàn thế giới đang gia tăng với cấp số nhân, số ca tử vong ngày càng nhiều. Đeo khẩu trang, giãn cách xã hội giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Virut hoặc giảm lây lan cho người khác, nhưng những giải pháp này là chưa đủ. Tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 chính là biện pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng chống dịch Covid-19. Tiêm vắc xin có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tỉ lệ tử vong và giảm tỉ lệ lây lan dịch bệnh. Người được tiêm chủng phòng được bệnh Covid-19 nếu không may bị mắc thì cũng không bị nặng, lượng vi rút cũng ít hơn.

Tại Việt Nam với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 để chủ động hơn trong phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân luôn chủ động phòng, chống dịch trong trạng thái “Bình thường mới” và khuyến cáo tiêm vaccine chủ động phòng Covid-19. Đến nay, có 8 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép có điều kiện do nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19, bao gồm: AstraZeneca, Pfizer, Moderna), Verocell (Sinopharm), SPUTNIK V, vaccine Janssen và gần đây là vaccine Hayat-Vax và vaccine Abdala. Bộ Y tế khẳng định, tất cả các vaccine được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Sau 8 đợt tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19, toàn tỉnh Quảng Nam đã tiêm được 286.361 liều vắc xin (232.031 mũi 1 và 54.330 mũi 2) cho các nhóm đối tượng ưu tiên đúng quy định, tiêm đến đâu gọn đến đó. Với mục tiêu tiêm chủng an toàn, hiệu quả, các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế, tổ chức tiêm chủng, bảo đảm hậu cần “4 tại chỗ”.

Trong đợt tiêm vắc xin tới đây, tỉnh Quảng Nam sẽ triển khai tiêm Vắc xin Vero Cell của Sinopharm, Vắc xin Vero Cell do Sinopharm, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng. Tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay vắc xin Vero Cell đã được Bộ Y tế triển khai đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%.

Vắc xin COVID-19 (Vero Cell) bất hoạt của Sinopharm được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần. Phản ứng sau tiêm chủng được ghi nhận hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn. Nếu liều thứ hai bị trì hoãn quá 4 tuần, thì cần được tiêm trong thời gian sớm nhất có thể.

Vắc xin + 5K là biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.

Vắc xin COVID-19 tốt nhất là vắc xin có sẵn khi đến lượt.

Vắc xin giúp bảo vệ bạn và cả những người xung quanh bạn. Vắc xin cũng sẽ làm giảm nguy cơ các biến thể đang lan truyền trong cộng đồng và các biến thể mới.

BTV. TTGDSK

Để giám sát y tế đối với côngdân từ khu vực vùng xanh tại thành phố Đà Nẵng đến/về Quảng Nam; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện ngay một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

1. Đối với người từ thành phố Đà Nẵng đến/về Quảng Nam đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (có chứng nhận tiêm chủng trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều của cơ sở tiêm chủng, trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương) và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giấy ra viện: Tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày.

2. Đối với người từ thành phố Đà Nẵng đến/về Quảng Nam là: (1) học sinh, sinh viên đang ở Đà Nẵng trở về Quảng Nam nhập học; (2) người già trên 60 tuổi; (3) phụ nữ có thai trên 32 tuần; (4) người Quảng Nam đi điều trị bệnh tại Đà Nẵng đã khỏi bệnh, có giấy ra viện không thuộc trường hợp nêu tại điểm 1 nêu trên và những trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 nhưng liều cuối cùng được tiêm chưa đủ 14 ngày tính đến thời điểm đến/về Quảng Nam: Cách ly tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày; tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày tiếp theo (lấy mẫu xét nghiệm 1 lần vào ngày thứ 7 trong thời gian cách ly tại nhà/nơi lưu trú và tự chi trả chi phí xét nghiệm này).

3. Yêu cầu đối với người về Quảng Nam được nêu tại điểm 1, điểm 2 nêu trên: Phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính do cơ quan có thẩm quyền cấp trong vòng 72 giờ; có giấy xác nhận đang lưu trú tại khu vực vùng xanh (không có ca bệnh cộng đồng trong vòng 14 ngày) của UBND xã, phường có liên quan cấp; cam kết tuân thủ nghiêm các quy định cách ly tại nhà/nơi lưu trú (bản cam kết kèm theo) và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để dịch bệnh lây lantrong cộng đồng.

4. Đối với tất cả các trường hợp còn lại: Sau khi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chính thức ban hành quy định “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; UBND tỉnh sẽ áp dụng phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

BTV. TTGDSK

ANH BAN TIN COVID 1

 

Hôm nay 16/10 Quảng Nam có 71 ca bệnh công bố trong ngày (từ BN859444 đến BN859514)

Cụ thể là:

67 ca bệnh tại huyện Phước Sơn (Phước Chánh 29 ca, Phước Công 14 ca; Phước Lộc 24 ca). trong đó: 66 ca bệnh lấy mẫu phát hiện tại cộng đồng, 01 ca bệnh là đối tượng đã được giám sát, cách ly (tại Phước Công).

04 ca bệnh tại thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang: là đối tượng có yếu tố dịch tễ về từ xã Phước Chánh, Phước Sơn

 844 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 138 ca bệnh cộng đồng,  442 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 185 ca xâm nhập từ các tỉnh và 79 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.720 mẫu xét nghiệm; kết quả: 71 mẫu dương tính, 954 mẫu âm tính, 695 mẫu đang chờ kết quả

 

15/10 Quảng Nam 11 ca bệnh công bố trong ngày, cụ thể là:

02 cá bệnh là đối tượng về tự do từ TP Hồ Chí Minh, đã được giám sát cách ly tập trung ngay khi về địa phương.09 ca bệnh tại huyện Phước Sơn (Phước Chánh 03 ca, Phước Công 06 ca). trong đó: 06 ca bệnh lấy mẫu phát hiện tại cộng đồng (Phước Chánh 03 ca, Phước Công 03 ca), 03 ca bệnh là đối tượng F1 đã được giám sát, cách ly.

773 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 68 ca bệnh cộng đồng, 441 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 185 ca xâm nhập từ các tỉnh và 79 ca nhập cảnh

Trong ngày có 1.118 mẫu xét nghiệm; kết quả: 11 mẫu dương tính, 1.051 mẫu âm tính, 56 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 14/10, Quảng Nam 17 ca bệnh công bố trong ngày, cụ thể là:

01 ca bệnh tại huyện Tiên Phước, là đối tượng về tự do ưu từ TP Hồ Chí Minh, đã đươc giám sát cách ly ngay khi về địa phương.

16 ca bệnh tại huyện Phước Sơn liên quan đến các ổ dịch tại 4 xã Phước Chánh, Phước Công, Phước Đức, Phước Hiệp: Phước Chánh 07 ca, Phước Công 06 ca, Phước Đức 01 ca, Phước Hiệp 02 ca.

761 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 62 ca bệnh cộng đồng,  438 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 183 ca xâm nhập từ các tỉnh và 78 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.930 mẫu xét nghiệm; kết quả: 18 mẫu dương tính, 1.813 mẫu âm tính, 99 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 13/10

- 03 ca bệnh về từ TP Hồ Chí Minh, đã đươc giám sát cách ly ngay khi về địa phương.

- 26 ca bệnh cộng đồng tại huyện Phước Sơn (Phước Chánh 21 ca, Phước Công 03 ca, Phước Đức 01 ca, Phước Hiệp 01 ca): phát hiện qua sàng lọc do có yếu tố dịch tễ liên quan đến BN843822 (công bố ngày 12/10/2021, phát hiện sàng lọc tại BV Minh Thiện).

743 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 60 ca bệnh cộng đồng, 424 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 182 ca xâm nhập từ các tỉnh và 77 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 2.471 mẫu xét nghiệm; kết quả: 29 mẫu dương tính, 2.321 mẫu âm tính, 121 mẫu đang chờ kết quả.

 

12/10, Quảng Nam 03 ca bệnh công bố trong ngày, cụ thể là:

- 02 ca bệnh tại TP Tam Kỳ là đối tượng được tỉnh đón về từ TP Hồ Chí Minh, đã đươc giám sát cách ly tập trung ngay khi về địa phương.

- 01 ca bệnh cộng đồng (có địa chỉ tại Phước Chánh - Phước Sơn) được phát hiện qua sàng lọc khi đi khám bệnh tại BV Minh Thiện, TP Tam Kỳ, đang điều tra nguồn lây.

 714 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 34 ca bệnh cộng đồng, 424 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 179 ca xâm nhập từ các tỉnh và 77 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.211 mẫu xét nghiệm; kết quả: 04 mẫu dương tính, 937 mẫu âm tính, 270 mẫu đang chờ kết quả

 

Ngày 11/10, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong ngày.

710 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 33 ca bệnh cộng đồng, 424 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 177 ca xâm nhập từ các tỉnh và 76 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 703 mẫu xét nghiệm; kết quả: 664 mẫu âm tính, 39 mẫu đang chờ kết quả.

 

10/10 Quảng Nam 03 ca bệnh mới trong ngày, cụ thể như sau:.

- 02 ca bệnh là đối tương về tự do từ TP hồ Chí Minh (đã được giám sát, cách ly ngay khi về địa phương) và tỉnh Bình Dương (sàng lọc phát hiện ngay tại chốt kiểm soát dịch).
- 01 ca bệnh cộng đồng tại huyện Phước Sơn: là cán bộ trực chốt kiểm soát dịch tại đèo Lò Xo, xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn.

710 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 33 ca bệnh cộng đồng, 424 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 177 ca xâm nhập từ các tỉnh và 76 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.784 mẫu xét nghiệm; kết quả: 03 mẫu dương tính, 1.718 mẫu âm tính, 58 mẫu đang chờ kết quả.

 

9/10, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong ngày.

Như vậy, ngày thứ 17 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

702 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng,  424 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 175 ca xâm nhập từ các tỉnh và 71 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.676 mẫu xét nghiệm; kết quả: 00 mẫu dương tính, 1.664 mẫu âm tính, 12 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 7/10 Quảng Nam 03 ca bệnh công bố trong ngày

03 ca bệnh công bố trong ngày, cụ thể là: 02 ca bệnh là đối tượng về từ tỉnh Bình Dương: 01 trường hợp về tự do (tại TP Tam Kỳ), đã được giám sát cách ly tập trung ngay khi về địa phương; 01 trường hợp là lái xe người Tiên Phước, được sàng lọc phát hiện ngay tại chốt kiểm soát dịch.

01 ca bệnh là đối tượng về tự do từ tỉnh Đồng Nai (tại Hiệp Đức), đã được giám sát cách ly tập trung ngay khi về địa phương.

Như vậy, ngày thứ 16 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

702 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng, 424 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 175 ca xâm nhập từ các tỉnh và 71 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.452 mẫu xét nghiệm; kết quả: 03 mẫu dương tính, 1.433 mẫu âm tính, 16 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 7/10 Quảng Nam 04 ca bệnh công bố trong ngày

Cụ thể là: 03 ca bệnh là đối tượng về từ TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương (TP Hồ Chí Minh: 02 trường hợp được tỉnh đón về; Bình Dương: 01 trường hợp về tự do), đã được giám sát cách ly tập trung ngay khi về địa phương. 01 ca bệnh phát hiện qua sàng lọc tại bệnh viện, là người nhà nuôi sinh tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Quảng Nam, có địa chỉ thường trú tại Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.

Như vậy, ngày thứ 15 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

699 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng, 424 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 172 ca xâm nhập từ các tỉnh và 71 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 742 mẫu xét nghiệm; kết quả: 04 mẫu dương tính, 656 mẫu âm tính, 82 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 06/10, Quảng Nam có 08 ca bệnh công bố trong ngày

Các ca bệnh đều là đối tượng về từ TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương (TP Hồ Chí Minh: 05 trường hợp được tỉnh đón về, 02 trường hợp về tự do; Bình Dương: 01 trường hợp về tự do), đã được giám sát cách ly ngay khi về địa phương.

Như vậy, ngày thứ 14 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. 695 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng, 424 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 168 ca xâm nhập từ các tỉnh và 71 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.114 mẫu xét nghiệm; kết quả: 08 mẫu dương tính, 1.014 mẫu âm tính, 92 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 05/10: 01 ca bệnh công bố trong ngày tại Đại Cường, Đại Lộc là đối tượng về tự do từ tỉnh Bình Dương, được giám sát cách ly tập trung ngay khi về địa phương.

Như vậy, ngày thứ 13 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

684 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng, 424 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 160 ca xâm nhập từ các tỉnh và 68 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.004 mẫu xét nghiệm; kết quả: 01 mẫu dương tính, 857 mẫu âm tính, 146 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 4/10, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong ngày.

Như vậy, ngày thứ 12 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

 683 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng,  424 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 68 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 315 mẫu xét nghiệm; kết quả: 00 mẫu dương tính, 191 mẫu âm tính, 124 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 3/10, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong ngày. 

Như vậy, ngày thứ 11 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

683 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng,, 424 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 68 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.016 mẫu xét nghiệm; kết quả: 00 mẫu dương tính, 889 mẫu âm tính, 127 mẫu đang chờ kết quả.
 
 
 
Ngày 2/10, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong ngày.

Như vậy, ngày thứ 10 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

683 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng, 424 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 68 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 934 mẫu xét nghiệm; kết quả: 00 mẫu dương tính, 915 mẫu âm tính, 19 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 1/10, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Quảng Nam thông tin 01 ca bệnh ghi nhận trong ngày

01 ca bệnh công bố trong ngày tại Điện Phong, Điện Bàn là đối tượng F1 đã được giám sát cách ly tập trung từ ngày 23/9/2021.

Như vậy, ngày thứ 9 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

683 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng, 424 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 68 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 3.036 mẫu xét nghiệm; kết quả: 01 mẫu dương tính, 2.816 mẫu âm tính, 219 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 30/9, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong ngày.

Như vậy, ngày thứ 8 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.
682 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng, 423 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 68 ca nhập cảnh.
Trong ngày có 1.647 mẫu xét nghiệm; kết quả: 00 mẫu dương tính, 1.493 mẫu âm tính

 

Chiều 29.9, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Quảng Nam thông tin không có ca bệnh ghi nhận trong ngày

Hôm nay, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong ngày. Như vậy, ngày thứ 7 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

678 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng, 423 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 67 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.720 mẫu xét nghiệm; kết quả: 00 mẫu dương tính, 1.669 mẫu âm tính, 51 mẫu đang chờ kết quả.

 

Tối 28.9, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Quảng Nam thông tin về 3 ca bệnh ghi nhận trong ngày

02 ca bệnh công bố trong ngày, đều là đối tượng F1, đã được giám sát cách ly tập trung từ trước (01 ca tại Tân An, TP Hội An, cách ly từ ngày 21/9/2021; 01 ca tại Điện Phong, thị xã Điện Bàn, cách ly từ ngày 23/9/2021).

Như vậy, ngày thứ 6 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

678 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng,

423 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 64 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 7.534 mẫu xét nghiệm; kết quả: 02 mẫu dương tính, 7.457 mẫu âm tính, 75 mẫu đang chờ kết quả.

 

Tối 27.9, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Quảng Nam thông tin về 3 ca bệnh ghi nhận trong ngày.

03 ca bệnh công bố trong ngày đều là đối tượng F1, đã được giám sát cách ly từ trước (TP Hội An 02 ca, thị xã Điện Bàn 01 ca). Như vậy, ngày thứ 5 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

676 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng, 421 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 64 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 2.153 mẫu xét nghiệm; kết quả: 11 mẫu dương tính, 1.850 mẫu âm tính, 292 mẫu đang chờ kết quả.

 

Tối 26.9, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Quảng Nam thông tin về 2 ca bệnh ghi nhận trong ngày.

02 ca bệnh công bố trong ngày tại Bình Ninh, Điện Nam Bắc, Điện Bàn là đối tượng F1 (cùng một gia đình), được giám sát cách ly từ ngày 18/9/2021. Như vậy, ngày thứ 4 liên tiếp, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

665 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 32 ca bệnh cộng đồng, 418ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 56 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.592 mẫu xét nghiệm; kết quả: 02 mẫu dương tính, 951 mẫu âm tính, 639 mẫu đang chờ kết quả.

BTV. TTGDSK

 

12 ca bệnh công bố trong ngày tại thị xã Điện Bàn: tất cả đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến ổ dịch Công ty Giày Rieker, Khu CN Điện Nam - Điện Ngọc
(Điện Nam Trung 01 ca, Điện Ngọc 08 ca; Điện Phương 01 ca; Điện Nam Bắc 02 ca).

lay mau dien ban 3

586 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 27 ca bệnh cộng đồng, 358 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 42 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 2.108 mẫu xét nghiệm; kết quả: 12 mẫu dương tính, 2.051 mẫu âm tính, 45 mẫu đang chờ kết quả.

Chỗi lây nhiễm liên quan Công ty Giày Rieker:

Chuỗi lây nhiễm điện bàn đến ngày 12 9

Ngày 14/9, Quảng Nam14 ca bệnh công bố đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến ổ dịch Công ty Giày Rieker, Khu CN Điện Nam - Điện Ngọc

lAY MAU CDC

12 ca bệnh tại thị xã Điện Bàn: Điện Nam Trung 03 ca, Điện Ngọc 04 ca; Điện Phước 01 ca; Điện Dương 01 ca; Điện Nam Bắc 03 ca.

02 ca bệnh tại TP Hội An: tại Thanh Hà và Cẩm Phô.

574 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 26 ca bệnh cộng đồng, 348 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 41 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 4.245 mẫu xét nghiệm; kết quả: 15 mẫu dương tính, 4.194 mẫu âm tính, 36 mẫu đang chờ kết quả.

Sơ đồ chuỗi lây nhiễm ngày 11/9 liên quan Công ty Giày Rieker

Chuỗi lây nhiễm ĐB ngày 11.9

Trong ngày 10/9 quảng nam có 16 ca mắc mới COVID-19

lay mau dien ban 1

16 ca bệnh công bố trong ngày tại thị xã Điện Bàn: (Điện Nam Trung 07 ca, Điện Ngọc 03 ca; Điện Thắng Nam 04 ca; Điện Thắng Bắc 02 ca), tất cả các ca bệnh đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến ổ dịch Công ty Giày Rieker , Khu CN ĐIện Nam - Điện Ngọc, nguồn lây đang được điều tra.

559 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 18 ca bệnh cộng đồng, 341 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 41 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 4.740 mẫu xét nghiệm; kết quả: 16 mẫu dương tính, 4.445 mẫu âm tính, 269 mẫu đang chờ kết quả.

Công tác truy vết, giám sát trong ngày, liên quan đến chùm ca bệnh tại thị xã Điện Bàn:
- Tổ truy vết và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp, hỗ trợ cùng Trung tâm Y tế thị xã Điện Bàn truy vết, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm hơn 3.546 người tại các xã, phường và các địa điểm liên quan;
- Trong ngày, có 291 đối tượng F1 liên quan được giám sát cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.

Các địa điểm liên quan ca bệnh:

10 11

10 22

10 33

10 44

10 55

10 66

10 77

10 88

 

Ngày 10/9, Bộ Y tế đã ban hành quyết định Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc tiêm vaccine phòng COVID-19. Tại hướng dẫn này chỉ rõ, việc đo huyết áp được thực hiện với một số trường hợp nhất định thay vì tất cả người dân trước khi tiêm chủng.

a KHAM SANG LOC


Hướng dẫn mới nhất về khám sàng lọc trước tiêm vaccine phòng COVID-19 của Bộ Y tế áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng của nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Cần khai thác chính xác loại vaccine đã tiêm và thời gian tiêm vaccine
Tại hướng dẫn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành nêu rõ: Mục đích của khám sàng lọc nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Cũng trong hướng dẫn này Bộ Y tế nêu rõ, đối với khám sàng lọc trước tiêm chủng, cần khám sức khoẻ hiện tại có sốt hay không, hỏi tiền sử người tiêm đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19 không?
Đối với tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19, cần khai thác chính xác loại vaccine đã tiêm và thời gian tiêm vaccine.
- Về tiền sử dị ứng: Cần hỏi người tiêm chủng đã từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; tiền sử dị ứng nặng bao gồm cả phản vệ; tiền sử dị ứng với vaccine và bất cứ thành phần nào của vaccine;
- Tiền sử mắc COVID-19.
- Tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đang điều trị hóa trị, xạ trị.
- Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.
- Phụ nữ mang thai (nếu có) hoặc đang cho con bú:
Đối với phụ nữ mang thai: hỏi tuổi thai. Giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi.
Hướng dẫn của Bộ Y tế tiếp tục lưu ý: Phụ nữ đang cho con bú: chống chỉ định với vaccine Sputnik V.
Tại hướng dẫn này, việc đánh giá lâm sàng phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống gồm phát hiện các bất thường về dấu hiệu như: đo thân nhiệt tất cả những người đến tiêm; đo huyết áp đối với người có tiền sử tăng huyết áp/ huyết áp thấp; người có bệnh nền liên quan đến bệnh lý tim mạch, người trên 65 tuổi; đo mạch, đếm nhịp thở ở người có tiền sử suy tim hoặc phát hiện bất thường như đau ngực, khó thở…
Như vậy, theo hướng dẫn này việc đo huyết áp tất cả những người đến tiêm chủng đã không áp dụng.
6 đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng
ác đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vaccine.
Theo hướng dẫn mới nhất này, các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng:
Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.
- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35, 5oC và >37,5 oC; Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế); Nhịp thở > 25 lần/phút.
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng
- Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
- Đang mắc bệnh cấp tính.
- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng
- Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.
- Chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ nguyên nhân gì.
- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
- Không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
Bộ Y tế nêu rõ quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế hoàn toàn Quyết định 3802 và hướng dẫn kèm theo ngày 10/8/2021

Theo suckhoedoisong.vn

 

Bộ Y tế cho biết, nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; Nếu tiêm mũi 1 vaccine do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer sản xuất và ngược lại.

anh tiem VX
Để thực hiện Chiến lược vaccine phòng COVID-19, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vaccine được sản xuất theo các công nghệ khác nhau như công nghệ vector (do Astra Zeneca sản xuất, hoặc Sputnik V), công nghệ mRNA (do Pfizer, Moderna sản xuất), công nghệ bất hoạt (vaccine do Sinopharm sản xuất).
Đồng thời hiện nay các nhà sản xuất cũng đang nghiên cứu phát triển một số loại vaccine bằng những công nghệ khác nhau.
Thời gian vừa qua, do tình hình khan hiếm vaccine nói chung nên nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vaccine cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vaccine sẵn có tại từng thời điểm, như tiêm vaccine véc tơ virus với vaccine mRNA, hoặc tiêm 2 loại vaccine mRNA của các nhà sản xuất khác nhau...
Xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vaccine nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch để phòng chống dịch, ngày 8/9/2021 Hội đồng tư vấn chuyên môn vể sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm mũi 2 như sau:
Nếu tiêm mũi 1 vaccine do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; Nếu tiêm mũi 1 vaccine do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine do Pfizer sản xuất và ngược lại.
Liên quan đến vaccine Moderna, một số địa phương như Hà Nội và TP.HCM hiện có tình trạng hết vaccine Moderna để tiêm mũi hai cho người dân.
Những ngày gần đây, một số điểm tại TP.HCM đã tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer cho người tiêm Moderna ở mũi đầu. Lý do là họ đã đến lịch tiêm mũi 2 nhưng vaccine Moderna không còn.
Tuy nhiên, tại TP HCM, một số cơ sở tiêm chủng hết vaccine Moderna cho mũi 2 nên đã thay thế mũi 2 bằng vaccine khác.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết vaccine này đang hạn chế và khi tiêm vaccine thay thế, ngành y tế sẽ chọn loại vaccine phù hợp nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất cho người dân.
Hiện nay, trong tất cả các hướng dẫn, Việt Nam sử dụng những loại vaccine tương đồng để sử dụng tiêm cho người dân. Trong tình hình thiếu vaccine, một số nước đã tiêm trộn vaccine. Việc sử dụng các vaccine cùng loại hoặc trộn giữa các loại có hiệu quả tốt, chưa ghi nhận tai biến nào xảy ra.


(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)

Ngày 3 /9/2021, Bộ Y tế đa ban hành công văn số 7317/BYT-MT về hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch covid-19 cho tổ COVID-19 cộng đồng và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch tại cấp xã.

Tổ COVID

Ảnh MH.

Theo đó,

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Thành viên Tổ COVID-19 cộng đồng và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cấp xã.

II. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA

1. Người đủ điều kiện sức khỏe về thể chất, tinh thần. Không huy động người bị mắc các bệnh nền, mạn tính (bệnh gan, thận, tiểu đường, ung thư, tim mạch, béo phì, bệnh đường hô hấp, bệnh suy giảm miễn dịch...); phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

2. Không thuộc đối tượng tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19; không có các biểu hiện nghi ngờ mắc COVID- 19 như ho, sốt, khó thở, đau rát họng…

3. Đã được tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.

4. Được xét nghiệm SARS-CoV-2: trước khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ (trong thời gian tối đa 72 giờ); định kỳ hằng tuần trong thời gian tham gia và sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

5. Được phổ biến trước khi tham gia thực hiện nhiệm vụ về nguy cơ lây nhiễm, các biện pháp dự phòng và hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân theo yêu cầu tại các vị trí làm việc.

6. Được cung cấp thông tin về nhiệm vụ, tình hình dịch bệnh, quy định phòng, chống dịch trên địa bàn và các thông tin liên quan.

III. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THAM GIA

1. Tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được phân công. 2. Chuẩn bị các trang thiết bị, đồ dùng cá nhân cần thiết đủ cho thời gian tham gia nhiệm vụ: dung dịch sát khuẩn tay (tối thiểu 60% nồng độ cồn); bình đựng

nước uống cá nhân, cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh) và nước uống đủ cho thời gian làm việc; khăn giấy. Quần áo nên lựa chọn đồ vải có độ thấm hút tốt. 3. Phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với vị trí công việc: - Khẩu trang y tế; - Kính chắn giọt bắn; - Găng tay; - Các phương tiện bảo vệ cá nhân khác được quy định tại Quyết định số 4159/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 28/8/2021 về việc ban hành, hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID- 19 (để sử dụng trong trường hợp cần thiết). 4. Tự theo dõi sức khỏe hằng ngày (đo nhiệt độ). Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì không tham gia nhiệm vụ.

IV. TRONG THỜI GIAN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

1. Thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang y tế, kính chắn giọt bắn, thường xuyên rửa tay sát khuẩn. - Khẩu trang chỉ sử dụng một lần và phải được thải bỏ sau khi sử dụng đúng quy định. Trong quá trình sử dụng nếu khẩu trang bị ướt, lỏng, đứt dây đeo cần thay ngay. - Kính chắn giọt bắn nếu sử dụng lại phải được khử khuẩn bằng cồn 70%.

2. Đảm bảo khoảng cách an toàn 1-2 m khi tiếp xúc.

3. Hạn chế tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ lây nhiễm (giấy tờ, phương tiện, hàng hóa của đối tượng kiểm tra) và phải khử khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn tay ngay sau khi tiếp xúc. Hạn chế tiếp xúc trong khu vực thông khí kém.

4. Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.

5. Không tiếp xúc với người ngoài phạm vi công việc được phân công; Không được tự động ra ngoài vị trí được phân công; Tuân thủ đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch của địa phương, tránh phát tán nguy cơ lây nhiễm bệnh cho các thành viên trong nhóm công tác, người tiếp xúc với mình.

6. Chỉ sử dụng nước uống và thực phẩm được cung cấp đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm; Người vận chuyển, cung cấp suất ăn cho lực lượng chốt chặn phải được xét nghiệm định kỳ hằng tuần.

7. Tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân; Nếu có biểu hiện ho, sốt, đau rát họng, mệt mỏi... hoặc có yếu tố liên quan dịch tễ phải báo cáo ngay cho người có thẩm quyền trong nhóm công tác để phối hợp với cơ quan y tế địa phương xử lý theo đúng quy định.

8. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bất kỳ sự cố nào liên quan đến tiếp xúc trực tiếp không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc do sự cố đối với phương tiện bảo vệ cá nhân (đứt dây khẩu trang…) với người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2 đều phải được ghi nhận và báo cáo với người có thẩm quyền.

V. KẾT THÚC CA LÀM VIỆC/TRỰC VÀ TRỞ VỀ NƠI LƯU TRÚ

1. Thu dọn khăn giấy, khẩu trang, găng tay và vật dụng đã sử dụng trong quá trình làm việc, bỏ vào thùng rác theo đúng quy định và rửa tay sát khuẩn.

2. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng kính chắn giọt bắn bằng gạc hoặc vải tẩm cồn 70 độ, bình uống nước, cốc uống nước. Để và giặt riêng đồ dùng, quần áo sau khi làm nhiệm vụ. Thay quần áo trước khi tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình/nơi lưu trú.

3. Hạn chế tiếp xúc với những người trong gia đình/nơi lưu trú nếu không cần thiết; Tuân thủ quy định phòng chống, dịch và thực hiện đầy đủ biện pháp 5K.

4. Tiếp tục theo dõi sức khỏe bản thân. Nếu có các biểu hiện như: sốt; đau họng; khó thở; sổ mũi, nghẹt mũi; đau cơ; đau đầu; thay đổi mùi, vị; đau bụng, tiêu chảy… thì báo cáo ngay cho người có thẩm quyền.

BTV. TTGDSK

Nhiều người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh vẫn băn khoăn rằng, không biết có nên tiêm vaccine phòng COVID-19 hay không?

hao tiem1

Theo thông tin của Bộ Y tế Đức, những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 nên được chủng ngừa. Việc tiêm vaccine vào thời điểm nào và lịch tiêm chủng ra sao phụ thuộc vào "chứng cứ phát hiện bệnh".
Nên tiêm vaccine vào thời điểm nào?

Theo đó, trước đây những người đã được chẩn đoán bị bệnh COVID-19, theo quy định nên tiêm vaccine sau 6 tháng kể từ khi phục hồi hoặc từ khi được chẩn đoán. Bằng chứng của chẩn đoán nhiễm bệnh là PCR-test ngay tại thời điểm nhiễm.

Hiện nay đã có nhiều vaccine hơn và có đầy đủ quan sát về sự vô hại của vaccine đối với người khỏi bệnh nên việc tiêm chủng có thể tiến hành từ sau 4 tuần, kể từ khi các triệu chứng thuyên giảm. Cụ thể:

- Những người được chẩn đoán là nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không xuất hiện triệu chứng nào, được khuyến cáo tiêm 1 liều vaccine sớm nhất là 4 tuần sau khi có xác nhận nhiễm trùng.

Thậm chí, ngay cả khi thời gian từ khi mắc bệnh đến khi tiêm vaccine đã lâu hơn 6 tháng, thì thêm một liều vaccine là đủ hoàn chỉnh khả năng miễn dịch căn bản. Nếu có thêm một liều thứ 2 thì cũng không đạt nồng độ kháng thể cao hơn.

- Những người đã được chủng ngừa COVID-19 một mũi, sau đó mới được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2, thì tiêm mũi thứ 2 theo quy định là 6 tháng sau khi hết bệnh.

Hiện tại vẫn chưa thể nói liệu có cần thiết và khi nào phải tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ hai.

Trong trường hợp người bị suy giảm chức năng miễn dịch, cần quyết định từng trường hợp cụ thể là nên tiêm một mũi vaccine duy nhất hay tiêm một phác đồ vaccine đầy đủ. Điều này phụ thuộc phần lớn vào thể loại và mức độ suy giảm miễn dịch của người đó.

Tiêm chủng sau khi đã mắc COVID-19 có nguy hiểm không?

Nhìn chung, dữ liệu có sẵn cho đến nay không cung cấp bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tiêm chủng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 là có vấn đề hoặc dẫn đến nguy hiểm. Các nghiên cứu để được cấp phép của hai loại vaccine mRNA cũng bao gồm những người tham gia đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2. Kết quả cho thấy, những người này thích ứng với vaccine tương đương những người không mắc bệnh trước đó.

Các phản ứng tại chỗ bị tiêm hoặc các phản ứng phụ chung thậm chí còn nhẹ hơn.

Hiệu quả của việc chủng ngừa thì không có sự khác biệt giữa hai nhóm này.

‎Do đó, không cần thiết phải thực hiện xét nghiệm trước khi chủng ngừa COVID-19 để loại trừ trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 cấp tính hoặc nhiễm trước đó mà không có triệu chứng.

Dữ liệu hiện nay cho thấy tác dụng bảo vệ của vaccine ít nhất từ 6 đến 8 tháng. Nếu sau lần tiêm vaccine phòng COVID-19 đầu tiên, được xét nghiệm chẩn đoán là nhiễm SARS-CoV-2 thì không nên tiêm mũi vaccine thứ hai cho đến ít nhất 6 tháng sau khi bình phục hoặc có xét nghiệm âm tính. Khi đó những người này sẽ tiếp nhận vaccine tốt hơn.
Theo Báo Sức khỏe & Đời sống

BTV. TTGDSK

Ngày 31 tháng 8 năm 2021, đồng chí Trần Văn Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID chủ trì cuộc họp với Tiểu ban Điều trị về tình hình điều trị các ca bệnh dương tính COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

khu cach ly BN

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong thời gian đến; UBND tỉnh đề nghị Tiểu ban Điều trị, các cơ sở điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện tốt các nội dung chủ yếu như sau:

1. Trưởng Tiểu ban Điều trị họp phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, ban hành Quy chế hoạt động; thành lập nhóm zalo điều trị, các tổ chuyên môn hỗ trợ công tác điều trị như Tổ Hội chẩn trực tuyến, Tổ Hồi sức cấp cứu, đào tạo…; ban hành quy trình chuyển tuyến, cụ thể hóa hướng dẫn phác đồ điều trị theo Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế, các tiêu chuẩn ra viện đảm bảo dễ thực hiện, tránh nhầm lẫn…; xây dựng kế hoạch tập trung đào tạo về công tác điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo sẵn sàng điều động lực lượng toàn ngành Y tế Quảng Nam (kể cả khu vực tư) khi cần thiết.

2. Tiếp tục bám sát Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống 30.000 người mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh ban hành tại Quyết định số 218/QĐ-BCĐ ngày 04/8/2021 của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19; Thông báo số 292/TB-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh về làm việc với Tiểu ban Điều trị; số 324/TB-UBND ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh về làm việc với bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam; số 335/TB-UBND ngày 11/8/2021 của UBND tỉnh về làm việc với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam để có kế hoạch phân tầng, điều phối các ca bệnh, điều động nhân lực y, bác sỹ một cách linh hoạt, phù hợp.

3. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam khẩn khương hoàn thiện Đề án thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực COVID cấp vùng tại đơn vị mình theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế tại Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 về phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng". Về cơ chế hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam trong công tác điều trị COVID-19: thực hiện theo Điểm 5, Thông báo số 335/TB-UBND ngày 11/8/2021 của UBND tỉnh.

4. Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam khẩn trương hoàn chỉnh việc lắp đặt và vận hành hệ thống oxy lỏng tại Phòng khám đa khoa khu vực Điện Nam - Điện Ngọc; sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân thể nặng theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 324/TB-UBND ngày 09/8/2021. Triển khai khu phẫu thuật chuyên COVID-19 với bệnh kèm có can thiệp phẫu thuật để sẵn sàng tiếp nhận phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân. Về định hướng, xây dựng Phòng khám đa khoa khu vực Điện Nam - Điện Ngọc thuộc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam trở thành khoa/Bệnh viện Y học nhiệt đới. Do đó, cần quy hoạch tổng thể mặt bằng để tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp, vừa đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trước mắt, vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài trong việc điều trị bệnh lý nhiễm trùng và truyền nhiễm; đề nghị Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam khẩn trương triển khai nội dung công việc này theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 348/TB-UBND ngày 18/8/2021.

5. Đối với các trường hợp đã đủ tiêu chuẩn ra viện theo Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế mà bị tái dương, tái nhiễm hay dương tính kéo dài; đề nghị Tiểu ban Điều trị căn cứ Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế và các quy định hiện hành có liên quan để có hướng dẫn chuyên môn kịp thời cho các đơn vị; đồng thời, cung cấp đầy đủ nội dung có liên quan về các ca bệnh này cho Tiểu ban Truyền thông để thông tin cho mọi người dân hiểu rõ, tạo sự đồng thuận xã hội. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các cơ sở y tế địa phương quán triệt công tác xét nghiệm theo các quy định của Bộ Y tế, công tác phát ngôn, thông tin cho cộng đồng đối với các trường hợp dương tính kéo dài và đã đủ điều kiện ra viện, tuyệt đối không áp dụng như các trường hợp được chẩn đoán xác định nhiễm SARS-Cov-2.

6. Giao Sở Y tế ban hành văn bản hỏi Bộ Y tế về các tiêu chuẩn ra viện tại Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế được nâng lên mức độ cao hơn tại Quảng Nam trong bối cảnh số lượng bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh không nhiều và đang kiểm soát tốt có được không?

7. Các cơ sở điều trị COVID-19 khẩn trương rà soát cơ số thuốc, máy móc, trang thiết bị y tế cần thiết để đáp ứng điều trị tại đơn vị mình, gửi về Sở Y tế tổng hợp để làm việc với Tiểu ban Tài chính, hậu cần đáp ứng kịp thời; trong trường hợp có thể điều chuyển được máy móc, trang thiết bị sẵn có, giao Giám đốc Sở Y tế thực hiện theo đúng quy định.

8. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam, Bệnh viện Đa khu vực miền núi phái Bắc Quảng Nam và các cơ sở khám, chữa bệnh khác (kể cả khu vực tư) sẵn sàng hỗ trợ nhân lực, điều chuyển máy móc, trang thiết bị y tế cho các cơ sở điều trị COVID-19, cũng như tích cực tham gia xét nghiệm những dịch vụ kỹ thuật mà các cơ sở điều trị COVID-19 chưa thực hiện được.

BTV. TTGDSK