Thanh Hàng
Có thể nói BHYT là sự bảo đảm bền vững cho những người nhiễm HIV, bởi nếu không tham gia bảo hiểm Y tế thì người bệnh sẽ tự chi trả cho toàn bộ tiền dịch vụ HIV, cũng như thuốc ARV. Thuốc ARV là loại thuốc kháng vi rút nhằm làm giảm sự sinh sôi HIV trong cơ thể. Thuốc ARV được Việt Nam áp dụng rộng rãi năm 2004, được tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng trong điều trị HIV/AIDS từ những năm 1990 và được đánh giá là giải pháp bảo vệ sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS hữu hiệu nhất.
Điều trị HIV sớm có thể làm giảm 41% nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và do đó có thể làm giảm nguy cơ tử vong, giảm 96% nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục và giảm tỷ lệ lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con xuống 2%, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và ngành y tế trong hoạt động điều trị và dự phòng. Phần lớn nguồn thu hút ARV chiếm khoảng 95% được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, các tổ chức này đã thực hiện lộ trình cắt giảm ARV và kết thúc hoàn toàn vào cuối năm 2017. Do vậy giải pháp lâu dài và bền vững cho việc điều trị ARV là thanh toán chi phí điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS (bao gồm cả ARV) thông qua BHYT, bất kỳ ai tham gia BHYT đều được chi trả một phần hoặc là toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.
Từ năm 2019, do các nguồn viện trợ bị cắt giảm nên chi phí thuốc ARV và xét nghiệm cho người nhiễm HIV không còn được miễn phí mà chuyển qua thanh toán thông qua Bảo hiểm y tế. Dù có những lo lắng ban đầu, song 368 người nhiễm ở Quảng Nam đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú đã được tiếp tục điều trị lâu dài và an toàn bằng ARV từ nguồn BHYT, bệnh nhân N.V.T chia sẻ: “ Mới đầu tôi cũng lo, lo vì phải tiết lộ danh tính, sợ mọi người biết sẽ kỳ thị xa lánh mình, rất khó khăn trong việc làm của tôi,v.v…. nhưng giờ tôi đã ổn”
Được biết, khi tham gia thẻ BHYT người bệnh không e ngại khi khai báo danh tính quê quán cũng như nghề nghiệp để có thể sử dụng BHYT một cách công khai tại các cơ sở tham vấn trong cộng đồng. Việc chi trả BHYT vừa xóa bỏ mối lo ngại lâu nay là danh tính cá nhân không được bí mật mà còn giảm lo lắng cho người nhiễm HIV về gánh nặng chi phí khi nguồn tài trợ cắt giảm
Anh Thái Văn Tấn đại diện cho người nhiễm HIV Quảng Nam cho biết “Đây là việc đánh dấu rất lớn cho cộng đồng người nhiễm HIV, bởi vì trước đây mà nghe cắt giảm là chúng tôi cảm thấy bất an nhưng bây giờ vẫn tiếp tục được điều trị bằng BHYT, chúng tôi lại có tinh thần hơn để thể tuân thủ điều trị một cách hiệu quả, lâu dài hơn. Nhờ vậy mà giảm được gánh nặng về chi phí điều trị cho gia đình,…”
Quảng Nam hiện có 368 người đang điều trị HIV, hầu hết các bệnh nhân đều được chăm sóc, điều trị miễn phí bằng nguồn viện trợ ở 2 phòng khám ngoại trú trên địa bàn. Tuy nhiên hiện chỉ có 81% người nhiễm dùng thẻ BHYT để điều trị, kiểm soát bệnh. Chính vì vậy, ngành Y tế và BHXH tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh và tăng cường công tác truyền thông đến người nhiễm HIV để họ hiểu và chủ động tham gia BHYT, tiếp tục hoàn thiện quy trình điều trị ARV bằng nguồn BHYT nhằm tiến tới đạt mục tiêu kết thúc đại dịch năm 2030 và trên hết là bảo vệ sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS. Do đó, vấn đề bao phủ BHYT là giải pháp hữu hiệu, quyết định sự thành công trong công tác phòng chống HIV/AIDS.

BSCKI. Đỗ Trường Lưu - Phó phụ trách, khoa Phòng chống HIV/AIDS

Thực hiện chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Sở Y tế Quảng Nam về việc phòng, chống dịch Covid-19 đối với bệnh nhân điều trị HIV/AIDS và điều trị nghiện bằng thuốc Methadone. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã chỉ đạo cũng như phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống nhằm mục đích không để nhiễm bệnh cũng như lây lan dịch, bệnh trong đối tượng bệnh nhân cũng như cộng đồng.  

- Đối với phòng khám điều trị HIV/AIDS tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam và Bệnh viện Phụ sản - Nhi: đã tổ chức việc thực hiện đón tiếp, sàng lọc và khám bệnh tránh làm lây nhiễm Covid-19 theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.  Kê đơn và cấp thuốc ARV, thuốc dự phòng lao và thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội cũng được thực hiện kê đơn tối đa 90 ngày trong thời điểm dịch.

- Tại Cơ sở điều trị và các Cơ sở cấp phát thuốc Methadon Trung tâm Kiểm soát bệnh tật:

Đối với nhân viên y tế: Tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền, áp dụng các biện pháp dự phòng giọt bắn, dự phòng tiếp xúc, dự phòng lây truyền qua đường không khí (đeo khẩu trang, sử dụng găng tay y tế và các phương tiện hỗ trợ khác nếu cần) khi thực hiện các hoạt động chuyên môn tại cơ sở cấp phát thuốc theo đúng quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Đối với bệnh nhân: Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân đến uống thuốc hàng ngày thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào điểm uống; thực hiện giản cách 2m giữa các bệnh nhân, không để bệnh nhân tiếp xúc và nói chuyện khi đến uống thuốc tại cơ sở cấp phát thuốc. Tại khu vực cấp phát thuốc; tổ chức phân nhóm bệnh nhân đến theo nhiều thời điểm khác nhau trong ngày; để tránh tụ tập đông bệnh nhân.

Để thực hiện tốt việc này, ngay từ khi có chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam và các đơn vị liên quan đã tổ chức phân luồng cách ly đối tượng ngay khi vào cổng…. Tăng cường thêm đội ngũ bảo vệ, hướng dẫn; Tăng cường công tác truyền thông trực quan; Sắp xếp lại lịch khám bệnh nhân với tần suất ≥ tháng/lần; Giảm thăm khám, tư vấn, trao đổi trực tiếp; Tăng cường trao đổi thông tin với bệnh nhân qua điện thoại và các phương tiện liên lạc cá nhân khác; Không tổ chức tư vấn, sinh hoạt nhóm cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong trong thời gian có dịch COVID-19.

 

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên, hiện nay HIV/AIDS vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan ngại, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam vẫn có khoảng 10.000 người nhiễm HIV mới được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và nhóm nghiện chích ma túy vẫn tăng nhanh.

Tại Quảng Nam đến tháng 6 năm 2019, tổng số huyện/thị/thành phố có người nhiễm HIV là 17/18, lũy tích số trường hợp nhiễm HIV là 1.039, số bệnh nhân hiện đang còn sống 413, số bệnh nhân đang tham gia điều trị ARV 349. Trong 6 tháng đầu năm 2019 phát hiện mới 14 trường hợp nhiễm HIV, 01 trường hợp tử vong do AIDS. Trong số 14 trường hợp nhiễm mới đa phần do tiêm chích ma tuý; còn lại do lây truyền qua đường tình dục và nhóm MSM; không có trường hợp nào lây truyền từ mẹ sang con. So sánh cùng kỳ năm 2018, giảm 02 trường hợp nhiễm mới và giảm 02 trường hợp tử vong do HIV/AIDS (6 tháng 2018 số nhiễm mới/tử vong HIV/AIDS là16/3).

Tuy nhiên, HIV/AIDS ở tỉnh ta đã có dấu hiệu chững lại nhưng chưa thật sự bền vững, số người nhiễm HIV phát hiện hàng năm có giảm nhưng không nhiều. Virus HIV vẫn tiếp tục lây lan với sự thay đổi đáng lưu ý như gia tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, gia tăng số người nhiễm ở đối tượng vốn được coi là những người ít có nguy cơ như phụ nữ mang thai, công nhân,…Vì vậy HIV/AIDS hiện nay vẫn đang tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm, trong khi độ bao phủ dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế, một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS; hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm vẫn còn ở mức độ cao…

Virus HIV có thể lây truyền ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình nhiễm bệnh và nó sẽ phá hủy dần hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do vậy, việc phòng chống lây nhiễm HIV và điều trị sớm là rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn HIV lại có những biểu hiện bệnh khác nhau, chúng ta cần tìm hiểu để có phương pháp điều trị kịp thời.

CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Hiện nay thời tiết đang nắng nóng kết hợp có mưa giông, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi, chính vì vậy, thời gian gần đây bệnh SXH nhiều địa phương có dấu hiệu tăng trở lại. Trong quý I/2020 cả nước đã có hơn 22.300 trường hợp mắc và 04 trường hợp tử vong. Tại Quảng Nam, từ đầu năm 2020 đến cuối tháng 5/2020 đã có 18 ổ dịch với 840 trường hợp mắc, tập trung tại một số nơi có ổ dịch cũ. Vì vậy việc chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Bệnh SXH là bệnh truyền nhiễm do vi rut Dengue gây ra. Muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh.

Muỗi vằn Aedes aegypti có mặt trên khắp thế giới, chúng đốt máu người và các loại súc vật sống ở vùng nhiệt đới, làm lan truyền nhiều bệnh, trong đó có bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Khi bị bệnh SXH bệnh nhân có sốt cao (39-400C), đau đầu dữ dội, đặc biệt đau sau hố mắt, đau cơ, khớp, kèm theo đó là buồn nôn, nôn,… Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể có dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng. Xuất huyết ngoài da (nốt, chấm, mảng xuất huyết), chảy máu chân răng, chảy máu cam... nặng hơn bệnh nhân có xuất huyết nội tạng cùng với những biểu hiện của hội chứng sốc, trụy tim mạch như: đau bụng, đau tức vùng gan, nôn mửa liên tục, nôn ra máu, tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, chân tay lạnh, người vật vã, hoảng hốt... nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết người dân cần tích cực vệ sinh môi trường, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy. Bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để cá ăn lăng quăng/bọ gậy.

+ Thường xuyên rửa sạch thay nước các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, xô, chậu…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thường xuyên thay nước bình hoa.

Để Phòng chống muỗi đốt:

+ Cần mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện để diệt muỗi...

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi khi có bệnh sốt xuất huyết xảy ra.

- Khi có người nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay đến cơ sở Y tế để được khám và điều trị kịp thời.

- Khi mắc bệnh, người bệnh cần nằm trong màn để tránh muỗi đốt làm lây lan bệnh cho người khác

Không có lăng quăng, không có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Nhà nhà diệt muỗi, lăng quăng để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Long Cảnh

Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở bất cứ tỉnh thành nào và vào bất cứ mùa nào trong năm. Khi bệnh chuyển đến giai đoạn biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết người lớn lẫn trẻ em để có cách phòng ngừa kịp thời.

Ngày 24.9, Quảng Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19:

Tối 24.9, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Quảng Nam cho biết, trong ngày không ghi nhận ca mắc mới Covid-19.

Hiện tại đang cách ly y tế tập trung 4.921 người, trong đó đang cách ly tại khách sạn, cơ sở lưu trú 3.709 người; cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung dân sự 1.212 người.

Đang điều trị cho 98 bệnh nhân Covid-19; đối tượng có yếu tố dịch tễ, triệu chứng đang cách ly tại cơ sở y tế là 46 người.

Trong ngày lấy 1.369 mẫu xét nghiệm, kết quả 930 mẫu âm tính và 439 mẫu đang chờ kết quả.

Từ 18.7 đến nay, Quảng Nam có 662 ca bệnh công bố cụ thể 32 ca bệnh cộng đồng, 416 ca lây nhiễm thứ phát, 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 55 ca nhập cảnh.

BTV.TTGDSK

Ngày 19/9/2021, Quảng Nam có 13 ca bệnh công bố trong ngày.

13 ca bệnh công bố (BN677655 đến BN677666 và BN687023), cụ thể là:

- 08 ca bệnh tại thị xã Điện Bàn (Điện Nam Bắc 07 ca, Điện Nam Trung 01 ca): gồm 03 ca bệnh tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (02 ca tại xưởng B, ca B, tổ đóng gói, Công ty thuỷ sản Việt Hoa và 01 ca bệnh là nhân viên Y tế tại công ty may Minh Hoàng 2); các đối tượng còn lại đều là đối tượng F1 đã được giám sát cách ly.

- 05 ca bệnh tại TP Hội An (Cẩm Phô 04 ca, Thanh Hà 01 ca): đều là đối tượng F1 đã được giám sát cách ly tập trung từ trước.

648 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 31 ca bệnh cộng đồng,

407 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 52 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 1.217 mẫu xét nghiệm; kết quả: 13 mẫu dương tính, 1.110 mẫu âm tính, 94 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 18/9/2021, Quảng Nam có 03ca bệnh công bố trong ngày.

03 ca bệnh công bố trong ngày tại  thị xã Điện Bàn đều là đối tượng F1 đã được giám sát cách ly:

- 02 ca bệnh tại Hòa Đa Bắc, Điện Hồng xét nghiệm âm tính lần 1 ngày 16/9/2021.

- 01 ca bệnh tại Ngọc Vinh, Điện Ngọc xét nghiệm âm tính lần 1 ngày 13/9/2021.

636 ca bệnh công bố  cụ thể: 29 ca bệnh cộng đồng,  396 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 52 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 10.329  mẫu xét nghiệm; kết quả: 03 mẫu dương tính, 10.161 mẫu âm tính, 165 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 17/9/2021, Quảng Nam có 01 ca bệnh công bố trong ngày

01 ca bệnh công bố trong ngày tại Điện Tiến, Điện Bàn là F1 đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm âm tính lần 1 ngày 13/9/2021

633 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 29 ca bệnh cộng đồng,

393 ca lây nhiễm thứ phát  (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 52 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 8.532  mẫu xét nghiệm; kết quả: 10 mẫu dương tính, 7.527 mẫu âm tính, 995 mẫu đang chờ kết quả.

 

Ngày 16/9/2021, Quảng Nam có 06 ca bệnh công bố trong ngày

Tại thị xã Điện Bàn (BN646218 đến BN646223), tất cả đều có yếu tố liên quan đến các ổ dịch tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc:
- 01 ca bệnh là công nhân tại xưởng A bộ phận ST7, Công ty giày Rieker;
- 01 ca bệnh là công nhân tại chuyền 11, xưởng 1, Công ty Việt Vương 2;
- 04 ca bệnh còn lại là đối tượng F1 đã được giám sát, cách ly.

 623 ca bệnh công bố từ 18/7/2021 đến nay, cụ thể: 29 ca bệnh cộng đồng, 352 ca lây nhiễm thứ phát (đã cách ly tập trung trước khi phát hiện), 159 ca xâm nhập từ các tỉnh và 43 ca nhập cảnh.

Trong ngày có 7.883 mẫu xét nghiệm; kết quả: 06 mẫu dương tính, 5.537 mẫu âm tính, 2.340 mẫu đang chờ kết quả.

Chuỗi lây nhiễm Điện Bàn đến 16/9

Chuỗi lây nhiễm Điện bàn đến 16 9