Thời gian qua, công tác tiếp nhận, điều trị các ca bệnh dương tính với Covid-19 trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện tốt, đặc biệt Phòng khám Đa khoa Điện Nam, Điện Ngọc thuộc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam là đơn vị đi đầu về tiếp nhận và điều trị rất thành công các ca dương tính với Covid-19 trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá rất cao sự vào cuộc mạnh mẽ của ngành Y tế, các cơ sở điều trị Covid-19 trên địa bàn tỉnh nói chung và Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam nói riêng.

Để chủ động và phát huy hơn nữa hiệu quả điều trị các ca dương tính với Covid-19, nhất là các ca bệnh nặng; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành liên quan, các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh thực hiện ngay một số nội dung chủ yếu sau:

1 DIEU TRI COVID DIEN BAN

1. Giao Sở Y tế căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 292/TBUBND ngày 23/7/2021; Điểm 6, Công văn số 4677/UBND-KGVX ngày25/7/2021 của UBND tỉnh; đặc biệt là Phương án khi có 30.000 ca bệnh Covid- 19 trên địa bàn tỉnh để chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch tổng thể đầu tư trang thiết bị y tế theo từng kịch bản, khẩn trương phối hợp với Sở Tài chính cân đối, dự nguồn, đáp ứng kinh phí với từng cấp độ dịch bệnh Covid-19, dự lường tình huống xấu nhất có thể xảy ra để sẵn sàng ứng phó.2

2. Giao Sở Y tế chỉ đạo bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam đưa Phòng khám Đa khoa Điện Nam, Điện Ngọc (đang điều trị bệnh nhân thể nhẹ và trung bình) vào điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nặng; theo đó, chỉ đạo Bệnh viện rà soát, thống kê máy móc, trang thiết bị y tế, đề xuất với Sở Y tế bổ sung kịp thời, đáp ứng khả năng điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nặng tại Phòng
khám Đa khoa Điện Nam, Điện Ngọc với quy mô 120 giường bệnh. Sau đó, tùy vào diễn biến dịch Covid-19 và số lượng F0 nặng trên địa bàn tăng cao, tiếp tục trưng dụng Khu nhà 7 tầng (khoa Nội mới xây) với quy mô 200 - 300 giường bệnh của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam để điều trị thêm bệnh nhân nặng. Về lâu dài, phát triển khu nhà 7 tầng này trở thành Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.

3. Trên cơ sở đề nghị của đơn vị, Giao Sở Y tế kiểm tra lại toàn bộ vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm, trang thiết bị, thuốc, máy móc để có kế hoạch điều chuyển hoặc mua mới, sẵn sàng đáp ứng cho việc vận hành bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam vào điều trị bệnh Covid-19 thể nặng theo các nội dung tại Điểm 2, Công văn này; chuẩn bị phương án, sẵn sàng điều động nhân lực chuyên môn giỏi điều trị Covid-19 có hiệu quả nhất.

4. Trong thời gian chờ đợi Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam thiếtlập các điều kiện cần thiết để điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nặng, giao Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (với điều kiện, năng lực sẵn có: hệ thống oxy, phòng hồi sức, máy xét nghiệm, Xquang, CT…) tiến hành điều trị các ca bệnh Covid-19 thể nặng với khả năng tối đa 20 giường bệnh.

5. Giao Sở Lao động - Thương binh Xã hội căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để hướng dẫn việc chi trả tiền ăn cho các trường hợp dương tính điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam.

6.Thống nhất chủ trương hỗ trợ kinh phí cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam trong công tác điều trị Covid-19 từ năm 2020 đến nay; đề nghị đơn vị lập dự toán chi tiết gửi về Sở Y tế kiểm tra, tổng hợp, sau đó gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

7. Sở Tài chính căn cứ vào kế hoạch tổng thể đầu tư trang thiết bị y tế, về đề nghị đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam tại Điểm 1, Điểm 2 nêu trên của Sở Y tế, khẩn trương chuẩn bị nguồn kinh phí phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, trước hết là nguồn kinh phí để điều trị các ca bệnh Covid-19 thể nặng, nguy kịch, kịp thời đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.

BTV. TTGDSK

 

Hiện nay, Quảng Nam có khoảng 100.000 lao động trong các khu/cụm công nghiệp. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong khu/cụm công nghiệp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, ngày 07/8/2021 UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Công văn 5102/ UBND-KGVX  về Phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu/cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

TT covid KCN2

Theo đó, để chủ động phát hiện sớm, ứng phó, xử lý kịp thời, hiệu quả khi có trường hợp mắc/nghi ngờ mắc Covid-19 tại các khu/cụm công nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của dịch bệnh tác động đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội, UBND tỉnh yêu cầu:

1. Sở Công Thương khẩn trương phối hợp với Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, các Công ty phát triển hạ tầng khu/cụm công nghiệp, các Sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, UBND các huyện, thị xã, thành phố, nhất là 4 địa phương (Điện Bàn, Tam Kỳ, Núi Thành, Đại Lộc) tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các thành viên dự họp; các nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các Bộ ngành Trung ương; tham khảo Phương án của các tỉnh, thành phố… để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh Phương án phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu/cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (cụ thể hóa hơn), báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định trước ngày 14/8/2021; trong đó, chú ý các nội dung:

- Các doanh nghiệp chủ động tổ chức tốt các hoạt động sản xuất an toàn trên cơ sở tự đánh giá các nguy cơ theo quy định tại Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19; xem đây là yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng đầu tiên để duy trì sản xuất, phòng chống dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng lực lượng ứng phó khi dịch phát sinh theo từng kịch bản. Thành lập, kiện toàn Tổ An toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, mỗi phân xưởng/bộ phận sản xuất phải có ít nhất 01 tổ để thực hiện nắm bắt thông tin, tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; nhất là quản lý, quán triệt người lao động về nghỉ cuối ngày, cuối tuần tại địa phương, yêu cầu hạn chế giao lưu, tiếp xúc, thực hiện nghiêm 5K, “01 cung đường, 02 điểm đến”.

- Yêu cầu phải có các biện pháp, giải pháp, kịch bản thực hiện “03 tại chỗ”, “04 tại chỗ”, “01 cung đường, 02 điểm đến” từ thấp đến cao (từ ít ca dương tính đến nhiều ca dương tính, từ 01 nhà máy đến nhiều nhà máy) công tác tổ chức xét nghiệm, sàng lọc cho các đối tượng có nguy cơ, nguy cơ cao tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu/cụm công nghiệp (trước và sau khi xuất hiện ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2). Các doanh nghiệp đảm bảo và không đảm bảo “03 tại chỗ”, “04 tại chỗ” phải thể hiện trong Phương án về biện pháp xử lý khi có dịch bệnh phát sinh (bao gồm cả dừng sản xuất, điều chỉnh sản xuất, quản lý người lao động).

- Phương án phải thể hiện kịch bản cách ly y tế, phong tỏa, khoanh vùng, truy vết, lấy mẫu F0, F1, F2 (kể cả vận chuyển ra ngoài khu/cụm công nghiệp hay cách ly, điều trị tại chỗ trong phạm vi khu/cụm công nghiệp); ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát, điều tra, truy vết. Phân công trách nhiệm cụ thể từng Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong các kịch bản phát sinh dịch bệnh; trong đó, làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và Công ty phát triển hạ tầng khu/cụm công nghiệp.

2. Sở Y tế tham gia trong Phương án, hướng dẫn các doanh nghiệp trong công tác tự lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện hiệu quả an toàn dịch bệnh đối với kịch bản “3 tại chỗ”, “04 tại chỗ”; cách ly, điều trị tại chỗ.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố tham gia trong Phương án về công tác phòng, chống dịch tại địa phương khi người lao động về lưu trú tại địa phương nhiều (theo từng kịch bản), bao gồm cả sống tập trung tại các khu nhà trọ hoặc sống phân tán tại gia đình.

BTV. TTGDSK

Quảng Nam công bố 11 ca bệnh COVID-19 trong ngày đều ở trong khu cách ly tập trung.

khu vuc cach ly


11 ca bệnh cụ thể là:

- 08 ca bệnh về từ TP Hồ Chí Minh, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương:

+ 03 ca về tự do: huyện Thăng Bình 01 ca (BN216218 - V.T.H - Nam - 1998); huyện Đại Lộc 02 ca (BN216220 - N.T.L - Nữ - 2009; BN216221 - N.H.Q - Nam - 1989);

+ 05 ca được đón về bằng máy bay: huyện Núi Thành 02 ca (BN216214 - N.T.C - Nam - 1985; BN216215 - N.T.T.D - Nam - 2008); huyện Thăng Bình 01 ca (BN216217 - T.T.K.V - Nữ - 1993); TP Tam Kỳ 01 ca (BN216219 - Đ.T.H - Nữ - 1956); thị xã Điện Bàn 01 ca (BN216223 - Đ.V.M.T - Nam – 1992).

- 02 ca bệnh về tự do từ tỉnh Bình Dương, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương tại huyện Nông Sơn: BN216213 - N.T.T.H - Nữ - 2002; BN216222 - Đ.V.T - Nam - 1988.

- 01 ca bệnh về từ TP Đà Nẵng, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương: BN216216 - T.T.M.L - Nữ - 1995.

Từ 18/7/2021 đến nay: 219 ca bệnh công bố, cụ thể: 02 ca bệnh cộng đồng, 98 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 89 ca xâm nhập từ các tỉnh và 30 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 2.946 mẫu xét nghiệm; kết quả: 11 mẫu dương tính, 2.473 mẫu âm tính, 462 mẫu chưa có kết quả.

 

Quảng Nam công bố 6 ca bệnh COVID-19 trong ngày 8/8/2021

lay mau TH HA

01 ca bệnh tại TP Hội An: BN206171 - N.T.T.H - Nữ - 1991, là F1 của BN143806 (công bố ngày 31/7/2021) và BN151263 (công bố ngày 01/8/2021), đã được giám sát, cách ly tập trung;

01 ca bệnh tại huyện Đại Lộc: BN206175 - P.T.T.N - Nữ - 1984, là F1 của BN174820 và BN174821 (công bố ngày 04/8/2021), đã được giám sát, cách ly tập trung;

- 03 ca bệnh về từ TP Hồ Chí Minh, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương:

+ 01 ca về tự do tại huyện Quế Sơn: BN206174 – Đ.P.V -nam - 1995;

+ 02 ca được đón về bằng máy bay tại huyện Duy Xuyên : BN206173 - T.T.T.A - Nữ - 1992; BN206172 - P.M.C - Nam – 1991.

208 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 02 ca bệnh cộng đồng, 98 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 78 ca xâm nhập từ các tỉnh và 30 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 3.468 mẫu xét nghiệm; kết quả: 06 mẫu dương tính, 3.042 mẫu âm tính, 420 mẫu chưa có kết quả.

BTV. TTGDSK

 

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 trong cả nước với biến chủng Delta có tốc độ lây nhiễm cao và các ca bệnh lây nhiễm mới tại Quảng Nam đều xuất phát từ địa phương bên ngoài, trong đó có nhiều ca trong cộng đồng; tiếp theo Công văn số 4835/UBND-KGVX ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh; để quản lý tốt hơn nữa công tác vận chuyển hàng hóa ra/vào tỉnh Quảng Nam, NGÀY 07/8 UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Công văn 5101/UBND-KGVX yêu cầu:

xehangQU CHOT
1. Tiếp tục thực hiện các quy định tại Công văn số 4835/UBND-KGVX ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam: theo đó, phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu từ thành phố Đà Nẵng vào địa bàn tỉnh Quảng Nam và ngược lại phải thực hiện nghiêm các yêu cầu cụ thể như sau:

1.1. Có giấy vận tải (giấy vận chuyển) của các cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị thi công, đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó khai báo rõ địa điểm giao hàng, nhận hàng, lịch trình di chuyển và xác nhận của tổ chức, cá nhân nơi giao, nhận hàng (trừ trường hợp xe vận tải nội bộ của đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị thi công).

Nơi giao, nhận hàng phải đảm bảo các quy định về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 quy định tại mục 2, Công văn này và được UBND cấp huyện kiểm tra, xác nhận.

- Trường hợp không có giấy vận tải (giấy vận chuyển) theo quy định nêu trên thì chỉ được phép giao nhận hàng, thực hiện trung chuyển hàng hóa tại các vị trí trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố do UBND cấp huyện công bố. Việc giao nhận hàng phải được thực hiện từ 6h00 đến 18h00 hằng ngày, cơ quan chức năng không chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hàng hóa.

- Riêng trường hợp vận chuyển hải sản phải thực hiện đổi lái xe tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi vào địa phận tỉnh Quảng Nam.

1.2. Các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào địa bàn tỉnh Quảng Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “01 cung đường, 02 địa điểm”. Riêng lái xe từ thành phố Đà Nẵng vào tỉnh Quảng Nam yêu cầu ngồi trên xe, giao hàng xong phải quay ra ngay (nếu ở lại phải vào khu cách ly tập trung có thu phí ngay sau khi giao hàng); lái xe từ tỉnh Quảng Nam ra thành phố Đà Nẵng khi về nhà phải ở nhà, không ra ngoài tiếp xúc với người khác trong thời gian 3 ngày (trừ trường hợp về rồi đi chở hàng lại ngay), ngày thứ 3 phải đến cơ sở xét nghiệm SARS-CoV-2, nếu kết quả âm tính mới được ra ngoài.

1.3. Tạm dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa ra vào giữa tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng bằng xe thô sơ, xe mô tô, xe gắn máy cho đến khi có thông báo mới.

2. Yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi giao nhận hàng hóa được xác nhận

2.1. Khu vực giao nhận hàng hóa phải đảm bảo các điều kiện về phòng,chống dịch bệnh Covid-19. Trong khu vực giao nhận hàng, mọi người giữ khoảng cách; luôn đeo khẩu trang; sát khuẩn tay thường xuyên;  khử trùng định kỳ.

Thực hiện khử khuẩn bề mặt hàng khi giao nhận hàng;

2.2. Bố trí lực lượng giám sát, thực hiện khai báo y tế tất cả những người giao nhận hàng; xây dựng phương án xử lý khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 và bố trí khu vực cách ly an toàn;

2.3. Người phục vụ tại khu vực giao nhận hàng phải được lập danh sách theo dõi và test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 định kỳ 03 ngày/lần.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo UBND cấp xã lập danh sách cụ thể, quản lý chặt chẽ các trường hợp cư trú tại địa phương thường xuyên thu mua/buôn bán hải sản hoặc bán hàng lưu động đến các địa phương khác.

- Kiểm tra khu vực giao nhận hàng và công bố các vị trí giao nhận hàng nêu tại mục 1.1 trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi về Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam để chuyển cho Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng, các đơn vị kinh doanh vận tải và các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện.

- Tùy theo diễn biến dịch bệnh Covid-19 giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và thực tiễn tại địa phương mình, UBND cấp huyện có thể áp dụng các quy định tại Công văn này một cách phù hợp và công khai.

Thời gian thực hiện Công văn này từ 12 giờ 00 phút ngày 09/8/2021 đến khi có thông báo mới.

BTV. TTGDSK

Quảng Nam10 ca bệnh công bố trong ngày 07/8/2021

lay mau hoi an 20 7
- 02 ca bệnh tại huyện Núi Thành: BN198229 - D.T - Nam - 1944 và BN198228 - T.M.K - Nữ - 2017, là bố và con gái của BN143807 (công bố ngày 31/7/2021), đã được giám sát, cách ly tập trung;
- 08 ca bệnh về từ TP Hồ Chí Minh, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương:
+ 02 ca về tự do tại TP Tam Kỳ: BN198232 – N.T.N.T - Nữ - 1993; BN198233- N.M.T - Nam – 2019.
+ 06 ca được đón về bằng máy bay: huyện Thăng Bình có 04 ca ( BN198235 - N.T.T - Nam - 1988; BN198236 - H.T.N - Nữ - 1992; BN198237 - Đ.N.B.T - Nữ - 2015; BN198234 - Đ.N.V - Nam - 1988); TP Tam Kỳ có 01 ca (BN198231 - N.T.T.T - Nữ - 1999; huyện Núi Thành có 01 ca (BN198230 - N.H.M.Q - Nam - 2009)
(2) 202 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 02 ca bệnh cộng đồng,
95 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 75 ca xâm nhập từ các tỉnh và 30 ca nhập cảnh.

Quảng Nam 12 ca bệnh công bố trong ngày 06/8/2021 

ANH LAY MAU QX1

- 01 ca bệnh tại TP Hội An: BN189515 - Đ.T.B.T - Nữ - 1999, là người nhà BN124616 và BN124617, được giám sát, cách ly tập trung từ ngày 28/7/2021;

- 01 ca bệnh tại huyện Núi Thành: BN189517 - T.T.T - Nam - 2013, là F1 của BN143807, đã được giám sát, cách ly tập trung;

- 01 ca bệnh tại huyện Phú Ninh: BN189508 - T.T.M - Nữ - 1968, có yếu tố dịch tễ thường xuyên buôn bán ra vào tuyến Quảng Nam - Đà Nẵng, được giám sát, cách ly tập trung từ ngày 31/7/2021.

- 03 ca bệnh tại huyện Thăng Bình: BN189513 - D.T.V - Nam - 2006 và BN189514 - P.D.K.T - Nữ - 2012 (ca bệnh trong khu phong tỏa); BN189510 - P.T.V - Nữ - 1974, là F1 của BN166259 (công bố ngày 03/8/2021), đã được giám sát cách ly tập trung.

- 05 ca bệnh về từ TP Hồ Chí Minh, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương:

+ 02 trường hợp về tự do: Duy Xuyên có 01 ca (BN189512 - N.H.K - Nam - 1989);Phú Ninh có 01 ca (BN189507 - P.N.T - Nam - 2000)

+ 01 trường hợp về bằng máy bay tại huyện Hiệp Đức: BN189509 - P.T.T - Nữ - 1994.

+ 02 trường hợp được tỉnh đón về: huyện Duy Xuyên có 01 ca (BN189511 - N.T.M - Nữ - 1986); huyện Bắc Trà My có 01 ca (BN189516 - P.T.M.L - Nữ - 1972).

- 01 ca bệnh nhập cảnh: về từ Philippines, đã được gám sát cách ly tập trung từ ngày 23/7/2021: BN189518 - P.C.T - Nam - 1980.

 192 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể:

- 02 ca bệnh cộng đồng,

- 93 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện),

- 67 ca xâm nhập từ các tỉnh

- 30 ca nhập cảnh.

Ngày 05/8/2021 Sở Y tế Quảng Nam ban hành công văn số 2030/SYT-NVY về hướng dẫn thực hiện Thông báo kết luận số 313/TB-UBND ngày 03/8/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam. Theo đó, Sở Y tế hướng dẫn thực hiện các biện pháp cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm, phun khử khuẩn để phòng chống dịch COVID-19.

khu vuc cach ly

Các biện pháp cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm, phun khử khuẩn cụ thể như sau:

1. Cách ly y tế tập trung (viết tắt là CLTT) 14 ngày

1.1. Về thời gian cách ly: cách ly ít nhất 14 ngày liên tục (kể từ ngày cuối cùng tiếp xúc với F0 hoặc ngày cuối cùng đến/ở/về từ các địa điểm hoặc ngày vào khu cách ly nếu không xác định được các mốc thời gian) và tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú trong 14 ngày sau khi kết thúc cách ly tập trung đối với các trường hợp:

a) Các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh - F1 (theo Phụ lục).

b) Người có đến/ở/về từ các địa điểm tại các mốc thời gian theo các Thông báo khẩn của Bộ Y tế.

c) Người có đến/ở/về từ các địa điểm tại các mốc thời gian theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tại đường link: http://bit.do/thongbaokhancdcQNAM

d) Người nhập cảnh (trừ các trường hợp: thuộc điểm b, mục 2.1, khoản 2; trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và các trường hợp nhập cảnh cách ly theo quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế).

1.2. Về lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2: lấy mẫu ít nhất 4 lần (lần 1 vào ngày cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7, lần 3 vào ngày thứ 14 và lần 4 vào ngày thứ 7 sau khi kết thúc cách ly tập trung). Lấy mẫu xét nghiệm khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.

Ghi chú: Thời gian cách ly y tế tập trung có thể kéo dài hơn khi khu cách ly tập trung có trường hợp khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. UBND/Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố sẽ quyết định theo từng tình huống cụ thể.

2. Cách ly y tế tập trung 7 ngày

2.1. Về thời gian cách ly: cách ly tập trung ít nhất 7 ngày liên tục (kể từ ngày cuối cùng đến/ở/về từ các địa điểm), sau đó tiếp tục cách ly tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày và tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú trong 7 ngày sau thời gian cách ly tại nhà/nơi lưu trú, đối với các trường hợp:

a) Người có đến/ở/về từ các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Người nhập cảnh đáp ứng đủ các điều kiện sau (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và các trường hợp nhập cảnh cách ly theo quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế):

- Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RTPCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận;

- Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy chứng nhận tiêm chủng; 

- Hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp

2.2. Về lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2: lấy mẫu ít nhất 3 lần (lần 1 vào ngày cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7 trong khi thực hiện CLTT và lần 3 vào ngày thứ 7 sau khi kết thúc CLTT - tức ngày thứ 7 trong khi thực hiện cách ly tại nhà). Lấy mẫu xét nghiệm khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.

Ghi chú:

* Thời gian cách ly y tế tập trung có thể kéo dài hơn khi khu cách ly tập trung có trường hợp khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. UBND/Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố sẽ quyết định theo từng tình huống cụ thể.

* Đối với những trường hợp đã thực hiện CLTT quá 7 ngày thì khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 3 và lập thủ tục hoàn thành CLTT cho những người này ngay khi có kết quả xét nghiệm âm tính; nếu kết quả xét nghiệm (+) thì chuyển F0 đi điều trị và cách ly tập trung F1 theo khoản 1 nêu trên;

* Đối với những trường hợp đã thực hiện CLTT dưới 7 ngày: lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 2 vào ngày thứ 7 và lập thủ tục hoàn thành CLTT cho những người này ngay khi có kết quả âm tính của cả 2 lần xét nghiệm; nếu kết quả xét nghiệm (+) thì chuyển F0 đi điều trị và cách ly tập trung F1 theo khoản 1 nêu trên.

3. Cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú

3.1. Về thời gian cách ly: cách ly 14 ngày (kể từ ngày cuối cùng tiếp xúc với F1 hoặc ngày cuối cùng đến/ở/về từ các địa điểm hoặc ngày cách ly nếu không xác định được các mốc thời gian), đối với các trường hợp:

a) Người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh (F0) cho đến khi F1 được cách ly y tế (gọi là F2):

Tổ chức cách ly F2 tại nhà/nơi lưu trú trong khi chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR của F1:

+ Nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR lần 1 của F1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly F2 lên thành F1 và thực hiện cách ly tập trung F1 theo khoản 1 nêu trên;

+ Nếu kết quả xét nghiệm RT-PCR lần 1 của F1 và của F2 (nếu có) đều âm tính với SARS-CoV-2 thì F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày; trong thời gian này, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và Tổ COVID cộng đồng thông qua các hình thức gián tiếp như nhắn tin, điện thoại…

b) Người có đến/ở/về từ các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo  Chỉ thị 15 ngày 27/3/2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19.

c) Người có đến/ở/về từ các địa điểm tại các mốc thời gian theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (truy cập link và mã QR code tại điểm c, mục 1.1, khoản 1 của Công văn này).

d) Tiếp xúc gần với F0 có triệu chứng, trong khoảng thời gian từ 4 ngày trở lên đến chưa qua 14 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh.

3.2. Về lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2: Không lấy mẫu với các trường hợp F2; chỉ xem xét lấy mẫu trong từng trường hợp cụ thể theo chỉ đạo của Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật. Lấy mẫu xét nghiệm khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.

4. Cách ly y tế đối với trẻ dưới 15 tuổi:

Thực hiện theo Công văn số 897/BYT-MT ngày 07/02/201 của Bộ Y tế về hướng dẫn cách ly y tế với trẻ em dưới 15 tuổi.

- Thời gian cách ly y tế là: 14 ngày;

- Đối với trẻ dưới 5 tuổi: thực hiện cách ly y tế tại nhà riêng khi đảm bảo đủ các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19;

- Đối với trẻ từ 5 đến 15 tuổi: thực hiện cách ly y tế tập trung trong 7 ngày đầu. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần liên tiếp với SARS-CoV-2 (lấy mẫu vào ngày 1, ngày 3 và ngày 7), trẻ sẽ được về cách ly tại nhà riêng nếu đảm bảo đủ các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. Việc di chuyển từ cơ sở cách ly y tế tập trung về nhà phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

5. Về việc phun khử khuẩn phòng chống dịch COVID-19

- Không thực hiện việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt vi rút SARS-CoV-2 tại những khu vực ngoài trời;

- Không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào, gồm cả biện pháp dùng máy phun hóa chất trực tiếp vào người hoặc sử dụng buồng khử khuẩn phun hóa chất;

- Việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng theo hướng dẫn tại Công văn số 1560/BYT-MT ngày 25/3/2020 của Bộ Y tế;
- Khi sử dụng các hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) cấp số đăng ký lưu hành còn hiệulực, phải sử dụng theo đúng liều lượng và phương pháp sử dụng ghi trên nhãn sảnphẩm. Danh sách chế phẩm được cấp số đăng ký lưu hành được công khai trên trang thông tin điện tử http://vihema.gov.vn.

BTV. TTGDSK

 

Quảng Nam công bố 10 ca bệnh trong ngày 05/8/2021

Lay mauTest Nhanh Khang Nguyen Virut SARS CoV2

10 ca bệnh gồm:

- 02 ca bệnh tại huyện Phước Sơn có yếu tố dịch tễ liên quan đến 2 ca bệnh tại tỉnh Bắc Giang (BN N.V.D - Nam - 1988 và BN N.V.T - Nam - 1966): BN182104 - V.T.H - Nam - 1999; BN182105 - N.K - Nam – 1962;

- 02 ca bệnh tại TP Hội An: BN182106 - N.T.C - Nam - 1988, có yếu tố dịch tễ thường xuyên đi bán cá tại TP Đà Nẵng; BN182107 – H.V.H - Nam - 1969, là F1 BN182106;

- 01 ca bệnh tại thị xã Điện Bàn: BN182111 - N.T.K - Nam - 2018, là F1 BN158956 và BN158957 (công bố ngày ngày 01/8/2021), đã được cách ly từ trước;

- 01 ca bệnh tại huyện Duy Xuyên: BN182110 - N.T.L - Nữ - 1953, là F1 BN143800 và BN143802 (công bố ngày 31/7/2021), đã được cách ly từ trước;

- 03 ca bệnh về từ TP Hồ Chí Minh, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương:
+ 02 trường hợp về tự do: Nam Giang có 2 ca (BN182108 - T.T.V - Nam - 1990; BN182109 - P.C.H - Nam – 1993);
+ 01 trường hợp được tỉnh đón về, tại huyện Quế Sơn: BN182112 - T.T.H.A - Nữ - 1994).

- 01 ca bệnh nhập cảnh: về từ Nhật Bản, đã được gám sát cách ly tập trung: BN182103 - Nữ - 1997.

Quảng Nam 11 ca bệnh công bố trong ngày:

lay mau 1 TH HA

- 02 ca bệnh tại huyện Thăng Bình, có yếu tố dịch tễ liên quan hàng tôm tại bãi đất trống trên đường Quốc lộ 1A, đối diện trường Tiểu học Hòa Phước, Hòa Vang, TP Đà Nẵng: BN174813 - N.M.V - Nam - 1997 (là F1 của BN166259 và BN166260) và BN174819 - H.T.H - Nữ - 1985.
- 01 ca bệnh tại huyện Núi Thành: BN174818 - L.T.H - Nam - 1948, là mẹ của BN143807, được giám sát cách ly tập trung từ ngày 31/8/2021.
- 01 ca bệnh tại Phòng khám Khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc thuộc BV Đa khoa Khu vực Quảng Nam: là người nhà đi chăm trẻ nhỏ mắc COVID-19 (BN174816 - H.M.T - Nam – 1987).
- 01 ca bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam: BN174817 N.T.T - Nữ - 1987, đã được giám sát cách ly từ trước.
- 04 ca bệnh về từ TP Hồ Chí Minh, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương:
+ 03 trường hợp về tự do: Đại Lộc có 2 ca (BN174820 - N.T.T - Nữ - 1992; BN174821 - N.T.A - Nữ - 2017;Quế Sơn có 01 ca (BN174815 - T.C.N - Nam - 1971);
+ 01 trường hợp được tỉnh đón về, tại huyện Tiên Phước: BN174812 – L.Đ.Đ - Nam - 2004).
- 01 ca bệnh về từ tỉnh Bình Dương tại huyện Núi Thành, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương: BN114814 - H.T.L.N - Nữ - 1998.
- 01 ca bệnh nhập cảnh: về từ Nhật Bản, đã được gám sát cách ly tập trung: BN174811 - Nam -1997.
(2) 170 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 02 ca bệnh cộng đồng,
85 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 54 ca xâm nhập từ các tỉnh và 28 ca nhập cảnh.

Lịch trình tiếp xúc ca mắc mới

ca mac 4 8. 2jpg

BTV. TTGDSK

 

Ngày 03/8/2021, đồng chí Trần Văn Tân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,Phó Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến với UBND/Ban chỉ đạo cấp huyện về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Cach ly haon thanh

Tại Kết luận số 313/TB-UBND ngày 04/7/2021, Đồng chí Trần Văn Tân đề nghị trong thời gian đến các Sở, Ban,ngành và các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện ngay một số nội dung để giữ vững các thành quả đạt được thời gian qua trong bối cảnh các tỉnh, thành phố của cả nước đang có dịch diễn biến phức tạp và không để dịch bệnh Covid-19 lây lan trong cộng đồng.

Toàn văn kết luận số 313 theo tập đính kèm.

Theo đó, thống nhất áp dụng Công văn số 4924/UBND-KGVX ngày 02/8/2021 của UBND tỉnh đối với những trường hợp đã thực hiện cách ly tập trung quá 7 ngày thì lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 3 và lập thủ tục hoàn thành cách ly tập trung cho những người này ngay khi có kết quả xét nghiệm âm tính, nếu kết quả xét nghiệm (+) thì chuyển F0 đi điều trị và cách ly tập trung F1 14 ngày tiếp theo kể từ ngày cuối cùng tiếp xúc với F0.

Long Cảnh

Quảng nam công bố 12 ca bệnh ngày 3/8/2021:

lAY MAU CDC

- 02 ca bệnh tại huyện Thăng Bình gồm có: liên quan đến chợ Miếu Bông TP Đà Nẵng và chợ Cẩm Thanh, TP Hội An (BN166260 - V.T.L - Nữ - 2000; BN166259 - N.Đ.P - Nam - 1997);

- 01 ca bệnh tại thị xã Điện Bàn: BN166270 - T.T.N.Y - Nữ - 1995, là F1 của BN58184 và BN137202.

- 05 ca bệnh về từ TP Hồ Chí Minh, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương:

+ 04 trường hợp về tự do: Nông Sơn có 1 ca (BN166262 - N.T.H - Nữ - 1985); Phú Ninh có 2 ca (BN166263 - P.P.T - Nam - 1987; BN166264 - T.T.C - Nữ - 1990) và Quế Sơn có 01 ca (BN166261 - N.T.M - Nam - 1998);

+ 01 trường hợp được đón về bằng máy bay: tại huyện Núi Thành ca (BN166269 – H.T.X - Nữ - 1955).

- 04 ca bệnh về từ tỉnh Bình Dương, được cách ly tập trung ngay khi về địa phương:

+ 03 trường hợp về tự do: huyện Phước Sơn ghi nhận 02 ca đi về bằng xe máy qua chốt đèo Lò Xo, có địa chỉ thường trú tại Nghệ An (BN166267 - N.V.N - Nam - 2000; BN166268 - N.K.U - Nữ - 2002; huyện Hiệp Đức 01 ca (BN166266 – P.V.S – Nam – 1983);

+ 01 trường hợp tỉnh đón về tại huyện Hiệp Đức (BN166265 - N.H.L - Nam - 1998).

Từ 18/7/2021 đến nay:

Quảng Nam có 159 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 02 ca bệnh cộng đồng, 81 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 49 ca xâm nhập từ các tỉnh và 27 ca nhập cảnh.

Địa điểm, mốc thời ggan liên quan

BN166261 - N.T.M (1998), có yếu tố dịch tễ về từ TP Hồ Chí Minh Giới tính: Nam;  Địa chỉ: Quế Long, Quế Sơn, Quảng Nam Nghề nghiệp: Cơ khí tổng hợp liên quan đến Cây xăng đông Quế Sơn lúc 23h50 ngày 01/8/2021

Các địa điểm và mốc thời gian này có thể được cập nhật thêm sau khi điều tra, xác minh. Đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan đến các địa điểm tại các mốc thời gian, liên quan đến trường hợp nghi ngờ này lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để khai báo và được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.

BTV. TTGDSK