BSCKI. Đỗ Trường Lưu - Phó phụ trách, khoa Phòng chống HIV/AIDS

Thực hiện chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Sở Y tế Quảng Nam về việc phòng, chống dịch Covid-19 đối với bệnh nhân điều trị HIV/AIDS và điều trị nghiện bằng thuốc Methadone. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam đã chỉ đạo cũng như phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống nhằm mục đích không để nhiễm bệnh cũng như lây lan dịch, bệnh trong đối tượng bệnh nhân cũng như cộng đồng.  

- Đối với phòng khám điều trị HIV/AIDS tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam và Bệnh viện Phụ sản - Nhi: đã tổ chức việc thực hiện đón tiếp, sàng lọc và khám bệnh tránh làm lây nhiễm Covid-19 theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.  Kê đơn và cấp thuốc ARV, thuốc dự phòng lao và thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội cũng được thực hiện kê đơn tối đa 90 ngày trong thời điểm dịch.

- Tại Cơ sở điều trị và các Cơ sở cấp phát thuốc Methadon Trung tâm Kiểm soát bệnh tật:

Đối với nhân viên y tế: Tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền, áp dụng các biện pháp dự phòng giọt bắn, dự phòng tiếp xúc, dự phòng lây truyền qua đường không khí (đeo khẩu trang, sử dụng găng tay y tế và các phương tiện hỗ trợ khác nếu cần) khi thực hiện các hoạt động chuyên môn tại cơ sở cấp phát thuốc theo đúng quy định hiện hành của Bộ Y tế.

Đối với bệnh nhân: Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân đến uống thuốc hàng ngày thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào điểm uống; thực hiện giản cách 2m giữa các bệnh nhân, không để bệnh nhân tiếp xúc và nói chuyện khi đến uống thuốc tại cơ sở cấp phát thuốc. Tại khu vực cấp phát thuốc; tổ chức phân nhóm bệnh nhân đến theo nhiều thời điểm khác nhau trong ngày; để tránh tụ tập đông bệnh nhân.

Để thực hiện tốt việc này, ngay từ khi có chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam và các đơn vị liên quan đã tổ chức phân luồng cách ly đối tượng ngay khi vào cổng…. Tăng cường thêm đội ngũ bảo vệ, hướng dẫn; Tăng cường công tác truyền thông trực quan; Sắp xếp lại lịch khám bệnh nhân với tần suất ≥ tháng/lần; Giảm thăm khám, tư vấn, trao đổi trực tiếp; Tăng cường trao đổi thông tin với bệnh nhân qua điện thoại và các phương tiện liên lạc cá nhân khác; Không tổ chức tư vấn, sinh hoạt nhóm cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong trong thời gian có dịch COVID-19.