Sán lá gan có 2 loại: lớn và nhỏ. Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như: trâu, bò, cừu cà cả chó, mèo và ốc là vật chủ ký sinh của ấu trùng sán lá gan lớn, lây truyền sang người thông qua ăn uống.

Bệnh sán lá gan lớn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí dễ chẩn đoán nhầm với ung thư gan.
Sán lá gan vào gan bằng cách nào?

Đường lây là trứng sán lá gan lớn từ phân người bệnh ra môi trường ngoài, xuống nước, qua ốc phát triển thành ấu trùng đuôi. Vì vậy, người chỉ là vật chủ ký sinh tình cờ do khi ăn thực vật sống dưới nước như: rau ngổ, rau rút hoặc cần hoặc ốc khi đun nấu ấu trùng sán lá gan chưa bị tiêu diệt hoặc ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi mà trong nước có ấu trùng sán lá gan.

Trong môi trường tự nhiên, trứng sán nở thành ấu trùng lông ký sinh trong ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, vào nước và bám vào các loại thực vật sống trong nước để trở thành các nang trùng. Khi người ăn, uống phải các nang trùng này sẽ bị bệnh.
Sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng bị phá hủy và giải phóng ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành tá tràng vào ổ bụng rồi di chuyển đến gan, ấu trùng đục thủng bao gan chui vào nhu mô gan để sinh trưởng và phát triển ở đấy chúng tiết ra các các chất độc phá hủy nhu mô gan gây áp-xe gan.

Sau một thời gian từ 2 - 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán trưởng thành có thể chui vào đường mật tiếp tục phát triển và đẻ trứng ở đấy và suốt trong thời gian dài (khoảng 10 năm) nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư đường mật.
Ngoài ra có một số rất ít trường hợp ấu trùng di chuyển lạc chỗ, chúng không đến gan mà đến một số cơ quan khác (da, cơ, vào khớp, vào vú, thành dạ dày, đại tràng…) và gây bệnh ở đó. Vì vậy, một số nhà chuyên môn đã gặp những trường hợp u đại tràng chẩn đoán nhầm là ung thư đại tràng.

 Triệu chứng của bệnh

Bệnh sán lá gan lớn gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi mắc nhiều nhất là 30 - 40 tuổi, nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (từ 2 - 2,5 lần). Hầu hết triệu chứng lâm sàng của áp-xe gan do sán lá gan lớn gây ra không có gì đặc biệt, tương tự như áp-xe gan với các nguyên nhân khác (do ký sinh trùng, vi khuẩn), thường mệt mỏi, có sốt (có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, chiếm tỉ lệ khoảng 70%)), đau nhẹ ở hạ sườn phải (tỉ lệ chiếm 70 - 80%), đôi khi đau bụng âm ỉ không rõ vị trí, gan sưng to và đau. Một số trường hợp có rối loạn tiêu hóa (chán ăn, phân không thành khuôn, tiêu chảy). Một số trường hợp có dị ứng da (20 - 30%), biểu hiện các nốt sẩn trên da gặp chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, khó chịu. Một số người bệnh có ho kéo dài, đau tức ngực. Các trường hợp vàng da có thể do sán di chuyển vào đường mật và phát triển ở đấy gây viêm đường mật.

Bệnh sán lá gan lớn gây áp-xe gan rất dễ chẩn đoán nhầm với ung thư gan, áp-xe gan do amíp hoặc áp-xe gan do vi khuẩn hoặc có thể do sỏi đường mật gây nên.

Để chẩn đoán, nên lưu ý hỏi tiền sử có ăn một số rau chưa nấu chín (rau cần, rau ngổ, rau rút…) hoặc ăn ốc chưa nấu kỹ, ăn rau sống hay không? Và có sống ở địa phương có nhiều người bị sán lá gan hay không?

Xét nghiệm bằng phản ứng ELISA cho kết quả chính xác nhất (dương tính khi hiệu giá trên 1/3200). Phản ứng miễn dịch ELISA là một phương pháp tuy đơn giản, nhưng đáng tin cậy nhất. Bởi vì, khi sán xâm nhập nhu mô gan chúng tiết ra nhiều kháng nguyên nhất, 2 tuần sau bắt đầu xuất hiện kháng thể (IgG và IgE), nếu thực hiên phản ứng ELISA sẽ dương tính. Cần lưu ý là 6 tháng sau khi khỏi bệnh, ELISA vẫn còn dương tính và 12 tháng sau mới hết hẳn.
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Khi xác định là bệnh do sán lá gan lớn cần điều trị càng sớm càng tốt tránh để xẫy ra các biến chứng nguy hiểm. Khi áp-xe gan không điều trị kịp thời có thể áp-xe bị vỡ vào màng phổi, vỡ vào màng bụng, thành bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm độc rất nguy hiểm cho tính mạng.

Hiện nay đã thuốc điều trị đặc hiệu với loại bệnh này, tuy vậy, cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không tự mua thuốc để điều trị. 

Ti Quảng Nam, bệnh nhân nghi ngờ Sán lá gan có thể đến phòng khám Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, số 135 đưởng Trưng Nữ Vương để xét nghiệm và điều trị

Để tránh mắc bệnh, không ăn rau, canh, ốc nấu chưa chín. Không uống nước chưa đun sôi. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn.

Long Cảnh (tổng hợp)

Sán lá gan gây bệnh cho người có hai loại là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Mỗi loại sán lá gan có các đặc điểm riêng.

Dối với sán lá gan lớn, các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí ký sinh, cũng như số lượng ấu trùng xâm nhập vào cơ thể người. Một số người nhiễm sán lá gan không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Một số người có thể có dấu hiệu triệu chứng sớm hơn sau khi nhiễm trùng, khi ấu trùng sán lá gan lớn xâm nhập và khoang bụng và vào gan. Các biểu hiện có thể xảy ra trong giai đoạn cấp tính bắt đầu sau 4- 7 ngày sau khi nhiễm ký sinh trùng và kéo dài trong vài tuần. Một số người có thể có dấu hiệu triệu chứng trong giai đoạn nhiễm trùng mạn tính khi ấu trùng ở trong đường mật. Nếu có các triệu chứng sẽ xuất hiện sau vài tháng đến vài năm kể từ khi bị sán lá gan lớn do hậu quả của viêm đường mật. Trong cả giai đoạn nhiễm trùng cấp tính và mạn tính, dấu hiệu triệu chứng thường gặp là sốt, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, vàng da, vàng mắt. Các biểu hiện nặng, biến chứng như tắc mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa, vỡ gan, tràn dịch đa màng... Ngoài ra, một người bị bệnh sán lá gan lớn có thể gặp các dấu hiệu khác nhưng hiếm hơn như đau nhiều khớp, ho, khó thở, ban dị ứng…hoặc các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán lá gan lớn ký sinh lạc chỗ như dưới da, lách, đại tràng,..

Sán lá gan lớn không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người.Vật chủ chính của sán lá gan là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu. Vật chủ trung gian truyền bệnh là loài ốc họ Lymnae.Trứng từ phân của người nhiễm sán lá gan hoặc từ động vật xuống nước, nở ra ấu trùng và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loài rau mọc dưới nước tạo các nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (râu ngổ, rau rút/nhút, rau cần, cải xoong,..) hoặc uống nước có ấu trùng sán chưa nấu chín.

Suckhoedoisong.vn 


BSCKI. Kim Vân
Khoa học đã chứng minh thuốc lá rất có hại cho cơ thể. Thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi, viêm phế quản mãn, bệnh lý tim mạch (đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim…) và nhiều bệnh khác. Đối với những người bị bệnh đái tháo đường thuốc lá đặc biệt nghiêm trọng với cơ thể. Hút thuốc lá là một trong những lí do gây bệnh đái tháo đường, và là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm của biện đái tháo đường.
Thuốc lá và sức khỏe con người: Cứ 1 giây có 1 người chết vì nhiễm bệnh liên quan đến thuốc lá. Thuốc lá được xem như một đại dịch của thế kỷ, nó gây nên cái chết nhiều hơn cả dịch hạch và AIDS. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 439.000 người chết vì thuốc lá, hoặc cứ 5 người chết thì trong đó có 1 người liên quan đến thuốc lá, song vẫn còn rất nhiều người hút thuốc lá. Tại Việt Nam hiện có khoảng 50% nam giới trưởng thành ở nước ta hút thuốc lá (tương đương 17 triệu người hút thuốc lá). Với con số này,Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới.
Tác hại của hút thuốc lá trên bệnh nhân đái tháo đường: Thuốc lá là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi, viêm phế quản mãn, bệnh lý tim mạch (đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim…) và nhiều bệnh khác. Ở những bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) người ta thấy ảnh hưởng của thuốc lá còn dữ dội hơn nữa, tỉ lệ tử vong và bệnh lý tim mạch cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Các chuyên gia tim mạch coi thuốc lá và ĐTĐ là 2 trong số những tác nhân dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Khi hút thuốc, người hút đưa một lượng carbon dioxin từ khói thuốc vào cơ thể, chất này ngăn cản oxy kết hợp với hồng cầu. Để bù đắp lại, cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và đó chính là một trong những tác nhân làm tăng biến chứng suy thận, mù mắt, hoại tử bàn chân, đột quỵ ở bệnh nhân ĐTĐ.
Cũng từ khói thuốc, nicotin vào máu gây co thắt những mạch máu nhỏ, làm chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, đưa đến khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin. Ngoài ra, nó còn làm tăng tình trạng đề kháng insulin của cơ thể. Theo thống kê, rủi ro mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cao gấp 2 lần ở những người hút thuốc lá, đặc biệt ở phụ nữ, nó còn là nguyên nhân của việc sảy thai, sinh non ở những sản phụ ĐTĐ. Rõ ràng, thuốc lá không chỉ gây nên những biến chứng nghiêm trọng trên bệnh nhân ĐTĐ mà còn làm tăng khả năng phát triển ĐTĐ ở người hút thuốc.
Để hạn chế ảnh hưởng của thuốc lá với bệnh đái tháo đường, những bệnh nhân đái tháo đường không nên hút thuốc lá và hạn chế ở gần nơi có khói thuốc lá. Không hút thuốc lá là một biện pháp phòng bệnh đái tháo đường rất tốt.

Tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y Tế trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng mình bị bệnh để có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý.

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các bệnh về tim mạch đều nguy hiểm nhưng lại có thể phòng ngừa bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ, xử lý kịp thời ngay khi nhận diện các dấu hiệu sớm của bệnh lý…

Ung thư là tên gọi chung của một tập hợp các bệnh có liên quan. Trong bất kỳ bệnh ung thư nào cũng đều có sự xuất hiện của các tế bào bất thường, vốn là những tế bào bình thường của cơ thể, nhưng nay phân chia, nhân lên mất kiểm soát, xâm lấn các mô xung quanh và có thể di căn đi xa.
Mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội đều có thể mắc ung thư nhưng đa phần ung thư xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích luỹ để hình thành phát sinh bệnh. Tỉ lệ mắc ung thư có xu hướng cao hơn ở xã hội phát triển nơi tuổi thọ người dân tăng cũng như liên quan đến mức độ và lối sống công nghiệp hoá.

Vậy nguyên nhân yếu tố nào gây bệnh ung thư?

Ung thư hình thành do các tế bào tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục. Các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, thoát ra khỏi sự kiểm soát sinh lý bình thường, mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ phá hủy các tổ chức xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó nguyên nhân từ môi trường, ăn uống chiếm tới khoảng 80% nguyên nhân sinh ung thư như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hoá, tia cực tím…

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như di truyền, nhiễm vi sinh vật… Một số yếu tố, tác nhân gây ung thư có thể thay đổi và dự phòng được như hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt tình dục không an toàn lây nhiễm Virus HPV, không tiêm phòng viêm gan B dẫn đến lây nhiễm và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời ….

Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được là tuổi tác, các yếu tố di truyền và rối loạn nội sinh. Càng nhiều tuổi, sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật càng giảm, thời gian tiếp xúc, tích lũy các yếu tố nguy cơ càng nhiều, ung thư càng dễ phát sinh. Rất may chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn nội sinh từ bên trong cơ thể, các tổn thương có tính di truyền, những nguyên nhân không thay đổi được.

Mặc dù khoa học đã xác định được các tác nhân, yếu tố nguy cơ gây ung thư nhưng trên thực tế hầu hết từng trường hợp cụ thể, bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán nguyên nhân vì không thể hồi cứu hết các tác nhân, yếu tố nguy cơ mà người bệnh phơi nhiễm trong cuộc sống.

Chính vì các bác sĩ không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên nhân mắc ung thư chắc chắn, nên nhiều người tự đưa ra những lời giải thích riêng cho mình theo cách tâm linh để trả lời câu hỏi mình đã làm gì để dẫn đến mắc bệnh ung thư. Nhiều người tin rằng mình bị trời phạt do việc đã từng làm ở kiếp trước hoặc trong quá khứ. Cổ nhân cũng có câu nhân định thắng thiên, nếu loại bỏ, tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư trên, có thể phòng được 1/3 bệnh ung thư.

Long Cảnh (tổng hợp)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm giữa năm 2022, số ca COVID-19 trên toàn cầu tăng 30%. Nguyên nhân là do 2 dòng biến thể phụ BA.4, BA.5 gây ra làn sóng bùng phát mới.

Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay đã vượt qua con số 10 triệu ca nhiễm, (bình quân cứ 1 triệu người có hơn 100.000 ca nhiễm).

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia châu Âu liên quan đến biến thể phụ BA.4, BA.5 của biển chúng Omicron. Tại Việt Nam, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến chủng Omicron trong cộng đồng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.

Vậy làm thế nào để phòng dịch bệnh COVID-19 hiện nay?

TS 10 tiêm M4

TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19

Bộ Y tế nhấn mạnh, vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch. Đến tháng 2/2022, Việt Nam gần như đã bao phủ được hết các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 cơ bản cho người 12 tuổi trở lên.

Đến nay, sau 4 đến 6 tháng, miễn dịch đối với người tiêm đã giảm. Đặc biệt, những người suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi còn giảm nhiều hơn.

Do đó, cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi để duy trì miễn dịch cộng đồng.

Vì sao cần phải tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3, mũi 4?

Theo các chuyên gia y tế, mặc dù số mắc và tử vong do COVID-19 trên toàn cầu có xu hướng giảm, tuy nhiên, ở một số khu vực dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện các biến chủng mới. Hiện nay nhiều quốc gia đã dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn các biện pháp phòng chống dịch nên nguy cơ dịch quay trở lại là rất lớn.

Tại Việt Nam, hiện nay đã kiểm soát tốt sự lây lan dịch bệnh COVID-19, cuộc sống người dân trở lại bình thường nên nhiều người xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là trong áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, bệnh, kể cả việc tiêm vắc xin nên cũng đang tiềm ẩn nguy cơ dịch quay trở lại.

Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc vaccine phòng COVID-19 thì sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm vi rút SARS-COV-2.

Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm virus lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, những người từng mắc COVID-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%. WHO khuyến cáo sau 4-6 tháng cần tiêm liều tăng cường trong đó ưu tiên cho những đối tượng nguy cơ cao. WHO nhấn mạnh. "Chúng ta không thể coi COVID-19 là bệnh nhẹ vì ngay cả tiêm vaccine rồi vẫn mắc bệnh. Trong khi đó các quốc gia vẫn đang lưu hành các biến thể mới. Trên toàn cầu các biến thể mới ngày càng gia tăng làm tăng số mắc trên toàn cầu".

Vì vậy, việc cần thiết phải tiêm vắc xin để phòng chống dịch bệnh  COVID-19 trong giai đoạn này là rất quan trọng. Người dân cần thực hiện tiêm liều tăng cường để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước các biến chủng mới của vi rút SARS-COV-2.

Tại Quảng Nam, hiện nay ngành Y tế đang triển khai tiêm mũi nhắc, tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5-11 tuổi. Để tiêm vắc xin phòng COVID-19, mọi người dân đến điểm tiêm của các cơ sở y tế được tổ chức vào các ngày trong tuần để được tiêm.

Long Cảnh (tổng hợp)

Bộ y tế cho biết, ca bệnh COVD-19 do biến thể phụ BA.5 của Omicron đã được ghi nhận ở nước ta. 

Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019, căn nguyên gây bệnh là virus SARS-CoV-2 đã đột biến nhiều lần dẫn đến xuất hiện những biến thể "gây lo ngại" như Alpha, Delta và Omicron. Biến thể Omicron hiện đang chiếm ưu thế tối đa trên toàn cầu, nó cũng đã đột biến và hình thành các nhánh phụ, trong đó có BA.4 và BA.5. Gần đây, ca bệnh do biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xuất hiện ở nước ta. Vì vậy, hãy đề cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống: Vaccine, khử khuẩn, khẩu trang.

A Thanh tiem M4

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đồng chí Lê Trí Thanh tiêm mũi 4 vắc xin phòng COVID-19

Biến thể Omicron BA.5 là gì?

Biến thể Omicron của virus Sars-Cov-2 gây bệnh COVID- 19. WHO xác định đây là một biến thể đáng lo ngại, bởi dựa trên những bằng chứng nghiên cứu cho thấy biến thể này có một số đột biến. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành nhằm đánh giá khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tái nhiễm từ biến thể này đối với người bệnh. Cũng như các biến thể khác trước đây, Omicron lây truyền qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, lây truyền qua tiếp xúc với vật thể có lưu giữ virus. Theo CDC Hoa Kỳ, bất kỳ ai nhiễm biến thể Omicron đều có thể lây truyền virus cho người khác dù họ đã được tiêm vaccine phòng COVID- 19 .

Sự phát hiện biến thể BA.5

Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia và được cho là nguyên nhân gây ra sự gia tăng trở lại trong số ca mắc COVID-19, sau biến thể BA.4. Các nhà nghiên cứu cho biết, sau biến thể phụ BA.2 từng gây ra sự gia tăng trong số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu, đến lượt 2 "phiên bản" khác của biến thể Omicron được ghi nhận đó là BA.4 và BA.5. Được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 4/2022 và có liên quan đến xu hướng gia tăng trở lại của các ca COVID-19, BA.4 và BA.5 là những đột biến mới nhất của biến thể Omicron. Hai biến thể này đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm của biến thể BA.5

BA.5 được cho là có nhiều đặc điểm tương đồng với biến thể BA.2 của Omicron. Tuy nhiên, phiên bản BA.5 cũng mang những đột biến riêng bao gồm những thay đổi giúp chúng điều chỉnh khả năng bám vào tế bào vật chủ (ví dụ tế bào đường hô hấp của người) và điều chỉnh một số phản ứng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, một bản thông tin được báo cáo trước tháng 5/2022 chỉ ra rằng BA.5 có chung nguồn gốc với các chủng Omicron trước đó.

Theo CNN, dữ liệu mới từ Trung tâm Y tế Beth Israel Daeconess, Đại học Y Harvard (Mỹ) cho thấy biến thể phụ này dường như (chỉ nghi ngờ chưa xác định) thoát khỏi phản ứng kháng thể ở cả những người từng mắc COVID-19 và người đã tiêm mũi vaccine tăng cường, nhưng điều quan trọng là số ca tử vong và số ca nhập viện khi nhiễm BA.5 đều ít hơn. Các chuyên gia nhận định, đặc điểm này có thể khiến chúng trở thành biến thể thống trị, dẫn đến một làn sóng COVID-19 mới trong những ngày tới. Song, vaccine ngừa COVID-19 vẫn được cho là có khả năng bảo vệ đáng kể chống diễn biến nặng,...

Khi bị nhiễm BA.5 biểu hiện như thế nào?

Ngoài những biểu hiện phổ biến như trước đây, một số triệu chứng COVID- 19 chủng mới Omicron có thể kể đến là sốt, ho, buồn nôn, nôn và một vài triệu chứng gần giống như cảm lạnh. Ngoài ra, có thể bị đau nhức toàn thân, mệt mỏi, nôn, buồn nôn, đau đầu, ngứa họng, chảy nước mũi…Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân mà những triệu chứng có thể khác nhau, mức độ triệu chứng cũng sẽ khác nhau. Một số nghiên cứu còn cho rằng, tùy vào thời điểm khác nhau, biến thể mới Omicron BA.5 có thể gây triệu chứng khác nhau, đặc biệt ban đêm những biểu hiện của bệnh thường dễ xảy ra hơn so với ban ngày.
Đối với "hội chứng hậu COVID- 19" theo giới khoa học, mắc COVID-19 từ Omicron ít gây viêm nên có thể ít dẫn tới hội chứng hậu COVID. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ Omicron vì biến thể này vẫn có thể gây bệnh nặng và tử vong.

Nguy cơ tái mắc là rất khó tránh khỏi

Những manh mối đầu tiên cho thấy Omicron, trong đó có BA.5 có thể trốn tránh khả năng miễn dịch đến từ Nam Phi, nơi các nhà khoa học ước tính ít nhất 70% người dân sẽ nhiễm nCoV vào thời điểm nào đó trong đại dịch. Omicron và chủng phụ BA.5 cũng liên quan hiện tượng tái mắc ngày càng phổ biến. Khi Omicron gia tăng ở Anh, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện nhiều người khỏi COVID- 19 một thời gian sau bị tái nhiễm nhưng là biến chủng mới. Họ ước tính nguy cơ tái nhiễm với Omicron cao gấp 5 lần so với các biến chủng khác, trong đó có thể có cả BA.5.

Tiêm phòng vaccine liều nhắc lại và liểu tăng cường là cách tốt nhất để phòng bệnh

Để phòng nhiễm BA.5 cần tiêm phòng vaccine liều nhắc lại và liểu tăng cường

Tại sao nên tiêm vaccine liều nhắc lại (mũi 3) và liều tăng cường (mũi 4) bởi vì, khả năng bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19 từ tiêm vaccine hoặc từng nhiễm bệnh COVID-19 sinh miễn dịch, miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian. Điều đó có nghĩa, không ai được bảo vệ hoàn toàn khỏi BA.5. Một người vẫn có thể nhiễm BA.5 dù đã tiêm phòng và/hoặc từng mắc bệnh COVID-19, tuy nhiên, số ca nhập viện và tử vong do BA.5 sẽ chiếm tỷ lệ thấp hơn. Theo các chuyên gia, lý do là đa số đã tiêm chủng hoặc có kháng thể, làm cho khả năng miễn dịch chung của cộng đồng cao hơn so với thời điểm bắt đầu đại dịch. Các chuyên gia cũng đồng thời khuyến cáo, người cao tuổi và những người trong nhóm nguy cơ cần tiêm thêm liều vaccine tăng cường để được bảo vệ tốt hơn.

Long Cảnh - Theo sukhoedoisong.vn

PC-Covid là Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia.

Để cài đặt PC COVID:  TẢI TẠI ĐÂY

 

A LAM

 

Ứng dụng PC-Covid được áp dụng cho người đang sống và du lịch tại Việt Nam

Các tính năng chính: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm, Quét mã QR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Phản ánh của người dân,

Thông tin tiêm vắc xin, Thông tin xét nghiệm, Thẻ Covid-19, Truy vết tiếp xúc gần, Mật độ di chuyển, Xu hướng lây nhiễm, Bản đồ nguy cơ...

Mã QR cá nhân: Mỗi người dân có 1 mã QR cá nhân duy nhất hiển thị thông tin liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với chiến lược phòng, chống dịch của Quốc gia.

Khai báo y tế: Khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19, người dân cần chủ động khai báo y tế để được hỗ trợ và phát hiện sớm nguy cơ lây nhiễm.

Mã QR địa điểm: Các địa điểm: Cơ quan, Siêu thị, Trường học, Bệnh viện, Nơi công cộng… đăng ký mã QR địa điểm và phải đảm bảo khi người dân vào, ra địa điểm được ghi nhận đầy đủ thông qua việc quét mã QR.

Vaccine, kết quả xét nghiệm: Người dân có thể xem thông tin chi tiết về số mũi vaccine mình đã tiêm, mũi tiêm gần nhất vào thời điểm nào. Ứng dụng PC-Covid cũng hiển thị kết quả xét nghiệm Covid-19 khi có kết quả xét nghiệm.

Thẻ COVID-19: Ứng dụng kết nối với các hệ thống quản lý tiêm vaccine, xét nghiệm Covid-19, từ đó có thể hiển thị thông tin về vaccine, xét nghiệm cho người dân trong các trường hợp liên quan.

Phản ánh: Người dân có thể gửi phản ánh về thông tin dịch bệnh, các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, hay các vấn đề trong công tác thực hiện quy định, phòng chống dịch bệnh với cơ quan chức năng.

Truy vết: PC-Covid cung cấp tổ hợp các thông tin về Quét mã QR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Phát hiện tiếp xúc gần,… kết hợp cùng hệ thống Truy vết thần tốc để cho ra kết quả truy vết các trường hợp liên quan đến ca nhiễm chỉ sau vài phút.

Di chuyển nội địa: Người dân cần khai báo thông tin khi có nhu cầu di chuyển nội địa trong nước. Từ đó các cơ quan chức năng quản lý được thông tin di chuyển, thông tin y tế, phục vụ việc phòng, chống dịch Covid-19.

Nơi đã đến: Người dân có thể xem thông tin chi tiết về các địa điểm mình đã đến và có thực hiện việc quét mã QR khi vào ra. Các thông tin bao gồm nơi đã đến, thời gian đến (chi tiết thời gian từng lần quét mã QR).

Bản đồ nguy cơ: Xem Bản đồ nguy cơ lây nhiễm của Covid-19 theo thời gian thực.

Tính năng của PC-Covid sẽ liên tục được cập nhật, điều chỉnh theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, mang lại sự thuận tiện nhất cho người dân, phù hợp với chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 của Quốc gia theo từng giai đoạn cụ thể. Các thông tin về sức khỏe, đi lại, tiếp xúc của người dân được quản lý tập trung, thống nhất và chỉ phục vụ cho mục đích phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn thông tin, không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.Việc nâng cấp ứng dụng PC-Covid được thực hiện tự động, đồng thời, hiển thị thông báo tới người dùng về sự chuyển tiếp này

 

 

Long Cảnh

 

 

Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Bạch hầu, sởi,… có thể xuất hiện và gây dịch nếu không được tiêm phòng đầy đủ. Thực tế cho thấy rất nhiều năm qua, với việc tiêm chủng vắc-xin, con người đã không chỉ đối phó thụ động với bệnh tật bằng điều trị mà đã chủ động phòng chống lại bệnh tật qua biện pháp y tế dự phòng hữu hiệu đó là vắc xin.