CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Hiện nay thời tiết đang nắng nóng kết hợp có mưa giông, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi, chính vì vậy, thời gian gần đây bệnh SXH nhiều địa phương có dấu hiệu tăng trở lại. Trong quý I/2020 cả nước đã có hơn 22.300 trường hợp mắc và 04 trường hợp tử vong. Tại Quảng Nam, từ đầu năm 2020 đến cuối tháng 5/2020 đã có 18 ổ dịch với 840 trường hợp mắc, tập trung tại một số nơi có ổ dịch cũ. Vì vậy việc chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Bệnh SXH là bệnh truyền nhiễm do vi rut Dengue gây ra. Muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh.

Muỗi vằn Aedes aegypti có mặt trên khắp thế giới, chúng đốt máu người và các loại súc vật sống ở vùng nhiệt đới, làm lan truyền nhiều bệnh, trong đó có bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Khi bị bệnh SXH bệnh nhân có sốt cao (39-400C), đau đầu dữ dội, đặc biệt đau sau hố mắt, đau cơ, khớp, kèm theo đó là buồn nôn, nôn,… Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể có dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng. Xuất huyết ngoài da (nốt, chấm, mảng xuất huyết), chảy máu chân răng, chảy máu cam... nặng hơn bệnh nhân có xuất huyết nội tạng cùng với những biểu hiện của hội chứng sốc, trụy tim mạch như: đau bụng, đau tức vùng gan, nôn mửa liên tục, nôn ra máu, tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, chân tay lạnh, người vật vã, hoảng hốt... nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết người dân cần tích cực vệ sinh môi trường, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy. Bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để cá ăn lăng quăng/bọ gậy.

+ Thường xuyên rửa sạch thay nước các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, xô, chậu…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thường xuyên thay nước bình hoa.

Để Phòng chống muỗi đốt:

+ Cần mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện để diệt muỗi...

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi khi có bệnh sốt xuất huyết xảy ra.

- Khi có người nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay đến cơ sở Y tế để được khám và điều trị kịp thời.

- Khi mắc bệnh, người bệnh cần nằm trong màn để tránh muỗi đốt làm lây lan bệnh cho người khác

Không có lăng quăng, không có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Nhà nhà diệt muỗi, lăng quăng để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Long Cảnh

Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở bất cứ tỉnh thành nào và vào bất cứ mùa nào trong năm. Khi bệnh chuyển đến giai đoạn biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết người lớn lẫn trẻ em để có cách phòng ngừa kịp thời.

Ngày 24.9, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19:

Tối 24.9, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Quảng Nam cho biết, trong ngày không ghi nhận ca mắc mới Covid-19.

Hiện tại đang cách ly y tế tập trung 4.921 người, trong đó đang cách ly tại khách sạn, cơ sở lưu trú 3.709 người; cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung dân sự 1.212 người.

Đang điều trị cho 98 bệnh nhân Covid-19; đối tượng có yếu tố dịch tễ, triệu chứng đang cách ly tại cơ sở y tế là 46 người.

Trong ngày lấy 1.369 mẫu xét nghiệm, kết quả 930 mẫu âm tính và 439 mẫu đang chờ kết quả.

Từ 18.7 đến nay, Quảng Nam có 662 ca bệnh công bố cụ thể 32 ca bệnh cộng đồng, 416 ca lây nhiễm thứ phát, 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 55 ca nhập cảnh.

BTV.TTGDSK

Ngày 19/9/2021, Quảng Nam có 13 ca bệnh công bố trong ngày.

13 ca bệnh công bố (BN677655 đến BN677666 và BN687023), cụ thể là:

- 08 ca bệnh tại thị xã Điện Bàn (Điện Nam Bắc 07 ca, Điện Nam Trung 01 ca): gồm 03 ca bệnh tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (02 ca tại xưởng B, ca B, tổ đóng gói, Công ty thuỷ sản Việt Hoa và 01 ca bệnh là nhân viên Y tế tại công ty may Minh Hoàng 2); các đối tượng còn lại đều là đối tượng F1 đã được giám sát cách ly.

- 05 ca bệnh tại TP Hội An (Cẩm Phô 04 ca, Thanh Hà 01 ca): đều là đối tượng F1 đã được giám sát cách ly tập trung từ trước.

648 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 31 ca bệnh cộng đồng,

407 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 52 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.217 mẫu xét nghiệm; kết quả: 13 mẫu dương tính, 1.110 mẫu âm tính, 94 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 18/9/2021, Quảng Nam có 03ca bệnh công bố trong ngày.

03 ca bệnh công bố trong ngày tại  thị xã Điện Bàn đều là đối tượng F1 đã được giám sát cách ly:

- 02 ca bệnh tại Hòa Đa Bắc, Điện Hồng xét nghiệm âm tính lần 1 ngày 16/9/2021.

- 01 ca bệnh tại Ngọc Vinh, Điện Ngọc xét nghiệm âm tính lần 1 ngày 13/9/2021.

636 ca bệnh công bố  cụ thể: 29 ca bệnh cộng đồng,  396 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 52 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 10.329  mẫu xét nghiệm; kết quả: 03 mẫu dương tính, 10.161 mẫu âm tính, 165 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 17/9/2021, Quảng Nam có 01 ca bệnh công bố trong ngày

01 ca bệnh công bố trong ngày tại Điện Tiến, Điện Bàn là F1 đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm âm tính lần 1 ngày 13/9/2021

633 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 29 ca bệnh cộng đồng,

393 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 52 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 8.532  mẫu xét nghiệm; kết quả: 10 mẫu dương tính, 7.527 mẫu âm tính, 995 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 16/9/2021, Quảng Nam có 06 ca bệnh công bố trong ngày

Tại thị xã Điện Bàn (BN646218 đến BN646223), tất cả đều có yếu tố liên quan đến các ổ dịch tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc:
- 01 ca bệnh là công nhân tại xưởng A bộ phận ST7, Công ty giày Rieker;
- 01 ca bệnh là công nhân tại chuyền 11, xưởng 1, Công ty Việt Vương 2;
- 04 ca bệnh còn lại là đối tượng F1 đã được giám sát, cách ly.

 623 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 29 ca bệnh cộng đồng, 352 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 43 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 7.883 mẫu xét nghiệm; kết quả: 06 mẫu dương tính, 5.537 mẫu âm tính, 2.340 mẫu đang chờ kết quả.

Chuỗi lây nhiễm Điện Bàn đến 16/9

Chuỗi lây nhiễm Điện bàn đến 16 9

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

5. Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID-19 xâm nhập vào phổi thông qua các men chuyển angiotensin 2 (Angiotensin-Converting Enzyme 2- viết tắc là ACE2) nằm trên bề mặt tế bào phổi, và những bệnh nhân tăng huyết áp (THA) mắc COVID-19 có kết quả tồi tệ hơn so với những người có bệnh nền khác nào đó.

Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường được gọi là giun đũa chó, mèo và ký sinh trong đưởng ruột của chúng. Các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hoá phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trứng giun thường có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó, mèo.

Ngoài ra ấu trùng giun còn có thể có trong thịt chó, mèo. Nếu người bệnh ăn phải mà chưa được chế biến kỹ cũng sẽ bị lây bệnh. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô.

vì vậy, để hạn chế nguy cơ nhiễm giun đũa chó mèo, người dân, đặc biệt là các chủ nuôi chó, mèo cần vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em; Không cho trẻ chơi ở những nơi có phân chó mèo, hoặc những động vật khác; Dạy cho trẻ em về sự nguy hại của ăn những thức ăn bẩn.

Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín; Tẩy giun cho chó mèo thường xuyên. Với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.

Trong điều kiện y học phát như hiện nay của thì việc chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng nói chung và giun, sán nói riêng không còn là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, khi xuất hiện các triệu chứng gợi ý bệnh nhiễm ký sinh trùng cần đến khám tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện để xét nghiệm chẩn đoán và được điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Trước đây khi nghi ngờ mắc giun đũa chó, mèo người dân thưởng phải đi xa để xét nghiệm. Hiện nay tại Quảng Nam, bệnh nhân có thể đến Phòng khám đa khoa của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tại 135 đưởng Trưng Nữ Vương để xét ngiệm và điều trị bệnh giun đũa chó, mèo.