SKĐS - Xơ gan và ung thư gan tiếp tục tăng nếu không mở rộng nhanh bao phủ chẩn đoán và điều trị viêm gan B và viêm gan C. Ước tính có trên 50.000 người nhiễm HIV mắc viêm gan C mạn tính. Tuy nhiên, hiện có rất ít người được tiếp cận với điều trị viêm gan C do bảo hiểm y tế chi trả.
Đó là thông tin được đưa ra trong Hội thảo "Sơ kết triển khai điều trị viêm gan C cho người nhiễm HIV và người đang điều trị methadone" do Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức ngày 14/12/2022 tại Hà Nội.

base64 16710068733541392658510

TS.BS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam.

Người nhiễm HIV, người tiêm chích ma túy có tỷ lệ nhiễm viêm gan C rất cao
PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Virus viêm gan C có đường lây truyền giống HIV (lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục và mẹ truyền cho con). Do đó, người có hành vi nguy cơ cao đồng nhiễm HIV và mắc viêm gan virus C là khá phổ biến. Người đồng nhiễm HIV và viêm gan virus C, có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc bệnh lý gan mất bù cao hơn so với người chỉ nhiễm viêm gan C.

Tại Việt Nam, theo kết quả giám sát được Bộ Y tế thực hiện năm 2018, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C mạn tính ở người nhiễm HIV khoảng 30% (22-44%), ở người tiêm chích ma túy từ 40 - 90%. Như vậy, hiện nay có thể thấy viêm gan virus C đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở người có hành vi nguy cơ cao. Việt Nam là quốc gia đứng thứ năm trong số 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong do ung thư gan cao nhất trên toàn cầu.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế và Bộ Y tế năm 2021, có khoảng 6,6 triệu người nhiễm viêm gan B (HBV) mạn tính và hơn 900.000 người nhiễm viêm gan C (HCV) mạn tính tại Việt Nam. Xơ gan và ung thư gan tiếp tục tăng nếu không mở rộng nhanh bao phủ chẩn đoán và điều trị viêm gan B và viêm gan C. Ước tính có trên 50.000 người nhiễm HIV mắc viêm gan C mạn tính.

Hiện ở Việt Nam, thuốc trị viêm gan C còn rất đắt đỏ, và có rất ít người được tiếp cận với điều trị viêm gan C do BHYT chi trả.
PGS.TS Phan Thị Thu Hương cho biết: Với sự hỗ trợ từ Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS trong năm 2021- 2022, có hơn 16.000 người nhiễm HIV và người đang điều trị methadone tại 36 tỉnh/thành phố, được điều trị viêm gan virus C. Đây là các thuốc kháng virus tác dụng trực tiếp (DAAs) an toàn cao, khả năng dung nạp tốt, ít tương tác với thuốc ARV, thuốc methadone, phù hợp với mọi kiểu gen viêm gan C.

Kết quả đến hết ngày 30/11/2022 cũng cho thấy, trong số người bệnh hoàn thành điều trị đã thực hiện xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C lần 2 (là xét nghiệm cần thiết để đánh giá kết quả điều trị viêm gan C) thì tỷ lệ khỏi điều trị viêm gan C là 96,6%.

Đồng thời cho thấy việc lồng ghép điều trị viêm gan C tại các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV là khả thi, hiệu quả. Không có sự khác biệt về tỷ lệ khỏi điều trị viêm gan C giữa cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Đây là kết quả rất khích lệ, cung cấp các bằng chứng khoa học và thực hiện về hiệu quả điều trị khỏi viêm gan C ở nước ta.

Mặc dù đã đạt được kết quả tốt sau 2 năm triển khai điều trị viêm gan C cho người nhiễm HIV và người đang điều trị methadone do Dự án Quỹ toàn cầu hỗ trợ trên, nhưng vẫn còn các khoảng trống cần được tiếp tục thực hiện thời gian tới.

Ưu tiên, tối ưu hóa đáp ứng với HIV, viêm gan virus...
Theo TS.BS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực có gánh nặng viêm gan siêu vi cao. Những người nhiễm HIV và những người tiêm chích ma túy có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C cao hơn. Bệnh gan do nhiễm HCV nổi lên như một mối đe dọa lớn đối với sự sống còn của bệnh nhân HIV. Bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV có tiến triển nhanh hơn đến xơ gan và các biến chứng của nó so với bệnh nhân đơn nhiễm HCV. Do đó, để giảm tỷ lệ tử vong trong những quần thể này, điều quan trọng là các dịch vụ viêm gan C cần phải sẵn có và những người có nhu cầu có thể tiếp cận được.

WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ Cục Phòng chống HIV/AIDS giải quyết bệnh viêm gan C trong nhóm dân số chính và những người nhiễm HIV để đạt được mục tiêu quốc gia và toàn cầu về loại trừ viêm gan virus vào năm 2030.

Theo Chiến lược Y tế toàn cầu của WHO về HIV, viêm gan virus và bệnh lây truyền qua đường tình dục giai đoạn 2022-2030, để viêm gan C không còn là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030, các quốc gia cần ưu tiên, tối ưu hóa đáp ứng với HIV, viêm gan virus và bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quần thể đích, có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới… Việc điều trị viêm gan C ở người nhiễm HIV cũng là một trong các mục tiêu cần phải đạt được để chấm dứt bệnh dịch AIDS vào năm 2030 ở nước ta.

Trong thời gian tới, để công tác này đạt hiệu quả cao, Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục điều phối, sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS và huy động nguồn lực quốc tế để điều trị sớm viêm gan C cho người nhiễm HIV, người đang điều trị Methadone - PGS.TS Phan Thị Thu Hương nói.

Để đánh giá quá trình thực hiện công tác y tế trong toàn ngành năm 2022, từ ngày 1-29/12, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã thành lập 3 đoàn kiểm tra để thực hiện kiểm tra kết quả thực hiện công tác y tế tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.

6d7590da142bcd75943a

Đoàn công tác số 3 kiểm tra kết quả thực hiện công tác y tế tại TTYT Đông Giang Quảng Nam

Tại mỗi đơn vị kiểm tra, đoàn công tác đã ghi nhận những kết quả đạt được, đồng thời, đánh giá toàn diện về kết quả thực hiện các hoạt động y tế của các đơn vị y tế trên địa bàn toàn tỉnh trong năm qua. Theo đó, đoàn công tác đã kiểm tra và đánh giá chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quyết định số 3869/QĐ-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế Ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế; Quyết định số 85/QĐ-BYT ngày 14/01/2022 của Bộ Y tế Ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát sự hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2021; Công văn 276/KCB-QLCL&CĐT ngày 18/3/2022 của Cục Quản lý khám, chữa bệnh về việc hướng dẫn một số nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế trong công tác quản lý, điều hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo Kế hoạch số 2204/KH-UBND ngày 16/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc thực hiện chương trình phát triển sự nghiệp Y tế - Dân số tỉnh Quảng Nam giai đoạn (2021 - 2025). Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế, Dân số trong năm 2022, tại các trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố,...

6c44ce680798dec68789

Đoàn  công tác số 1 kiểm tra công tác y tế tại TTYT Nam Trà My Quảng Nam

4cb424b4ed44341a6d55

Đoàn 2 SYT kiểm tra công tác y tế tại TTYT Nam Giang

Đến ngày 8/12 đã có gần 1/2 số đơn vị được kiếm tra. Đặc biệt, trong 02 ngày 07 và 08, các đoàn kiểm tra đã tiến hành đánh giá công tác y tế tại các huyện miền núi, đây là những huyện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, tuy nhiên các đơn vị y tế đã nỗ lực vượt qua và đạt được những kết quả đáng khích lệ, chỉ ghi nhận trong ngày 07 đã có 2/3 đơn vị TTYT huyện miền núi xếp loại tốt.

Kiểm tra, đánh giá công tác y tế cuối năm là hoạt động thường quy hằng năm được Sở y tế tổ chức trên quy mô toàn tỉnh. Ngoài việc đánh giá cụ thể những kết quả đạt được, các đoàn kiểm tra sẽ chỉ ra những tồn tại và yêu cầu các đơn vị cần khắc phục, đưa ra giải pháp chương trình hoạt động cho những năm tiếp theo nhẳm tổ chức thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh./.

Khoa Truyền thông GDSK

Để đánh giá quá trình thực hiện công tác y tế trong toàn ngành năm 2022, từ ngày 1-29/12, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã thành lập 3 đoàn kiểm tra để thực hiện kiểm tra kết quả thực hiện công tác y tế tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.

6d7590da142bcd75943a

Đoàn công tác số 3 kiểm tra kết quả thực hiện công tác y tế tại Bệnh viện TTYT huyện Đông Giang Quảng Nam

Tại mỗi đơn vị kiểm tra, đoàn công tác đã ghi nhận những kết quả đạt được, đồng thời, đánh giá toàn diện về kết quả thực hiện các hoạt động y tế của các đơn vị y tế trên địa bàn toàn tỉnh trong năm qua. Theo đó, đoàn công tác đã kiểm tra và đánh giá chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quyết định số 3869/QĐ-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế Ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế; Quyết định số 85/QĐ-BYT ngày 14/01/2022 của Bộ Y tế Ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát sự hài lòng người bệnh, nhân viên y tế năm 2021; Công văn 276/KCB-QLCL&CĐT ngày 18/3/2022 của Cục Quản lý khám, chữa bệnh về việc hướng dẫn một số nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế trong công tác quản lý, điều hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo Kế hoạch số 2204/KH-UBND ngày 16/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc thực hiện chương trình phát triển sự nghiệp Y tế - Dân số tỉnh Quảng Nam giai đoạn (2021 - 2025). Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế, Dân số trong năm 2022, tại các trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố,...

6c44ce680798dec68789

Đoàn  công tác số 1 kiểm tra công tác y tế tại TTYT Nam Trà My Quảng Nam

4cb424b4ed44341a6d55

Đoàn 2 SYT kiểm tra công tác y tế tại TTYT Nam Giang

Đặc biệt, trong 02 ngày 07 và 08, các đoàn kiểm tra đã tiến hành đánh giá công tác y tế tại các huyện miền núi, đây là những huyện có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, tuy nhiên các đơn vị y tế đã nỗ lực vượt qua và đạt được những kết quả đáng khích lệ, chỉ ghi nhận trong ngày 07 đã có 2/3 đơn vị xếp loại tốt.

Kiểm tra, đánh giá công tác y tế cuối năm là hoạt động thường quy hằng năm được Sở y tế tổ chức trên quy mô toàn tỉnh. Ngoài việc đánh giá cụ thể những kết quả đạt được, các đoàn kiểm tra sẽ chỉ ra những tồn tại và yêu cầu các đơn vị cần khắc phục, đưa ra giải pháp chương trình hoạt động cho những năm tiếp theo nhẳm tổ chức thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh./.

Khoa Truyền thông GDSK

 Các bác sĩ Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam vừa phẫu thuật nội soi cấp cứu một bệnh nhân nam 42 tuổi bị đâm thấu bụng, rách gan và thủng túi mật.

DB 2

Trước đó, anh V. được đưa đến cấp cứu trong tình trạng vết thương thấu bụng, máu chảy đầm đìa, người xanh xao, lơ mơ do mất máu. Các bác sĩ nhanh chóng xử lý cấp cứu, cho chụp CT-scanner ổ bụng, kết quả cho thấy hình ảnh xuất huyết trong túi mật, ổ bụng có nhiều dịch, bệnh nhân được khẩn cấp chuyển lên phòng mổ.

Dien Ban 1

Tại đây, bệnh nhân được truyền máu liên tục, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để ổn định tình trạng bệnh. Kíp mổ đã tiến hành nội soi ổ bụng, xác định vết thương đâm rách gan tại hạ phân thùy V, vết thương xuyên gan đến giường túi mật, đâm thủng túi mật. Các bác sĩ tiếp tục khâu gan cầm máu, cắt túi mật cấp cứu cho bệnh nhân qua nội soi. Sau hơn 2 giờ mổ nội soi, bệnh nhân được khâu gan cầm máu và cắt túi mật.

 Hiện bệnh nhân đã hồi phục tốt, đi lại và ăn uống được, ra viện trong vài ngày tới.

 Theo các bác sĩ, vết thương gây mất máu nhiều khiến tình trạng bệnh nhân nguy kịch và có thể tử vong nếu không cứu chữa kịp thời.

Ngọc Giàu

BVĐKKV Điện Bàn

 

Ngày 28.11.2022, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam đã cấp cứu thành công ca suy thai cấp. Sản phụ Đ.T.N, 31 tuổi, trú tại xã Trà Giáp, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, mang thai lần 2, đủ tháng, được theo dõi sinh thường tại Trung tâm Y tế Bắc Trà My. Trong quá trình theo dõi, nhận thấy cuộc chuyển dạ kéo dài, cổ tử cung đã mở hết, tim thai 110 lần/phút, Trung tâm Y tế Bắc Trà My đã nhanh chóng chuyển sản phụ đến Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam.
Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam tiếp nhận sản phụ Đ.T.N trong tình trạng lơ mơ, tim thai 100 lần/phút không đều, tử cung go dồn dập có dấu hiệu dọa vỡ tử cung. Sản phụ lập tức được chuyển vào phòng mổ, tiến hành làm cận lâm sàng cấp cứu và hướng dẫn người nhà hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định.

BSCKII. Nguyễn Đức Hùng Sơn, Giám đốc bệnh viện đã trực tiếp chỉ đạo và thực hiện ca phẫu thuật. Sau 3 phút,  ekip phẫu thuật, gây mê hồi sức đã thực hiện phẫu thuật và lấy ra được bé trai 3800 gram, tím tái toàn thân, ối vàng đặc, dây rốn vàng úa, trẻ hít nhiều phân su, Apgar 5 điểm/1 phút, được các bác sĩ Nhi sơ sinh hồi sức tích cực tại phòng mổ.

Sau hồi sức, Apgar 9 điểm/ 5 phút, trẻ khóc được, môi hồng, được chuyển về khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực - Chống độc và Bệnh lý sơ sinh để theo dõi và tiếp tục điều trị. Hiện tại trẻ không sốt, thở đều, mẹ tổng trạng ổn, không sốt, tử cung co hồi tốt, sản dịch lượng vừa, đỏ sẫm.

tttt

BSCKII. Nguyễn Đức Hùng Sơn - Giám đốc bệnh viện trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật

          Khi mỗi em bé cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc đội ngũ Y Bác sĩ thở phào nhẹ nhõm. Hiện nay, mô hình Phụ sản - Nhi đang được triển khai tích cực trên toàn quốc và là địa chỉ "vượt cạn" đáng tin cậy cho các mẹ bầu và bé./.

                                                                                     Hàn Vũ - Hoàng Ân

 Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam 

 

SKĐS - Hợp tác tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam triển khai thực hiện thời gian qua đã mang lại những tác động hết sức tích cực đối với cộng đồng dân cư, đối với hệ thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như đối với công tác quản trị hệ thống y tế.

chi hang 28 1669607055538759604237

PGS.TS Phan Lê Thu Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế (ngồi giữa) cho biết hợp tác tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam triển khai thực hiện thời gian qua đã mang lại những tác động hết sức tích cực đối với cộng đồng dân cư


Thông tin tại hội thảo "Tăng cường y tế cơ sở nâng cao chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng" do Bộ Y tế vừa tổ chức cho biết, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong việc nâng cao sức khỏe người dân, bao gồm việc đạt được hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Hiện nay, Chính phủ tiếp tục cam kết đạt các Mục tiêu Phát triển Bền vững y tế và bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân thông qua chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm các dịch vụ y tế toàn diện và được tích hợp theo suốt cuộc đời, ưu tiên các chức năng y tế cộng đồng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, giảm nhập/tái nhập viện. Việt Nam ưu tiên chăm sóc sức khỏe ban đầu như một trong những biện pháp để đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách đầy đủ và toàn diện.
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết hợp tác tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam triển khai thực hiện thời gian qua đã mang lại những tác động hết sức tích cực đối với cộng đồng dân cư, đối với hệ thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như đối với công tác quản trị hệ thống y tế.

Đối với cộng đồng dân cư, các can thiệp đã giúp tăng nhanh số bệnh nhân cao huyết áp và đái tháo đường mới được phát hiện, giảm thiểu tỷ lệ mất dấu bệnh nhân cũng như cải thiện tỷ lệ bệnh nhân được quản lý và điều trị đầy đủ.

Đối với hệ thống y tế cơ sở hợp tác đã góp phần nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng tư vấn truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến đầu và đặc biệt giúp cải thiện sự tương tác hiệu quả giữa trạm y tế xã và Trung tâm y tế huyện.

Đối với công tác quản trị hệ thống y tế, quá trình triển khai hoạt động trên thực địa mang lại những gợi ý hữu ích cho công tác hoàn thiện khung chính sách liên quan tới chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Bên cạnh sự thành công về kỹ thuật, hợp tác cũng được xem là mô hình thành công về sự hợp tác công tư hướng tới tầm nhìn chung về tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Viêt Nam.
Tại hội thảo các đại biểu đã báo cáo đánh giá tác động của 3 trong 7 tỉnh thành đã triển khai chương trình, từ đó đưa ra tổng quan định hướng hoạt động của tuyến y tế cơ sở để chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn dựa trên kinh nghiệm thực tiễn quốc tế và các khuyến nghị cho Việt Nam.

Hoạt động Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu là sự hợp tác công tư giữa Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Y tế và đối tác giai đoạn 2019-2022 nhằm tăng cường hệ thống y tế địa phương trong phòng ngừa và quản lý các bệnh không lây nhiễm tại 26 trạm y tế xã.

Được khởi động từ tháng 12/ 2019 và đến tháng 6/ 2022, dự án đã được triển khai tại 68 trạm y tế tại 14 huyện/thị xã của 7 tỉnh bao gồm Yên Bái, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Đăk Lăk, TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu tiếp cận, truyền thông giáo dục sức khỏe và khám sàng lọc nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường cho 225.000 dân số mục tiêu và hơn 350 cán bộ Y tế cơ sở được tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm về quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng trên địa bàn triển khai dự án.

SKĐS - Sáng 23/11, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về "Thực trạng, thách thức và giải pháp tiêu dùng thuốc lá tại Việt Nam".

77 16645296281012085593632
Số bệnh nhân ung thư phổi hút thuốc lá chiếm 96,8%
Tại Hội thảo, đông đảo đại biểu đã lắng nghe các tham luận, bài phát biểu của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, Đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Lãnh đạo trường ĐH Thương mại và Tổ chức HealthBridge Việt Nam.

Trình bày tham luận "Thực trạng sử dụng thuốc lá, tác hại của thuốc lá và mục tiêu giảm sử dụng thuốc lá tại Việt Nam", bà Nguyễn Thị Thu Hương (Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá – Bộ Y tế) nêu lên thực trạng tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. WHO dự báo đến năm 2030, sẽ tăng lên tới 70.000 người tử vong/năm nếu các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết: "25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam; Nghiên cứu của Bệnh viện K cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm đến 96,8%; Số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao".
Nói về gánh nặng kinh tế do sử dụng thuốc lá, đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá thông tin, số tiền mua thuốc lá trung bình lên đến 49.000 tỷ đồng; Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra chiếm khoảng 1% GDP.

Tại tham luận "Các sản phẩm thuốc lá mới: tác hại, nguy cơ gia tăng sử dụng trong giới trẻ" do Ths. Bs. Nguyễn Tuấn Lâm (Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam) cho biết, hiện nay các nhóm sản phẩm thuốc lá mới.

Trong đó, thuốc lá điện tử có nicotine, hoạt động theo cơ chế nung nóng một loại dịch chứa nicotine (e-liquid) tạo ra khí aerosol người sử dụng sẽ hít vào. Trong dung dịch thuốc lá điện tử thường có các chất tạo mùi và được pha trong chất Propylene Glycol và/hoặc Glycerin (đóng vai trò dung môi cho nicotine). Ngoài thuốc lá điện tử còn có các hình thức khác như xì gà điện tử (e-cigar), shisha điện tử (e-shishas).
Thuốc lá điện tử không chứa nicotine có cơ chế hoạt động tương tự loại thuốc lá trên nhưng không chứa nicotine; Thuốc lá nung nóng hoạt động theo cơ chế nung sợi thuốc lá tới nhiệt độ nhất định bằng thiết bị làm nóng sử dụng pin. Nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ cháy ở đầu điếu thuốc lá (khoảng 600 °C). Bên cạnh đó có nhómsản phẩm hỗn hợp (hybrid): có cả sợi thuốc lá và dung dịch nicotine.

Tại tham luận, ông Nguyễn Tuấn Lâm cũng làm rõ việc thuốc lá nung nóng cũng chứa nhiều chất độc giống như khói thuốc lá. Trong đó, ông Lâm cho rằng, dù các sản phẩm thuốc nung được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá. Dù các hóa chất này ở nồng độ thấp hơn, nhưng chúng không làm giảm nguy cơ.
Không thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe
Trình bày tham luận "Một số vấn đề pháp lý liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và đề xuất kiến nghị", do Ths. Trần Thị Trang (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế) cho biết, thuốc lá mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) được đưa vào Việt Nam chủ yếu qua đường nhập lậu, xách tay…

Các sản phẩm đang được quảng cáo khá phổ biến trên mạng xã hội được sử dụng phổ biến bởi giới trẻ như Facebook, Instagram, Tiktok. Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá mới trên Internet, các trang mạng xã hội.

Bà Trần Thị Trang cũng thông tin, hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá chưa có quy định điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Trong khi đó, hiện Việt Nam mới có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điếu do Bộ Y tế ban hành. Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn của thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá chưa điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Chưa có thông tin về thành phần, các chất có trong thuốc lá mới (trên 18.000 chất và hương liệu), chưa đủ thông tin để xác định thành phần các chất cần kiểm soát trong quy chuẩn kỹ thuật… Đặc biệt, Luật, Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT hướng dẫn in cảnh báo sức khỏe đối với bao thuốc lá điếu, không điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Quan điểm, định hướng đề xuất chính sách của Bộ Y tế là nhất quán quan điểm bảo vệ sức khỏe người dân trên các lợi ích kinh tế, dựa trên căn cứ khoa học, điều kiện thực tiễn của Việt Nam: không thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe.

Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới vì: Các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe; Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ và trẻ em gái; gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thanh thiếu niên nên Nhà nước cần phải bảo vệ giới trẻ; Phù hợp với xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và điều kiện Việt Nam: WHO khuyến cáo các quốc gia thành viên ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá nung nóng; Cho phép thí điểm thuốc lá nung nóng dẫn đến khó có thể kiểm soát được các sản phẩm tương tự…

 

Sáng ngày 18/11, Đoàn công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam do đồng chí Trần Văn Tân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi  kiểm tra công tác phòng, chống dịch Sốt xuất huyết (SXH) tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã nghe đại diện Ban lãnh đạo Bệnh viện báo cáo về công tác điều trị, đào tạo, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết, phương án ứng phó với các tình huống khi dịch bệnh lan rộng.

Tính đến ngày 17/11/2022, Bệnh viện tiếp nhận 4.928 bệnh nhân SXH (tăng 100 lần so với cùng kỳ năm 2021); chuyển viện 37 bệnh nhân SXH (tăng 18,5 lần so với cùng kỳ năm 2021); chưa có trường hợp tử vong. Nguyên nhân chuyển viện là các trường hợp giảm tiểu cầu nặng gây xuất huyết cần phải chuyển lên tuyến trên chuyền tiểu cầu bổ sung. Tổng số bệnh nhân nội trú điều trị tại bệnh viện từ 1700-1800 ca trong ngày, trong đó có trên 150 bệnh nhân mắc SXH.

Trước tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cao, Bệnh viện đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng chống dịch, đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu cho người bệnh, cụ thể như: Tăng cường giao ban tại khoa Nhi, khoa Truyền nhiễm để nắm bắt tình hình cụ thể và có chỉ đạo kịp thời; Bệnh viện đã kê thêm giường bệnh ở hành lang khoa Nhi và khoa Truyền nhiễm, kê thêm giường ở các khoa nội khác nhưng có thời điểm vẫn không đủ giường bệnh nhân phải nằm ghép; Tăng cường nhân lực bác sĩ, điều dưỡng cho khoa Nhi và khoa Truyền nhiễm từ các khoa phòng trong Bệnh viện; Đảm bảo đủ thuốc, dịch chuyền cao phân tử, vật tư y tế cho bệnh nhân; Tập huấn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị về bệnh sốt xuất huyết của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định 3705/QĐ-BYT ngày 22/8/2019 cho nhân viên y tế; Thực hiện truyền thông nâng cao hiểu biết của người bệnh và nhân dân thông qua các Pano, áp phích; nhất là video truyền thông về bệnh SXH do Tổ T3G xây dựng đăng tải trên Fanpage của Bệnh viện được nhiều người tìm đọc và chia sẽ rộng rãi; Định kỳ tháng 10 hàng năm Bệnh viện thực hiện phun thuốc diệt muỗi, côn trùng phòng chống dịch bệnh cho tất cả các khoa, phòng trong Bệnh viện.

Tuy nhiên, năm nay số các ca bệnh SXH huyết tăng nhanh so với các năm trước. Nhận định được nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Lãnh đạo Bệnh viện đã khẩn trương chỉ đạo phòng Hành chính quản trị tiến hành phun thêm 02 đợt thuốc diệt muỗi.

Phát biểu tại buổi làm việc với Bệnh viện, đồng chí Trần Văn Tân ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam đã làm được trong công tác phòng chống dịch SXH. Bên cạnh đó, đề nghị Bệnh viện cần tăng cường công tác tuyên truyền, chủ động vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phát quang bụi rậm và phun thuốc diệt muỗi định kỳ tại Bệnh viện. Trong quá trình thu dung bệnh nhân cần khai thác và làm ngay các xét nghiệm SXH khi bệnh nhân nhập viện có nghi ngờ; Cập nhật liên tục tình hình diễn biến bệnh nhân mắc, nghi mắc SXH tại khoa cho Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có phương án hỗ trợ và chống dịch.

Dịp này, Đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Khoa Nhi của Bệnh viện.

Một số hình ảnh tại buổi làm việc:

0fa9413e6191a7cffe802

1dcf894ea9e16fbf36f03

6f2526af0600c05e99111

96ee9170b1df77812ece4

Bs. Nguyễn Quang Anh Tuấn

Bệnh viện ĐKKV miền núi phía Bắc Quảng Nam

SKĐS - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thông tin, Bộ Y tế đã trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 56 về hỗ trợ phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng. Bên cạnh đó là các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Giải trình tiếp thu ý kiến tại hội trường Quốc hội trong phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nói: Từ các ý kiến của các ĐBQH và của cử tri cả nước có thể khẳng định, thời điểm này ngành y tế gặp khó khăn hơn bao giờ hết. "Rất nhiều các lĩnh vực của ngành cũng đã bộc lộ những vướng mắc trong quá trình thực hiện" - Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Đã trình Chính phủ sửa đổi Nghị định phụ cấp ưu đãi với nhân viên y tế cơ sở, dự phòng

Về liên quan đến đảm bảo nguồn nhân lực y tế, làm rõ thông tin trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực y tế không chỉ có Việt Nam mà làn sóng chuyển dịch từ y tế khu vực công sang khu vực tư nhân đã xảy ra ở nhiều nước.
Qua đánh giá của Tổ chức y tế thế giới (WHO), y tế toàn cầu thiếu hụt khoảng 15 triệu nhân lực vào năm 2022 và qua quá trình triển khai thực hiện, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, làn sóng chuyển dịch của ngành y tế của Việt Nam bên cạnh những đặc điểm tương đồng với thế giới cũng có những đặc điểm đặc biệt hơn.

"Ví dụ Việt Nam có tỷ lệ nhân viên y tế trên quy mô dân số thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của thế giới. Hiện có khoảng 10 bác sĩ và 13 điều dưỡng trên 1.000 dân. Tình hình nhân viên y tế nghỉ việc khu vực công sang khu vực tư cũng đã xuất hiện, qua rà soát, đánh giá cho thấy quy mô diễn ra ở nhiều cấp, nhiều tuyến. Trong đó có nhiều địa phương có số lao động lớn" - Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nêu một số giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực y tế. Theo đó, bên cạnh các chính sách hỗ trợ nhân viên y tế, Bộ đã trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 56 về hỗ trợ mức phụ cấp đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng.

"Các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giúp cho vấn đề tăng nhân lực y tế, Bộ Y tế sẽ báo cáo bổ sung trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp này" - Bộ trưởng nói.

nhan vien y te 1657819512638928660599
Lương và phụ cấp của bác sĩ ra trường không đến 5 triệu
Trước đó, Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đã có báo cáo cho biết, theo quy định về chế độ tiền lương và phụ cấp hiện nay, (với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng) thì bác sĩ sau khi học 6 năm và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương là 2,34 x 1.490.000 đồng = 3.486.000 đồng. Với phụ cấp ưu đãi nghề là 40% thì mức thu nhập 4.881.240 đồng (chưa trừ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Với mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống, vì vậy rất khó giữ chân cán bộ, viên chức y tế làm việc trong cơ sở y tế công lập trong khi mức thu nhập tại các cơ sở y tế ngoài công lập cao hơn gấp 3 đến 4 lần, thậm chí có nơi cao gấp 5 đến 6 lần thu nhập của nhân viên y tế tại cơ sở y tế công lập.
Lương và phụ cấp của bác sĩ ra trường không đến 5 triệu
Trước đó, Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đã có báo cáo cho biết, theo quy định về chế độ tiền lương và phụ cấp hiện nay, (với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng) thì bác sĩ sau khi học 6 năm và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương là 2,34 x 1.490.000 đồng = 3.486.000 đồng. Với phụ cấp ưu đãi nghề là 40% thì mức thu nhập 4.881.240 đồng (chưa trừ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Với mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống, vì vậy rất khó giữ chân cán bộ, viên chức y tế làm việc trong cơ sở y tế công lập trong khi mức thu nhập tại các cơ sở y tế ngoài công lập cao hơn gấp 3 đến 4 lần, thậm chí có nơi cao gấp 5 đến 6 lần thu nhập của nhân viên y tế tại cơ sở y tế công lập.
Đồng thời, Đảng, Chính phủ cho phép Bộ Y tế tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế kể cả giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế làm cơ sở để động viên khuyến khích các đơn vị sự nghiệp y tế tăng cường cung ứng dịch vụ có chất lượng, tăng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức y tế. Người bệnh tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cung cấp đầy đủ thuốc, trang thiết bị để nâng cao chất lượng. Bệnh viện được tính đủ sẽ có kinh phí đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho thầy thuốc để họ yên tâm công tác.

Đồng thời, xem xét nâng lương khởi điểm bậc 2 đối với bác sĩ mới ra trường để thu hút nguồn đầu vào, xem xét chế độ thâm niên nghề của ngành y tế như đối với ngành giáo dục.