TS.BS. Trần Văn Kiệm
                                                                                                                                                                                                                         Giám đốc CDC Quảng Nam
Năm 2020, một năm đầy biến động về tình hình dịch bệnh với sự xuất hiện và xâm nhập của dịch bệnh nguy hiểm Covid-19, là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra, tuy nhiên sau một năm nhìn lại công tác phòng chống dịch bệnh tại Quảng nam đã đạt được những kết quả nhất định.

Tình hình chung và kết quả phòng chống dịch bệnh trong nước cũng như tại Quảng Nam.

Tại Việt Nam, trong năm 2020 các bệnh dịch lưu hành tiếp tục được khống chế, tỷ lệ mắc và tử vong của hầu hết các bệnh dịch truyền nhiễm lưu hành thấp hơn so với trung bình giai đoạn 5 năm qua, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tiêm phòng có tỷ lệ mắc giảm mạnh do duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao. Tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Một số bệnh truyền nhiễm còn lưu hành như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết có số mắc giảm nhưng vẫn còn gia tăng cục bộ tại một số địa phương vào các tháng cao điểm, bệnh sởi ghi nhận rải rác, lẻ tẻ tại một số tỉnh, thành phố, nhưng không thành ổ dịch tập trung cũng đã được can thiệp giải quyết kịp thời tránh được nguy cơ lan rộng và bùng phát thành dịch lớn. Tuy nhiên trong năm 2020, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và lây lan nhanh chóng, trở thành một đại dịch toàn cầu, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế, xã hội trên thế giới cũng như nước ta.

Tại Quảng Nam, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi không ghi nhận trường hợp mắc. Bệnh tay chân miệng ghi nhận 435 ca giảm 56,1 % so với cùng kỳ năm 2019 (991). Bệnh sốt xuất huyết Dengue cũng giảm 73,3 % (3.014 ca) so với cùng kỳ năm 2019 (11.275 ca), không có tử vong. Bệnh sốt rét trong năm 2020 ghi nhận 55 trường hợp mắc, giảm 32,0 % so với năm 2019 (81 trường hợp), không có trường hợp sốt rét ác tính, tử vong. Các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng 20 năm liên tục bảo vệ được thành quả thanh toán bại liệt kể từ khi chính thức được WHO xác nhận vào năm 2000; năm thứ 15 duy trì loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh quy mô huyện trên phạm vi toàn tỉnh,… Tuy nhiên, dịch bệnh nguy hiểm mới xâm nhập Covid-19, ảnh hưởng đến tỉnh ta từ tháng 02 năm 2020, đến ngày 22/12/2020 ghi nhận 107 trường hợp mắc, 03 trường hợp tử vong, gần 1.000 người cách ly tại cơ sở y tế, hơn 9.000 người cách ly tập trung, hơn 60.000 người cách ly tại nhà và hơn 100.000 mẫu xét nghiệm Covid-19. Trước sự biến động này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã nhanh chóng tham gia dập dịch với phương châm: ngăn chặn xâm nhập, phát hiện sớm, cách ly ngay, khoanh vùng gọn.

Tuy sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 là một khó khăn thách thức, nhưng với vai trò là cơ tham mưu trực tiếp Sở Y tế các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã góp phần quan trọng để khống chế hoàn toàn dịch Covid, các loại dịch nguy hiểm khác không xảy ra, góp phần quan trọng để nâng cao và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Tiếp tục với vai trò lãnh đạo hoạt động về ngành y tế dự phòng nói chung và công tác phòng chống dịch bệnh nói riêng, năm 2021, CDC chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch nhằm duy trì và phát huy hiệu quả phòng chống dịch thời gian qua, nâng cao cảnh giác hơn, triển khai mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để phòng chống, khống chế kịp thời các loại dịch bệnh đặc biệt là COVID-19. Chính vì thế, để đạt được yêu cầu trong công tác phòng chống dịch bệnh, năm 2021 CDC phấn đấu đạt được mục tiêu giảm 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2016-2020. Khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.

Các giải pháp thực hiện

1. Tổ chức, chỉ đạo điều hành: Củng cố Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp để nâng cao chất lượng, hiệu quả và chủ động trong phòng chống bệnh dịch, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh xảy ra tại địa phương; Tăng cường trách nhiệm của các cấp, ban ngành trong công tác phòng, chống dịch bệnh, sớm phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, cấp và bổ sung kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh và các chương trình Y tế mục tiêu; Tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và người dân và cùng với cơ quan quản lý nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất.

2. Chuyên môn kỹ thuật:

Các giải pháp giảm mắc: Đánh giá rút kinh nghiệm công tác phòng chống dịch năm 2020, đề xuất các biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch năm 2021; Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế, kịp thời đáp ứng các tình huấn về dịch bệnh; Tăng cường giám sát bệnh chủ động tại cửa khẩu và cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, xử lý ổ dịch triệt để nhằm hạn chế lây lan và không để bệnh dịch lan rộng, bùng phát. Chú trọng vào nhóm các dịch bệnh nguy hiểm (Ebola, MERS-CoV, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), dịch hạch, Covid-19 ...) và các bệnh lưu hành có số mắc cao (bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, sốt rét, dại, liên cầu lợn ...); Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã, phường vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện bảo đảm tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt trên 90% ở quy mô xã, phường trên phạm vi toàn quốc; Thực hiện giám sát trọng điểm một số bệnh truyền nhiễm gây dịch như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản... nhằm cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết về dịch tễ học, vi khuẩn học và các yếu tố liên quan làm cơ sở lập kế hoạch dự phòng và khống chế dịch bệnh chủ động; Triển khai kế hoạch hoạt động chống dịch bệnh và phòng, chống sốt xuất huyết thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia; Phối hợp giám sát viêm gan vi rút và điều tra tỷ lệ nhiễm viêm gan ; Tiếp tục hướng dẫn và triển khai thực hiện phòng chống bệnh dại; Xây dựng Kế hoạch đáp ứng với các tình huống khẩn cấp về phòng chống dịch bệnh; Phối hợp chặt chẽ với ngành thú y trong việc chủ động giám sát, chia sẻ thông tin và tổ chức các hoạt động phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người; Duy trì, kiện toàn các đội cơ động chống dịch bệnh tại các tuyến, có đủ năng lực và trang thiết bị sẵn sàng thực hiện xử lý ổ dịch, hỗ trợ tuyến trước khi có dịch bệnh xảy ra; Tiếp tục thực hiện và duy trì hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng; Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin, tiêm bổ sung vắc xin tại vùng nguy cơ: chiến dịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản tại vùng nguy cơ; Triển khai áp dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia; hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm; phần mềm báo cáo công tác kiểm dịch y tế trên phạm vi toàn quốc; Tổ chức tập huấn cho các cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch (cán bộ giám sát, xét nghiệm, cấp cứu điều trị bệnh nhân, xử lý ổ dịch, truyền thông).

Các giải pháp giảm tử vong: Phối hợp tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến, về phòng chống dịch, bệnh.

3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe

Đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, tiêm chủng; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động ứng phó, xử lý các tình huống thông tin y tế bất cập, kịp thời cung cấp thông tin bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh; Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh, lợi ích tiêm chủng để vận động nhân dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, phối hợp và tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh

4. Đầu tư nguồn lực

Bổ sung số lượng cán bộ hiện đang thiếu cho các đơn vị dự phòng các tuyến, đảm bảo đủ nhân lực tham gia công tác phòng chống dịch; Tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện công tác y tế dự phòng một cách hiệu quả; Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp chống dịch, trực dịch cho cán bộ tham gia chống dịch bệnh; Theo dõi, chỉ đạo các địa phương, đơn vị đảm bảo hậu cần phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo kinh phí, hóa chất, trang thiết bị.

5. Nghiên cứu khoa học: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về dịch tễ học của bệnh, tác nhân gây bệnh, về véc tơ truyền bệnh, vắc xin phòng bệnh, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh, xây dựng mô hình phòng chống để đề xuất các biện pháp phòng chống phù hợp.

6. Công tác kiểm tra, thanh tra: Tổ chức các đoàn công tác đi thanh tra việc thực công tác phòng chống dịch bệnh, quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ; Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh, tập trung vào các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi hoặc bệnh lưu hành có số mắc, tử vong cao (tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, dại, Covid-19 …); Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các bệnh viện về phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, cách ly, triển khai các giải pháp phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện; Phối hợp với ngành thú y và các đơn vị liên quan thành lập các đoàn công tác liên ngành tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các huyện, thành phố trọng điểm.

Phát hiện kịp thời các ca sốt xuất huyết, triển khai ngay các biện pháp y tế kết hợp tuyên truyền vận động đã giúp Hội An khống chế được dịch sốt xuất huyết trong thời điểm đỉnh dịch cuối năm.
Từ tháng 9 đến tháng 11/2020, phường Thanh Hà là địa phương ghi nhận số ca sốt xuất huyết nhiều nhất trên địa bàn thành phố Hội An, với tổng số ca mắc trong 3 tháng nói trên là 37 ca. Được xem là điểm “nóng”, vì thế lãnh đạo Trung tâm Y tế Hội An đã sớm cảnh báo và chỉ đạo địa phương chú trọng việc tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, dẹp bỏ các vật dụng chứa nước ngoài trời, diệt lăng quăng.
Ngay từ tháng 9 khi có 10 trường hợp mắc bệnh, Trạm Y tế cấp báo về Trung tâm Y tế, phối hợp triển khai ngay việc khoanh vùng, phun hóa chất Cloramin, ngăn chặn không để dịch lây lan diện rộng. Ông Nguyễn Liệu, Trưởng Trạm Y tế phường Thanh Hà cho biết: "Xác định địa phương có nhiều khối phố đông dân, có khối phố đông dân nhất thành phố, với hơn 2 ngàn hộ dân như khối Trảng Sỏi, khi địa bàn có người bị sốt xuất huyết, Trạm Y tế nhanh chóng điều tra, khoanh vùng dịch tễ, phun hóa chất đúng cự ly, không để lây nhiễm, bùng phát ra các hộ ở san sát nhà nhau. Cùng với đó, Trạm Y tế phường phối hợp với Ban Quân dân chính khối phố thông báo cho nhân dân nắm thông tin, kết hợp kêu gọi từng hộ dân phải thực hiện ngay các biện pháp chống dịch sốt xuất huyết như diệt loăng quang bọ gậy, phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước ngoài trời. Nhờ vậy là địa bàn rộng, dân số đông, dịch sốt xuất huyết ở phường Thanh Hà đã không lan rộng, lây nhanh giữa các khối phố. Khi phát hiện có ca sốt xuất huyết Trạm Y tế và khối phố kịp thời giám sát tìm nguyên nhân và chặn đứng nguồn lây."
Phường Cẩm Châu là một trong những địa bàn có dịch bệnh Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp trong năm 2019, bước sang 3 tháng đầu năm 2020, địa phương vẫn còn 28 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Tiếp tục áp dụng kinh nghiệm khống chế dịch từ năm trước, chính quyền và Trạm Y tế phường Cẩm Châu đã triển khai sớm các biện pháp phòng chống dịch bệnh, quyết tâm không để lây lan, bùng phát dịch, nhờ đó, liên tiếp từ quý 2 đến nay, số lượng bệnh nhân Sốt xuất huyết ở phường Cẩm Châu giảm hẳn, nhiều tháng không xuất hiện ca bệnh, kể cả trong những tháng thời tiết mưa lũ, mưa nắng thất thường là điều kiện dễ khởi phát dịch bệnh sốt xuất huyết.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế Hội An, tính đến tháng 10/2020, toàn thành phố có 10/13 xã phường có các trường hợp mắc sốt xuất huyết nhưng chỉ có 2 phường số lượng tương đối nhiều dưới 40 ca là Thanh Hà và Cẩm Châu kể trên. Số còn lại chỉ xuất hiện 1-2 ca là đã được các địa phương và ngành Y tế xử lý kịp thời. Tính đến tháng 11/2020, thành phố Hội An có 318 người bị sốt xuất huyết, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Đáng phấn khởi là trong đợt mưa lũ cao điểm vừa qua, Hội An đã vượt qua được thời điểm đỉnh dịch, số lượng người mắc sốt xuất huyết sau thời gian mưa lũ kéo dài không đáng kể.
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Y tế Hội An cho biết: "Năm nay không phải là chu kỳ 3 năm trở lại một lần. Thứ 2 là qua công tác tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên của Trạm Y tế và chính quyền các địa phương, đặc biệt là quân dân chính khối phố, người dân đã nắm bắt được các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết. Đây là điều rất quan trọng, vì vậy, ở các thôn, khối phố đã tuyên truyền bằng loa tại từng địa bàn dân cư, kết hợp cấp phát tờ rơi, nhắc nhở bà con lưu ý trong các cuộc họp thôn, khối, vì vậy, các gia đình cũng cảnh giác với sốt xuất huyết cũng như các dịch bệnh theo mùa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang là thời điểm mùa mưa, ẩm thấp, mùa sinh sản của muỗi, nên chúng tôi vẫn chỉ đạo 13 Trạm Y tế xã phường vừa lưu ý theo dõi chặt chẽ, vừa tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh, trong đó đặc biệt là dịch Covid -19 và sốt xuất huyết. Các gia đình phải thực hiện các giải pháp vệ sinh môi trường, nhà cửa, diệt loăng quăng bằng cách đậy kín dụng cụ chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thường xuyên thay rửa nước trong hồ bơi, lật úp tất cả những vật dụng chứa nước trong nhà, ngoài vườn, không để nước ứ đọng lâu ngày, tạo môi trường cho muỗi sinh sản như lọ hoa, chén bát, nồi xoong, xô thùng cũ, đồ chơi trẻ em, mảnh sành, mảnh sứ, lốp xe cũ.…, thực hiện nghiêm việc ngủ màn, lau chùi sàn nhà sạch sẽ, thông thoáng…"
Đặc biệt khi người dân có biểu hiện sốt xuất huyết phải thăm khám, xét nghiệm, điều trị, đây cũng là cơ sở dữ liệu để chúng tôi tiến hành các biện pháp can thiệp kip thời, ngăn chặn phát hiện muộn, hạn chế bệnh sốt xuất huyết lây trong cộng đồng, Bs Anh cho biết thêm.

Hoàng Ny - Trung tâm Y tế Hội An

Năm 2020, công tác phòng chống dịch, bệnh và việc thực hiện Chương trình, Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Mặc dù dịch bệnh COVID-19 kéo dài gây chậm trễ trong việc triển khai các Dự án của Chương trình Mục tiêu, tuy nhiên bằng quyết tâm cao, Trung tâm tập trung đã đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo Chương trình được thực hiện kịp thời, mang lại hiệu quả cao.
Kết quả phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Tình hình dịch COVID-19: Toàn tỉnh ghi nhận 104 trường hợp mắc COVID-19, trong đố 03 trường hợp tử vong; đã triển khai thực hiện 99.636 mẫu xét nghiệm trong đó: 104 mẫu dương tính (+), 99.532 mẫu âm tính (-) và không có mẫu nào chưa có kết quả.
Tiếp tục tăng cường giám sát, nhất 1à trong việc giám sát các trường hợp
có liên quan đến các ca bệnh dương tính, các trường hợp F1, F2; khoanh vùng, xử lý triệt để theo quy định; triển khai kế hoạch điều trị trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở mức độ cao hơn, sẳn sàng các phương án để kiểm soát tốt tình hình dịch; triển khai công tác tiếp đón, sàng lọc, phân luồng, cách 1y theo quy định tại Công văn số 1385/BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dich COVID-19 Quốc gia; tăng cường thực hiện phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và một số dịch bệnh khác: Trong 10 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, bên cạnh một số dịch bệnh xảy ra rải rác (bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, bệnh sốt rét), dịch bệnh sốt xuất huyết có xu hướng tăng dần, phát sinh các ổ dịch mới, ghi nhận đến tuần 47 có 2.589 ca mắc sốt xuất huyết; 86 ổ dịch tại 16/18 huyện/thị/thành phố, số mắc giảm 74,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, tất cả các ổ dịch đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng quy định. Bệnh sốt rét giảm 13,58 % so cùng kỳ 2019, không có trường hợp sốt rét ác tính và tử vong. Bệnh tay chân miệng giảm 57,3 so với cùng kỳ 2019. Sởi và các bệnh truyền nhiễm khác cũng được phát hiện và kiểm soát tốt.
Phòng, chống các bệnh không lây nhiễm: Tổ chức khám sàng lọc bệnh tăng huyết áp cho 3.780 đối tượng, Bệnh đái tháo đường cho 3.870 đối tượng, tổn thương nghi ngờ ung thư cổ tử cung 1.785 đối tượng, sức khỏe tâm thần 1.250 đối tượng, hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 3000 đối tượng nhằm phát hiện sớm và quản lý các trường hợp mắc các bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng.
Tiêm chủng mở rộng đến: 9 tháng đầu năm 2020 Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 95% Tỷ lệ trẻ được tiêm Viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đạt 80%, các tỷ lệ vắc xin cho PNMT, Sởi-Rubella cho trẻ 18 tháng, DPT4 cho trẻ 18 tháng, tiêm VNNB cho trẻ 1 tuổi đều đạt trên 90%. Toàn tỉnh đã giám sát phát hiện 22 ca sốt phát ban nghi sởi/rubella. Các bệnh bại liệt polio, bạch hầu, ho gà, uốn ván sơ sinh không xảy ra.
Công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em:
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên trong 3 kỳ đạt tỷ lệ 82,87%
(chỉ tiêu 97,0%); tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế 98,21% (chỉ tiêu 97%); Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt 96,56% (chỉ tiêu 98%). Số ca tử vong mẹ: 04 ca. Tỷ số TVM là 16,90/100.000 ca trẻ đẻ sống (KH năm < 20/100.000 ca đẻ sống). Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi: 2,11%0 (KH <16,5%0). Triển khai xây dựng mô hình "Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc tại 07 bệnh viện trên địa bàn tỉnh (do A&T hỗ trợ). Trong tháng 9, đã công nhận và công bố được 3 bệnh viện đạt BV THNCBSMXS (BVĐK tỉnh Quảng Nam, BVĐKKV Quảng Nam, TTYT huyện Đông Giang). Phối hợp với trường Cao đẳng y tế Quảng Nam tổ chức đào tạo 03 Cô đỡ thôn bản cho 60 học viên của các huyện Nam Giang, Tây Giang, BắcTrà My và Nam Trà My.
Tổ chức bổ sung vitamin A cho bà mẹ sau sinh đạt 9.481/9.544 đạt tỷ lệ 99,34, trẻ em từ 6-60 tháng tuổi đạt 118.866/119.497 đạt tỷ lệ 99,5%. Tổng số lượt trẻ dưới 2 tuổi được cân đo hàng tháng đạt 96,3%; cân, đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vào ngày 01/6/2020, đạt trên 97%. Phối hợp với Viện Dinh dưỡng xây dựng kế hoạch can thiệp dinh dưỡng trong tình trạng khẩn cấp tại 4 huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang.
Phòng, chống HIV/ AIDS
Số ca nhiễm HIV mới phát hiện là 39, trong đó có12 nữ; số hiện nhiễm HIV được quản lý 432 ca, trong đó151 nữ; số người lớn nhiễm HIV đang được điều trị 369 người, trong đó125 nữ; số trẻ em nhiễm HIV đang được điều trị 14, trong đó có 08 nữ. Hiện tại Quảng Nam có 02 cơ sở điều trị HIV/AIDS: 01 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và 01 tại Bệnh viện Nhi Quảng Nam. Trong đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã triển khai thanh toán thuốc ARV cũng như các dịch vụ y tế liên quan đến điều trị HIV/AIDS qua BHYT. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tiếp tục triển khai tại 05 cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh (Tại TP. Tam Kỳ, Thị xã Điện Bàn, huyện Thăng Bình, huyện Quế Sơn, huyện Phuớc Sơn). Số người tham gia điều trị Methadone gia tăng, Hiện đang có 525 người nghiện chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị bằng Methadone.
Công tác truyền thông y tế
Chương trình truyền thông y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã duy trì tốt các hoạt động của chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đưa tin tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các nội dung của chương trình: khám, chữa bệnh; phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa, DS- KHHGĐ, ATVSTP. Đặc biệt trong năm chương trình đã đẩy mạnh truyền thông phòng chống COVID-19 hiệu quả. Đặc biệt đã phối hợp với báo Quảng Nam, báo Đại đoàn kết để tuyên truyền phòng chống dịch bệnh phổ biến kiến thức rộng rãi; treo 120 băng rôn tuyên truyền về 8 chủ đề ngày sức khỏe trọng điểm trong năm trên các tuyến đường chính; thực hiện 3 lượt xe tuyên truyền cho 10 huyện trong điểm về phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.
In tờ rơi, poster về Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh để cung cấp cho cộng đồng, xây dựng đĩa hình, đĩa tiếng để tuyên truyền và cấp cho các tuyến. Thực hiện 20 buổi nói chuyện sức khỏe cho học sinh tại các trường học, 5 buổi cho phụ nữ về phòng chống dịch bệnh, BHYT,...
Mặc dù gặp những khó khăn nhất định, nhưng năm 2020 cũng là năm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác phòng chống dịch, bệnh và Chương trình Mục tiêu Y tế -Dân số, Chương trình đã giúp kiểm soát được các bệnh, dịch mới nổi, không có dịch lớn xảy ra; tiếp tục giảm số mắc, số chết của nhiều bệnh dịch nguy hiểm; bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân; phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, y tế học đường; hoàn thiện Hướng dẫn và triển khai thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, quản lý các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng, kiểm soát tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng và giảm số người nhiễm mới trong phòng chống HIV/AIDS,... Tiếp tục phát huy hiệu quả của Chương trình, trong thời gian tới Trung tâm đã xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2021-2025 trình phê duyệt. Hy vọng rằng Chương trình sẽ tiếp tục góp phần vào thắng lợi trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân tỉnh nhà.

TS.BS Trần Văn Kiệm

 

 

 

Sáng ngày 24/11, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ trao Quyết định công nhận danh hiệu “Bệnh viện thực hành Nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc” cho Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam. Tham dự có Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế, bà Vũ Hoàng Dương - Quản lý Chương trình Alive & Thrive Đông Nam Á, đại diện Lãnh đạo CDC Quảng Nam, cán bộ, nhân viên Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam.

trao QD cong nhan danh hieu BV thuc hanh nuoi con bang sua me xuat sac

Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế và bà Vũ Hoàng Dương - Quản lý Chương trình Alive & Thrive Đông Nam Á trao Quyết định công nhận Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc cho đại diện Lãnh đạo Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam.

Để đạt được danh hiệu này, đội ngũ y bác sỹ tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam đã luôn đồng hành cùng mẹ và bé trước và ngay sau sinh, tận tình hướng dẫn 10 bước quan trọng để nuôi con bằng sữa mẹ; hướng dẫn cách cho trẻ bú đúng và cách bảo quản sữa mẹ; hỗ trợ bà mẹ sinh thường và sinh mổ cho con bú trong vòng 90 phút đầu sau sinh bằng cách thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm; đảm bảo cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trước khi xuất viện; khuyến khích bà mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng;… Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam là bệnh viện thứ 3 ở Quảng Nam và là bệnh viện thứ 13 trong cả nước được vinh dự nhận danh hiệu này. Đến thời điểm hiện tại, số trẻ được da kề da đủ 90 phút sau sinh tăng gấp 6 lần so với trước đây.

Phát biểu tại buổi lễ, Ts.Bs Mai Văn Mười chúc mừng thành quả mà Bệnh viện ĐKKV Quảng Nam đã đạt được, đồng thời nhấn mạnh, Bệnh viện hãy xem đây là bước khởi đầu để tiếp tục triển khai và duy trì mô hình hoạt động Nuôi con bằng sữa mẹ theo đúng quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 3451/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 6/8/2019 về việc phê duyệt tài liệu “Tiêu chí và hướng dẫn đánh giá công nhận Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc”.

                                                                                                                                                                                                                                                                   Minh Tâm – Viết Thạnh

Theo Quyết định 749/QĐ-SYT ngày 09/10/2020 của Sở y tế Quảng Nam về việc Kiểm tra các đơn vị y tế tỉnh, sáng ngày 15/10/2020 các đoàn công tác của Sở y tế tiến hành kiểm tra tại các huyện Đông Giang, Nam Giang, Phú Ninh.
Nội dung kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quyết định số 3936/QĐ-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế Ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát sự hài lòng người bệnh, nhân viên y tế 2019; Kiểm tra bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngay 16/712020 của Bộ Y tế và Bộ tiêu chí "Bệnh viện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 va các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế trong công tác quản lý và triển khai các nhiệm vụ tại đơn vị trong năm 2020 theo thang điểm của Sở Y tế xây dựng; Kiểm tra đánh gía việc thực hiện các Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số theo bảng điểm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam và bệnh viện chuyên khoa theo chi đạo thực hiện chương trình.

KT tai Dong Giang

TS.BS Mai Văn Mười - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam đang chỉ đạo công tác Kiểm tra tại TTYT Đông Giang


Tại Trung tâm y tế Đông Giang, TS.BS Mai Văn Mười - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, Trưởng đoàn kiểm tra số 2 đã đánh giá cao kết quả đạt được của đơn vị trong năm 2020. Bệnh viện đã đạt được 230 điểm của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện; đạt gần 92,3% tỷ lệ hài lòng người bệnh nội trú, 94,7% hài lòng của người bệnh ngoại trú, 99% của nhân viên y tế. Đặc biệt là 100% bà mẹ sinh con tại Trung tâm có sự hài lòng về chăm sóc sức khỏe sinh sản và nuôi con bằng sữa mẹ, đạt đơn vị Xuất sắc về Nuôi con bằng sữa mẹ. Các Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số có 08 Chương trình đạt loại Xuất sắc và Tốt, 02 Chương trình đạt loại Khá, 01 Chương trình Trung bình, không có Chương trình yếu, kém. Kết quả này đã cho thấy sự nỗ lực trong mọi hoạt động của một đơn vị y tế miền núi cao, đồng thời đây cũng thể hiện được sự chỉ đạo sâu sát của Sở Y tế Quảng Nam về nhiều mặt trong đó có công tác kiểm tra đánh giá hoạt động các đơn vị y tế cuối năm.
Trong những ngày tới, các đoàn thực hiện kiểm tra lần lượt tại các huyện còn lại và kết thúc trước ngày 04/11/2020.

 Long Cảnh

Những lợi ích mà Chương trình điều trị methadon (Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadon) mang lại cho người bệnh, gia đình bệnh nhân và cho xã hội rất nhiều... nên chương trình này đã được triển khai và ngày càng mở rộng ở nước ta. Thế nhưng trong quá trình điều trị một số người bệnh đã gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc. Vậy khắc phục tình trạng này như thế nào?
Táo bón
Đây là một tác dụng phụ phổ biến của thuốc nhóm chất dạng thuốc phiện trong đó có methadon, nhưng hiếm khi tiến triển nặng lên. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn hàng ngày nhiều rau, quả như khoai lang, chuối, đu đủ và các thức ăn có nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tăng cường vận động, tập thể dục. Trường hợp táo bón nặng có thể uống thuốc nhuận tràng như sorbitol, thụt tháo... nhưng không được lạm dụng.
Ra nhiều mồ hôi
Là một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp ở người bệnh điều trị methadon. Nếu triệu chứng này xuất hiện ở giai đoạn đầu của điều trị cần phân biệt giữa tăng tiết mồ hôi của hội chứng cai với tác dụng không mong muốn của thuốc methadon. Tăng tiết mồ hôi có thể nhiều hơn khi bạn gắng sức, xúc động hoặc sử dụng một số thuốc (ví dụ như thuốc chống suy nhược). Khắc phục tình trạng này, việc giảm liều nhẹ có thể có tác dụng. Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ nước và có thể gặp bác sĩ để tìm cách khắc phục nếu tình trạng xảy ra trầm trọng.
(ảnh) nhân viên đang tư vấn về những tác dụng phụ gặp phải khi dùng methadon.
Bệnh về răng miệng
Các chất dạng thuốc phiện bao gồm methadone làm giảm tiết nước bọt. Ngoài ra người nghiện ma tuý thường bị suy dinh dưỡng và mất vệ sinh răng miệng.
Để khắc phục khuyến khích người bệnh thường xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng (đánh răng 2 lần/ngày), sử dụng thức ăn, đồ uống ít đường. Có thể làm tăng tiết nước bọt bằng cách tăng cử động nhai như nhai kẹo cao su không đường.
Methadon không gây hại cho răng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy sức khỏe răng miệng của người sử dụng ma túy tham gia chương trình methadon được cải thiện trong quá trình điều trị so với những người sử dụng ma túy không tham gia chương trình methadon.
Mất ngủ
Khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá trước khi đi ngủ; tạo môi trường ngủ thoải mái, thông thoáng, yên tĩnh. Cần lưu ý, trong giai đoạn đầu, mất ngủ có thể là biểu hiện của hội chứng cai và cũng là biểu hiện của trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Trong trường hợp này, bác sĩ không nên kê đơn thuốc ngủ cho bệnh nhân (đặc biệt là nhóm benzodiazepin và nhóm barbituric... vì dễ gây quá liều do tương tác thuốc).
Mệt mỏi và buồn ngủ
Nguyên nhân có thể do thời gian uống thuốc chưa phù hợp, do bị trầm cảm. Nếu xuất hiện sau khi uống thuốc methadon 3 - 4 giờ thường là dấu hiệu sớm của ngộ độc nhẹ methadone. Nếu tình trạng nặng hơn có thể do sử dụng thuốc ngủ, uống rượu hoặc tái sử dụng heroin.
Có thể khắc phục theo nguyên nhân như chuyển thời gian uống methadon vào buổi chiều, điều chỉnh liều methadon cho phù hợp (nếu cần), người bệnh cần tránh lạm dụng thuốc ngủ, rượu, không tái sử dụng heroin. Điều trị trầm cảm (tổ chức hội chẩn hoặc chuyển chuyên khoa tâm thần nếu cần). Lưu ý, một số thuốc chống trầm cảm chống chỉ định phối hợp với methadon.

Thanh Hàng

Nhiễm giun là bệnh thường gặp ở các nước nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, các nước nghèo khó khăn, trong đó có Việt Nam. Ai cũng có thể bị nhiễm giun, đặc biệt trẻ em và học sinh là dễ bị nhiễm giun nhất. Các triệu chứng của bệnh nhiễm giun thường không rầm rộ như nhiều bệnh khác, nên chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nhiễm giun ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, trí tuệ và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉnh Quảng Nam triển khai tẩy giun định kỳ được tổ chức 6 tháng một đợt cho học sinh tiểu học và trẻ 24 -60 tháng tuổi trên phạm vi toàn tỉnh, bước đầu đã đem lại một hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao sức khỏe vả khả năng học tập cho trẻ và học sinh tiểu học tỉnh nhà. Để chuẩn bị triển khai công tác tẩy giun đúng tiến độ và có chất lượng trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19 cần thực hiện đúng các bước được tiến hành như sau:
Công tác chuẩn bị
Tại tuyến huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: các Trung tâm Y tế chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động uống thuốc tẩy giun cho các đối tượng uống thuốc phải đảm bảo an toàn và thực hiện đầy đủ các biên pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; tổ chức cuộc họp phổ biến kế hoạch và phát động chiến dịch tẩy giun ở tất cả các trường; nội dung phổ biến các kế hoạch và biện pháp tổ chức giáo dục truyền thông, tẩy giun ở nhà trường, thời gian đồng loạt tiến hành chiến dịch; chuẩn bị nhân lực vật lực để theo dõi, giám sát và chỉ đạo tuyến xã tẩy giun định kỳ cho học sinh và trẻ em mầm non; tổ chức tẩy giun thí điểm cho 1 trường để rút kinh nghiệm trước khi triển khai trong toàn huyện (có thể mời các trường khác đến tham quan); phân phối thuốc tẩy giun, mẫu báo cáo và tài liệu truyền thông tới các xã trong toàn huyện trước ngày tẩy giun.
Tại tuyến xã, phường: trạm y tế xã, phường, y tế nhà trường tham mưu UBND xã về kế hoạch và vận dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ của xã cho hoạt động phòng chống tẩy giun; nhân viên y tế và giáo viên thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như: đeo khẩu trang, găng tay, kính chắn giọt bắn. Thực hiện phân luồng khám sàng lọc, cách ly những học sinh có triệu chứng có triệu chứng nghi ngờ liên quan tới bệnh Covid-19; tập huấn cho cán bộ y tế xã, y tế nhà trường, các thầy cô giáo chủ nhiệm về bệnh giun sán, cách phòng chống, tác dụng phụ của thuốc, cách xử trí tác dụng phụ và kế hoạch tẩy giun định kỳ hàng năm cho học sinh. Đối với trẻ đi học lập danh sách học sinh của các lớp trong trường; đối với trẻ tuổi đi học nhưng chưa đến trường: Lập danh sách theo thôn; chuẩn bị đầy đủ thuốc giun, thuốc cấp cứu và xử trí tác dụng phụ, nhân lực theo dõi, chỉ đạo, giám sát cho uống thuốc ở trường và sổ sách ghi chép.
Tại trường Mầm non và Tiểu học lập thời gian biểu cho uống thuốc của các lớp hoặc các khối trong trường; họp với các giáo viên chủ nhiệm giao trách nhiệm cho học sinh uống thuốc tại lớp, dưới sự giám sát chuyên môn của cán bộ y tế; thông báo cho cha mẹ học sinh biết ngày tẩy giun cho học sinh, những điều cần cha mẹ quan tâm (không để trẻ nhịn ăn trong ngày uống thuốc, theo dõi trẻ sau khi uống thuốc); phân công người chuẩn bị nước uống, cốc chén đầy đủ cho học sinh uống thuốc.
Triển khai việc uống thuốc tẩy giun
Tổ chức thực hiện: tuyến huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Cử cán bộ tham gia chỉ đạo và giám sát việc triển khai cho học sinh uống thuốc tẩy giun trong toàn huyện; cử cán bộ trực tại khoa y tế công đồng trong các ngày uống thuốc để giải quyết các vấn đề có liên quan đến tẩy giun ở nhà trường và kịp thời báo cáo lên cấp trên khi cần thiết. Tuyến xã, phường xây dựng kế hoạch uống thuốc tẩy giun tại các địa phương phải đảm bảo an toàn và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Ban chỉ đạo của xã và đại diện Hội cha mẹ học sinh cần có mặt đông đủ tại trường trong ngày uống thuốc để theo dõi, chỉ đạo mọi hoạt động. Y tế xã và y tế nhà trường chịu trách nhiệm về chuyên môn (chỉ định, chống chỉ định điều trị, theo dõi trong quá trình điều trị. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp cán bộ y tế trực tiếp cho các cháu uống thuốc tại lớp.
Cách cho uống thuốc: đối với học sinh tiểu học, mỗi lớp, thầy cô giáo gọi từng em học sinh lên bản, sau khi cán bộ y tế kiểm tra và chỉ định điều trị có thể cho học sinh uống thuốc. Hoặc có thể gọi các em trong diện chống chỉ định lên bục, các em trong diện chỉ định ngồi tại chổ. Giáo viên phát thuốc và cho trẻ uống nước từng em một, lần lượt từ bàn trên xuống. Cho uống thuốc lần lượt hoặc khối lớp nếu có đủ cán bộ y tế giám sát. Đối trẻ mầm non, bố trí khu vực cho uống thuốc phải được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, khử khuẩn, khu vực rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có cồn để nhân viên y tế và người đưa trẻ đến uống thuốc có thể sử dụng. Thông báo cho các đối tượng đến uống thuốc theo các khung giờ khác nhau(mỗi khung giờ cho uống không quá 20 cháu), phân luồng hợp lý để tránh tập trung đông người, giũ khoảng cách an toàn (tối thiểu 1mét). Các hoạt động truyền thông cần được tăng cường hơn trong ngày uống thuốc tại trường cũng như tại đài truyền thanh xã. Cần ghi chép đầy đủ số lượng học sinh uống thuốc, số học sinh chống chỉ định của từng lớp. Số học sinh vắng mặt hoặc chống chỉ định tạm thời có thể điều trị vét vào ngày hôm sau tại y tế nhà trường.
Theo dõi sau uống thuốc tẩy giun: Cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm theo dõi tình trạng của trẻ sau khi uống thuốc, nếu có tác dụng thoáng qua như đau bụng nhẹ, nhức đầu….nó sẽ tự mất sau ít giờ không cần xử trí gì, nếu có tác dụng phụ biểu hiện rầm rộ hơn như đau bụng dữ dội, nôn mữa liên tục, dị ứng thuốc cần đưa đến cơ sở y tế; trạm y tế xã cử cán bộ trực tại trạm 24/24 giờ trong 2 ngày sau khi uống thuốc để xử trí các trường hợp có tác dụng phụ cần đến sự trợ giúp của y tế
Chú ý: Không cho uống thuốc với các trường hợp đang bị bệnh cấp tính như sốt cao, ỉa chảy hoặc bị bệnh mãn tính như viêm gan, viêm thận, các trường hợp có tiền sử dị ứng với thuốc; khi uống thuốc tẩy giun không cần dùng thuốc tẩy, không phải ăn kiêng; nên nhắc nhỡ học sinh ăn no trước khi uống thuốc.

CN Hoàng Xuân Tư

 

Ngày 10.9, Sở Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh và định hướng công tác phòng, chống dịch bệnh COVID - 19 trong tình hình mới. Ts.Bs Mai Văn Mười, Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Tiểu ban điều trị Covid-19 tỉnh Quảng Nam chủ trì Hội nghị.

anh nhe

Ts.Bs Mai Văn Mười, Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Tiểu ban điều trị Covid-19 tỉnh Quảng Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các đơn vị được nghe đánh giá kết quả kiểm tra Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 đợt 1. Đa số các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID -19 như thành lập Ban chỉ đạo điều hành, có kế hoạch, phương án chi tiết ứng phó với tình huống khi có ca bệnh công bố xảy ra trong cơ sở khám chữa bệnh; chuẩn bị khu vực cách ly; triển khai phổ biến kiến thức, tập huấn về phòng chống dịch bệnh cho nhân viên y tế; thực hiện đầy đủ hệ thống biển báo, sàng lọc, phân luồng, buồng khám sàng lọc, buồng cách ly cho ca bệnh nghi ngờ đầy đủ,…Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như thành lập Ban chỉ đạo nhưng chưa đủ, đúng thành phần theo quy định; chưa triển khai tập huấn trong giai đoạn 2; chưa có quy định kiểm soát đeo khẩu trang trong bệnh viện; chưa đảm bảo nguyên tắc đường đi một chiều; buồng khám sàng lọc chưa tách biệt với khu điều trị, khu tập trung đông người, chưa có nhà rửa tay, buồng vệ sinh riêng.

Tại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh báo cáo tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia Cepacia, hiện tại các bệnh nhân đã ổn. Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức báo cáo 4 trường hợp ngộ độc thực phẩm Pate Minh Chay nghi nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum, hiện tại những bệnh nhân này đang được tiếp tục điều trị và có diễn tiến tích cực. Qua đó, các đơn vị cùng nhau thảo luận và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất trong công tác điều trị.

Ts. Bs Mai Văn Mười nhấn mạnh, trước thực tế dịch bệnh COVID-19 phức tạp, kéo dài, việc xác định ''chung sống an toàn với dịch'' đã được đặt ra và việc xây dựng bệnh viện an toàn là rất cấp thiết. Theo đó, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc 37 tiêu chí của Bộ tiêu chí Bệnh viện an toàn, rà soát các vấn đề không an toàn và các nguy cơ tiềm ẩn được phát hiện trong quá trình đánh giá. Đồng thời xây dựng kế hoạch khắc phục những vấn đề tồn tại, thực hiện các giải pháp can thiệp nhằm tăng cường năng lực phòng chống dịch của bệnh viện, bảo đảm cho bệnh viện khám chữa bệnh an toàn trong tình huống dịch bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng.

Ánh Minh - Thùy An

 

Sáng ngày 9.9.2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025.

a TONG KET 5 NAM CT MT YT DS

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 - 2020

Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số (YT-DS) giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017, thời gian qua, ngành y tế đã triển khai Chương trình hiệu quả và đạt nhiều kết quả tích cực.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng kinh phí phân bổ là 118.814,3 triệu đồng, thực hiện 110.103,9 triệu đồng. Tỉ lệ giải ngân đạt 92,,7%. Trung bình kinh phí cấp và thực hiện chương trình mỗi năm là 23.762,9 triệu đồng/ 22.020,8 triệu đồng.

Trong 05 năm qua, Quảng Nam đã triển khai 06 dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - dân số (YT-DS) gồm: Dự án Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến; Dự án Tiêm chủng mở rộng; Dự án Dân số và phát triển; Dự án An toàn thực phẩm; Dự án phòng, chống HIV/AIDS; Dự án đảm bảo máu an toàn về phòng, chống một số bệnh lý huyết học; Dự án Quân y kết hợp; Dự án theo dõi, giám sát, đánh giá và truyền thông y tế. Nhìn chung, các Chương trình mục tiêu Quốc gia về lĩnh vực YT-DS được triển khai trong toàn tỉnh thu được kết quả tốt. Việc triển khai các hoạt động của Chương trình cơ bản đảm bảo về tiến độ và chất lượng so với Kế hoạch đề ra.
Dự án Tiêm chủng mở rộng trong giai đoạn 2016-2020 đã được ngành y tế đặc biết chú trọng triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó Ngành y tế đã quản lý các đối tượng trong diện tiêm chủng mở rộng, duy trì được thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh nhiều năm liền; Tỷ lệ tiêm chủng đẩy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm chủng uốn ván cho phụ nữ mang thai, các loại vắc xin VNNB, Sởi- runella, DPT4 từ năm 2016-2019 đạt chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt trong 3 năm gần đây có xảy ra dịch bạch hầu nhưng tỉnh đã kịp thời chiến dịch tiêm vắc xin Td phòng, chống bệnh cho đối tượng 5-40 tuổi tại 6 huyện miền núi và 2 xã Duy Hải, Duy Nghĩa- huyện Duy Xuyên, triển khai tiêm vắc xin Td cho đối tượng trẻ 7 tuổi trên phạm vi toàn tỉnh nhằm ngăn chặn bùng phát dịch Bạch hầu. Dự án phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai thực hiện đạt mục tiêu 90-90-90 thông qua thực hiện đồng bộ giải pháp như truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng; số lượng nhiễm mới HIV hằng năm giảm. Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn ma túy mại dâm; đội ngũ chuyên trách các cấp tử tỉnh về huyện, xã được duy trì thường xuyên, và nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế được cập nhập hằng năm. Các dự án được triển khai thực hiện trong chương trình cũng đạt nhiều kết quả tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Tại hội nghị các đại biểu tham dự đã cùng đưa ra nhiều tham luận và ý kiến đóng góp nhằm có phương hướng mới ở giai đoạn 2021-2025.
Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025, Sở Y tế đưa ra các mục tiêu để tiếp tục duy trì chương trình, bao gồm: chủ động phòng chống dịch bệnh; phát hiện sớm, kịp thời khống chế không để dịch lớn xảy ra; Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng; Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm; Khống chế và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng; Tiếp tục duy trì xu thế giảm sinh một cách hợp lý, duy trì tỷ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng tự nhiên; Bảo đảm cung cấp máu, an toàn trong truyền máu;Tăng cường công tác quân dân y kết hợp;...

Trưởng Hoa

Ngày 29 tháng 7 năm 2020 Bộ Y tế đã ban hành quyết định về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2) với nhiểu điểm mới, đáng chú ý là tiêu chuẩn xuất viện:
- Hết sốt ít nhất 3 ngày.
- Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.
- Ba mẫu bệnh phẩm (các mẫu lấy cách nhau ít nhất 1 ngày) xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp realtime RT-PCR.

Toàn văn quyết đinh theo phụ lục đính kèm.

Long Cảnh

Tệp đính kèm
Download this file (HD dieu tri covid.pdf)HD dieu tri covid.pdf

Nhằm cung cấp thông tin phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho cộng đồng, hướng dẫn cách xử trí khi cá nhân có biểu hiện Sốt, ho, đau họng, khó thở, Bộ Y tế xây dựng tài liệu khuyến cáo:
Ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở:

1. Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét;

2. Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế;
3. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khan giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng;

4. Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy;

5. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…

6. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học;

7. Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.

Theo suckhoedoisong.vn 

7 viec can lam ngay khi bi sot ho dau hong kho tho

Ngày 14 tháng 8 năm 2020, Sở Y tế Quảng Nam có công văn số 1537/SYT-NVY về việc tăng cường rà soát, xét nghiệm PCR nhằm phát hiện sớm người nhiễm SARS-CoV-2.

Theo đó, những người từ Đà Nẵng về Quảng Nam kể từ ngày 10/7/2020 mà có đến 03 bệnh viện (Bệnh viên C, Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình) và các địa điểm, mốc thời gian được Bộ Y tế công bố ca bệnh (+) với SARS-CoV-2 thì triển khai giám sát y tế, thực hiện cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm. Những người từ Đà nẵng về từ ngày 01/8/2020  mà không đến 03 bệnh viên trên thì khuyến cáo khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm.

Toàn văn công văn theo phụ lục đính kèm.

 

Long Cảnh

Tệp đính kèm
Download this file (LAY MAU tu 1 81537cv.pdf)Công văn 1537/SYT-NVY