Ngày 19/10, tại Hội trường Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thăng Bình, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Nam (TTKSBT) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội thi về Phòng, chống tác hại của thuốc lá và tìm hiểu Luật Phòng chống tác hại thuốc lá năm 2022 cho học sinh. Tham dự, có Bs.CKI Nguyễn Thị Kim Vân – Phó Giám đốc TTKSBT Quảng Nam, thầy Lê Cao Lang - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thăng Bình, các thầy cô giáo cùng 60 thí sinh đại diện cho 10 đội thi đến từ các trường THCS trên địa bàn huyện Thăng Bình.

1 Toan canh Hoi thig

 

1 ban giam khao 5

Toàn cảnh Hội thi Phòng, chống tác hại của thuốc lá và tìm hiểu Luật Phòng chống tác hại thuốc lá năm 2022

Các đội trải qua 3 phần thi: Kiến thức, Năng khiếu và phần thi Thuyết trình. Dưới hình thức sân khấu hóa, thông qua các vở kịch, bài hát được biến tấu,… các đội đã mang đến cho khán giả những phần thi hấp dẫn, bổ ích, sáng tạo, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về tác hại của thuốc lá, những kiến thức liên quan đến Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy định cấm hút thuốc, cách phòng, chống tác hại của thuốc lá, cai nghiện thuốc lá trong cộng đồng, ...

1 tiet muc NHKC

Một tiết mục dự thi “Ngọc Hoàng khuyến cáo” của các em học sinh tại Hội thi

Theo đánh giá của Ban giám khảo thì Hội thi năm nay quy mô, số lượng, chất lượng, đa số các phần thi có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo. Nội dung và hình thức phù hợp, đa dạng, phong phú ...
Hội thi là dịp để các em học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc lá và luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Đồng thời, giúp các em nâng cao kiến thức hiểu biết về tác hại của thuốc lá và luật phòng chống tác hại của thuốc lá, để mỗi học sinh sẽ là các tuyên truyền viên về phòng chống tác hại thuốc lá đến gia đình, người thân và cộng đồng.
Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức trao 10 giải cho các đội thi, trong đó: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích. Giải nhất chung cuộc thuộc về trường THCS Phan Châu Trinh, huyện Thăng Bình.

1 trao giai nhatg

   

1 gia nhi1

 

1giai bad

 

1 Giai KK


Tường Quyên – Thùy An

Vừa qua, Bệnh viện Mắt Quảng Nam phối hợp cùng với TTYT Bắc Trà My tổ chức buổi truyền thông chăm sóc mắt và khám, tư vấn mắt cho người dân trên địa bàn Bắc Trà My. Đây là 1 trong những hoạt động của dự án Ánh sáng hy vọng do công ty Novartis và Tổ chức The Fred Hollows Foundation (FHF) tài trợ.b59035cf15f3d2ad8be2

Tại đây, các bác sĩ Bệnh viện Mắt đã truyền tải cho người dân những kiến thức về cách chăm sóc và giữ gìn, bảo vệ đôi mắt để tránh mắc các bệnh lý về mắt như: Đục thủy tinh thể, bệnh Glaucoma, Võng mạc đái tháo đường, khô mắt,… Đồng thời, người dân còn được khám sàng lọc, cấp phát thuốc miễn phí.

ee9548c968f5afabf6e4

5c138653a66f6131387e

 

bc0b4be664daa384facb

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, hướng đến tăng khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ chăm sóc mắt thông qua loạt sáng kiến cụ thể như khám sàng lọc cộng đồng, giáo dục sức khỏe mắt toàn diện với mong muốn đem đến đôi mắt sáng khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là những người dân còn khó khăn chưa có điều kiện tiếp cận với dịch vụ y tế cần thiết. Từ đó, giúp chữa trị, phát hiện và định hướng cho bệnh nhân điều trị kịp thời các bệnh lý về mắt một cách hiệu quả nhất.

Viết Thạnh

Sáng ngày 05/10/2022, tại hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức lớp Tập huấn Nâng cao kỹ năng giám sát và phòng chống véc tơ truyền bệnh SXH và ZIKA cho hơn 50 cán bộ làm công tác côn trùng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

bac quang

Bs. CKI Huỳnh Công Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Nam phát biểu và khai mạc Lớp tập huấn

 

Hiện nay, bệnh Sốt xuất huyết đang gia tăng tại các tỉnh khu vực miền Trung, Tây nguyên, trong đó có Quảng Nam. Do đó, nâng cao năng lực giám sát, phòng chống muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát và khống chế dịch bệnh. Tại lớp tập huấn, các học viên đã được phổ biến các kiến thức cơ bản về tình hình bệnh Sốt xuất huyết dengue (SXHD) khu vực miền trung 8 tháng đầu năm 2022 và dự báo 4 tháng cuối năm; thực trạng công tác muỗi truyền bệnh SXHD tại Quảng Nam; hướng dẫn đặc điểm hình thái, sinh học một số loài muỗi, một số giống muỗi thường gặp và cách phân biệt các loài muỗi khác nhau, đặc điểm sinh học của véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika; hướng dẫn định loại véc tơ truyền bệnh và các phương pháp giám sát muỗi, bọ gậy; hướng dẫn cách vận hành, bảo quản và sửa chữa máy phun hóa chất để diệt muỗi; giới thiệu một số hoá chất diệt côn trùng hiện nay, phương pháp pha hoá chất cho máy phun ULV;...

Qua lớp tập huấn lần này, các học viên được nâng cao kiến thức chuyên môn cùng với kỹ năng thực hành, từ đó, giám sát phát hiện sớm các ổ dịch tại địa phương và có biện pháp khoanh vùng xử lý triệt để, tránh tình trạng bùng phát dịch bệnh trên diện rộng. Dự kiến lớp tập huấn diễn ra 2 ngày (từ ngày 05-06/10/2022). 

Được biết, tính đến ngày 02/10, toàn tỉnh đã ghi nhận 9.663 ca. Địa phương có số ca mắc và số ca mắc tích lũy cao trong tỉnh là các địa phương ở khu vực đồng bằng: huyện Thăng Bình (1.813 ca), thị xã Điện Bàn (1.754 ca), thành phố Tam Kỳ (1.325 ca), huyện Đại Lộc (1.034 ca)…

 

Ngày 3-10, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND và một số Sở, Ban, Ngành, Doanh nghiệp có liên quan về đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án hình thành Trung tâm Công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam. 

2bcb8951e30d24537d1c

Thứ trưởng Bộ Y tế làm việc với UBND tỉnh về đẩy nhanh tiến độ xây dựng hình thành trung tâm Công nghiệp dược liệu

Theo thông tin tại buổi làm việc, hiện Quảng Nam đã quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh với diện tích 15.567 héc ta. Ngoài ra, tỉnh đang nghiên cứu trồng di thực sâm Ngọc Linh ở một số địa phương khác có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thời tiết,… tương đồng để mở rộng, phát triển diện tích trồng sâm Ngọc Linh. Các công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây sâm Ngọc Linh cũng được Quảng Nam rất quan tâm. Ông Hồ Quang Bửu - PCT UBND tỉnh Quảng Nam cho biết dự kiến, ngày 15/10, sẽ có đề cương Đề án hình thành Trung tâm Công nghiệp dược liệu Quảng Nam. Đề án tập trung vào việc phải xây dựng được cơ chế để đem lại sức bật cho doanh nghiệp và người dân. 

c49f8de8e6b421ea78a5

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc với lãnh đạo công ty Sâm Sâm 

 Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, chủ trương xây dựng Đề án hình thành Trung tâm Công nghiệp dược liệu Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Y tế đã tổ chức đoàn công tác liên bộ để làm việc với Quảng Nam nhằm khẩn trương xây dựng và ban hành Đề án này. Hiện nay, tiến độ xây dựng đề án còn khá chậm, do đó, Quảng Nam cần đẩy nhanh hơn nữa.

5754e6788d244a7a1335

Đoàn công tác đã có chuyến khảo sát thực tế tại Nhà máy chế biến dược liệu của Công ty TNHH Sâm Sâm, Khu công nghiệp Tam Thăng

Cũng trong ngày 3/10, Đoàn công tác đã có chuyến khảo sát thực tế tại Nhà máy chế biến dược liệu của Công ty TNHH Sâm Sâm, Khu công nghiệp Tam Thăng. Đây là doanh nghiệp chuyên nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống, phát triển vùng trồng và chiết xuất, chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh, bằng phương pháp nhân giống vô tính với tổng diện tích 200 ha, hiện tại đã trồng được 500.000 cây, mục tiêu đến năm 2030 đạt năng suất 5 triệu cây giống/năm. Sâm Sâm Group đã nghiên cứu và chế xuất thành công hơn 10 loại sản phẩm dược liệu có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, công ty đã có được nhiều sản phẩm dược liệu có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh rất tốt và đáng mừng. Tuy nhiên, thời gian tới công ty cũng cần đẩy mạnh nghiên cứu nhiều sản phẩm chất lượng hơn nữa để phát huy hết tác dụng của sâm Ngọc Linh.

Được biết, tiếp đến Đoàn công tác của Bộ Y tế sẽ tiếp tục khảo sát vùng trồng dược liệu quý tại huyện Nam Trà My nhằm phục vụ xây dựng đề án phát triển và hình thành Trung tâm Công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam thời gian tới.

Tường Quyên - Thùy An

Ngày 29-9, Đoàn công tác của Sở Y tế do Ts. Bs Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã trực tiếp đi kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh sau mưa bão tại một số trạm y tế trên địa bàn huyện Phú Ninh và Tiên Phước. Cùng đi trong đoàn có đại diện lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, lãnh đạo TTYT huyện Phú Ninh và Tiên Phước và một số phòng ban trực thuộc Sở.

1b96fde01248d6168f597

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã đi kiểm tra về tình hình thiệt hại, đảm bảo hoạt động của y tế trong mưa bão, công tác giám sát dịch bệnh, xử lý môi trường, khám chữa bệnh cho người dân tại Trạm Y tế xã Tam Lãnh huyện Phú Ninh và Trạm Y tế Tiên Cẩm và Tiên Hà của huyện Tiên Phước. Ts. Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế cùng đoàn công tác đã nghe lãnh đạo các đơn vị y tế báo cáo những thiệt hại do mưa bão gây ra như: một số trạm y tế bị hư hỏng như tốc mái, sụt móng, nứt tường... những khó khăn trong hoạt động phòng chống dịch bệnh và phục vụ khám chữa bệnh cho người dân trong thời gian trước, trong và sau bão. Đồng thời, các đơn vị cũng nêu một số đề xuất, kiến nghị với đoàn trong việc hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa bão.

Sau khi đến thăm hỏi, động viên và kiểm tra thực tế, Ts. Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế đề nghị các đơn vị trên cần nhanh chóng khắc phục cơ sở vật chất, để khôi phục công tác khám chữa bệnh và các hoạt động chăm sóc sức khỏe khác cho người dân. Đồng thời, có những chỉ đạo cụ thể các biện pháp phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân trong vùng mưa bão, cũng như đã đi thăm gia đình cán bộ y tế bị ảnh hưởng nhiều do mưa bão gây ra.

Tường Quyên – Viết Thạnh

Ngày 27/9, ngành Y tế tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc với các trạm y tế xã/ phường (thuộc các huyện: Duy Xuyên, Thăng Bình, Hội An) được dự báo có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 4 (NORU) gây ra. Đoàn công tác do Ts.Bs Mai Văn Mười - TUV, Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn, cùng đại diện lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão NORU. 

1A

Bs. Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở làm việc với Trung tâm Y tế Thăng Bình và trạm Y tế xã Bình Minh (Thăng Bình) về công tác phòng chống bão NORU

Tại các điểm kiểm tra như: Trạm y tế phường Cẩm Hà, Cửa Đại, Cẩm Thanh, xã Bình Minh, Duy Hải, đoàn công tác đã nắm bắt tình hình chuẩn bị cơ số thuốc men, vật tư y tế, nhân lực, trực gác cấp cứu,… của các trạm y tế. 

Qua kiểm tra, Ts.Bs Mai Văn Mười cho biết: “Các Trung tâm y tế tuyến huyện cơ bản đã chuẩn bị sẵn sàng các đội cấp cứu cơ động để hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu; phân công đội trực gác 24/24 giờ; đảm bảo cơ số thuốc men đầy đủ và chuẩn bị nhân lực cùng với chính quyền nhân dân sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn; đã thành lập đội cơ động phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường để hỗ trợ y tế cơ sở; sẵn sàng lên phương án để dọn vệ sinh môi trường, xử lý xác súc vật, khử khuẩn nguồn nước cho bà con sau bão; sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh sau bão như: Tay chân miệng, các bệnh về da, Sốt xuất huyết, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra,....”

1B

Kiểm tra công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với bão số 4 tại các trạm Y tế xã

Sở Y tế cũng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị ngành Y tế phải xem công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm; Tập trung chỉ đạo quyết liệt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế cũng như Ủy ban nhân dân huyện/thành phố về công tác phòng, chống thiên tai của đơn vị.

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Hội An nói: “Hiện thành phố Hội An với 13 trạm Y tế, cùng Trung tâm Y tế thành phố Hội An có 106 nhân lực đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án để ứng phó với bão lũ. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc ứng phó bão lũ rồi, tuy nhiên vẫn nhắc nhở anh em không được chủ quan, vì cơn bão lớn, khó lường. Đối với những trạm y tế dự báo sẽ ngập lũ, có thể sẽ ảnh hưởng nặng do cơn bão gây ra, chúng tôi thực hiện di dời trang thiết bị, nhân lực đến nơi an toàn, chèn chống các phòng ốc, mái tôn để tránh gây thiệt hại. Mỗi khối phố đều được bố trí một cán bộ y tế trực gác để cùng với chính quyền hỗ trợ người dân khi có sự cố xảy ra. 

Đặc biệt tại các điểm kiểm tra, Ts.Bs Mai Văn Mười yêu cầu các đơn vị tập trung phải duy trì công tác chuyên môn thường xuyên, trực cấp cứu 24/24 giờ, sẵn sàng thu dung cấp cứu, điều trị cho nạn nhân do mưa bão gây ra; tuyệt đối không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân.  

1C

Lãnh đạo Ngành dặn dò cán bộ y tế chuận bị chu đáo, sẵn sàng các tình huống cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân trong và sau  bão lũ

Y sỹ Võ Thị Thu Nguyệt - Phó trưởng Trạm y tế phường Cẩm Thanh chia sẻ: “Chúng tôi đã phối hợp ủy ban nhân dân xã để ứng phó với cơn bão. Tất cả đã sẵn sàng từ nhân lực y tế, thuốc men, thực phẩm,... đều được chuẩn bị di dời về nơi tránh trú an toàn, hạn chế xảy ra mất mát về người và tài sản.”

Bên cạnh đó, các đơn vị y tế cũng đã lên phương án phòng chống mưa lũ; thực hiện các giải pháp bảo đảm cách ly cần thiết trong phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi có tình huống sơ tán, tập trung đông người tại các điểm sơ tán./.

 

THÙY AN - ÁNH MINH

Ngày 24/9, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức Chương trình Quân Dân Y đến khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho gần 300 đối tượng thuộc gia đình chính sách, người có công với cách mạng và người dân biên giới xã La Dêê huyện Nam Giang. 

1

Đoàn Y bác sỹ Quân Dân Y khám bệnh, cấp thuốc điều trị bệnh cho người có công cách mạng, bà con vùng cao biên giới xã LaDee 

Tại đây, các y bác sĩ đã thực hiện thăm khám, tư vấn, phát hiện và hướng dẫn những biện pháp chăm sóc bản thân, chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý, phù hợp với tình trạng sức khỏe và lứa tuổi; Thăm khám và phát hiện các triệu chứng của bệnh như: Tăng huyết áp, Tim mạch, các bệnh lý về Mắt, Viêm da dị ứng, Tiêu chảy, Cơ xương khớp,... Đối với những trường hợp bệnh thông thường, bác sĩ đã cấp phát thuốc điều trị, đối với những ca bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ  sẽ tư vấn, hướng dẫn điều trị dài ngày tại bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa phù hợp. 

Đợt này có 14 cán bộ y tế thuộc các đơn y tế chuyên khoa, đa khoa tuyến tỉnh, cán bộ Quân Y - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, nhân viên y tế Trung tâm y tế huyện Nam Giang phối hợp thực hiện. 

2

Cũng trong dịp này, đoàn thanh niên Sở Y tế đã trao 64 suất quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn tại trường tiểu học xã La Dêê. Kinh phí cho đợt khám, cấp phát thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người dân biên giới xã La Dêê huyện Nam Giang và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là 120 triệu đồng.

3

4

Tặng quà cho các em học sinh vùng cao nơi đây

Thông qua những hoạt động này đã góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, các cán bộ trẻ, thể hiện trách nhiệm của mình đối với các thế hệ đi trước, các anh hùng đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp độc lập của dân tộc; thể hiện sự chung tay của các cấp, các ngành cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội./.

 Thuỳ An - Ánh Minh

SKĐS - Theo Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19, ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng, thời gian gần đây, cả nước ghi nhận trung bình gần 3.000 ca mắc mới mỗi ngày. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch, tuy nhiên nhiều nơi vẫn tiêm thấp, chậm.

dieu tr bn covid 16404805269291491862897
Bệnh nhân nặng, ca tử vong do COVID-19 tăng cao nhất trong vài tháng nay
Bộ Y tế cho biết ngày 15/9 có 2.963 ca COVID-19 mới, tuy nhiên số khỏi bệnh nhiều gấp gần 20 lần với 55.183 trường hợp. Trong ngày có 5 bệnh nhân tử vong - đây cũng là ngày có số ca bệnh tử vong nhiều nhất trong khoảng vài tháng gần đây.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.450.999 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.721 ca nhiễm).

Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi đến nay là: 10.448.813 ca. Hiện còn giám sát hơn 959.000 trường hợp, trong đó có 184 trường hợp nặng đang điều trị, giám sát gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 163 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 14 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.137 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Chủ động các phương án, kịch bản chống dịch, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19
Theo Bộ Y tế, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường tuy nhiên số ca mắc mới, số ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng. Thời gian gần đây, cả nước ghi nhận trung bình gần 3.000 ca mắc mới mỗi ngày, nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron như BA.4, BA.5, BA2.74, BA 2.12.1 với khả năng lây nhanh hơn biển chủng gốc.

Bộ Y tế cũng nêu rõ, tỷ lệ tiêm vaccine cho các nhóm đối tượng đã tăng sau một thời gian chững lại nhưng vẫn chưa bảo đảm yêu cầu tại một số nơi, tiến độ tiêm chủng còn chậm, tỷ lệ tiêm chủng vaccine nhất là cho trẻ em còn thấp, trong khi Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.

Do đó, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Đồng thời tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới.

Tiếp tục bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục kiện toàn lực lượng chống dịch, động viên, nâng cao chế độ đãi ngộ với các cán bộ y tế trên địa bàn, nhất là cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở, cán bộ y tế trong các cơ sở điều trị; tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư, trang thiết bị.

Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, tử vong, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Đồng thời tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh" theo thông điệp "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác";

WHO kêu gọi các quốc gia tập trung bao phủ 100% vaccine COVID-19 cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 615,6 triệu ca, trên 6,52 triệu ca tử vong.

Ngày 14/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 tuần qua đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.

Tổng giám đốc WHO kêu gọi các quốc gia nên nắm bắt cơ hội này để chấm dứt đại dịch, duy trì nỗ lực và tận dụng những công cụ sẵn có như vaccine, thuốc điều trị để ngăn chặn sự lây lan, tử vong một cách chủ động ngay cả khi có sự xuất hiện của các biến thể mới và làn sóng lây nhiễm trong tương lai.

Cùng ngày, WHO đã công bố 6 bản tóm tắt chính sách về các hành động mà các quốc gia có thể áp dụng nhằm đối phó với COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, WHO kêu gọi các quốc gia tập trung bao phủ 100% vaccine cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, bao gồm nhân viên y tế và người lớn tuổi, coi đó là ưu tiên cao nhất trên lộ trình đạt tỷ lệ bao phủ vaccine 70%; tiếp tục xét nghiệm và giải trình tự gene đối với virus SARS-CoV-2, đồng thời tích hợp các dịch vụ giám sát và xét nghiệm với các dịch vụ về các bệnh đường hô hấp khác, bao gồm cả bệnh cúm.

Trong 2 ngày (15/9 - 16/9) Tổ chức PATH/ TCMR phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức triển khai dự án Tăng cường tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật bản (VNNB) trong thời gian đại dịch COVID-19. Tham dự có Ts.Bs Nguyễn Văn Văn - Phó giám đốc Sở Y tế, Ts Thẩm Chí Dũng - Trưởng nhóm Vắc xin và Tiêm chủng - Tổ chức PATH, Ts.Bs Trần Văn Kiệm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC) cùng đại diện 18 Trung tâm y tế huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh.

THAM CHI DUNG

Ts Thẩm Chí Dũng - Trưởng nhóm Vắc xin và Tiêm chủng - Tổ chức PATH triển khai dự án Tăng cường tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật bản (VNNB) trong thời gian đại dịch COVID-19

Dự án tăng cường tiêm chủng vắc xin VNNB trong thời gian đại dịch COVID-19 nhằm hỗ trợ kỹ thuật triển khai tiêm chủng vắc xin VNNB cho tượng bị bỏ lỡ tiêm vắc xin do đại dịch COVID-19 trong năm (2020 - 2022) tại Quảng Nam. Dự án tập trung vào các hoạt động chính như: chuẩn bị hồ sơ dự án và quy trình phê duyệt tại tỉnh Quảng Nam; hướng dẫn cho các cán bộ y tế về vắc xin VNNB và tiêm chủng cho trẻ bỏ lỡ vắc xin ở tất cả các tuyến và tổ chức cuộc họp khởi động dự án; tập huấn, xây dựng kế hoạch chi tiết; hỗ trợ và giám sát tiêm phòng vắc xin VNNB; hỗ trợ cuộc họp hàng quý với CDC Quảng Nam và TTYT huyện để đánh giá các hoạt động tiêm chủng vắc xin VNNB; giám sát hỗ trợ và đánh giá.

Tại đây, các đại biểu tham dự đã tập chung thảo luận nội dung các hoạt động dự án, phân tích làm rõ những khó khăn, hạn chế và đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả Dự án trong thời gian tới. Dự kiến thời gian tổ thực hiện dự án bắt đầu từ ngày (1/8/2022 - 31/7/2023)./.

TOA CANH LUU NIEM

Chụp ảnh lưu niệm tại buổi triển khai dự án Tăng cường tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật bản (VNNB) trong thời gian đại dịch COVID-19

Thùy An - Viết Thạnh

Sáng ngày 29/8 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, tổ chức Vietnam Health Imporovement Projet triển khai dự án tăng cường tiếp cận thông tin và chăm sóc HIV cho nhóm khó tiếp cận và nhóm nguy cơ cao tại 2 huyện Tiên Phước và Đại Lộc. Tham dự có BS.CKI Lê Quang Khánh - Giám đốc trình tổ chức VNHIP, ông Trần Duy - Phụ trách dự án, BS.CKI Nguyễn Thị Kim Vân - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cùng các cán bộ chuyên trách công tác điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

BS.CKI Lê Quang Khánh Giám đốc trình tổ chức VNHIPht

BS.CKI Lê Quang Khánh - Giám đốc Chương trình của Tổ chức VNHIP phát biểu triển khai dự án tăng cường tiếp cận thông tin & chăm sóc HIV cho nhóm khó tiếp cận và nhóm nguy cơ cao tại 2 huyện Tiên Phước và Đại Lộc

Tại đây, đại diện Khoa Phòng chống HIV/AIDS, trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam báo cáo tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Nam, tình hình nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và kế hoạch hoạt động trong thời gian tới. Theo đó, toàn tỉnh hiện đang có 513 người nhiễm HIV, số người đang điều trị ARV 461 người. Trong đó số người nhiễm HIV tại huyện Tiên Phước là 54 người, Đại Lộc 41 người. Trong thời gian tới, tăng cường công tác điều ARV cho người nhiễm HIV/AIDS; tăng cường tư vấn tuân thủ điều trị cho bệnh nhân để xét nghiệm tải lượng vi rút đạt 98% có kết quả dưới ngưỡng phát hiện; đảm bảo 98% bệnh nhân HIV/AIDS có kết quả dưới ngưỡng phát hiện; đảm bảo 98% bệnh nhân HIV/AIDS có bảo hiểm y tế; tăng cường công tác truyền thông; tăng cường công tác điều trị Methadone; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về chương trình HIV/AIDS, chương trình phòng chống ma túy;…

Qua báo cáo, Dự án đánh giá tình hình số người có nguy cơ cao bị nhiễm HIV/AIDS tại 2 huyện Đại Lộc và Tiên Phước khá lớn, có khoảng 512 người thuộc nhóm nguy cơ cao tại huyện Tiên Phước và 203 người tại huyện Đại Lộc. Đa số người có HIV/AIDS đang điều trị và chưa điều trị có cuộc sống kinh tế khó khăn, sự hiểu biết về phòng chống HIV/AIDS còn hạn chế;… chính vì vậy, tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai dự án tại 2 huyện này nhằm mục đích góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV do ảnh hưởng HIV/AIDS. Dự án sẽ giúp cho cán bộ tuyến huyện/xã/thị trấn nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng tư vấn về phòng chống HIV/AIDS; nhân viên y tế thôn, khối phố được đào tạo về giáo dục và tư vấn sức khỏe phòng chống HIV/AIDS; người nhiễm HIV/AIDS tại 2 huyện sẽ được tư vấn và làm xét nghiệm tải lượng vi rút HIV và được chăm sóc, quản lý bởi hệ thống y tế địa phương; người nhiễm HIV/AIDS được tăng cường hội nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống;…

Thùy An - Ánh Minh

Sáng ngày 29/8, Hội Đông y tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo với chuyên đề: bảo tồn, phát triền, ứng dụng cây thuốc nam bản địa vào phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Tham dự có BS.CKI Nguyễn Đình Chính - Chủ tịch hội Đông y tỉnh Quảng Nam cùng đại diện hội Đông y thuộc 18 huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tỉnh tham dự.

BS.CKI Nguyễn Đình Chính Chủ tịch hội Đông y tỉnh Quảng Nam

BS.CKI Nguyễn Đình Chính - Chủ tịch hội Đông y tỉnh Quảng Nam phát biểu tại hội thảo với chuyên đề: bảo tồn, phát triền, ứng dụng cây thuốc nam bản địa vào phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho nhân dân

Tại hội thảo, đại diện hội Đông y các huyện Đại Lộc, Phú Ninh, Nam Giang, Điện Bàn, Hiệp Đức lần lượt báo cáo tham luận như: bảo tồn, phát triền, ứng dụng cây thuốc nam bản địa vào bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; Nam Dược - bảo tồn và phát triển; thúc đẩy truyền thụ và áp dụng tri thức bản địa về sử dụng cây dược liệu để phòng và trị bệnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại huyện Nam Giang; thuốc Nam - điều trị cơ xương khớp; Quả dâu - vị thuốc khỏe ngươi dẹp nhan sắc; công dụng, tính vị kinh 40 dược liệu thuốc nam; Đạm Khúc Diệp - thanh nhiệt, lợi thủy; một số cây thuốc và vị thuốc chống viêm, chữa ho, giảm sốt;… 

Hội thảo với mục đích củng cố và xây dựng nhận thức mới cho cán bộ, hội viên hội Đông y tiếp tục bảo tồn, phát triển dươc liệu; phát triển nguồn dược liệu trở thành hàng hóa, hình thành và sản xuất chuyên canh, thâm canh giúp bà con xóa đói, giảm nghèo; chủ động nguồn dược liệu tại chỗ thay thế nguồn dược liệu ngoại nhập giá thành cao; bảo tồn, phát triển và ứng dụng y học cổ truyền vào nhiệm vụ phòng bệnh, chữa bệnh, từ đó, duy trì sự phát triển và phát huy vai trò của hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới./.

Thùy An - Ánh Minh

Ngày 25/8/2022, tại trường Đại học Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức kỳ thi tuyển dụng viên chức Ngành Y tế năm 2021 vòng 2 nhằm bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ngành Y tế và các đơn vị liên quan Ngành Y tế. Ts. Bs Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế dự và khai mạc kỳ tuyển dụng. 

TUYEN DUNG

Toàn cảnh Kỳ thi tuyển dụng viên chức năm 2021

Tại buổi khai mạc, Hội đồng tuyển dụng viên chức đã công bố quyết định thành lập Hội đồng, Ban giám sát, Ban coi thi, đồng thời phổ biến quán triệt nội dung, quy chế kỳ thi tuyển tới tất cả thí sinh. Trong đợt này, có 1.091 thí sinh đủ điều kiện sẽ tham gia thi vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức Ngành Y tế Quảng Nam với các vị trí việc làm gồm bác sĩ chuyên ngành như bác sĩ y đa khoa, y học cổ truyền, sản phụ khoa..., dược, xét nghiệm, điều dưỡng, …. Với số chỉ tiêu biên chế 570 người, trong đó, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế được bố trí 549 chỉ tiêu. Sở LĐ-TB&XH có 17 chỉ tiêu và 4 chỉ tiêu cho Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam. Hình thức là các thí sinh thi viết về nghiệp vụ chuyên ngành. Nội dung thi xoay quanh kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. 

TUYEN DUNG 2

Ts.Bs Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế, Phó Chủ tịch Hội đồng thi dự và khai mạc kỳ tuyển dụng viên chức năm 2021

Phát biểu khai mạc, Ts.Bs Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế -  Phó Chủ tịch Hội đồng thi đề nghị các thành viên Hội đồng tuyển dụng cần thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế đề ra, đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch trong quy trình thi tuyển. Các bộ phận được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, cơ sở vật chất cần tổ chức phục vụ tốt nhất để kỳ thi tuyển đạt kết quả cao. Đồng chí mong các thí sinh bình tĩnh, tự tin, tập trung hoàn thành tốt bài thi đạt kết quả cao nhất. Qua đó, sẽ lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, trình độ chuyên môn phù hợp vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu công việc của ngành Y tế trong thời gian tới.

TRƯỞNG HOA - TƯỜNG QUYÊN